Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 18

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 18

Tiết 86 TRẢ BÀI KIỂM TIẾNG VIỆT

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 - Giúp học sinh nắm được những ưu khuyết điểm của bài kiểm tra

 - Hướng dẫn học sinh viết tốt hơn các tự luận vận dụng các kiến thức tiếng Việt

B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

- Thầy : Chấm bài và lập hệ thống những ưu khuyết điểm và tìm hiểu nguyên nhân , cách khắc phục những nhược điểm

- Học sinh : Xem lại những yêu cầu về cách viết đoạn văn tự sự

C.TRẢ BÀI

 

doc 8 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Tiết 86 TRẢ BÀI KIỂM TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 - Giúp học sinh nắm được những ưu khuyết điểm của bài kiểm tra
 - Hướng dẫn học sinh viết tốt hơn các tự luận vận dụng các kiến thức tiếng Việt 
B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Thầy : Chấm bài và lập hệ thống những ưu khuyết điểm và tìm hiểu nguyên nhân , cách khắc phục những nhược điểm 
- Học sinh : Xem lại những yêu cầu về cách viết đoạn văn tự sự 
C.TRẢ BÀI 
Đáp án : 
Phần trắc nghiệm :
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đúng
B
D
B
B
D
A
A
B
A
A
C
C
PHẦN TỰ LUẬN :
Câu 1: Yêu cầu :
 - Phải đúng kiểu văn bản tự sự
 - Các lượt lời trong đoạn hội thoại phải hợp lý
 - Các nhân vật không tuân thủ phương châm hội thoại phải có nguyên nhân 
( Không phải là sự vụng về của người viết )
- Phải biết phân tích nguyên nhân hoặc ý nghĩa , tác dụng của việc không tuân thủ đó .
Biểu điểm :
- Điểm 3: Thực hiện đủ và đúng các yêu cầu trên
- Điểm 2: Có thể tự sự chưa hay nhưng phải đủ và đúng các yêu cầu về phương châm hội thoại, có thể phân tích chưa sâu
- Điểm 1 : Có thể tự sự chưa hay hoặc chưa đúng và có thể sử dụng các yêu cầu về phương châm hội thoại chưa chuẩn nhưng nhìn chung hiểu đề và có chỗ thực hiện được yêu cầu của đề. Phân tích sơ sài
- Điểm 0: Chưa thực hiện được yêu cầu nào 
Câu 2: Yêu cầu 
- Xưng hô : Tiểu thư (Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây) vừ mỉa mai, vừa nhắc lại cách xưng hô ngày xưa ( lúc Kiều bị Hoạn Thư bắt về làm nô tì) vừa hàm ý đe doạ một cuộc báo thù ngoạn mục
- Các từ đồng nghĩa : Tiểu thư, đàn bà, hồng nhan: đều chỉ đối tượng là Hoạn Thư và những gì thuộc về Hoạn Thư song mỗi từ đều có những nét nghĩa khác nhau với nhiều hàm ý:
	- Tiểu thư : Cách xưng hô trạng trọng. Trong hoàn cảnh này hàm ý mỉa mai và đe doạ
	- Đàn bà : Hàm ý chỉ tính khí hẹp hòi và sự ghen tuông của Hoạn Thư
	- Thói hồng nhan: Thói ghen tuông của đàn bà (Trong đó bao hàm cả người nói )
Cái hay là chỉ qua cách xưng hô, nói năng của nhân vật mà nhà thơ đã vẽ ra được cả bức tranh nội tâm của Thuý Kiều lúc sắp báo thù, nhằm thu hút sự chú ý của người đọc đồng thời để tạo nên sự tương phản khi Kiều tuyên bố:"tha ngay” liền sau đó . Để khắc đậm tính cách độ lượng , giàu lòng tự trọng của nhân vật này .
Biểu điểm : 
- Điểm 4 : Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy
- Điểm 3: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt có chỗ còn lúng túng. Hoặc thực hiện chưa đầy đủ các yêu cầu nhưng nhìn chung nắm được ý nghĩa và cái hay của cách xưng hô và cách sử dụng từ đồng nghĩa
- Điểm 2 : Nắm không chắc các yêu cầu về ngữ pháp nhưng nhìn chung hiểu được ý nghĩa của các yếu tố dùng từ trong xưng hô và các từ đồng nghĩa. Diễn đạt còn lúng túng
- Điểm 1 Nắm sơ sài nội dung và yêu cầu về ngữ pháp
- Điểm 0 : Đối với những bài chưa làm được gì hoặc làm qua loa chiếu lệ
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Cho Hs đọc lại đề, thông báo đáp án phần trắc nghiệm và cho Hs thảo luận về các phương án đánh trắc nghiệm 
 Hs thảo luận về đáp án trắc nghiệm
Cho Hs đọc đề tự luận
Câu 1: Hãy nêu yêu cầu tự luận của câu 1
Câu 2 Hãy nêu yêu cầu tự luận của câu 2 ?
Hs thảo luận và trả lời, Giáo viên dựa vào đáp án để tổng kết 
GV phát bài , xử lý những thắc mắc về bài chấm của các hs ( nếu có), ghi điểm vào sổ 
Hs nhận bài
HOẠT ĐỘNG 3
IV. Củng cố :
- Cách trình bày bài viết : Ngắn gọn, hiệu quả
Tuần 18
Tiết 87 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Giúp học sinh nắm được những ưu khuyết điểm của bài kiểm tra
- Hướng dẫn học sinh viết tốt hơn đọan tự luận về cảm thụ văn học
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Thầy : Chấm bài và lập hệ thống những ưu khuyết điểm và tìm hiểu nguyên nhân , cách khắc phục những nhược điểm 
- Học sinh : Xem lại những yêu cầu về cách viết đoạn phân tích cái hay của một đoạn thơ văn
 C. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Đáp án :
- Phần trắc nghiệm:
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đúng
C
C
B
B
C
B
D
A
D
B
C
C
. PHẦN TỰ LUẬN :
Câu 1: Yêu cầu :
 - Chép đúng lời của khổ thơ : 1 điểm
	- Nói rõ vì sao em thích :
	* Lý do phù hợp : 1 điểm
	* Diễn đạt : 1 điểm 
Câu 2 : Phân tích tình yêu làng quê của nhân vật ông Hai 
	- Ông Hai yêu làng quê bằng một tình yêu tha thiết thể hiện ở tính khoe làng và trong một hoàn cảnh ông Hai nghe tin đồn làng mình theo giặc
	- Trong tình huống đặc biệt, ông Hai nghe tin làng của mình theo giặc
 - Tin đồn khiến cho ông Hai hụt hẩng -Từ lúc ấy, trong tâm trí ông nó thành một nỗi ám ảnh day dứt: Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ .
- Cuộc xung đột nội tâm ở ông gay gắt , cùng với sức ép từ phía mụ chủ nhà quaí ác buộc ông Hai phải lựa chọn : “ Làng thì yêu thật nhưng, làng theo Tây thì phải thù” 
Việc lựa chọn ở ông Hai thể hiện tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ : tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến .
Biểu điểm cụ thể :
- Điểm 4: Nắm được đặc điểm của nhân vật ông Hai, diễn đạt trôi chảy, phân tích sâu sắc, có dẫn chứng phù hợp.
- Điểm 3: Nắm được các đặc điểm của nhân vật ông Hai, diễn đạt tương đối trôi chảy, có dẫn chứng phù hợp nhưng chưa phong phú
- Điểm 2: Nắm được các đặc điểm của nhân vật ông Hai nhưng chưa có những phân tích sâu sắc. Diễn đạt có chỗ còn lúng túng
- Điểm 1 : Chưa nắm được đặc điểm nhân vật, diễn đạt còn lúng túng
- Điểm 0 : Chưa nắm được bài học, diễn đạt có quá nhiều sai sót 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Cho Hs đọc lại đề, thông báo đáp án phần trắc nghiệm và cho Hs thảo luận về các phương án đánh trắc nghiệm 
Hs thảo luận về đáp án trắc nghiệm
Cho Hs đọc đề tự luận
Câu 1: Hãy nêu yêu cầu tự luận của câu1.
Câu 2 Hãy nêu yêu cầu tự luận của câu 2 .
Hs thảo luận và trả lời, Giáo viên dựa vào đáp án để tổng kết 
GV phát bài , xử lý những thắc mắc về bài chấm của các hs ( nếu có), ghi điểm vào sổ 
Hs nhận bài
HOẠT ĐỘNG 3
IV. Củng cố :
-Cách trình bày bài viết : Ngắn gọn, hiệu quả
Tuần 18
Tiết 88-89 Tập làm thơ Tám chữ
(Thực hành làm thơ)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tình thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : sưu tập một số bài thơ tám chữ hay
	- Học sinh : Sưu tập một số bài thơ tám chữ hay
C. Lên lớp :
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
Học sinh đã học làm thơ tám chữ nên không cần cho học sinh nhận diện thơ tám chữ. Giáo viên ra đề tài để học sinh làm thơ :
- Đề tài1 : Mùa xuân và tuổi trẻ,
- Đề tài 2: Mùa xuân và tình bạn
Học sinh thực hành làm thơ.
Mỗi nhóm tổ chức sinh hoạt biên tập thơ (học sinh đọc bài thơ của mình, mỗi nhóm góp ý sửa từ ngữ hoặc cách diễn đạt xong học sinh chép lại bài thơ của mình vào giấy và nộp cho giáo viên.
Giáo viên chọn mỗi nhóm một bài thơ tiêu biểu và đổi cho nhóm khác đọc và viết lời bình, chuẩn bị cho tiết sau : bình thơ 
IV. Củng cố :
 - Những học sinh không làm được thơ, cần phải cố gắng để làm
 - Những bài thơ có sai sót về âm điệu và cách lập tứ cho thơ (thơ khác vè)
V.Hướng dẫn học tập : 
 - Tổ chức sinh hoạt nhóm để bình thơ, viết lời bình ngắn gọn, lời trau chuốt
 - Chép bài thơ trên giấy trong để giới thiệu khi bình thơ ở lớp vào tiết sau
Tuần 18
Tiết 88-89 Tập làm thơ Tám chữ
(Bình thơ)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tình thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : pho to một số bài thơ tiêu biểu, viết lời bình mẫu
	- Học sinh: nhận thơ của bạn theo nhóm và tập viết lời bình hoặc nêu nhận xét, cảm thụ
C. Lên lớp :
Ổn định tổ chức:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
Tổ chức bình thơ theo nhóm, tổ học sinh
Học sinh nhận đưa bài thơ mình sắp bình lên đèn chiếu và cử bạn có giọng bình hay đọc lời bình
- Lớp nhận xét về lời bình của bạn
- Sau đó giáo viên nhận xét và nếu cần ( khi học sinh chưa biết viết lời bình hoặc lời bình chưa đạt yêu cầu ) giáo viên đọc lời bình của mình để học sinh tham khảo
- Lần lượt các trổ nhóm lên bình thơ, trình tự như trên
IV. Củng cố: 
 - Củng cố về thể thơ
 - Củng cố về cách xây dựng tứ thơ
V. Hướng dẫn học tập : 
 - Về nhà tiếp tục làm thơ về trường , lớp, quê hương đất nước hoặc tình cảm gia đình. Cuối năm lớp 9 nếu có thể in thành tập thơ kỉ niệm 
Tuần 18 
Tiết 90 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Giúp học sinh nắm được những ưu khuyết điểm của bài kiểm tra học kỳ
- Hướng dẫn học sinh viết tốt hơn các câu tự luận 
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Thầy : Chấm bài và lập hệ thống những ưu khuyết điểm và tìm hiểu nguyên nhân , cách khắc phục những nhược điểm 
- Học sinh : Xem lại những yêu cầu về cách viết đoạn văn 
Đáp án :
- Phần trắc nghiệm: 3điểm 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đúng
C
D
B
C
A
C
A
D
A
B
A
D
. PHẦN TỰ LUẬN :
Câu 1: (2 điểm)
Yêu cầu :- Chép đúng lời của khổ thơ : 1, 5 điểm (Sai, sót 1 từ trừ 0.5 điểm )
	 -Nêu được ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng : Biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình , tuổi thơ tươi đẹp , cho quê hương đất nước xiết bao gắn bó yêu thương (0.5 điểm 
Câu 2 (5 điểm ) Kể lại câu chuyện đã gây cho em nhiều xúc động. Khi kể có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm: 
Yêu cầu : Câu chuyện có bố cục rõ ràng (Mở bài thân bài kết bài ) mạch lạc. Có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm
Biểu điểm cụ thể :
-Điểm 5: Xây dưng được câu chuyện xúc động có tình tiết hấp dẫn hợp lý, chuyện có ý nghĩa sâu sắc . Diễn đạt trôi chảy có chỗ xúc động, miêu tả nội tâm đặc sắc 
-Điểm 4 Xây dưng được câu chuyện xúc động có tình tiết hấp dẫn hợp lý, chuyện có ý nghĩa . Diễn đạt trôi chảy có chỗ xúc động, có miêu tả nội tâm hợp lý 
 -Điểm 3 : Xây dưng được câu chuyện xúc động có tình tiết rõ ràng rành mạch , chuyện có ý nghĩa . Diễn đạt trôi chảy , có miêu tả nội tâm 
-Điểm 2 : Xây dựng câu chuyện thường, không gây xúc động song có bố cục tương đối hợp lý , chưa có miêu tả nội tâm
-Điểm 0 : Chưa nắm được bài học, diễn đạt có quá nhiều sai sót 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Cho Hs đọc lại đề, thông báo đáp án phần trắc nghiệm và cho Hs thảo luận về các phương án đánh trắc nghiệm 
Hs thảo luận về đáp án trắc nghiệm
Cho Hs đọc đề tự luận
Câu 1: Hãy nêu yêu cầu tự luận của câu 1
Câu 2 Hãy nêu yêu cầu tự luận của câu 2 
Hs thảo luận và trả lời, Giáo viên dựa vào đáp án để tổng kết 
GV phát bài , xử lý những thắc mắc về bài chấm của các hs ( nếu có), ghi điểm vào sổ 
Hs nhận bài
HOẠT ĐỘNG 3
IV. Củng cố :
- Cách trình bày bài viết : Ngắn gọn, hiệu quả

Tài liệu đính kèm:

  • docT18.doc