Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 4

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 4

Tiết 16 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

 - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyển thống cửa người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

 -Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm : nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. Lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: Hãy

- Hãy Phân tích nội dung phần “Sự thách thức”

- Hãy Phân tích nội dung “Cơ hội"

- Hãy Phân tích nội dung “Nhiệm vu"

 III. Bài mới

 *Hoạt động 1. Giới thiệu tác phẩm.

 Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ mười sáu trong số hai mươi truyện của Truyền kì mạn luc, có nguồn gốc từ một truyện dân gian (trong kho tàng truyện cô tích Việt Nam, đươc gọi là truyện Vợ chàng Trương). Hai người lấy nhau, đang sum họp đầm ấm, xảy có nạn binh đao, Trương Sinh phải đăng lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ. Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên tường mà bảo đó là cha nó.

 Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm vẫn đến với mẹ con nó. Chàng nổi máu ghen, mắng nhiếc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi, khiến nàng phẫn uất, chạy ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống sông tự vẫn. Khi hiểu la nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng ở nơi bến sông ấy. Hiện nay, ở huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam vẫn còn miếu thờ Vũ Nương. Cái chết bi thảm của nàng đã từng làm rung động bao tâm hồn thi sĩ, để lại nhiều bài thơ viếng Vũ Thị rất hay, như bài thơ của Lê Thánh Tông trong phần đọc thêm

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
Tiết 16 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
 - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyển thống cửa người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
 -Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm : nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy 
- Hãy Phân tích nội dung phần “Sự thách thức”
- Hãy Phân tích nội dung “Cơ hội"
- Hãy Phân tích nội dung “Nhiệm vu" 
	III. Bài mới 
 *Hoạt động 1. Giới thiệu tác phẩm.
 Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ mười sáu trong số hai mươi truyện của Truyền kì mạn luc, có nguồn gốc từ một truyện dân gian (trong kho tàng truyện cô tích Việt Nam, đươc gọi là truyện Vợ chàng Trương). Hai người lấy nhau, đang sum họp đầm ấm, xảy có nạn binh đao, Trương Sinh phải đăng lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ. Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên tường mà bảo đó là cha nó.
 Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm vẫn đến với mẹ con nó. Chàng nổi máu ghen, mắng nhiếc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi, khiến nàng phẫn uất, chạy ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống sông tự vẫn. Khi hiểu la nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng ở nơi bến sông ấy. Hiện nay, ở huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam vẫn còn miếu thờ Vũ Nương. Cái chết bi thảm của nàng đã từng làm rung động bao tâm hồn thi sĩ, để lại nhiều bài thơ viếng Vũ Thị rất hay, như bài thơ của Lê Thánh Tông trong phần đọc thêm 
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
-Hoạt động 2:
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm, chú ý phân biệt các đoạn tự sự và những lời đối thoại thể hiện được tâm trạng từng nhân vật trong từng hoàn cảnh .
 -Đọc diễn cảm, chú ý phân biệt các đoạn tự sự và những lời đối thoại thể hiện được tâm trạng từng nhân vật trong từng hoàn cảnh , 
 - Cho HS đọc phần chú thích về tác giả (SGK) Hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ
- Cho HS đọc phần giới thiệu về tác phẩm .
 - Hãy cho biết ý nghĩa của bốn chữ “ truyền kỳ mạn lục”
 - Hãy nêu những nét chính về tác phẩm này 
1. Tác giả:Nguyễn Dữ
- Người huyện Trường Tân (nay Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). 
- Sống ở thế kỉ XVI, (thời kì chế độ phong kiến khủng hoảng, nội chiến kéo dài.) 
- Học rộng, tài cao, làm quan một năm rồi xin nghỉ sống ẩn dật 
2.Tác phẩm 
- Truyền kì mạn Iục:(Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền) 
- Viết bằng chữ Hán,
- Khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. 
- Nhân vật chính : phụ nữ người trí thức trong xã hội phong kiến 
- Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện của tác phẩm này. 
I.Đọc và tìm hiểu chú thích 
1. Tác giả:
2. Tác phẩm
- Truyện truyền kỳ 
 - Hãy cho biết đại ý của tác phẩm “Người con gái Nam Xương”
 - Hãy chỉ rõ từng phần của bố cục và ý chính mỗi đoạn 
- Đại ý của đoạn trích 
Câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có sắc, hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, phải tự kết liễu cuộc đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch. 	Thể hiện mơ ước: người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, 
- Bố cục : có thể chia làm ba đoạn : 
+ Đoạn 1:(từ đầu đến lơ liệu như đối với cha mẹ đẻ mình) : Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, chiến tranh và phẩm hạnh của người phụ nữ 
+ Đoạn 2:(Qua năm sau ... nhưng việc trót đã qua rồi) : Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương. 
+ Đoạn 3:(phần còn lại) : Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giải oan 
3. Đại ý của đoạn trích 
- Câu chuyện oan nghiệt của m ột phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến 
4. Bố cục: Chia làm 3 đoạn 
 IV CỦNG CỐ: 
 - Hãy nêu đại ý của đoạn trích
 - Hãy trình bày lại bố cục của đoạn trích 
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	 - Hãy đọc lại đoạn trích , phân tích tính cách của nhân vật Vũ Nương
 - Nguyễn Dữ muốn nói gì trong tác phẩm Người con gái Nam Xương ?
Tuần 4 
Ti ết 17 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
 - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyển thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
 - Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm : nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: 
-Hãy nêu đại ý của đoạn trích
	-Hãy trình bày lại bố cục của đoạn trích 
	III. Bài mới : 
 *Hoạt động 1: Giới thiệu tiết học tiếp theo. 
 -*Hoạt động 2. Hướng dẫn HS tra lời câu hỏi 2 ở phần Đọc hiêủ văn bản, 
- Nhân vật vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào ? 
- Trong cảnh 1, Trong cuộc sống vợ chồng lúc bình thường Vũ nương đã cư xử như thế nào ?
- Khi tiễn chồng ra trận nàng đã nói những gì ? Em cảm nhận về nàng như thế nào sau khi đọc được những lời ấy ?
- Khi xa chồng Vũ Nương đã cảm thấy thế nào ? và đã làm gì ? Em cảm nhận như thế nào khi đọc được những chi tiết miêu tả này ? 
- Trong truyện tác giả để cho nhân vật bà mẹ trăn trối . Bà đã trăn trối những gì trước khi chết ? Em hiểu gì trong lời trối cuối cùng của bà mẹ chồng ?
- Khi bị chồng nghi ngờ, Vũ Nương đã nói những gì ?
- Có ba lời thoại của Vũ Nương. Em hiểu gì ý nghĩa từng lời thoại và qua đó có nhận xét gì về tính cách Vũ Nương ? 
I.Vũ Nương người con gái đức hạnh 
Nhân vật được miêu tả trong 3 cảnh 
Cảnh 1 : Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, 
- Giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà 
- Nàng đã có xử sự tế nhị nào trước tính hay ghen của Trương Sinh ? 
Cảnh 2 : khi tiễn chồng đi lính
Lời dặn dò;
- không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về 
- Cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng 
- Nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình
àNhững lời dặn dò ân tình, đằm thắm của nàng đã làm mọi người đều xúc động. 
Cảnh 3 : khi xa chồng.
- Bướm lượn đầy vườn -mây che kín núi à hình ảnh, ước lệ, mượn cảnh vật thiên nhiên để chỉ sự trôi chảy của thời gian.àNgười vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ cứ dài theo năm tháng 
- Một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa tận tình chăm sóc mẹ già những lúc yếu đau, lo thuốc thang, cầu khấn thần phật. 
Mẹ chồng ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng. 
Cảnh 4 : khi bị chổng nghi oan. Có 3 lời thoại 
II. Tìm hiểu văn bản 
1.Vũ Nương người con gái đức hạnh :
- Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết, một nàng dâu hiền 
- HS thảo luận về nội dung và ý nghĩa từng lời thoại. Kết quả thảo luận được trình bày ngắn gọn trên giấy trong . Mỗi tổ cử đại diện lên trình bày ý kiến của tổ minh
+ Lời thoại 1 :
-Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình : nói đến thân phận, tình nghiã vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. 
à Hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. 
+ Lời thoại 2 :
Nỗi đau đớn, thất vọng 
- khi bị đối xử bất công; bị mắng nhiếc
- khi bị đánh đuổi đi, không có quyền được tự bảo vệ .
 - khi Hạnh phúc gia đình tan vỡ
 - Cả nỗi đau khổ chờ chồng đến thành hoá đá trước đây cũng không còn 
+ Lời thoại 3 :
Lời than như một lời nguyền,
à Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, -có nỗi tuyệt vọng đắng cay (của trái tim) ; nhưng cũng có sự chỉ đạo của lí trí ( tắm gộí chay sạch nguyện cầu ), 
*Những lời thoại đặc sắc :
- Lời thoại 1: Tấm chân tình của người con gái bất hạnh
- Lời thoại 2:
Những nối đau đớn , thất vọng
-Lời thoại 3:
Lời than như một lời nguyền 
- Hãy nhận xét chung về tính cách Vũ Nương:. 
- HS thảo luận theo 3 câu hỏi sau:
3. Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất ? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?
-Nỗi oan khuất của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân Hãy nêu những nguyên nhân ấy ? 
-Theo em bi kịch của Vũ Nương phải chăng chỉ là bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ?
Một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục lại đảm đang, tháo vát thờ kính mẹ chồng rất mực híếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. 
Một con người như thế đáng ra phải đươc hưởng hạnh phúc trọn vẹn vậy mà lại phải chết một cách oan uổng đau đớn. 
-Nếu thế , theo em chúng ta phải làm gì để những bi kịch kiểu bi kịch Vũ Nương không còn xảy ra nữa ?
*Tinh cách:
- Hiền thục , đảm đang, thờ kính mẹ chồng rất mực híếu thảo,, thuỷ chung, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. 
- Ở phần đầu câu chuyện, nhân vật Trương Sinh được giới thiệu là người như thế nào ?
- Hoàn cảnh nào đã làm phát sinh ra chuyện của Trương Sinh ?
- Tình huống nào là bất ngờ trong đoạn truyện này ?
- Lời nói của đứa trẻ đã tác động như thế nào đến Trương Sinh ?
-Trương Sinh đã xử sự với vợ như thế nào trước tình huống bất ngờ này ?
Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Trương Sinh ?
-Theo em Trương Sinh có rơi vào hoàn cảnh bi kịch không ? Vì sao ?
-Em đánh giá như thế nào về bi kịch của chàng Trương ? 
2. Trương Sinh
Tính cách của Trương Sinh
đa nghi (hay ghen) 
- Đối với vợ : phòng ngừa quá sức
- Hoàn cảnh phát sinh chuyện của Trương Sinh:
- Mẹ mất
- Tâm trạng của chàng khi trở về nhà có phần nặng nề, không vui 
- Tình huống bất ngờ : lời nói của đứa trẻ ngây thơ
Thông tin gay cấn ấy như đổ thêm dầu vào lửa, tính đa nghi của Trương Sinh đã đến độ cao trào, à chàng đinh ninh là vợ hư 
Cách xử sự của Trương Sinh
không đủ bình tĩnh để phán đoán, phân tích.
Bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ
Không tin nhân chứng bênh vực cho vợ
àĐó là cách xử sự hồ đồ và độc đoán.
àTrương Sinh trở thành một kẻ vũ phu, thô bạo mắng nhiếc vợ và đánh đuổi đi dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. 
2. Trương Sinh
- Đa nghi xử sự hồ đồ và độc đoán ,vũ phu, thô bạo  nguyên nhân dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
-Theo em , bi kịch của Vũ Nương có ý nghĩa như thế nào ?
Ý nghĩa bi kịch của Vũ Nương;
- Lời tố cáo xã hội phong kiến
- Lời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đôí với số phận mỏng manh , bi thảm của người phụ nữ, không những không đươc bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí, chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hôi sữa và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nôĩ phải kết ... sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Trong hội thoại , khi xưng hô với người khác ta phải lựa chọn từ ngữ xưng hô như thế nào cho đúng ?
 - Từ ngữ xưng hô có thể thay đổi khi tình huống hội thoại có thay đổi . Đúng hay sai ?
	III. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
I. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP 
Hoạt động 1. Truyền thụ kiến thức về cách dẫn lời, dẫn ý.
Bước 1. GVghi lên bảng : I Cách dẫn trực tiếp. GV tự đọc hoặc mời HS đọc các ví dụ mục I (SGK).
1. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật ?
Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì ? 
2. Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì ?
3. Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận m đậm với bộ phận đứng trước nó được không ? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì ? 
- Phần câu in đậm ở ví dụ (a) là lời nói, vì trước đó có từ nói trong phần lời của.người dẫn. Nó được tách ra khỏì phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 
-Hướng trả lời : Phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ nghĩ. Dấu hiệu tách hai phần câu cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 
- Hướng trả lời: Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận: Trong 
trường hợp ấy, hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và đấu gạch ngang:
Hs đọc phần ghi nhớ
I.CÁCH DẪN TRỰC TIẾP 
-Ghi nhớ (SGK)
II – CÁCH DẪN GIÁN TIẾP 
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
l. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó có được ngăn cách với bộ phận dứng trước bằng dấu gì không ? 
2. Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì ? Có thể thay từ đó bằng từ gì ? 
Bước 6. GV đọc hoặc cho HS đọc vài lần phần Ghi nhớ. Sau khi đọc xong, GV có thể đặt một vài câu hỏi liên quan đến các ví dụ dẫn trên để kiểm tra sự hiểu biết của HS. 
- (cho câu hỏi 1) : Trong ví dụ (a), phần câu in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ khuyên trơng phần lời của người dẫn. 
- (cho câu hỏi 2) : Phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ hiêủ. Giữa phần ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ rằng. Có thể thay từ làvào vị trí của từ rằng trong trường hợp này. 
-Ghi nhớ 
II – CÁCH DẪN GIÁN TIẾP 
-Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2, Hướng dẫn thực hiện phần Luyện tập.
 Bài tập 1. Mục đích của bài tập này là nhận diện phần dẫn và cách dẫn, phân biệt lời dẫn với ý dẫn.
Gợi ý trả lời: Cách dẫn trong các câu ở (a) và (b) đều là dẫn trực tiếp. Trong câu (a), phần lời dẫn dắt bắt đầu từ “A !Lãogià... "và là cách dẫn lời. Trong câu (b), phần dẫn bắt đầu từ “Cái vườn là... " và là cách dẫn ý (lão tự bảo rằng.).
Bài tập 2. Mục đích của bài tập này là cho HS thực hành tạo câu có chứa phần dẫn theo mẫu gợí ý đã cho. 
Gợi ý trả lời: Ví dụ.Từ câu (a) có thể tạo ra :
+ Câu có lời dẫn trực tiếp : Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biêủ toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ : Chúng ta phải......
Theo mẫu gợi ý trên, GV hướng dẫn HS thực hiện các câu tiếp theo.
Bài tập 3. Mục đích của bài tập này là chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp trong một tính huống sẵn có với số lượng người tham gia có thể gây nhầm lẫn Hướng dẫn .. Để thực hiện bài tập nàycó hiệu quả, cần chú ý các điểm sau đây : Phân biệt rõ lời thoại là của ai đang nói với ai, trong lời thoại đó có phần nào mà ngứời nghe cần chuyển đến người thứ ba, và người.thứ ba đó là ai. Thêm vào trong.câu những bổ ngữ và chủ ngữ thích hợp để mạch ý của câu rõ Ví dụ : .
Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương (rằng) nêú chàng Trương còn nhớ chút xựa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiêú xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về. 	
IV. CỦNG CỐ:
	- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp khác nhau như thế nào ? Làm thế nào để nhận ra lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp ?
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
- Nắm vững hình thức trình bày lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, ý nghĩa của từng loại lời dẫn trong lời nói 
- Chuẩn bị bài mới : sự phát triển của từ vựng
Tuần 4 
Tiết 20 PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : giúp Hs nắm được 
 - Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. 
 - Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách thức một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ. 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: 	
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp khác nhau như thế nào ? Làm thế nào để nhận ra lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp ?
	III. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
.SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ
*Hoạt động 1:
1. Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm táccủa Phan Bội Châu (Ngữ văn 8, tập một) có câu Bủa tay ôm. chặt bồ kinh tế.Cho biết từ kinh tế trong bài thơ này có nghĩa gì. Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng hay không ? Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ ?
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 8 để giải thích nghĩa của từ kinh tế trong bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và trả lời câu hỏi.
- Từ kinh tế trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có nghĩa là gì ? 
- Ngày nay, chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như cụ Phan Bội Châụ đã dùng hay không ?
-Qua đó, em có nhận xét gì về nghĩa của từ ?
2. Đọc kĩ các câu sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du), chú ý những từ in đậm : 
. -GV hướng dẫn HS đọc kĩ các câu thơ trong mục I.2 (SGK), yêu cầu các em xác đinh nghĩa của từ xuân, tay và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. 
Bước 3. GV yêu cầu HS xác. định trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào. .
Bước 4. Hệ thống hoá kiến thức GV gọi một HS đọc phần Ghi nhớ. 
 -Từ kinh tế trong bài thơ là hình thức nói tắt của kinh bang tế thế,có nghĩa là trị nước cứu đời (có cách nói khác là kinh thế tế dân, nghĩa là trị đời cứu dân). Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời. 
 - Ngày nay ta không còn dùng từ kinh tế theo nghĩa như vậy nữa mà theo nghĩa : toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phốí và sử dụng của cải, vật chất làm ra. 
à Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành. 
- Xuân (thứ nhất) : mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm (nghĩa gốc Xuân (thứ hai) : thuộc về tuổi trẻ (nghĩa chuyển)
- Tay (thứ nhất) : bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón dùng để cầm, nắm (nghĩa gốc). Tay (thứ hai) : người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (nghĩa chuyển): 
a) Xuân : chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
b) Tay chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. 
-Ghi nhớ.
I. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ:
 - Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành. 
-
Ghi nhớ.
 Luyện tập
Bài tập l. Xác định các nghĩa của từ chân.
a) Từ chân được dùng với nghĩa gốc.
b) Từ chân được đùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
c) Tử chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ:
d) Từ chân được dùng vởi nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. .
Bài tập 2. Trong,những cách dùng trà atisô trà hà thủ ô, trà sâm 
trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng), từ trà đã được dùng với nghĩa chuyển, chứ không phải với nghiã gốc như được giải thích ở trên. Trà trong những cách dùng này có nghiã là sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng, để pha nước uống. ở Đây từ trà chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Bài tập 3. Trong những cách dùng như đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,... từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ những khí cụ dùng để do có bề ngoài giống đồng hồ.. Ở đây từ đồng hồ chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. . . .
Bài tập 4. Tìm ví dụ để chứng minh các từ đã dẫn là từ nhiều nghĩa. 
a) Hội chứng có nghĩa gốc là : tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. Vídụ : Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp.. Nghĩa chuyển là : tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề Xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi. Ví dụ : Lạm phát, thất nghíệp là hội chứng của tình trạng suy thoaí kinh tế.
b) Ngân hàng có nghĩa gốc là : Tổ chức. kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. Ví dụ : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương .Việt Nam. Nghĩa chuyển là : kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần như trong ngân hàng máu, ngân hàng gen,... hay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, được tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng như trong ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi,... Trong những kết hợp này, nét nghĩa tiền bạc trong nghĩa gốc bị mất đi, chỉ còn nét nghiã lưu giữ, bảo quản.
c) Sốt có nghĩa gốc là tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh. Ví dụ : Anh âý bị sốt iêsn 40 độ. " . Nghĩa chuyển là : ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh. Ví dụ : sốt đất, cơn sốt hàng điện tử...
d) Vua có nghĩa gốc .là người đứng đầu nhà nước quân chủ. Ví dụ : Năm 1010 vua Lí Thái Tổ dờỉ đô về Thăng Long. Nghĩa chuyển là : người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định, thường là sản xuất, kinh doanh, thể thao, nghệ thuật. Ví dụ : vua dầu hoả, vua ô tô, vua bóng đá Pêlê, vua nhạc róc,.., Cản chú ý thêm, danh hiệu này thường chỉ dùng cho phái nam, dối với phái nữ người ta thường dùng từ nữ hoàng. Ví dụ : nữ hoàng nhạc nhẹ... 
Bài tập 5. Trong hai câu thơ : Ngày ngày mặt trời đí qua trên lăng Thâý một mặt trời trong lăng rất đỏ, từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp ẩn dụ tu tù. Tác giả gọỉ Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phảì là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, bởi vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển. 
 IV.CỦNG CỐ:
	- Vì sao từ vựng luôn phát triển ?
	- Hãy nêu những phương thức chuyển nghĩa của từ vựng thường gặp .
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	- Nắm vững các phương thức chuyển nghĩa để phát triển từ vựng
	- Chuẩn bị bài mới : Thuật ngữ .

Tài liệu đính kèm:

  • docT4.doc