Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 8

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 8

Tiết 36 THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

 - Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân : con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí, ở hiền gặp lành,ở ác gặp ác.

-Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du : khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.

- Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. Lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

 - Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích

 - Nội dung đoạn trích ?

 III. Bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 
Tiết 36 THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
 - Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân : con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí, ở hiền gặp lành,ở ác gặp ác. 
-Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du : khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại. 
- Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích 
	 - Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích 
	 - Nội dung đoạn trích ?
	III. Bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
*Hoạt động 2 : Đọc và tìm hiểu chú thích 
1. Vị trí đoạn trích nằm ở phần nào trong tác phẩm ?
2. Cho HS tìm hiểu một vài từ khó: chàm đổ , Sâm Thương, kẻ cắp bà gà, kiến bò miệng chén 
3. Đoạn trích có kết cấu như thế nào ?
- Vị trí đoạn trích : Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đoạ đày, Thuý Kiều được Từ Hải cứu thoát khói lầu xanh và giúp nàng đền ơn trả oán. Đây là trích đoạn tả cảnh Thuý Kiều báo ân báo oán. 
- Kết cấu đoạn thơ : 
 + Mười hai câu đầu : Thuý Kiều báo ân (trả ơn Thúc Sinh)
+ Những câu thơ còn lại : Thuý Kiều báo oán (cuộc đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư) 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 
1.Vị trí đoạn trích
 2. Kết cấu đoạn thơ :
*Hoạt động 3: Phân tích cảnh Thuý Kiều trả ơn Thúc Sinh trong mười hai câu thơ đầu
-Tại sao báo ơn Thúc Sinh Kiều lại “cho gươm mời đến Thúc lang” ?
- Đã thế, tại sao Kiều không báo oán .
- Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào ? Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư ? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư ? (Chú ý những từ Hán Việt, từ ngữ mang tính ước lệ khi nói với Thúc Sinh ; ngôn ngữ nôm na bình dị, những thành ngữ dân gian khi nói về Hoạn Thư.) Vì sao có sự khác nhau ấy ?
+ Cho gươm mời : Thái độ cho thấy với Kiều, Thúc Sinh vừa là kẻ có ân vừa là kẻ có oán .
- Thái độ sợ sệt của Thúc Sinh làm Kiều thấy tội nghiệp không nỡ
+ Những từ Hán Việt : nghĩa, chữ tòng, cố nhân tạ lòng, điển cố : Sâm thương.
- Cách nói trang trọng phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiểu 
- Nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức nôm na, bình dị. :
- Những thành ngữ dân gian quen thuộc “kẻ cắp bà già gặp nhau”,”kiến bò miệng chén”
 - Chuẩn bị cho hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân 
II. Tìm hiểu văn bản :
1.Cảnh Thuý Kiều trả ơn Thúc Sinh
-Dùng cách nói trang trọng : tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiểu 
- Ngôn ngữ nôm na, bình dị: thành ngữ dân gian chuẩn bị cho hành động trừng phạt Hoạn Thư
 IV. CỦNG CỐ:
	 - Kết cấu đoạn trích như thế nào ?
 - Hãy cho biết cách Kiều trả ơn Thúc Sinh có nét gì đặc sắc ?
 V.HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	 - Học thuộc lòng đoạn thơ .
 - Qua cảnh Kiều báo ân, em hiểu thêm gì về tính cách nhân vật Thuý Kiều ?
Tuần 8 
Tiết 37 THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
 - Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân : con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí ở hiền gặp lành ở ác gặp ác 
- Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du : khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại 
-Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ 
- Kết cấu đoạn trích như thế nào ?
- Hãy cho biết cách Kiều trả ơn Thúc Sinh có nét gì đặc sắc ?
	- Qua cảnh Kiều báo ân, em hiểu thêm gì về tính cách nhân vật Thuý Kiều ?
	III. Bài mới
*Hoạt động 4: Phân tích cuộc đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư ở cảnh báo oán trong đoạn thơ còn lại
- Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào ? (Chú ý cách xưng hô của Kiều, cách nhắc lại đời xưa đời này, mâý mặt, mâý gan càng. càng...). Thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy ?
Hành động, lời nói của Kiều đều biểu thị thái độ mỉa mai
- dễ có, dễ dàng, mâý tay, mâý mặt, mâý gan, đời xưa, đời này, càng cay nghiệt càng oan trái. 
- Cách nói hoàn toàn phù hợp với đối tượng là Hoạn Thư, phù hợp với con người “Bề ngoài thơn thớt nói cười Bề trong nham hiểm giết người không dao”
- Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến của Kiều cho thấy nàng quyết trừng trị Hoạn Thư theo đúng quan niệm dân gian
2. Cuộc đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư ở cảnh báo oán
-Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến : Kiều quyết trừng trị Hoạn Thư :
-Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao ?
- Hoạn Thư đã kêu ca như thế nào mà Kiều đã phải công nhân: “Khen cho thật đã nên rằng , khôn ngoan rất mực nói năng phải lời” ?
(Hs thảo luận trả lời )
- Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này ?
- Em có công nhận Hoạn Thư là người biết trọng tài của Thuý Kiều và biết thương xót cho hoàn cảnh của nàng ?
- Vì sao Thuý Kiều tha bổng Hoạn Thư ? Việc làm ấy của Kiều hợp lí hay không hợp lí, là đúng hay đáng trách ? Lí giải cách lựa chọn của em.
-GV nói : Kiều ngỡ ngàng nhận ra Hoạn Thư là người biết và có phần nào trọng tài của mình . Dẫu sao , trong xã hội truyện Kiều , ngoại trừ những nhân vật thân thiết với Thuý Kiều, Hoạn Thư là người duy nhất trong các nhân vật tàn ác biết đến cái tài của Kiều , biết trọng ( dẫu là quá ít ) và dừng lại hành động tàn ác của mình và “thương”Kiều đúng lúc cần thiết
 - Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào ?
- Phút giây đầu Hoạn Thư có hồn lạc, phách xiêu. Song Hoạn Thư vẫn kịp liệu điểu kêu ca. à con người khôn ngoan, giảo hoạt. 
+Rằng tôi chút phận đàn bà 
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
 - Nếu Hoạn Thư có tội thì cùng là do tâm lí chung của giới nữ à xoá đi sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư, đưa Kiểu từ vị thế đốí lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. 
 +”Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.”
 - Từ tội nhân, Hoạn Thư đã biện bạch để mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê. 
+ Hoạn Thư kể lại công đã cho Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn.
+ “Còn nhờ lượng bể thướng bài nào chăng” 
- Nhận tất cả tội lỗi về mình chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn rộng như trời biển của Kiều 
*Hoạn Thư đưa Kiều tới chỗ khó xử : Tha ra, thì cũng may đời , Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen. 
- Tuy nhiên việc Hoạn Thư được tha bổng không hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự bào chữa mà chủ yếu là do tấm lòng độ lượng của Kiều .
- Đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán , đã làm ngời lên tâm lòng vị tha nhân hậu của Kiều , phản ánh khát vọng ước mơ công lí chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du 
- Từ tội nhân, Hoạn Thư đã biện bạch để mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê
 -kể lại công
-Nhận tất cả tội lỗi ,trông cậy vào tấm lòng độ lượng 
*Hoạn Thư đưa Kiều tới chỗ khó xử à Kiều tha bổng 
-Đoạn trích đã làm ngời lên tâm lòng vị tha nhân hậu của Kiều , phản ánh khát vọng ước mơ công lí chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du
- Qua đoạn trích, phân tích tính cách Thuý Kiều và Hoạn Thư.
Hs thực hiện bằng văn nói :
Yêu cầu nêu nhận xét chung về nhân vât sau đó nêu những dẫn chứng ( có kèm phân tích đơn giản)
*Hoạt động 5 
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích ?
- GV tổng hợp, khái quát lạí nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích 
- Cho HS đọc ghi nhớ ( SGK)
- HS nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích 
+ XDNV Thúc sinh qua diện mạo 
+ XDNV Thuý Kiều, Hoạn Thư qua ngôn ngữ đối thoại
Ghi nhớ ( SGK)
3.NT xây dựng nhân vật:
+XDNV Thúc sinh qua diện mạo 
+XDNV T. Kiều,H.Thư qua ngôn ngữ đối thoại
 IV CỦNG CỐ:
	 - Cho Hs đọc lại toàn bộ đoạn trích 
	 - Phân tích ngôn ngữ đối thoại để thấy rõ tính cách Hoạn Thư
	 - Qua cách xử sự của Thuý Kiều,ta hiểu thêm được điều gì về nhân vật này ?
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	 - Học thuộc đoạn trích
	 - Nắm vững tính cách nhân vật Hoạn Thư và Thuý Kiều 
Tuần 8 
Tiết 38 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : 
 - Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm 
 - Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác gíả và phẩm chất của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga 
 - Tìm hịểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc đoạn trích 
 - Phân tích ngôn ngữ đối thoại để thấy rõ tính cách Hoạn Thư
 - Qua cách xử sự của Thuý Kiều , ta hiểu thêm được điều gì về nhân vật này 
 - Nguyễn Du muốn thể hiện điều gì khi xây dựng cảnh Kiều báo ân báo oán ?
	III. Bài mới :
*Hoạt động 1 Giới thiệu bài
Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Ngay từ những 1864, tức là chỉ mười năm sau khi tác phẩm ra đời, một người Pháp đã dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp, mà điều thôi thúc ông ta chính là hiện tượng đặc biệt ở Nam Kì Lục tỉnh, có lẽ không có một người chài lưới hay người lái đò nào lại không ngâm nga vài ba câu (Lục Vân Tiên) trong khi đưa đẩy mái chèo, ông xem Truyện Luc Vân Tiên như là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của cả một dân tộc(l)
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
GHI BẢNG
*Hoạt động 2 :Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc đoạn trích theo đúng nhịp thơ lục bát giọng sôi nổi trong đoạn nói về trận đánh. 
1.Về tác giả : có thể nhấn mạnh một số điềụ để HS hiểu rõ hơn về con người Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách lớn 
a) Nghị lưc sống và cống híến cho đời
 - Hăm hở vào đời, bất hạnh ập đến thật khắc nghiệt , gặp buổi loạn li, đau lòng trước tính cảnh khốn khó, lầm than của nhân dân. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không gục ngã trước số phận, ông ghé vai gánh vác cả ba trọng trách: làm một thầy giáo, một thầy thuốc và một nhà thơ giữ vững lập trường kháng chiến, làm quân sư viết văn thơ để khích lệ tình thần chiến đấu của các nghĩa sĩ, sống thanh cao, trong sạch cho đến hơi thở cuối cùng 
(*) Nguyễn Đình Chiểu (1822 1888), Đồ Chiểu,
- Tân Thới, Gia Định , (Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế). 
- Nhà thơ lớn của dân tộc. để lại nhiều áng văn chương nhằm truyền bá đạo lí làm người: Truyện Luc Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu ; Chạy giăc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,Thơ điêú Truơng Định ... Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
(1) Truyện Luc Vân Tiên : truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian ,truyện có 2082 câu thơ lục bát. 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 
1. Về tác giả
a) Nghị lưc sống và cống híến cho đời
b) Tinh thần yêu nước và tinh thần bất khuất chống gíặc ngoại xâm
 Tác phẩm 
- Truyện Luc Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào ? Đối với loại. văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì ?
- Kết cấu theo từng chương hồi xoay quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính nhằm mục đích trực tiếp là truvền dạy đạo lí : trọng nghĩa, khát vọng công bằng đáp ứng nguyện vọng của nhân dân,
2. Tác phẩm : là truyện thơ Nôm dài 2082 câu thơ lục bát 
- Kết cấu theo lối chương hồi 
 IV. CỦNG CỐ:
	- Em hiểu gì về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
- Nội dung chính của truyện Lục Vân Tiên như thế nào ?
	- Truyện Lục Vân Tiên có kết cấu như thế nào ?
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	- Nắm vững những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm 
	- Chuẩn bị bài mới tiết 2 : soạn tiếp các câu hỏi đọc hiểu văn bản 
Tuần 8 
Tiết 39 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỂU NGUYỆT NGA
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : 
 - Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm 
 - Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác gíả và phẩm chất của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga 
 - Tìm hịểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: 
	- Em hiểu gì về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
- Nội dung chính của truyện Lục Vân Tiên như thế nào ?
	- Truyện Lục Vân Tiên có kết cấu như thế nào ?
III. Bài mới :
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu văn bản 
- Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào ? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga. 
- Em có nhận xét gì về kiểu kết cấu truyện ?
- Hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên trong hai tính huống hành động : đánh tan bọn cướp và từ chối trả ân. 
- Hãy phân tích ý nghĩa của từng hành động 
Khi Nguyệt Nga muốn ra khỏi xe để lạy tạ ơn, Vân Tiên đã nói “Khoan khoan ngồi đó chớ ra”. Em cảm nhân như thế nào về lời nói này ? 
- Khi Nguyệt Nga nói đến chuyện “đền ơn” Vân Tiên đã trả lời như thế nào ? ? Em cảm nhận như thế nào về lời nói này ?
 - Mô típ quen thuộc: Từ ân nghĩa đến tình yêu
- Hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên trong hai tính huống hành động : 
+ Hành động đánh cướp:
- chỉ có một mình, hai tay không - bọn cướp đông người, gươm giáo đủ đầy thanh thế lẫy lừng
- bẻ cây làm gậy xông vô đánh cướp.
- Hình ảnh Vân Tiên được so sánh với những mẫu hình lí tưởng
àHành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người vị nghĩa vong thân 
+Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp:
- tìm cách an ủi hai cô gái. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn , Vân Tiên vội gạt đi
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra” : câu nệ của lễ giáo
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”, từ chối nhận chiếc trâm vàng
à tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán 
*hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình 
II. Tìm hiểu văn bản :
-Theo mô-típ truyện dân gian
1. Hình ảnh Vân Tiên
-Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người vị nghĩa vong thân , tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán 
*Hoạt động 4: Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga
- Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào ? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng.
-Tìm những câu thể hiện con người Kiều Nguyệt Nga.
- Em có cảm nhận như thế nào về cách xưng hô, nói năng của nhân vật này ?
- Trước cái ơn của Vân Tiên, Nguyệt Nga đã có thái độ cư xử như thế nào ?
Theo em vì sao nhân vật Nguyệt Nga được đông đảo bạn đọc yêu mến ?
Làm con đâu dám cãi cha, 
Chút tôi liễụ yếu đào thơ. 
 Giữa đường gặp phải bụi do đã phần 
- Xưng hô khiêm nhường ,nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước , rõ ràng, khúc chiết
- Thái độ cư xử : chân thành 
- Là một cái ơn trọng nên nàng áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai 
- Nét đẹp tâm hồn đó đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, 
2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga
- Xưng hô khiêm nhường ,nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước
- Thái độ cư xử : chân thành
àchinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân,
*Hoạt động 5: Nét đặc sắc về nghệ thuật 
- Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ ? Điều đó cho thấy Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã học ? 
- Lục Vân Tiên là một truyện kể mang nhiều tình chất dân gian.
- Sáng tác để đọc truvền miệng lưu truvền đi trong dân gian qua hình thức kể thơ, nói thơ.
- ít chú ý khắc hoạ chân dung ngoại hình, ít đi sâu vào diễn biến nội tâm
-Nhân vật ở trong những mối quan hệ xã hội, trong những tình huống xung đột rồi bằng hành động, cử chi, lời nói, nhân vật bộc lộ tính cách 
3 Nét đặc sắc về nghệ thuật 
- Là một truyện kể mang nhiều tình chất dân gian.
Hoạt động 6 
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác gỉả trong đoạn thơ trích ?
Ghi nhớ
5.ngôn ngữ của tác phẩm qua đoạn thơ trích,
 - mộc mạc bình dị, và mang màu sắc địa phương Nam Bộ, có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tính tiết 
5.ngôn ngữ của tác phẩm 
- mộc mạc bình dị, và mang màu sắc địa phương Nam Bộ, có phần thiếu trau chuốt, nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tính tiết
IV. CỦNG CỐ:
 - Vì sao nhân vật Nguyệt Nga được đông đảo bạn đọc yêu mến ? 
 - Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích điều đó.
 - Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích ?
V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
 - Học thuộc đoạn thơ
 - Nắm vững và phân tích được tính cách hai nhân vật chính Vân Tiên và Nguyệt Nga
 - Cho HS đọc bài đọc thêm để hiểu hơn về nhân vật Kiều Nguyệt Nga
Tuần 9 
Tiết 40 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
 - Có những hiểu biết về miêu tả nội tậm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện 
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Bài mới :
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV có thể vào bài bằng nhiều cách khác nhau, tuy vậy nên nêu được vai trò và ý nghĩa của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
 HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
GHI BẢNG
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu míêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm .
- Cho HS đọc đoạn trích Kiều lầu Ngưng Bích, sau đó yêu cầu trả lời câu hỏi :
- Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài và những câu thơ miêu tả tâm trạng cuả Thuý Kiều 
- GV nêu câu hỏi : Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là miêu tả bên ngoài và đoạn sau là miêu tả nội tâm ? 
-Từ những nhận xét trên, yêu cầu HS liên hệ với một số đoạn văn miêu tả khác đã học để có thể rút ra nhận xét thế nào là miêu tả bên ngoài và thế nào là miêu tả nội tâm
- GV tổng kết dựa vào phần Ghi nhớ trong SGK.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
- Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều :
+ Những câu thơ miêu tả bên ngoài : 
- Trước lầu Ngưng Bíchdặm kia 
- Hoặc: 
Bụồn trông ghế ngồi
+ Những câu thơ miêu tả nội tâm 
- Bên trời góc bể bơ vơ cho phai 
- Xót người tựa cửa  người ôm
 - Đoạn đầu là miêu tả bên ngoài:Cảnh trước lầu Ngưng Bích 
 - Đoạn sau tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều : nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già ) 
I. Bài học:
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật 
- Có thể miêu tả nội tâm trực tiếp ( diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật) cũng có thể miêu tả nội tâm gíán tiếp( miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,... của nhân vật)
II. luyện tập:
 GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP:
- Bài tập 1: Hãy tìm trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh và những câu thơ miêu tả nội tâm của nàng Kiều . Từ đọạn thơ này, hãy chuyển thành một đoạn văn tự sự kể lại việc Mã Giám Sinh mua Kiều 
Gơi ý: Những câu thơ miêu tả ngoại hình của Mã Giám Sinh, chẳng hạn :
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhui áo quần banh bao
 Những câu thơ miêu tả nội tâm của Thuý Kiều, chẳng hạn :
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà 
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng !
Ngại ngùng dín gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
Yêu cầu HS chuyển thành văn xuôi đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều.
 Người kể có thể ở ngôi thứ nhất, có thể ở ngôi thứ ba 
- Bài tập 2: Hãy đóng vai nàng Kiều kể lại cho lớp nghe việc báo ân báo oán. Trong khi kể, cố gắng làm nổi bật tâm trạng của Kều lúc gặp lại Hoạn Thư 
Gơí ý : Với bài tập này, người víết đóng vai Thuý Kiều trong phiên toà báo ân báo oán. Người viết xưng tôi, kể lại vụ xử án. Trong quá trình kể, kết hợp tái hiện lại tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư
- Bài tập 3: (Cho về nhà) Cần lưu ý HS kể lại việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gi, diễn ra như thế nào, đặc biệt lưu ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó. Bài đọc thêm Một vu cãi lộn trong sách Tư liệu Ngữ văn 9 là một ví dụ rất tiêu biểu .GV có thể cho HS tìm hiểu qua để thấy đâu là kể việc, đâu là kết hợp miêu tả nội tâm của nhân vật trong bài đọc thêm đó.
 IV. CỦNG CỐ: 
 - Miêu tả nội tâm nhân vật là miêu tả những gì ?
	 - Hãy nêu những cách miêu tả nội tâm thường gặp
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	 - Thực hiện bài tập 3
	 - Chuẩn bị bài mới : Nghị luận trong văn bản tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc