Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Thị trấn

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Thị trấn

A-ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN

I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

-Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II-Các bước lên lớp:

1-Ổn định:.Nhắc nhở hs cách trình bày vở, hướng dẫn cách sử dụng các vở, nề nếp học tập.

2-Kiểm tra (3p) Kiểm tra việc chuẩn bị vở, SGK.

3-Bài mới: Nhắc đến Hồ Chí Minh là nhắc đến một vị lãnh tụ, một nhà yêu nước vĩ đại , một danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Một phong cách, một lối sống vô cùng giản dị mà không phải ở vị lãnh tụ nào cũng có được. Phong cách ấy được thể hiện rõ trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà.

 

doc 151 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Thị trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 +2 Vănbản: 	 Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
A-ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
-Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II-Các bước lên lớp:
1-Ổn định:.Nhắc nhở hs cách trình bày vở, hướng dẫn cách sử dụng các vở, nề nếp học tập. 
2-Kiểm tra (3p) Kiểm tra việc chuẩn bị vở, SGK.
3-Bài mới: Nhắc đến Hồ Chí Minh là nhắc đến một vị lãnh tụ, một nhà yêu nước vĩ đại , một danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Một phong cách, một lối sống vô cùng giản dị mà không phải ở vị lãnh tụ nào cũng có được. Phong cách ấy được thể hiện rõ trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 
 Ghi bảng 
Hoạt động 1- –Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Hãy nêu nội dung chủ yếu của bài văn ?
Bài văn chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Bác Hồ. Cốt lõi của phong cách HCM là vẻ đẹp văn hoá có sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Vẻ đẹp văn hoá đó chính là nét nổi bật trong phong cách HCM.
 Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào ?
Trong cuộc đời cách mạng đầy gian truân, Bác à đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hoá Đông Tây, hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước trên thế giới.
Để có vốn tri thức văn hóa sâu rộng ấy BÁc đã làm gì?
-Nắùm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ: nên Bác đã tự học để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga
-Qua lao động, qua công việc mà học hỏi: Người đã làm nhiều nghề khác nhau: đầu bếp, cào tuyết
-Học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.
Cách tiếp thu văn hóa của Bác có gì đáng trân trọng?
-Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài: Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực, trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
Lối sống rất bình dị, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào ?
Lối sống ấy được biểu hiện rất sinh động, tự nhiên ở nhiều phương diện:
 +Nơi ở, làm việc là một ngôi nhà sàn.
 +Đồ đạc mộc mạc, đơn sơ: một chiếc va ly con, vài bộ áo quần...
 +Trang phục hết sức giản dị –tư trang ít ỏi.
 +Cách ăn uống của rất đạm bạc với những món ăn dân tộc, không chút cầu kì.
Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ?
 + Vì Người đã tiếp thu những nét đẹp của các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi-Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là sự giản dị. Nói cách sống của Người giản dị mà thanh cao vì không phải là lối sống khắc khổ, cũng không phải là tự thần thánh hoá mình, làm khác đời mà đây là lối sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẫm mỹ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp nghệ thuật.
Thảo luận:Tìm những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh ?
-Kết hợp giữa kể và bình luận: đan xen giữa những lời kể là lời bình luận rất tự nhiên “ Có thể nóiHCM”, “ Quả như cổ tích”
-Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
-Đan xen thơ NBK, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa HCM và các bậc hiền triết.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hóa nhânloại mà hết sức dân tộc, hết sức VN.
Hoạt động 3: Tổng kết
Em hiểu gì về ý nghĩa của văn bản ?à ghi nhớ.
Em có những suy nghĩ gì về lối sống, cách tiếp thu văn hóa của bản thân sau khi học văn bản này?
-Thế nào là sống có văn hóa? Nên hiểu ăn mặc theo mốt là thế nào?Sống hiện đại ra sao?
-Rút ra ý nghĩa của việc học tập,rèn luyện theo phong cách HCM: Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Hoạt động 4: Luyện tập.
-Tìm những câu chuyện những bài thơ nói về lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? - Em đã đọc tác phẩm nào của HCM ? Tác phẩm đó gợi cho em suy nghĩ gì về phong cách của Người không ?
I-Tìm hiểu văn bản:
1-Đọc:
2-Phân tích:
a-Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của HCM:
-Để có vốn tri thức văn hóa sâu rộng Bác đã: nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, học hỏi qua lao động, tìm hiểu học hỏi đến mức sâu sắc văn hóa các nước.
-Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
b-Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch HCM:
-Lối sống giản dị: Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ, trang phục giản dị,
ăn uống đạm bạc.
-Cách sống giản dị, đạm bạc lại vô cùng thanh cao, sang trọng.
II.Ghi nhớ:
-Học Sgk trang 8.
III-Luyện tập:
A-Ở lớp: Bài tập 2 sách Bài tập Ngữ văn tr. 3.
B-Ở nhà: Giải bài 1 sách Bài tập Ngữ văn tr. 3.
4-Củng cố –Luyện tập: 
-Bài tập 1: Hãy nêu những biểu hiện của sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa giản dị và thanh cao trong phong cách HCM ?
a-Những biểu hiện của sự ketá hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại trong phong cách HCM là:
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã từng đi qua nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu Á, Aâu, Mỹ, Phi, nói thạo nhiều thứ tiếng, học hỏi, tìm hiểu sâu các nền văn hoá nghệ thuật những nơi mình đã đi qua và Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài, phê phán những hạn chế tiêu cực. Chính điều này đã làm nên “một nhân cách rất VN, một lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” ở HCM.
b-Phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa giản dị và thanh cao, đó là:
-Với cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, nhưng Bác có lối sống vô cùng giản dị: Nơi ở, nơi làm việc là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh làng quê, trong nhà chỉ vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, là nơi họp của Bộ chính trị. Trang phục cũng rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Aên uống đạm bạc.Cách sống giản dị mà thanh cao- không phải là lối sống khắc khổ, cũng không phải là tự thần thánh hoá mình, làm khác đời mà đây là lối sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẫm mỹ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
Bài tập 2: Phong cách HCM có những điểm gì giống và khác với phong cách của một vị hiền triết như Nguyễn Trãi mà em được học ?
a-Giống Nguyễn Trãi: lối sống giản dị mà thanh cao, rất dân tộc, rất VN. “Bữa ăn dầu có dưa muối-Aùo mặc nài chi gấm là”, trong hình ảnh: “Côn Sơn suối chảy rì rầm, ...trong màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn”. Thanh cao trong cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc, trở về với thiên nhiên, hoà hợp với tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đem lại hạnh phúc cho tâm hồn và thể xác.
b-Khác: 
- Nguyễn Trãi là con người của thời trung đại nên những gì Nguyễn Trãi tiếp thu được là tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá phương Đông.
- HCM là sự kết tinh của những tinh hoa văn hoá nhân loại từ phương Đông tới phương Tây, từ châu Á, châu Aâu đến châu Phi, châu Mỹ; những tinh hoa văn hoá truyền thống và hiện đại. Điều này do giới hạn của mối giao lưu văn hoá thời trung đại mà bậc hiền triết Nguyễn Trãi không có được.
5.Dặn dò: (3p) 
 Học bài: Giải thích được câu 3, câu 4 trang 8 –Phần Luyện tập tr. 8 – Ghi nhớ và bài học
 Soạn bài: Các phương châm hội thoại: Tìm hiểu phương châm về lượng và về chất trong hội thoại.
	 -Đọc 2 truyện cười tr. 9/sgk và tả lời câu hỏi.
 Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
-Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và phương châm hội thoại về chất. 
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
II-Các bước lên lớp:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: (3p)-Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM?
 3.Bài mới: Hội thoại là gì? Để đạt được mục đích hội thoại những người tham gia hội thoại phải tuân thủ phương châm hội thoại. Vậy thế nào là phương châm hội thoại?
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 
 Ghi bảng 
Hoạt động 1:Tìm hiểu phương châm về lượng: 
Gọi 2 em đóng vai hội thoại, theo nội dung SGK tr. 8. 
Câu trả lời của Ba có đáp ứng được điều mà An muốn biết không? Theo em, cần trả lời như thế nào? Từ đó, có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể nào đó như bể bơi thành phố, sông, hồ, biển,...
àTừ đó có thể rút ra bài học về giao tiếp: Khi nói câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp. Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
Kể lại truyện cười trang 9 Lợn cưới áo mới.Vì sao truyện này lại gây cười? Theo em, anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời?
Truyện này gây cười vì nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói. Lẽ ra chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lơn nào chạy qua đây không?” và chỉ cần trả lời: “Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.”
Vậy, khi giao tiếp, cần phải tuân thủ những yêu cầu gì?
 Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
Tuân thủ những yêu cầu trên là phương châm về lượ ... 
- Hình ảnh mụ dì ghẻ độc ác . 
- Mẹ thật thế nào cũng về . 
- Người bà nhân hậu. 
- Mấy đứa trẻ khôngcó tên . 
III. Tổng kết . 
 * Ghi nhớ 
 4./ CỦNG CỐ : Vì sao tác giả hai lần so sánh những đứa trẻ với hình ảnh những chú ngỗng con 
 Phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong văn bản . 
 5./ DẶN DÒ : Bài cũ: Nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản .
 Bài mới: Chuẩn bị trả bài kiểm tra Tiếng Việt
Soạn :
Tuần 18 – Tiết 86 
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H tự đánh giá bài làm của mình theo đáp án GV cung cấp , tự đánh giá các ưu , khuyết điểm ; từ dó đề ra hướng khắc phục và sửa chữa. 
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH 
 2./ BÀI CŨ Vì sao tác giả hai lần so sánh những đứa trẻ với hình ảnh những chú ngỗng con 
 Phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong văn bản . 
 3./ BÀI MỚI 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Ghi bảng
HĐ1./ Nêu lại đề bài và tập trung phân tích , tìm hiểu đề bài . 
- Yêu cầu HS nhớ lại đề bài đã làm 
- HS phân tích đề , chỉ ra yêu cầu về nội dung và hình thức của từng phần 
HĐ2./ Nhận xét và đánh giá bài làm của HS. 
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu điểm, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với đáp án và yêu cầu vừa nêu . 
- GV nhận xét đánh giá về bài làm của HS 
+ Ưu điểm : Phần trắc nghiệm : chọn đáp án khá chính xác , đúng yêu cầu 
 Phần tự luận : trả lời đủ các ý theo yêu cầu của câu hỏi , trình bày thành đoạn văn trôi chảy, mạch lạc  
+ Nhược điểm : Phần trắc nghiệm : chọn đáp án chưa đúng yêu cầu 
 Phần tự luận : trả lời còn sơ sài, chưa đủ các ý theo yêu cầu của câu hỏi , chưa trình bày phần trả lời thành đoạn văn  
+ Những lỗi cần khắc phục : chọn đáp án phải cẩn thận hơn , trả lời câu tự luận theo đúng yêu cầu  
- Tuyên dương những bài làm tốt của HS 
HĐ3./ Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài làm 
- Yêu cầu HS đưa ra hướng sửa chữa các lỗi trong bài làm của mình hoặc của bạn 
Đề bài và đáp án 
 4./ CỦNG CỐ : Nhắc lại các nội dung cần nắm . 
 5./ DẶN DÒ : Bài cũ: Xem lại lí thuyết, hoàn chỉnh các đoạn văn. 
 Bài mới: Chuẩn bị trả bài kiểm tra Văn
Soạn :
Tuần 18 – Tiết 87 
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS tự đánh giá bài làm của mình theo đáp án GV cung cấp , tự đánh giá các ưu , khuyết điểm ; từ dó đề ra hướng khắc phục và sửa chữa. 
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH 
 2./ BÀI CŨ Kiểm tra vở bài tập 
 3./ BÀI MỚI 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Ghi bảng
HĐ1./ Nêu lại đề bài và tập trung phân tích , tìm hiểu đề bài . 
- Yêu cầu HS nhớ lại đề bài đã làm 
- HS phân tích đề , chỉ ra yêu cầu về nội dung và hình thức của từng phần 
HĐ2./ Nhận xét và đánh giá bài làm của HS. 
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu điểm, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với đáp án và yêu cầu vừa nêu . 
- GV nhận xét đánh giá về bài làm của HS 
+ Ưu điểm : Phần trắc nghiệm : chọn đáp án khá chính xác , đúng yêu cầu 
 Phần tự luận : trả lời đủ các ý theo yêu cầu của câu hỏi , trình bày thành đoạn văn trôi chảy, mạch lạc  
+ Nhược điểm : Phần trắc nghiệm : chọn đáp án chưa đúng yêu cầu 
 Phần tự luận : trả lời còn sơ sài, chưa đủ các ý theo yêu cầu của câu hỏi , chưa trình bày phần trả lời thành đoạn văn  
+ Những lỗi cần khắc phục : chọn đáp án phải cẩn thận hơn , trả lời câu tự luận theo đúng yêu cầu  
- Tuyên dương những bài làm tốt của HS 
HĐ3./ Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài làm 
- Yêu cầu HS đưa ra hướng sửa chữa các lỗi trong bài làm của mình hoặc của bạn 
Đề bài và đáp án 
 4./ CỦNG CỐ : Nhắc lại các nội dung cần nắm . 
 5./ DẶN DÒ : Bài cũ: Xem lại lí thuyết, hoàn chỉnh các đoạn văn. 
 Bài mới: Chuẩn bị tập làm thơ tám chữ 
 - Sưu tầm một số đoạn thơ 8 chữ
 - Nhận xét về số chữ ,cách gieo vần, nhịp thơ 
Soạn :
Tuần 18 – Tiết 88,89 
 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ 
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : ( xem tiết 54 ) 
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH 
 2./ BÀI CŨ Kiểm tra vở bài tập 
 3./ BÀI MỚI 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Ghi bảng
TIẾT MỘT HĐ1./ Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ . 
 * HS đọc và nhận xét về ý thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp  
1. Em chợt đến chợt đi anh vẫn biết 
 Trời chợt mưa chợt nắng chẳng vì đâu 
 Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau 
 Để anh gọi tiếng thơ buồn vọng lại 
 Aùo lụa Hà Đông – Nguyên Sa
2. Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần 
 Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái 
 Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi 
 Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời . 
 Tiếng gió – Xuân Diệu 
3. Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng : 
 Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ 
 Chim trên cành há mỏ hát ra thơ 
 Xuân là lúc gió về không định trước 
 Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược 
 Mây bay đi để hở một khung trời 
 Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi 
 Như được nắm một bàn tay son sẻ  
 Xuân không mùa – Xuân Diệu 
4. Nhổ neo rồi , thuyền ơi ! Xin mặc sóng 
 Xô về đông hay dạt tới phương đoài 
 Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng 
 Lòng cô đơn, cay đắng họa dần vơi 
 Phương xa – Vũ Hoàng Chương 
5. Anh lớn lên vó ngựa cuốn về đâu 
 Gặp câu hát bền lòng rong ruổi mãi 
 Đường đánh giặc trẩy xuôi về bến bãi 
 Lí ngựa ô em hát đợi bên cầu 
 Lí ngựa ô ở hai vùng đất – Phạm Ngọc Cảnh 
 * Nhận xét : 
- Dùng vần chân một cách linh hoạt 
- Gần với văn xuôi, do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt . 
HĐ2./ Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ . 
1.GV nêu yêu cầu : câu đủ 8 chữ, bảo đảm lô-gic với ý nghĩa câu đã cho, phải có vần gián tiếp hoặc trực tiếp với câu đã cho . 
2. Một số khổ thơ : 
a. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc 
 Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông 
 Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước 
  ? ( Trước dòng sông – Đỗ Bạch Mai ) 
 * Gợi ý : Bởi đời tôi cũng đang chảy  
 Sao thời gian cũng chảy  
 ( Mà sông bình yên nước chảy theo dòng ) 
b. Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ 
 Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng 
 Và mưa rơi thật dịu dàng, êm lặng 
  ? ( Dâu da xoan – Bế Kiến Quốc ) 
 * Gợi ý : - Cho một người thơ thẩn ngắm  
 - Chợt giật mình nghe ai gọi  
 ( Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa ) 
c. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ 
 Như người yêu khác hẳn với tình nhân 
 Biển dù nhỏ không phải là ao rộng 
  ( Vô đề – Phạm Công Trứ ) 
 * Gợi ý : - Một cành hoa đâu đã gọi  
 - Chợt quen nhau chưa thể gọi  
 ( Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân ) 
TIẾT HAI HĐ3./ Tập làm thơ tám chữ theo đề tài . 
1. GV gợi ý một số đề tài hoặc HS tự chọn đề tài 
2. Một số đoạn thơ : 
a. Nhớ trường 
 Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc thế 
 Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông 
 Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng 
 Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng ? 
b. Nhớ bạn 
 Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời 
 Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui 
 Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời 
 Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi  
c. Con sông quê hương 
 Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ 
 Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt 
 Gặp nhau hồn nhiên nụ cười rất thật 
 Để mai này thao thức viết thành thơ . 
d. Nhớ và thương cứ vướng víu bên lòng 
 Tình thơ dại ai ngờ sâu nặng thế 
 Năm tháng đi mà tình yêu vẫn ở 
 Mai cho dù tóc trắng với ngàn lau. 
3. HS đọc các đoạn thơ mình đã làm , yêu cầu các bạn nhận xét về vần , nhịp , ý thơ . 
4. GV giúp HS hoàn thiện , tuyên dương , cho điểm .
I.Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ . 
 * Nhận xét : 
- Dùng vần chân một cách linh hoạt 
- Gần với văn xuôi, do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt . 
II.Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ . 
 * Yêu cầu : câu đủ 8 chữ, bảo đảm lô-gic với ý nghĩa câu đã cho, phải có vần gián tiếp hoặc trực tiếp với câu đã cho 
III. Tập làm thơ tám chữ theo đề tài 
 4./ CỦNG CỐ : Nhắc lại các nội dung cần nắm . 
 5./ DẶN DÒ : Bài cũ: Xem lại lí thuyết, cách làm thơ 8 chữ 
 Bài mới: Chuẩn bị trả bài kiểm tra HKI.
Soạn :
Tuần 18 – Tiết 90 
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I 
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H ôn lại những kiến thức, kĩ năng được thể hiện trong bài làm; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình; tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH 
 2./ BÀI MỚI 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Ghi bảng
HĐ1./ Nêu lại đề bài và tập trung phân tích , tìm hiểu đề bài . 
- Yêu cầu HS nhớ lại đề bài đã làm 
- HS phân tích đề , chỉ ra yêu cầu về nội dung và hình thức 
- HS thảo luận , tự đánh giá bài làm theo đáp án, xây dựng dàn ý cho bài viết 
- GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý theo các yêu cầu ( xem đáp án ) 
HĐ2./ Nhận xét và đánh giá bài làm của HS. 
1.GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu điểm, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với đáp án và dàn ý . 
2.GV nhận xét đánh giá về bài làm của HS 
 a.Ưu điểm : - Phần trắc nghiệm : 
 - Phần tự luận : 
b.Nhược điểm : - Phần trắc nghiệm : 
 - Phần tự luận : 
c.Đọc một vài đoạn văn hay trong bài làm của HS 
HĐ3./ Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết 
- Lỗi về nội dung : 
+ Ý và sắp xếp các ý : 
+ Sự kết hợp yếu tố : 
- Lỗi về hình thức : 
+ Bố cục : 
+ Diễn đạt : 
+ Ngữ pháp : 
+ Chính tả : 
- Yêu cầu HS đưa ra hướng sửa chữa các lỗi đã nêu . 
 3./ CỦNG CỐ : Nhắc lại các nội dung cần nắm . 
 4./ DẶN DÒ : Bài mới: Soạn văn bản “Bàn về đọc sách ” 
 - Đọc kĩ văn bản, chú thích Sgk. 
 - Tìm hiểu về sự cần thiết phải đọc sách, biết cách đọc sách 
 - Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 TUAN 1 6 NAM 0910.doc