Giáo án Ngữ văn 9 - Trường trung học cơ sở Tiên Lữ

Giáo án Ngữ văn 9 - Trường trung học cơ sở Tiên Lữ

BÀI 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 (NGUYỄN DỮ)

I/ Các nội dung ôn tập

1.Thuyết minh tác giả- tác phẩm.

2. Giá trị nội dung- nghệ thuật.

3. Phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện.

4. Phân tích tác phẩm để làm rõ số phận của người phụ nữ trong xã hôi phong kiến.

II/ Hướng dẫn cụ thể

1.Thuyết minh tác giả- tác phẩm.

- Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh năm mất), người thuộc tỉnh Hải Dương. Ông là học trò ưu tú của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỉ XVI, khi XHPK Viẹt Nam bước vào hkủng hoảng. Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn.

- Nguyễn Dữ để lại nhiều tcs phẩm, trong đó tác phẩm tiêu biểu nhát là "tTruyền kì mạn lục"(Ghi chép cẩn thận những điều kì lạ vẫn được lưu truyền). Đây là tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt nam. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống bình yên nhưng lại chịu số phận bất hạnh. "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ mười sáu và cũng là một truyện tiêu biểu nhất trong số 20 tác phẩm trong tập truyện.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Trường trung học cơ sở Tiên Lữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo lập thạch
trường trung học cơ sở tiên lữ
giáo án
ngữ văn 9
Họ tên: Trần thị hạnh
Tổ : Khoa học xã hội
NĂm học: 2009 – 2010
Phòng giáo dục và đào tạo lập thạch
Sổ 
giáo án
 trường: trung học cơ sở tiên lữ
 Bộ môn : ôn tập Ngữ văn 9
 tổ : khoa học xã hội
 giáo viên: trần thị hạnh
 Năm học: 2009- 2010
Chuyên đề 1: văn học trung đạI VIệT NAM
Thống kê các tác phẩm văn học trung đại
Stt
Tên văn bản
Tác giả
Năm St
Thể loại
Ptbđ
Ngôi kể
1
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ
TK 16
Truyền kì
Tự sự
ngôi 3
2
chuyện cũ trong phủ chúa trịnh
phạm đình hổ
tk 19
tuỳ bút
tự sự
ngôi 3 và 1
3
Hoang lê nhất thống chí
Ngô gia văn phái
tk 19
tt chương hồi
tự sự
ngôi 3
4
truyện kiều
nguyễn du
tk19
truyện thơ
tự sự
ngôi 3
5
lục vân tiên
nguyễn đình chiểu
tk 19
truyện thơ
tự sự
ngôi 3
Bài 1: chuyện người con gái nam xương
 (nguyễn dữ)
I/ Các nội dung ôn tập
1.Thuyết minh tác giả- tác phẩm.
2. Giá trị nội dung- nghệ thuật.
3. Phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện.
4. Phân tích tác phẩm để làm rõ số phận của người phụ nữ trong xã hôi phong kiến.
II/ Hướng dẫn cụ thể
1.Thuyết minh tác giả- tác phẩm.
- Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh năm mất), người thuộc tỉnh Hải Dương. Ông là học trò ưu tú của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỉ XVI, khi XHPK Viẹt Nam bước vào hkủng hoảng. Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn.
- Nguyễn Dữ để lại nhiều tcs phẩm, trong đó tác phẩm tiêu biểu nhát là "tTruyền kì mạn lục"(Ghi chép cẩn thận những điều kì lạ vẫn được lưu truyền). Đây là tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt nam. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống bình yên nhưng lại chịu số phận bất hạnh. "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ mười sáu và cũng là một truyện tiêu biểu nhất trong số 20 tác phẩm trong tập truyện.
2. Phan tích nhân vật Vũ Nương để làm rõ số phận của người phụ nữ trong XHPK:
Mở bài:
Trong nền VHTĐ Việt Nam, Nguyễn Dữ là một cây bút có công đặc biệt trong thể loại truyện truyền kì. Trong số 20 truyện ngắn của tập "Truyền kì mạn lục", "Chuyện người con gái Nam Xương" đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Truyện dã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương Nương- một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng lại phải chịu một cuộc đời nhiều bất công, ngang trái.
Thân bài:
* Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tiêu biểu, tốt đẹp:
- Giới thiệu Vũ Nương: Là người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thuùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
- Nàng là một người vợ thuỷ cung: ngay khi lấy Trương Sinh, biết tính chồng đa nghi, náng luôn giữ gìn khuôn phép, chưa từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà.
+ Khi tiễn chồng đi linnhs, nàg căn dặn chồng những lời đầy tình nghhĩa. Qua đó ta cũng thấy được niềm mơ ước là danh vọng mà là một cuộc sống gia đình êm ấm. 
+ Xa chồng, không chỉ xót thương, lo lắng cho chồng mà lúc nào nàng cũng nhớ chồng da diết. Nàng chỉ mong ngày cả gia đình được đoàn tụ sum họp.
- Vũ nương là một người mẹ mẫu mực, hết long thương con:
Xa chôpngf chưa dược bao lâu thì nàng sing con. Đứa con ra đời khi cha nó vừa đi xa, nàng lại càng yêu thương da diết. Nàng đã tìm mmọi cách để nuôi dạy, chăm sọc và an ủi để con không thấy trống vắng khi không có cha nó bên cạnh.
- Còn với mẹ chồng. Vũ Nương thật xứng đáng là nàng dâu hiền thảo:
+ Khi bà cụ ốm, nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
+ Tình yêu chân thành và việc làm nhân hậu ấy của Vũ Nương khiến bà mẹ chồng vô cũng cảm phục. Lời nói của bà mẹ chồng trước khi qua đời đã ghi nhận công lao của nàng với nhà chồng: "xanh kai quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ". ở Vũ Nương, tình cảm mẹ chồng, nàng dâu thật đáng quí, thật tốt đẹp, vượt lên trên thói đời.
 Như vậy, Vũ Nương đã nêu cao phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, giàu tình thương, thuỷ chung, vô cùng nhân ha COn người ấy thật đáng được ngợi ca, đáng dược đền ơn đáp nghĩâ.
 (nhưng con người đức hạnh ấy đã bị hàm oan, bị nghi ngờ, ruồng rẫy.)
* Vũ Nương là ngươif phụ nữ chịu số phận vô cùng oan khốc:
- Trương Sinh trở về, nghe lời con nhoe, nghi là vợ không chung thuỷ bèn về nhà la mắng rồi đánh đuổi đi.
- Anh ta không nghe lời vợ phân trần, không nghe lời hàng xóm biện bạch, một mực mắng nhiếc và đánh đuổi vợ đi.
- Vũ nương không phân trần được, vì quá oan ức đã gieo mình xuống sông tự vẫn.
-> Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo XHPK xem trọng quyền uy của kẻ giàu và người đàn ông trong gia đình. Chính cách xử sự hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết oan khốc cuẩ Vũ Nương.
* Tác giả Nguyễn Dữ là người hết lòng trân trọng và xót thương nhân vật. Đồng thời ông cũng lên án, tố cáo XHPK gián tiếp gây ra nỗi bát hạnh cho người phụ nữ.
Kết bài:
 Có thể nói Vũ Nương là một phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục lại đảm đang tháo vát, rất mực hiếu thảo với mẹ chồng, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Một con người như thế đáng Ra phải được hưởng hạnh phucs trọn vẹn vậy mà llại phải đối mặt với biết bao bất công, ngang trái.
Bài 2: Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh
 (Phạm Đình Hổ)
* Giá trị hiện thực của tác phẩm:
 Bằng một lối văn ghi chép sự việc một cách cụ thể, chân thưc, tác giả đã phản ánh thói ăn chơi xa xỉ, truỵ lạc lãng phí tiền bạc và công sức của nhân dân của chúa Trịnh và bon quan lại hầu cận:
- Chúa: Thích đèn đuốc, thích xây dựng đền đài, liên tục tổ chức các cuộc dạo chơi ở Tây Hồ và các nơi.
- Quan lại: Cướp đoạt của quí trong nhan gian, liên tục quấy nhiễu đời sống của nhân dân.
- Người dân: Đời sống khổ cực, luôn sống trong tâm trạng hoang manglo sợ
-> Bài văn ngắn nhưng đã phản ánh hết sức sinh động thực trạng XHPK Việt Nam vào cuối thế kie XVIII. 
Bài 3: hoàng lê nhất thống chí
(Hồi 14)
 (Ngô Gia Văn Phái)
Đề bài: Cảm nhạn của em về người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ qua hồi thứ 14:
Hướng dẫn:
Mở bài:
Trong nền VHTĐ Việt Nam,, có thể xem "Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô Gia Văn Phái là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có qui mô lớn nhất và đật được những thành công xuất sắc về mặt nội dung và bghệ thuật. Tác phẩm đã phản ánh được nhiều sự kiệ lịch sử tiêu biểu của XHVN vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Trong đó, nổi bật lên là hình tượng người anh hùng dân tộc QT- NH được khắc hoạ thành công qua hồi thứ 14.
Thân bài: 
a) QT- NH là người có nhiều phẩm chất tiêu biểu của mọt vị anh hùng dân tộc:
* NH là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán:
Ông luôn là con người hành động một cách mạnh mẽ, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng long mà ông không hề nao núng. Rồi trong vòng hơn một tháng, ong làm được bao nhiêu việc lớn: lên ngôi Hoàng đế, thân chinh cầm quân đi đánh giặc, gặp gỡ nhân tài, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, định kế hoạch hành quân đánh giặc.
* Ông là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
- Ông rrất sanngs suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Trước quân sĩ, ông đã khẳng định chủ quyền của ta và lên án hành động xam lăng phi nghĩa của giặc. Ông đã khéo léo kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc trong từng quân sĩ, khiến họ canngf thêm quyết tâm đánh giặc giữ nước. 
- Ông cũng rất sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người. Ông hiểu sở trường, sở đoản của từng tướng nên dùng người đúng việc, khên chê rõ ràng, phân minh.
* Ông là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:
Mới khởi binh đi đánh giặc mà ông đã khẳng định chắc chắn mình sẽ giành chiến thắng, còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng, có kế hoạch xây dựng đất nước lâu dài.
b) NH thật sự là một vị anh hùng trong chiến trận:
* Ông là người có tài dụng binh như thần: Cuộc hành quân thần tốc do vua QT
chỉ huy cho đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc> ngày 25 tháng 12 xuất quân ở Phú xuân, 29- 12 ra đến Nghệ An, 30- 12 ra đến Tam Điệp. Tại đây ông cho quân ăn ết trước rồi đi đánh giặc. Ngày 5-1 dã hoàn toàn chiếm được Thăng Long.
* Hoàng đế QT đặc biệt được khắc hoa sinh động trong chiến trận. Đó là hình ảnh ngươid anh hùng lẫm liệt xông pha tên đạn, tự mình cưỡi voi đi đốc thúc. Ông đã lãnh đạo tài tình tỏ chhức những trận đánh đẹp, áp đảo kẻ thù(Trận Hà Hồi, Ngọc Hồi).
Đánh giá: QT là hình ảnh người anh hùng đ]ợc khắc hoạ khá đâmmmj nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
Kết Bài;
Với cách viết chân thực, với niềm tự hoà mãnh lliệt, cảm hứng hùng tranngs, tác giả "HLNTC" đã dựng lại hình annhr người anh hùng áo vải NH thật oai phong lẫm liệt. Hịnh ảnh QT- NH đã đi vào lịch sử dân tộc như một biểu tượng chói lọi về tài năng, đức độ, lòng yêu nước của con người VN.
bài 4: truyện kiều của nguyễn du
I/ Các nội dung ôn tập:
1. Thuyết minh về tác giả ND và tác phẩm TK.
2. Phân tích đoạn trích "Chị em Thuý Kiều".
3. Phân tích đoạn trích"Cảnh ngày xuân".
4. Phân tích hình anh Thuý Kiều qua 3 đoạn trích "Chị em Thuý Kiều", "Mã Giám Sinh mua Kiều"," Kiều ở lầu Ngưng Bích".
II/ Hướng dẫn:
Câu 1:
Mở bài: Trong nền văn học trung đại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến Nguyễn Du. Với kiệt tác Truyện Kiều, ông đã đưa nền văn học dân tộc lên một đinnhr cao mới; đồng thời khẳng định ND không chỉ là đại thi hào dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới.
Thân bài: 
a) Giới thiệu về Nguỹen Du:
* Tiểu sử ND: ND (1765- 1820) tên chữ là Tố như, hiệu là Tha nh Hiên. Ông quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
* Thời đại ND: Ông sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến đoọng dữ dội. XHPKVN bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, PT nông dân nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa ATay Sơn. Rồi chế độ PK triều Nguyễn được thiết lập. Nhũng thay đổi mạnh mẽ ấy đã tác đọng mạnh tới tình cảm, nhận thức của ND khiến ông hướng ngồi bút vào hiện thực.
* Gia đình ND: là một GĐ đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Nhưng đến thời ND thì đã sa sút. Ông sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. HC gia đình có tác động lớn tói cuộc đời ND.
* Tri thức ND: Ông là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Ông đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều số phạn khác nhau. Ông đã từng đi sứ TQ, tiếp xuác với nền văn hoá Trung Hoa rực rỡ. Tất cả những điều đó đã annhr hưởng lớn đến sáng tác của ND.
* Tâm hồn ND: ND là con người có trái tim giàu yêu thương. CHính nhà thơ đã từng viết: Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài. Đặc biệt là tình thương những người nghèo khổ, những kiếp tài hoa bạc mệnh.
* Sự nghiệp văn học: Gồm cả sáng tác ằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có 3 tập (Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, bắc hành tạp lục) gồm 243 bài. Thơ chũ Nôm xuất sắc nhất là kiệt tác Truyện Kiều.
b) Tác phẩm TK

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 CUC HAY(4).doc