Giáo an Ngữ văn 9 - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Giáo an Ngữ văn 9 - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Tiết 17:

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Giúp hshiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .

-Biết sử dụng 2 loại từ ấy cho đúng lúc

-Tránh lạm dụng, gây khó khăn trong giao tiếp khi sử dụng.

B/TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ :

-Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh?

-Xác định từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn thơ sau:

“Mầm non mắt lim dim

Thấy mây bay hối hả

Thấy lất phất mưa phùn

Rào rào trận lá tuôn

Rải vàng đầy mặt đất”

3. Giới thiệu bài mới:

Hoc sinh giới thiệu một số từ địa phương mà mình biết.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 976Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo an Ngữ văn 9 - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5
Tiết 17:
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Giúp hshiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
-Biết sử dụng 2 loại từ ấy cho đúng lúc
-Tránh lạm dụng, gây khó khăn trong giao tiếp khi sử dụng.
B/TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :
-Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh?
-Xác định từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn thơ sau:
“Mầm non mắt lim dim
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất”
3. Giới thiệu bài mới:
Hoc sinh giới thiệu một số từ địa phương mà mình biết.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
ưHoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là từ ngữ địa phương.
Quan sát ví dụ 1,2 .Chú ý những từ in đậm, nhận xét qh về nghĩa.
-Trong 3 từ bắp, bẹ, ngô từ nào là từ chỉ dùng ở một số địa phương, từ nào phổ biến trong toàn dân?
=> Ta gọi những từ ngữ chỉ đđược sử dụng trong một số địa phương nhất định là từ ngữ địa phương, từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân là từ ngữ toàn dân.
-Học sinh đọc ghi nhớ.
-Bài tập nhanh: Các từ mè đen ,trái thơm nghĩa là gì? Chúng là địa phương ở vùng nào?
(địa phương Nam Bộ)
ưHoạt động 2 :Tìm hiểu biệt ngữ xã hội.
-Tại sao trong đoạn văn, có chỗ tg dùng từ “mẹ” , có chỗ dùng từ “mợ” ?
Trước CMT8, tầng lớp nào trong xh gọi mẹ bằng mợ gọi cha bằng cậu?
-Từ nào là từ toàn dân? từ nào chỉ dùng trong một tầng lớp xh nhất định.
-Hs đọc ví dụ b.
-Các từ “ngỗng”, “trúng tủ” nghĩa là gì? tầng lớp xh nào thường dùng các từ này?
=> hs đọc ghi nhớ .
-Bt nhanh: cho biết các từ ngữ :trẫm ,khanh ,long sàng, ngự thiện có nghĩa là gì? tầng lớp nào dùng từ này? (vua chúa triều đình phong kiến)
ư Hoạt động 3: sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xh.
-Gv nêu vấn đề: Khi sử dụng lớp từ này cần lưu ý vấn đề gì? tại sao?
-Trong các tác phẩm thơ văn, các tác giả có thể sử dụng lớp từ này, chúng có tác dụng gì?
-Có nên sử dụng tuỳ tiện không? tại sao?
=>Hs đọc ghi nhớ.
ưHoạt động 4:Luyện tâp.
I/ Từ ngữ địa phương.
-Bắp, bẹ, ngô: từ đồng nghĩa.
Bắp, bẹ -> từ địa phương.
Ngô -> từ toàn dân.
II/ Biệt ngữ xã hội:
-Mẹ, mợ: từ đồng nghĩa.
-Mẹ -> từ toàn dân.
-Mợ -> từ được dùng trong 1 tầng lớp xh.
III/ Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xh.
-Cần chú ý đến tình huống giao tiếp.
-Lạm dụng sẽ gây hiểu nhầm.
IV/ Ghi nhớ
(SGK)
V/ Luyện tập:
Làm bt 1,2,3,thảo luận bt 4
Gợi Ý Bài Tập
-Bt1:Từ ngữ địa phương:
+Nghệ tĩnh: ngái,chộ
+Nam Bộ: nón , thơm trái , chén , heo, cá lóc, ghe
+Thừa Thiên Huế : tô , bọc (cái túi)
-Bt 2: xơi gậy
-Bt 4: Một số câu thơ ca dao dùng từ địa phương:
“Bây chừ sông nước về ta 
Đi khơi đi lộng thuyền ra thuyền vào”
“Gan chi gan rứa mẹ nờ ?
Mẹ ràng cứu nước mình chờ chi ai?”
“Một trămchiếc nốc chèo xuôi
Không có chiếc mô chèo ngược đễ ta gửi lời viếng thăm”
4/ Củng cố:
- Nhắc lại những khái niệm.
5/ Dặn dò:
- Học bài 
- Soạn tóm tắt tp.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 5(1).doc