Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 02

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 02

Tuần 2- Tiết 6, 7

Ngày soạn: 6/8/10 Tiết 6, 7

 Ngày dạy:23-25 /8/10

 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH

 Ga-bri- en Gác- xi- a Mác- két

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Kiến thức: Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

- Kỹ năng:Hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

- Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về vấn đề toàn cầu- nguy cơ chiến tranh hạt nhân và kêu gọi, vận động bạn bè, cộng đồng, người thân trong gia đình cùng có trách nhiệm trong việc ngăn chặn nguy cơ đó vì một thế giới hòa bình.

* GDMT: HS thấy được sự hủy diệt của chiến tranh đối với môi trường và con người.

II. CHUẨN BỊ:

* GV: Tham khảo SGK, SGV, tranh về sự nghèo đói, sự hủy diệt của chiến tranh.

- Phương pháp: Đọc diễn cảm, gợi tìm, tái hiện.

- Hình thức tổ chức: Trả lời cá nhân, thảo luận nhóm.

* HS: Đọc văn bản, soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 18 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 02", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2- Tiết 6, 7
Ngày soạn: 6/8/10	 Tiết 6, 7
 Ngày dạy:23-25 /8/10
 ĐẤÙU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
 Ga-bri- en Gác- xi- a Mác- két
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Kiến thức: Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình..
- Kỹ năng:Hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
- Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về vấn đề toàn cầu- nguy cơ chiến tranh hạt nhân và kêu gọi, vận động bạn bè, cộng đồng, người thân trong gia đình cùng có trách nhiệm trong việc ngăn chặn nguy cơ đó vì một thế giới hòa bình.
* GDMT: HS thấy được sự hủy diệt của chiến tranh đối với môi trường và con người.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Tham khảo SGK, SGV, tranh về sự nghèo đói, sự hủy diệt của chiến tranh.
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, gợi tìm, tái hiện.
- Hình thức tổ chức: Trả lời cá nhân, thảo luận nhóm.
* HS: Đọc văn bản, soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
NỘI DUNG- TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Khởi động (5’)
1. Ổn định:
2. Kiểm bài cũ:
3. Bài mới:
Kiểm sĩ số, vệ sinh lớp.
H: Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
H: Qua văn bản, theo em cốt lõi của phong cách HCM là gì?
- Kiểm vở bài soạn.
 Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.
Lớp trưởng báo cáo
Trả lời cá nhân
Bàn về sự hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Nghe
Ghi tựa bài
HĐ2: Đọc- Hiểu văn bản (75’)
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: Ga- bri- en Gác- xi- a Mác- két
2. Tác phẩm:
Trích từ bản tham luận, đọc tại cuộc họp mặt lần thứ hai tại Mê- hi- cô (8/ 1986) của 6 nguyên thủ quốc gia bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình thế giới.
3. Bố cục: 4 phần
II. Phân tích:
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
- Xác định cụ thể thời gian: hôm nay 8/ 8/ 1986. 
- Số liệu cụ thể: 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh.
-> Tính chất hiện thực và nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
- Những tính toán lý thuyết: hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân “có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời ... hệ mặt trời”.
-> Sự tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân.
Tiết 2:
2. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó:
Đầu tư cho lĩnh Chi phí cho
vực đời sống ch/ tr hạt 
 nhân
-100 tỉ đô la cho -chỉ gần
 	 bằng
500 triệu trẻ em 100 máy bay
nghèo thế giới 7000 tên lửa. 
-Phòng bệnh cho -Chỉ bằng
hơn 1 tỉ người và10 tàu sân 
cứu 14 triệu bay. 
trẻem châu Phi.
-Tiếp tế 575 - Bằng 149
triệu người thiếu tên lửa MX.
dinh dưỡng.
-Tiền nông cụ -Bằng 27 cho các nước tên lửa MX
 nghèo. 
-Chi phí cho -Bằng tiền 2
xóa nạn mù chiếc tàu 
chữ toàn thế ngầm mang 
giới. vũ khí hạt 
 nhân.
-> Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lý của cuộc chạy đua và chuẩn bị chiến tranh hạt nhân.
 Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống con người.
3. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lý trí của con người, phản lại sự tiến hóa của tự nhiên:
 Dẫn chứng khoa học về địa chất, cổ sinh học, nguồn gốc, sự tiến hóa của sự sống trên trái đất là quá trình được tính bằng hằng triệu năm.
-> phản tự nhiên, phản tiến hóa.
4. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình:
- Mọi người tích cực đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Mác- két đề nghị: lập nhà băng lưu trữ trí nhớ để lưu trữ sau tai họa hạt nhân.
Gọi HS đọc phần chú thích về tác giả.
GV khái quát những nét chính về tác giả: Ga- bri- en Gác- xi- a Mác- két, nhà văn Cô- lôm- bi- a, sinh năm 1928, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết và nhiều tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Trăm năm cô đơn (1967), được Pháp công nhận là cuốn sách nước ngoài hay nhất trong năm và được giới phê bình văn học Mỹ xếp vào một trong 12 cuốn sách hay nhất của văn học thế giới vào những năm 60 của thế kỉ XX. Mác- két được nhận giải thưởng Nô- ben về văn học năm 1982.
H: Văn bản trích từ đâu?
GV giới thiệu thêm về 6 nước: Ấn Độ, Mê- hi- cô, Thụy Điển, Ác- hen- ti-na, Hi Lạp, Tan- da- ni- a.
Hướng dẫn đọc văn bản:giọng rõ ràng, dứt khoát, đanh thép. Chú ý các từ phiên âm, từ viết tắt.
Gv đọc mẫu một đoạn.
Gọi HS đọc chú thích 1, 3, 4, 5, 6.
H: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào?
Viết theo loại văn bản nào?
H: Luận điểm chủ chốt mà tác giả nêu và tìm cách giải quyết trong văn bản là gì?
H: Hệ thống luận cứ, luận chứng để làm rõ luận điểm được triển khai như thế nào?
GV chốt ý về luận điểm, luận cứ.
* Chuyển ý: Sau đây chúng ta sẽ phân tích các luận cứ.
Gọi HS đọc lại phần 1.
H: Trong phần mở đầu, nguy cơ chiến tranh hạt nhân được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?
H: Những thời điểm và con số cụ thể được nêu ra có tác dụng gì?
H: Hãy phân tích cách tính toán về nguy cơ của 4 tấn thuốc nổ có gì đáng chú ý?
GV : Những con số mà Mác- két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người về nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.
H: Thực tế em biết được những nước nào đã sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân?
H: Em có nhận xét gì về cách vào đề và lập luận của tác giả?
H: Điều đó có ý nghĩa gì?
GV : Về cách lập luận để gây ấn tượng mạnh hơn, tác giả còn so sánh với điển tích phương Tây- thần thoại Hy Lạp- thang gươm Đa- mô- clét và bệnh dịch hạch.
* Chuyển ý: Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cuộc chạy đua vũ trang có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người mà văn bản đề cập.
Gọi HS đọc tiếp phần 2.
H: Phần này tác giả đã triển khai luận điểm bằng luận cứ gì?
Hướng dẫn HS lập bảng so sánh, tìm ra các chứng cứ cho thấy sự tốn kém và phi lý của chạy đua vũ trang hạt nhân.
H: Chi phí đầu tư cho các lĩnh vực đời sống XH với chi phí chuẩn bị cho ch/ tr hạt nhân được so sánh bằng những số liệu cụ thể như thế nào?
H: Cách đưa dẫn chứng và so sánh của tác giả có ý nghĩa như thế nào?
H: Khi sự thiếu hụt về điều kiện sống vẫn diễn ra, không có khả năng thực hiện thì vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại, điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Cho HS xem một số tranh ảnh các nước nghèo.
H: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
GV chốt ý: Cách lập luận đơn giản mà có sức thuyết phục bằng cách đưa ra các ví dụ so sánh, nhiều số liệu cụ thể -> lĩnh vực chi phí cho chạy đua vũ trang là cực kì tốn kém, phi lý.
*GDMT: Các cuộc chạy đua vũ trang đã làm hao tốn tiền của một cách phi lí và đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống của con người như thế nào?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu luận cứ thứ ba mà tác giả đã đưa ra.
Yêu cầu HS đọc lại phần 3 và nêu luận cứ 3.
H: Hãy giải thích lý trí của tự nhiên là gì?
H: Để chứng minh cho nhận định của mình tác giả đưa ra những dẫn chứng về mặt nào?
H: Những dẫn chứng ấy có ý nghĩa như thế nào đ/ v vấn đề đặt ra của văn bản?
H: Nhận xét về cách lập luận của tác giả?
GV giảng: Sử dụng lối lập luận tương phản về thời gian- quá trình hình thành sự sống văn minh nhân loại phải trải qua hàng triệu năm, còn hủy diệt trái đất chỉ diễn ra trong nháy mắt.
* Chuyển ý: Vậy thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta sẽ như thế nào trước tình hình của thế giới hiện nay.
Gọi HS đọc tiếp phần 4.
H: Phần 4 đặt ra điều gì?
H: Trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa loài người và sự sống trên trái đất, thái độ của tác giả như thế nào?
GV liên hệ thực tế: Thái độ tích cực của mỗi người là phải đoàn kết xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì thế giới hòa bình, phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng tích vũ khí hạt nhân ( I- Rắc, I- Ran, Triều Tiên, Trung Quốc ...).
H: Phần kết tác giả đưa ra lời đề nghị gì?
H: Em hiểu ý nghĩa của lời đề nghị đó như thế nào?
GV chốt ý: Mác- két đã có cách nói đặc sắc độc đáo lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa cuộc sống hòa bình của các dân tộc và nhân loại.
Đọc chú thích *
Nghe
Trả lời cá nhân
Nghe
Nghe
2 HS đọc tiếp theo
Đọc
Trả lời cá nhân
Nghị luận chính trị- xã hội
Văn bản nhật dụng.
Trả lời cá nhân
- Luận điểm: Nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thế giới. 
- Đấu tranh chống lại và xóa bỏ nguy cơ này vì một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.
HS dựa vào văn bản để khái quát mạch lập luận, 
đánh dấu trong SGK.
Luận cứ:
- Kho vũ khí hạt nhân tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất.
- Chạy đua vũ trang hạt nhân làm mất đi khả năng cải thiện đời sống con người.
- Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
- Tất cả nhân loại có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình.
Trả lời cá nhân
Vào đề trực tiếp bằng câu hỏi rồi tự trả lời bằng một thời điểm cụ thể, những con số cụ thể -> chứng cứ xác thực.
Trả lời cá nhân
Nêu lên nguy cơ, hiểm họa khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân.
Trả lơ ... g cụ thể trong đời sống như các loài hoa, di tích, môi trường ... cũng cần vận dụng phương pháp miêu tả để làm cho đối tượng hiện lên cụ thểm gần gũi, dễ cảm, dễ nhận. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
Lớp trưởng báo cáo
Trả lời cá nhân
Các tổ trưởng báo cáo
Nghe
Ghi tựa bài
HĐ2: Hình thành kiến thức mới (25’)
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
Gọi 2 HS đọc văn bản “ Cây chuối trong đời sống Việt Nam”.
H: Hãy giải thích nhan đề văn bản?
H: Tìm và gạch dưới những câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?
GV nhận xét, bổ sung.
H: Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó?
Gợi ý: HS chú ý đoạn đầu tả cây chuối trứng cuốc, chuối xanh.
GV nhận xét yếu tố miêu tả và bổ sung.
H: Em hiểu vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong việc thuyết minh như thế nào?
H: Theo em những đối tượng nào cần sự miêu tả khi thuyết minh?
H: Em hãy cho biết thêm công dụng của thân cây chuối, lá chuối, nõn chuối, bắp chuối ...?
H: Em có nhận xét gì về đặc điểm thuyết minh cây chuối?
H: Từ đó em rút ra điều gì để bài văn thuyết minh em sinh động, hấp dẫn? Có tác dụng gì?
GV khái quát ý- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Chuyển ý: 
Trả lời cá nhân
Vai trò và tác dụng của cây chuối với đời sống con người.
Trả lời cá nhân
- Đặc điểm:
+ Chuối nơi nào cũng có (câu 1).
+ Cây chuối là thức ăn thức dụng từ ... quả.
+ Những loại chuối và công dụng:
* Chuối chín để ăn.
* Chuối xanh để chế biến thức ăn.
* Chuối để thờ cúng.
Trả lời cá nhân
- Miêu tả:
+ Câu 1: thân chuối mềm vươn lên như những cột trụ.
+ Câu 3: Chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận.
+ Câu 4: Chuối phát triển ... cháu lũ.
+ Chuối xanh có vị chát ... món gỏi.
- Tác dụng: gợi hình ảnh, hình tượng, hình dung về sự vật.
Trả lời cá nhân
Miêu tả trong thuyết minh -> sinh động, hấp dẫn, sự vật được tái hiện cụ thể.
Trả lời cá nhân
Các loài cây, di tích, thành phố, sự vật.
Trả lời cá nhân
Rau ghém, gói nem, gói quà, gói bánh.
Trả lời cá nhân
 Khách quan, tiêu biểu.
Trả lời cá nhân
Sử dụng yếu tố miêu tả
-> Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập (13’)
III. Luyện tập:
1. Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh:
- Thân cây chuối có hình dáng thẳng đứng tròn như những chiếc cột nhà sơn màu hồng.
- Lá chuối tươi xanh mướt to như những chiếc phản.
- Lá chuối khô màu vàng sậm dùng để gói bánh nếp, bánh gai.
- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.
- Bắp chuối khi to trĩu xuống lộ ra màu đỏ.
- Quả chuối chín vàng, vừa bắt mắt, vừa có mùi vị đặc biệt, thơm ngon.
2. Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn:
- Tách là loại ... có tai.
- Chén của ta không có tai.
- Khi mời ai ... rất nóng.
3. Chỉ ra những câu miêu tả trong văn bản “ Trò chơi ngày xuân”:
- Qua sông Hồng, sông Đuống ... mượt mà.
- Lân được trang trí ... tiết đẹp.
- Bàn cờ là sân ... quân cờ.
- Hai tướng ... lộng lẫy.
- Sau hiệu lệnh ... lao vút.
Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1.
H: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh?
Tổ chức HS thảo luận (3’)
Phân làm 3 nhóm, mỗi nhóm 2 câu- yêu cầu vận dụng yếu tố miêu tả.
GV gợi ý một số điểm tiêu biểu.
GV nhận xét, kết luận và cho ghi vào vở.
GV hướng dẫn HS đọc bài tập 2.
H: Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
GV kết luận
Gọi HS đọc bài tập 3 và xác định yêu cầu bài tập.
H: Hãy tìm các câu miêu tả trong văn bản “ Trò chơi ngày xuân”?
GV nhận xét, bổ sung.
Thảo luận và làm vào bảng phụ.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Đọc
Trả lời cá nhân
Đọc
Trả lời cá nhân
HĐ 4: Củng cố- Dặn dò (2’)
H: Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp với yếu tố nào? 
H: Miêu tả có tác dụng như thế nào trong văn thuyết minh?
- Về làm bài tập 3.
- Chuẩn bị “ Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh”.
+ Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam”.
Trả lời cá nhân
Nghe. Ghi nhận và thực hiện.
Tuần 2- Tiết 10
Ngày soạn: 7/8/10	 
 Ngày dạy: 28/8/10 
 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ 
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Kiến thức:Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Kỹ năng: Kĩ năng diễn đạt trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Thái độ: Có ý thức viết bài văn thuyết minh có kết hợp yếu tố miêu tả.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Tham khảo SGK, SGV, lập dàn ý.
- Phương pháp: Vấn đáp, thực hành giao tiếp.
- Hình thức tổ chức: Trả lời cá nhân, thảo luận nhóm.
* HS: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý theo đề bài cho sẵn, viết đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
NỘI DUNG- TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Khởi động (5’)
1. Ổn định:
2. Kiểm bài cũ:
3. Bài mới:
Kiểm sĩ số, vệ sinh lớp.
H: Miêu tả có tác dụng như thế nào trong văn bản thuyết minh?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 Hôm nay, ta sẽ được thực hành về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Lớp trưởng báo cáo
Trả lời cá nhân
Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn
Nghe
Ghi tựa bài
HĐ2: Hình thành kiến thức mới (38’)
Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
 1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Kiểu bài: Thuyết minh.
- Nội dung: Con trâu ở 
làng quê.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam.
b. Thân bài:
- Ở làng quê VN, con trâu gắn liền với nông dân “ con trâu là đầu cơ nghiệp”.
- Nguồn gốc của con trâu VN, đặc điểm, cấu tạo cơ thể ...
- Con trâu trong việc cày ruộng: kéo cày, bừa, kéo xe chở lúa, chở thóc ...
- Con trâu trong lễ hội đình đám: lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (9/ 8âl), lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
- Con trâu là nguồn cung cấp thịt, da, sừng dùng làm đồ mỹ nghệ.
- Con trâu là tài sản lớn của người nông dân.
- Con trâu với tuổi thơ ở nông dân: cảnh trẻ em chăn trâu, thổi sáo trên lưng trâu, hình ảnh con trâu cần cù gặm cỏ ...
c. Kết bài:
Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
3. Viết đoạn văn thuyết minh có yếu tố miêu tả:
 Từ ngàn xưa, người nông dân quanh năm vất vả, một nắng hai sương ở ngoài đồng để làm nên hạt lúa. Thành quả của họ nuôi sống cả xã hội. Trong thành tích đó có công của chú trâu chậm chạp nhưng cần mẫn. Hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:
 Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Gọi HS đọc lại đề bài.
H: Đề bài thuộc kiểu bài gì?
H: Yêu cầu trình bày vấn đề gì?
H: Theo em, đ/ v đề bài này cần phải trình bày những ý gì?
GV nhận xét, bổ sung.
H: Mở bài em cần giới thiệu gì?
GV gợi ý: Con trâu là hình ảnh quen thuộc trên những cánh đồng của nước ta từ Nam ra Bắc.
H: Phần thân bài em cần thuyết minh những đặc điểm nào của đối tượng?
Tổ chức HS thảo luận lập dàn ý cho đề bài.
H: Đối với làng quê, trâu là một con vật như thế nào?
H: Trâu có nguồn gốc từ đâu?
H: Trên đồng ruộng, con trâu gắn bó với người nông dân qua những công việc gì?
H: Trong các lễ hội, đình đám trâu dùng để làm gì?
H: Con trâu ngoài giúp người nông dân trên đồng ruộng, trâu còn có ích lợi gì đ/ v đời sống con người?
H: Con trâu gắn bó với tuổi thơ như thế nào?
H: Phần kết bài em cần khái quát điều gì?
GV phân nhóm, mỗi nhóm viết đoạn văn trình bày 1 ý.
- Nhóm 1: Con trâu ở làng quê VN.
- Nhóm 2: Con trâu trong công việc làm ruộng.
- Nhóm 3: Con trâu trong một số lễ hội.
- Nhóm 4: Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
Gợi ý đoạn: Con trâu trong công việc làm ruộng.
 “ Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.
 Trâu sớm hôm gắn bó với người nông dân là ở công việc cày ruộng, bừa đất, kéo xe chở lúa. Dù dưới cái nắng gay gắt chói chang hoặc dưới những cơn mưa như trút nước trâu vẫn gồng mình kéo chiếc cày cắm sâu dưới đất bùn để cho đất tơi xốp.
Gọi một số HS đọc đoạn văn.
GV đọc cho HS nghe một số đoạn văn mẫu.
Trả lời cá nhân
Kiểu bài thuyết minh.
Trả lời cá nhân
Vai trò, vị trí của con trâu trong đời sống của người nông dân.
Trả lời cá nhân
- Con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Con trâu với nghề nông.
- Con trâu trong các lễ hội.
- Con trâu với tuổi thơ.
- Con trâu đ/ v cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mỹ nghệ.
Trả lời cá nhân
Giới thiệu chung về con trâu.
Thảo luận nhóm
Nêu 5 đặc điểm cần thuyết minh ở trên
Ghi kết quả vào bảng phụ
Cử đại diện trình bày
Trả lời cá nhân
Trâu gắn liền với đời sống nông dân.
Trả lời cá nhân
Từ xa xưa
Trả lời cá nhân
Sức kéo là chủ yếu
Trả lời cá nhân
- Lễ vật tế thần.
- Hội chọi trâu, đâm trâu ...
Trả lời cá nhân
Cung cấp thực phẩm , nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ.
Trả lời cá nhân
Trẻ em đi chăn trâu, cưỡi trên lưng trâu, thả diều trên lưng trâu.
Trả lời cá nhân
Nêu cảm nghĩ của em về con trâu trong tình cảm của người nông dân.
HS khác nhận xét
HĐ 3: Củng cố- Dặn dò (2’)
Nhận xét, rút kinh nghiệm về cách sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Đọc thêm bài “ Dừa sáp”.
- Chuẩn bị đề bài 1, 2, 3 SGK/ 42.
- Chuẩn bị: Tuyên bố thế giới ...
+ Trả lời câu hỏi theo mục Đọc- Hiểu văn bản.
Nghe
Đọc
Nghe. Ghi nhận và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_02.doc