Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 7 - GV: Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 7 - GV: Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong

TUẦN 1

 TIẾT 1 Ngày soạn:

 Ngày dạy:

Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T1)

 (Lê Anh Trà )

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến Thức:

 - Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 - Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kĩ năng:

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập

 - Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp bài mới.)

3. Bài mới:

 - Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới .Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn , một con người của nền văn hoá tương lai

 

doc 55 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến 7 - GV: Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1 
 TIẾT 1 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T1)
 (Lê Anh Trà )
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập
 - Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp bài mới.)
3. Bài mới: 
 - Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới .Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn , một con người của nền văn hoá tương lai 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: giới thiệu chung
Gv giới thiệu vài nét về t/g và xuất xứ của tác phẩm..
? Nêu những hiểu biết chung của em về tác giả HCM
? Về mặt nội dung văn bản này thuộc văn bản gì? sử dụng yếu tố gì ?
? Vì sao em biết văn bản thuộc thể loại đó?
(văn bản nhật dụng,có yếu tố nghị luận)
Hs: phát biểu cá nhân, tại chỗ.
*HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản
Cho hs đọc văn bản 2 lần và hiểu các chú thích khó trong sgk
? Nên chia văn bản này thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần dung từng phần?
Hs: thảo luận cặp, trình bày
Gv:chốt
Gv: hướng dẫn hs phân tích chi tiết.
? Em hãy nêu những con đường hình thành nên phong cách HCM?
? Tác giả đánh giá vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh ra sao?
(hiểu biết văn hóa thế giới sâu rộng và uyên thâm)
Hs: trả lời
Gv: định hướng
? Vì sao Người có được vốn văn hóa uyên thâm và sâu rộng như vậy?
Hs: thảo luận (3’) trình bày
Gv: nhận xét câu trả lời của Hs, chốt
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- Bài tập : Những biểu hiện cụ thể trong phong cách Hồ Chí Minh?
- Học bài soạn tiếp tiết 2 của văn bản
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: 
Hồ Chí Minh ( SGK/7 T2)
2. Tác phẩm
Văn bản trích từ bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn liền với cái giản dị của Lê Anh Trà, in trong tập Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam , Viện văn hoá và xuất bản Hà Nội 
3. Thể loại
Văn bản nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – tìm hiểu từ khó.
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục
 Văn bản trích chia làm 3 phần:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”->Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
+ Đoạn 2: Tiếp đến “ Hạ tắm ao”->Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
+ Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý 
nghĩa của phong cách văn hoá HCM
b. Phân tích
b1: Con đường hình thành nên phong cách văn hóa Hồ Chí Minh
 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có vốn tri thức văn hóa thế giới sâu rộng và uyên thâm vì:
+ Đi nhiều nơi ,có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa,thạo nhiều thứ tiếng.
+ Ham học hỏi ,dày công học tập ,rèn luyện không ngừng
+ Tiếp thu và biết chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Giữ gìn và biết kết hợp văn hóa truyền thống với nét đẹp văn hóa nhân loại.
=>Những nhân tố trên tạo nên ở Người một phong cách văn hóa hiện đại mà rất Việt Nam.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
E. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....
 ************************************************
TUẦN 1 
 TIẾT 2 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T2)
 (Lê Anh Trà)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập
 - Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại ,vấn đáp, thảo luận
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Câu hỏi: Phong cách văn hoá Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào?
	 Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
	 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới: 
 Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vể đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu tiếp mục II.2
GV liên hệ cách học của Bác: học mọi lúc mọi nơi,biết chọn lọc cái hay,phê phán cái dở.
Giới trẻ hiện nay tiếp thu văn hóa ngoại lai căng:tóc nhuộm, quần xẻ ống.có phù hợp không? 
? Vẽ đẹp trong lối sống của Bác là gì?
(Lối sống giản dị của Bác thể hiện ở những chi tiết nào? )
Hs; phát hiện.
? Vậy những nhân tố trên đã tạo nên ở người một phong cách, một lối sống như thế nào?
Hs: suy nghĩ độc lập trả lời.
GV kể những mẫu chuyện nhỏ về lối sống giản dị của Bác.
Liên hệ lối sống của cán bộ hiện nay
GV liên hệ giáo dục tư tưởng cho học sinh.
GV cho hs xem một số hình ảnh của Bác với nhân dân.( cày ruộng,trồng cây,kéo lưới,cho cá ăn
Hướng dẫn hs tìm hiểu nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học ở nhà.
Gv: Hướng dẫn hs tự học ở nhà và soạn bài mới tiếp theo.
b2: Vẻ đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh:
 Người có một lối sống rất giản dị:
+ Nơi ở nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn vài ba phòng, ao cá
+ Trang phục giản dị: áo bà ba, dép lốp thô sơ
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa cà
=> Lối sống của một vị Chủ tịch nước nhưng rất giản dị, thanh cao, không xa hoa lãng phí.
c. Tổng kết:
 * Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. 
 * Ý nghĩa văn bản: 
 Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóa của HCM trong nhận thức và trong hanh động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu chọn lọc và phát huy văn hóa, bản sắc dân tộc.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tìm đọc những mẫu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
- Đọc lại văn bản“ ĐTGDCBH” (SGK /7).
- Soạn trước bài : Các phương châm hội thoại.
E. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
. ************************************************
TUẦN 1 
 TIẾT 3 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tiếng Việt : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được các phương châm về lượng và chất. Trong giao tiếp.
- Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến Thức:
 - Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và chất.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp.
 - Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tự hào về tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại ,vấn đáp, thảo luận, thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp bài mới.)
3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài:Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai XH trong hội thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Phương châm về lượng
Phương châm về chất
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu mụ I SGK
HS: Đọc vd 1 trong SGK
? Theo em câu trả lời của Ba có đáp ứng điều An muốn biết không? Vì sao?
? Ba cần trả lời ra sao để an hiểu?
HS:Thảo luận, trình bày
Gv: nhận xét.
? Muốn người khác hiểu, khi giao tiếp ta phải như thế nào?
(gv lấy ví dụ liên hệ thực tế)
Gv: hướng dẫn hs tìm hiểu vd 2 SGK
? Vì sao truyện lại gây cười, truyện phê phán điều gì?
Hs: suy nghĩ trả lời.
? Vậy khi giao tiếp ta phải nói như thế nào?
? Vậy trong giao tiếp ta nên tránh điều gì?
Cần phải nói ra sao?
Hs: dựa vào nội dung ghi nhớ SGK trình bày.
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập.
Gv: hướng dẫn hs thực hiện các bài tập trong SGK.
Bài 1:
GV: Đọc yêu cầu đề bài
HS: Thảo luận nhóm trình bày
GV: Chốt , sửa sai
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học ở nhà
Gv: yêu cầu hs sưu tầm một đoạn hội thoại bất kì có vi phạm những phương châm hội thoại đã học, chữa lại cho đúng.
I. BÀI HỌC
1. Phương châm về lượng
* Ví dụ 1/ SGK
- Ba trả lời không đúng với điều An muốn biết
Không đúng với nội dung An hỏi.
-> Câu trả lời mơ hồ về nghĩa.
* Ví dụ 2 : “ Chuyện lợn cưới áo mới”
- Câu hỏi thừa từ “cưới”
- Câu trả lời thừa cụm từ “ từ lúcnày”
 -> Câu chuyện đáng cười
Ghi nhớ : khi giao tiếp cần nói đúng, nói đủ nội dung, không nên nói thiếu, nói thừa nội dung.
2. Phương châm về chất
* Ví dụ: Câu chuyện Qủa bí khổng lồ
Chuyện phê phán người có tính hay nói khoác.
 Vậy khi giao tiếp ta cần nói đúng sự thật.
* Ghi nhớ SGK
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1 : Vi phạm phương châm về lượng:
a. Thừa cụm từ “Nuôi ở nhà”.
Thừa cụm từ “ Có hai cánh”
Bài 2: 
Nói có sách mách có chứng.
Nói dối 
Nói mò.
Nói nhăng nói cuội.
Nói trạng.
Bài 3: Vi phạm phương châm về lượng.
Thừa cụm từ “ Nói cuội được không
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Hệ thống lại hai  ... ách kể truyện, miêu tả)
? Nội dung cơ bản của đoạn trích?
- HS :Thực hiện phần ghi nhớ SGK
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Phát biểu ý kiến của em về vai trò của đồng tiền trong đoạn trích 
- Học bài, Chuẩn bị bài mới:Miêu tả trong văn tự sự
- Đọc thêm :
Sao Trời giở thói đa đoan?
Giai nhân nỡ để lên bàn cân đo!
Cũng giao giá cũng ỡm ờ.
Cò kè thêm bớt bày trò con buôn.
Nghìn năm sau hẳn vẵn còn
Rùng mình ghê tởm chuyện buồn bán mua!
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: 
2.Tác phẩm:
- Vị trí đoạn trích : Nằm ở phẩn thứ hai ( gia biến và lưu lạc ) Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai hoạ. Đoạn này nói về Mã Giám Sinh đến mua Kiều.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:2 phần.
- Phần 1: Đến “kíp ra ” Mã Giám Sinh đến nhà Kiều.
- Phần 2: ( còn lại ) việc mua bán Kiều.
b. Phương thức biểu đạt:
c. Đại ý: 
d. Phân tích :
*Nhân vật Mã Giám Sinh:
- Viễn khách:khách ở xa đến
- Ngoại hình: 
+ Tuổi tác và diện mạo:- Trạc tứ tuần
 - Mày râu nhẵn nhụi
 - Aó quần bảnh bao
+ Hành vi lời nói: Tên rằng,quê rằng.
-> Lời nói cộc lốc ,thiếu văn hóa
+ Cử chỉ : Tót sỗ sàng-> Bất lịch sự,vô học,trơ trẽn.
=> Qua ngoại hình ,tính cách tác giả phơi bày chân tướng tên họ Mã
- Bản chất:
+ Cò kè bớt 1 thêm 2-> Xem Kiều như một món hàng
+ Thờ ơ ,vô cảm trước nỗi tủi hổ của Kiều
=> Một tên buôn người lọc lõi đê tiện.
* Cuộc mua bán:
Thuý Kiều:
- Bước đi một bước, lệ mấy hàng
Ngại ngùng buồn như cúc, gầy như mai
-> Nghệ thuật so sánh,Kiều vô cùng đau đớn xót xa
Mụ mối:
- Vén tóc bắt tay, đắn đo cân sắc cân tài, ép cung,thử bài quạt thơ, tuỳ cơ dặt dìu
=> Mụ sành sỏi trong việc mua bán người
mụ coi nàng Kiều là một món hàng để mụ kiếm lời
III.Tổng kết:
a.Nghệ thuật: 
- Miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh : Diện mạo, hành độmg, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật phản diện thể hiện bản chất xấu xa, đê hèn.
- Sử dụng từ ngữ kể lại cuaộc mua bán.
b.Nội dung:
- Đoạn trích làm nổi bật bản chất bịp bợm của Mã Giám Sinh, qua đó tác giả lên án hành vi bản chất xấu xa của kể buôn người và tố cáo xã hội bị đồng tiền ngự trị. Đồng thời thể hiện tấm lòng cảm thương ,xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
 ************************************************
TUẦN 7 
TIẾT 33 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tập làm văn: MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được vai trò miêu tả trong văn tự sự
 - Vân dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc - hiểu văn bản. 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
 - Vai trò tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng: 
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự
- Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích.
 3. Thái độ: 
 - Hiểu rõ vai trò tác dụng của yếu tố miêu tả để viết văn hay hơn.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - KT sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
 - Ở chương trình NV 8, chúng ta đó được tìm hiểu “Miêu tả và bản chất trong VB tự sự”. Giờ học hôm nay chúng ta cũng tìm hiểu tiếp vai trò của miêu tả trong VB tự sự. Từ đó các em vận dụng viết các đoạn văn bài văn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 :Miêu tả trong văn bản tự sự:
- 2 HS đọc VD.
? Đoạn trích trên kể về trận đánh nào?
- HS: Trận đánh đồn Ngọc Hồi.
? Trong trận đánh này Quang Trung xuất hiện như thế nào?
- HS: Quang Trung chỉ huy tướng sĩ: Rất mưu trí, oai phong.
? Hãy chỉ ra các chi tiết MT trong đoạn trích? Các chi tiết ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
- HS:Thảo luận trả lời 
- GV : Chốt ý
? Bạn kể lại ND đoạn trích với 4 sự việc (SGK tr91) đó được chưa, vì sao?
- HS: Mới chỉ là liệt kê các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian và mới chỉ trả lời được câu hỏi “việc gì đó xảy ra” chưa trả lời được xảy ra ntn? Chưa sử dụng yếu tố miêu tả.=> Câu chuyện khô khan, không sinh động.
? Hãy rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò ntn đối với VB tự sự?
1 HS đọc ghi nhớ.SGK
* HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Làm vào vở
- Trình bày trước lớp -> Nhận xét
- GV đánh giá
 - Đọc yêu cầu BT
- Làm miệng trước lớp
- HS nhận xét
- GV đánh giá.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- GV hệ thống, khắc sâu ND.
- Hướng dẫn HS về nhà học và làm BT, chuẩn bị bài.
 + Vận dụng vào việc các đoạn văn, văn bản.
- Học bài + làm bài tập 2 (SGK/92) + 2,3,4 (SBT/38,39)
 - Soạn : “Kiều ở lầu ngưng bích”
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Miêu tả trong văn bản tự sự:
a. Ví dụ: đoạn trích (SGK tr 91)
- Đoạn trích kể về quân Tây Sơn đánh đồn Ngọc Hồi
- Trong trận đánh vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ: Rất mưu trí, oai phong.
+ Các chi tiết miêu tả:
+ “Nhân có gió bấc làm hại mình”
+ “Quõn Thanh chống mà chết”
+ “Quân Tây Sơn thừa lung tung”
=>Làm nổi bật quân Thanh và quân Tây Sơn.
b. Kết luận: 
Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
*Ghi nhớ: ( SGK/92)
II. LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1: SGK tr/ 92.
- Thuý Vân
 “mây thuamàu da”
 “Khuân trăng đầy đặn nét ngài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt”
- Thuý Kiều
 “Làn thu thuỷ
 Liễu hờn kém xanh”
Bài tập 2: 
- Tả cảnh: “Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
 “Tà tà bóng ngả về tây
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
 => VB sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ.
Bài tập 3: SGK tr/92
- Giải thích trước lớp về vẻ đẹp chị em Thuý Kiều.
- Gợi ý: dựa vào VB “Chị em Thuý Kiều”
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
 ************************************************
TUẦN 7 
TIẾT 34, 35 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Văn bản : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 ( Bài Viết Ở Lớp ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Biết vận dụng những kiến thức đó học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả
cảnh vật, con người, hành động 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Biết vận dụng những kiến thức đó học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả
cảnh vật, con người, hành động. 
 2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc trong giờ làm bài
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho giờ viết bài của H/s
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Chúng ta đã ôn lại văn tự sự kết hợp với miêu tả. Hôm nay chúng ta sẽ thực ành viết bài về văn miêu tả kết hợp với tự sự.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Đề bài :
- GV chép đề bài lên bảng.
* HOẠT ĐỘNG 2 :Yêu cầu chung: 
- GV: Nêu yêu cầu chung:
? Xác định kiểu văn bản cần tạo lập?
? Để tạo lập được VB này, ta cần vận dụng những kĩ năng nào vào bài viết?
? VB tạo lập cần cần đảm bảo những nội dung gì?
- GV: Nêu yêu cầu của bài viết. Những yêu cầu về thái độ trong giờ viết bài của học sinh.
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đó học (dung từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả...)
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến quý trọng mỏi trường mình đã học với kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
2. Hình thức: 
- Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể chuyện.
- Hình thức viết bài: Lá thư gửi người bạn cũ.
- Bài viết kết hợp tự sự + miêu tả.
- Trình bày sạch, đẹp, khoa học.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đó học (dung từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả...)
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến quý trọng ngôi trường mình đã học với kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- GV thu bài
- Nhận xét giờ viết bài của H/s
 - Trao dồi vốn từ.
I. ĐỀ BÀI 
 - Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
1. Nội dung: 
- Kiểu văn bản: Tự sự
- Vận dụng các kĩ năng: Kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả.
- Các nội dung cần nêu ra trong bài làm.
 + Vị trí của người kể chuyện: đó trưởng thành, có một công việc, một vị trí nào đó trong xã hội, mong trở lại thăm ngôi trường cũ.
 + Lí do trở lại thăm trường (đi công tác qua, hè về quê tới thăm trường)
 + Đến thăm trường vào buổi nào?
 + Đến thăm trường đi với ai?
 + Đến trường gặp ai?
 + Quang cảnh trường như thế nào? (có gì thay đổi, có gì còn nguyên vẹn? )
 + Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mình học ( Những gì gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào? )
2. Đáp án chấm:
a. Mở bài: (1 điểm)
 + Lí do viết thư của bạn.
b. Thân bài: (7 điểm)
Nội dung bức thư
 + Lời thăm hỏi bạn.
 + Kể cho (nghe) biết về buổi thăm trường đầy xúc động:
 . Lí do trở lại thăm trường
 . Thời gian đến thăm trường
 . Đến thăm trường với ai?
 . Quang cảnh trường ntn?
 . Suy nghĩ của bản thân
c. Kết bài: (1 điểm)
- Lời chúc, lời chào, lời hứa hẹn.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_1_den_7_gv_tran_van_huy_truong_thcs_l.doc