Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 1 đến tuần 34

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 1 đến tuần 34

I.Mục tiêu cần đạt

Giúp HS thấy rõ vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh:Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại,dân tộc và nhân loại,vĩ đại và bình dị.Từ lòng kính yêu,tự hào về Bác Hồ,HS có ý thức tu dưỡng,học tập và rèn luyện theo gương của Bác.

-Rèn kỹ năng đọc,tìm hiểu,phân tích văn bản nhật dụng

II. Chuẩn bị

-Dự kiến tích hợp với Tiếng Việt ở bài Các phương châm hội thoại,với TLV ở bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thyết minh,với văn bản đã học ở lớp 7 Đức tính giản dị của Bác Hồ,với những hiểu biết của HS về Bác

- Tranh ảnh về nơi ở và làm việc của Bác

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định (1p)

2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS (5P)

3. Bài mới : Giới thiệu bài (1p)

 

doc 309 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 1 đến tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày soạn: 
TIẾT 1-2 Ngày dạy: BÀI 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 -Lê Anh Trà-
I.Mục tiêu cần đạt
Giúp HS thấy rõ vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh:Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại,dân tộc và nhân loại,vĩ đại và bình dị.Từ lòng kính yêu,tự hào về Bác Hồ,HS có ý thức tu dưỡng,học tập và rèn luyện theo gương của Bác.
-Rèn kỹ năng đọc,tìm hiểu,phân tích văn bản nhật dụng
II. Chuẩn bị
-Dự kiến tích hợp với Tiếng Việt ở bài Các phương châm hội thoại,với TLV ở bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thyết minh,với văn bản đã học ở lớp 7 Đức tính giản dị của Bác Hồ,với những hiểu biết của HS về Bác
- Tranh ảnh về nơi ở và làm việc của Bác
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định (1p)
Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS (5P)
Bài mới : Giới thiệu bài (1p)
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG 1 (5P) Giới thiệu chung về đoạn trích
GV giới thiệu xuất xứ của đoạn trích
HOẠT ĐỘNG 2 (33P) Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản
-Đọc: Giọng chậm rãi,bình tĩnh.GV đọc một đoạn,gọi HS đọc tiếp cho đến hết bài.GV nhận xét cách đọc
-Giải thích từ khó:Chọn,kiểm tra một vài từ khó trong 12 từ khó đã được chú thích trong sgk/7.Giải thích thêm từ:Bất giác:một cách tự nhiên,ngẫu nhiên,không dự định trước
Đạm bạc:sơ sài,giản dị,không cầu kì,bày vẽ
(?) Văn bản này thuộc kiểu loại văn bản gì? (VBND) Vì sao em biết?(Bài PCHCM Thuộc chủ đề về hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.Tuy nhiên bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài.Bởi lẽ việc học tập,rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực,thường xuyên của các thế hệ người VN,nhất là lớp trẻ)
(?) Nhắc lại,thế nào là văn bản nhật dụng? Ở lớp 6,7,8 chúng ta học những văn bản nào thuộc kiểu loại VBND?
(?) Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung mỗi đoạn? - 3 đoạn :
+ Đ1: Từ đầu.rất hiện đại:Qúa trình hình thành phong cách văn hoá HCM
+ Đ2: Tiếp ..hạ tắm ao:Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ
+Đ3: Còn lại: Ý nghĩa của phong cách HCM
 HS đọc lại đoạn 1
(?) Vốn trí thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch HCM sâu rộng ntn? (ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới,văn hoá thế giới sâu sắc như Bác Hồ)
(?) Bằng những con đường nào người có được vốn văn hoá ấy? (Để có được vốn văn hoá ấy không phải tự nhiên mà Bác đã dày công học tập,rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm,suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân. Đi nhiều,có điều kiện tiếp xúc văn hoá với nhiều nước.)
* Thảo luận 3p: Điều kì lạnhất trong phong cách văn hoá HCM là gì? Vì sao có thể nói như vậy? ( những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở người,để trở thành một nhân cách rất VN.Một lối sống bình dị,rất phương Đông,rất VN nhưng đồng thời cũng rất mới,rất hiện đại) 
* GV: Phong cách HCM còn là sự kết hợp hài hoà giữa giản dị và thanh cao.Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng Bác có một lối sống vô cùng giản dị
(?) Dựa vào văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (sgk Ngữ văn 7) và hiểu biết của mình.Em hãy nêu một vài dẫn chứng nói lên đức tính giản dị của Bác?
TIẾT 2
* Ổn định (1p)
* GV khái quát lại tiết 1 – chuyển ý (3p)
HOẠT ĐỘNG 2 (Tiếp theo) 31p
HS đọc đoạn 2
(?) Lối sống rất bình dị,rất VN,rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện ntn?(Nơi ở,làm việc,trang phục,ăn uống)
*Thảo luận 3p: Vì sao có thể nói lối sống giản dị của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?(Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.Cũng không phải là cách tự thần thánh hoá,tự làm cho khác đời,hơn đời.Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ : Cái đẹp là sự giản dị,tự nhiên)
* GV:Nét đẹp của lối sống rất dân tộc,rất VN trong phong cách HCM : Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm: 
“Thu ăn măng trúc,đông ăn giá-Xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm) Þ Vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
HS đọc đoạn cuối 
(?) Ý nghĩa cao đẹp của phong cách HCM là gì?
HOẠT ĐỘNG 3 (7P) Hướng dẫn HS tổng kết
(?) Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách HCM,người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy tìm dẫn chứng?
-Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích,bình luận: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới,văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch HCM” “Qủa như một câu chuyện thần thoại,như câu chuyện về một vị tiên,về một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích”..
-Đối lập:Vĩ nhân mà hết sức giản dị,gần giũ,am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc,hết sức VN
(?)Tóm lại, ta có thể tóm tắt về phong cách HCM ntn?
(?) Qua tìm hiểu văn bản, em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hoá, là “mốt” là hiện đại trong ăn mặc,nói năng?
* GV liên hệ giáo dục HS
HOẠT ĐỘNG 4 (2P) Luyện tập
Hướng dẫn HS về nhà làm:
(?) Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch HCM?
I. Giới thiệu chung
Phong cách Hồ Chí Minh trích trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, viện văn hoá xuất bản ,Hà Nội 1990
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Kiểu loại: Văn bản nhật dụng
3. Bố cục:3 đoạn
4. Phân tích
a. Con đường hình thành phong cách văn hoá HCM
-Đi nhiều,có điều kiện tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc,nhiều vùng khác nhau trên thế giới
- Nói,viết thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài
-Học hỏi qua lao động,qua công việc(làm nhiều nghề khác nhau)
-Học hỏi,tìm hiểu đến mức sâu sắc 
- Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
Þ Nhân cách rất VN,một lối sống rất bình dị,rất VN,rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới,rất hiện đại
b. Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác
- Nơi ở,nơi làm việc đơn sơ:Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ
-Trang phục:Quần áo bà ba nâu,chiếc áo trấn thủ,đôi dép lốp thô sơ,tư trang ít ỏi
-Ăn uống : Cá kho,rau luộc,dưa ghém,cà muối,cháo hoa
-Sống một mình,không xây dựng gia đình,suốt cuộc đời hy sinh vì dân,vì nước
Þ Cách sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ : Cái đẹp là sự giản dị,tự nhiên
c. Ý nghĩa phong cách HCM
-Không phải tự thần thánh hoá,tự làm cho khác đời,lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống
-Lối sống của một người cộng sản lão thành,một vị Chủ tịch nước
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật
-Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích,bình luận
-Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
-So sánh với các bậc hiền triết
-Đối lập
2. Nội dung
* Ghi nhớ sgk/8
IV. Luyện tập
4. Hướng dẫn về nhà (1p)
- Học bài, làm bài luyện tập
-Soạn “Các phương châm hội thoại”
TUẦN 1 Ngày soạn: 
TIẾT 3 Ngày dạy
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS
- Củng có kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8
- Nắm được các phương châm hội thoại học ở lớp 9
- Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội
II. Chuẩn bị
- Dự kiến khả năng tích hợp với phần văn qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, với phần tập làm văn ở bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Bảng phụ
- Một số đoạn hội thoại
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định (1p)
Bài cũ : Kiểm tra vở soạn của HS(3p)
 Bài mới : Giới thiệu bài (2p)
HOẠT ĐỘNG 1 (15P) Hình thành khái niệm phương châm về lượng
HS đọc đoạn đối thoại sgk/8 được ghi ở bảng phụ
* HS trao đổi ,thảo luận các câu hỏi:
(?) Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không?Vì sao?Cần phải trả lời ntn? (Câu trả lời của Ba không làm cho An thoả mãn vì nó mơ hồ về ý nghĩa.An muốn biết Ba học bơi ở đâu (tức là địa điểm học bơi) chứ không phải An hỏi Ba bơi là gì?)
(?) Muốn giúp cho người ta hiểu thì chúng ta cần chú ý điều gì? ( Chú ý xem người nghe hỏi về cái gì ? ntn ? ở đâu?)
Đọc truyện cười Lợn cưới,Aùo mới
(?) Vì sao truyện này lại gây cười?
(?) Câu hỏi của anh Lợn cưới và câu trả lời của anh Aó mới có gì trái với câu hỏi,đáp bình thường?( Trái với câu hỏi,đáp bình thường vì nó thừa từ ngữ)
(?) Muốn hỏi,đáp cho chuẩn mực chúng ta cần chú ý điều gì? 
(Không hỏi thừa và trả lời thừa)
(?) Tóm lại,chúng ta cần phải tuân thủ những yêu cầu gì khi giao tiếp? (Ghi nhớsgk/9)
HOẠT ĐỘNG 2 (10 P) Hình thành khái niệm phương châm về chất
Đọc truyện cười Qủa bí khổng lồ
(?) Truyện cười này phê phán thói xấu nào?(nói khoác)
(?) Từ sự phê phán trên,em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?(Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực)
HOẠT ĐỘNG 3 (13P) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1/10: Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi
(GV làm mẫu câu a)
Bài 2/10 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
 (Thảo luận)
Bài 3/11: Đọc truyện cười và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ
Bài 4/11: Giải thích (Thảo luận)
Bài 5/11: Giải thích thành ngữ (Hướng dẫn về nhà làm)
- Aên đơm nói đặt: Vu khống bịa đặt
- Aên ốc nói mò: Nói vu vơ,không có bằng chứng
- Aên không nói có: Vu cáo,bịa đặt
- Cãi chày cãi cối: Ngoan cố,không chịu thừa nhận sự thật
- Khua môi múa mép: Ba hoa,khoác lác
- Nói dơi,nói chuột: Nói lăng nhăng,nhảm nhí
- Hứa hươu hư ...  đầu của em về các nhân vật?
Giới thiệu chung 
Tác giả (SGK)
Tác phẩm (SGK) 
Đọc – tìm hiểu văn bản 
Tìm hiểu chú thích 
Đọc, tóm tắt
Phân tích
Nhan đề vở kịch: 
Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể mới: Tôi trong chúng ta, thống nhất với chúng ta, nhưng mỗi cái tôi phải được tôn trọng và đảm bảo cụ thể và thiết thực trong sản xuất , đời sống vật chất và tinh thần.
Hướng dẫn về nhà
Nắm vững nội dung tiết học. 
Chuẩn bị nội dung bài còn lại. 
TUẦN 34 Ngày soạn: 
TIẾT 166	Ngày dạy: 
 TÔI VÀ CHÚNG TA (TT) 
 (Trích cảnh 3 )
 Lưu Quang vũ 
Mục tiêu cần đạt
Xem lại tiết 165 
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
Giáo viên: Soạn giáo án.
Học sinh : Sách giáo khoa; soạn câu hỏi tìm hiểu.
Tiến trình hoạt động
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
 Mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch thể hiện là gì? Ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của xã hội nước ta thời kì ấy?
Bài mới
 * Giới thiệu bài Tích hợp với kiểm tra bài cũ, GV giới thiệu bài. 
*Tiến trình bài học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 2 (TT)
Phân tích
Diễn biến, xung đột kich
Thảo luận nhóm ( 3’):Ơû cảnh này, tác giả tạo ra tình huống gì? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào?
HS trao đổi, trình bày. GV chốt ý.
Thảo luận nhóm ( 3’): Có thể phân chia các nhân vật trong đoạn trích thành 2 tuyến như thế nào? Nhận xét, trình bày về tính cách của các nhân vật chính trong đoạn trích?
HS trao đổi, trình bày. GV chốt ý
(?) Đề án mở rộng sản xuất có những điểm nào nổi bật? Ý tưởng đổ mới ở đây là gì?
(?) Em nghĩ gì về vai trò của những người như giám đốc Hoàng Việt trong cuộc sống đổi mới hiện nay?
(?) Nguyên nhân sâu xa của sự chống đối lại kế hoạch trên là gì?
(?) Liên hệ với đời sống, em nhận thấy nhân vật Nguyễn Chính tiêu biểu cho loại người nào trong thời kì đổi mới ở nước ta?
(?) Từ nhân vật Nguyễn Chính, em có suy nghĩ gì về sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay?
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
(?) Dự đoán của em về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch trong đoạn trích?
Thảo luận nhóm (5’):Mâu thuẫn trong đoạn trích vở kịch đã giải quyết đấn mức nào? Vì sao?
HS trao đổi, trình bày. GV chốt ý. 
(?) Tính cách các nhân vật và mâu thuẫn kịch được giải quyết và làm sáng rõ chủ yếu bằng phương tiện gì?
HS đọc phần ghi nhớ, SGK.
Hướng dẫn HS tập dựng đoạn kịch.
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS làm bài luyện tập.
I.Giới thiệu chung 
II.Đọc – tìm hiểu văn bản 
1. Tìm hiểu chú thích 
 2. Đọc, tóm tắt
 3. Phân tích
a.Nhan đề vở kịch 
b.Diễn biến, xung đột kịch
Tình huống: Giám đốc (mới) – Hoàng Việt cho công bố Kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp. 
Phản ứng của mọi người:
Hoàng Việt: lập trường rõ ràng, có tri thức về đổi mới, quyết đoán trong công việc à Cương quyết, thông minh, táo bạo, dám chịu trách nhiệm (tiêu biểu cho cái mới).
Nguyễn Chính: Dựa trên kế hoạch, nguyên tắc; cấp trên -> cảnh báo, đe doạ, bỏ ra ngoài.
à Thủ đoạn, đố kị và ham quyền lực. (hình ảnh tiêu biểu của bảo thủ, kém năng lực)
Lê Sơn – Nguời trực tiếp soạn thảo: hoài nghi, sợ hãi, phân vân -> (được sự động viên) quyết định nhập cuộc.
Trưởng phòng tổ chức, trưởng phòng tài vụ: không tán thành đề án mới -> miễn cưỡng chấp hành.
Quản đốc Trương: ham địa vị, không muốn thay đổi vì sợ mất vị trí hiện tại (ích kỉ cá nhân).
Tổng kết
Ghi nhớ SGK
Luyện tập
4. Hướng dẫn về nhà
Nắm vững nội dung tiết học. 
Chuẩn bị nội dung bài Tổng kết văn học. 
TUẦN 34 Ngày soạn: 
TIẾT 167-168	Ngày dạy: 
TỔNG KẾT VĂN HỌC 
I. Mục tiêu cần đạt 
- Kiến thức: Giúp HS hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn toàn cấp THCS;hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam:Các bộ phận văn học,các thời kỳ lớn,những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.
- Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kỳ trong tiến trình vận động của văn học.Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình. 
- Rèn kỹ năng hệ thống hoá,so sánh,đối chiếu,tóm tắt nội dung 
II. Chuẩn bị
Giáo viên:Bảng hệ thống hoá (không tính các văn bản nhật dụng,văn học dân gian nước ngoài và các bài đọc thêm);Phiếu học tập cho một số câu hỏi thảo luận.
Học sinh: Chuẩn bị kiến thức ( Trả lời các câu hỏi trong sgk/181-182)
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định: (1p)
2. Bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS (các bảng hệ thống hoá,các câu trả lời ) 
3. Bài mới : * Giới thiệu bài 
 * Tiến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
GHI BẢNG
TIẾT 1:
Hướng dẫn nội dung và tiến trình ôn tập. 
HOẠT ĐỘNG 1: Nhìn chung về văn học Việt Nam.
Gọi HS đọc mục A –sgk/186
(?) Nội dung đoạn văn vừa nói gì?
(Vị trí,giá trị trong lịch sử dân tộc)
* Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
(?) Văn học Việt Nam cũng như nhiều nền văn học khác trên thế giới,bao gồm mấy bộ phận hợp thành?Gọi tên từng bộ phận?
* Thảo luận nhóm 5p: Kể tên một số VHDG đã học? Tác giả của những tác phẩm đó là ai?Họ có chung đặc điểm gì? Có thể xác định chính xác thời diểm ra đời của tác phẩm VHDG không?Vì sao?Ngày nay VHDG có còn phát triển nữa hay không? Kể tên các thể loại văn học dân gian đã học?
( HS thảo luận->đại diện nhóm trình bày -> GV khái quát,chốt ý )
HS đọc lại nội dung mục I.2 (sgk/188-190)
(?) Văn học viết VN xuất hiện từ thế kỷ nào?Nó được viết bằng thứ chữ nào?
* Thảo luận 3p: Kể tên những tác giả tác phẩm đầu tiên nổi tiếng viết bằng chữ Hán,chữ Nôm ,chữ Quốc ngữ?
(?) Đặc điểm văn học chữ Hán ở Việt Nam?
 ( Từ thế kỷ X -> nửa đầu thế kỷ XX )
(?) Tác giả,tác phẩm cuối cùng viết bằng chữ Hán ở Việt Nam?
(?) Tác giả,tác phẩm nổi tiếng nhất ở Việt Nam viết bằng chữ Nôm?
(?) Nhà thơ nào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chỉ viết bằng chữ Nôm?
(?) Kể tên một trong những tác giả Việt Nam với tác phẩm đầu tiên viết bằng tiếng Pháp?
( Nguyễn Ái Quốc – Ngục trung nhật ký )
* Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
(?) Nhìn tổng thể ,lịch sử văn học viết VN từ thế kỷ X đến nay có thể chia làm mấy thời kỳ lớn?( 3 thời kỳ) Mỗi thời kỳ lại có thể chia ra các giai đoạn ntn?
(?) Có thể nêu tên gọi và nội dung khái quát của mỗi thời kỳ ntn?
(?) Nêu tên mỗi thời kỳ một,hai tác giả,tác phẩm tiêu biểu đã học?
TIẾT 2:
* Ổn định:
* GV chuyển ý: 
* Mấy đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
Gọi HS đọc mục III sgk/191-192
(?) Những đặc điểm lớn về nội dung tư tưởng của VHVN là gì?
(?) Tại sao tinh thần yêu nước,ý thức cộng đồng đã trở thành truyền thống sâu sắc và bền vững của dân tộc ta và trở thành đặc diểm hàng đầu của VHVN?
(?) Những đặc điểm cụ thể của tinh thần yêu nước trong các tác phẩm văn học ntn?Nêu ví dụ cụ thể?
(?) đặc điểm thứ 2 của VHVN được thể hiện qua những nội dung nào,đề tài nào trong các tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập về các thể loại văn học đã học trong chương trình THCS
* Một số thể loại VHDG
* Thảo luận 5p: Nêu một số thể loại VHDG?Định nghĩa về các thể loại đã học?Cho ví dụ ?
( HS thảo luận->đại diện nhóm trình bày -> GV khái quát,chốt ý 
* Một số thể loại VHTĐ
* Thảo luận 5p: Nêu một số thể loại VHTĐ? Cho ví dụ? ( HS thảo luận->đại diện nhóm trình bày -> GV khái quát,chốt ý )
* Một số thể loại VHHĐ
* Thảo luận 5p: Nêu một số thể loại VHHĐ? Cho ví dụ? ( HS thảo luận->đại diện nhóm trình bày -> GV khái quát,chốt ý )
A.Nhìn chung về văn học Việt Nam.
Ra đời,tồn tại,phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Phản ánh tân hồn,tư tưởng,tính cách,cuộc sống dân tộc Việt Nam.
Góp phần làm nên đời sống văn hoá,tinh thần của đất nước Việt Nam.
Có lịch sử lâu dài,phong phú đa dạng.
1. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
a. Văn học dân gian
b. Văn học viết
2. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
- Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX: Văn học trung đại ( 3 giai đoạn: X->XV,XVI -> Nửa đầu TK XVIII,Nửa sau TK XVII-> Nửa đầu thế kỷ XIX): Ra đời và phát triển trong XH phong kiến ( Nguyễn Trãi,Ng. Du, HXH)
- Từ nửa đầu thế kỷ XX->1945:Chuyển sang thời kỳ hiện đại ( Từ thuộc địa nửa pk ->tự do)- VH vận động và phát triển theo hướng hiện đại hoá ( Tản Đà,Thế Lữ,Ngô T.Tố, .)
- Từ 1945 đến nay: VHHĐ ( Nền vhhđ mới; 1945-1975 ; Từ 75 đến nay )- VH phục vụ cuộc KCCP,M .
3. Mấy đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
- Tinh thần yêu nước
- Tinh thần nhân đạo
B. Ôn tập về các thể loại văn học đã học trong chương trình THCS
1. Văn học dân gian:
a. Trữ tình dân gian: Ca dao-dân ca
b. Tự sự dân gian : Thần thoại,TT,C.Tích, Truyện cười,TNN,Truyện thơ,sử thi,vè.
c. Sân khấu dân gian: Chèo,tuồng,kịch rối.
d. Nghị luận dân gian: Tục ngữ,câu đố.
2. Văn học trung đại.
a. Trữ tình trung đại: Thơ (Sau phút chia ly) b. Tự sự trung đại : Truyện ngắn,truyện truyền kỳ,truyện thơ Nôm,ký sự (Thượng kinh ký sự) ,tuỳ bút (Vũ trung tuỳ bút)
d. Nghị luận trung đại:Chiếu,Hịch,Cáo,Luận
3. Văn học hiện đại
- Tự sự: Truyện, ký sự,bút ký,phóng sự 
- Trữ tình: Thơ
- Kịch: kịch nói,hài kịch,..
- Thể loại tổng hợp :truyện-ký,truyện-thơ, Kịch thơ.
4. Hướng dẫn về nhà ( 1p)
- Ôn lại bài.
- Làm bài tập:
Bài 1: Tình cảm nhân đạo được thể hiện ntn trong câu ca dao:
+ Thương người như thể thương thân.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng .. một giàn
Bài 2: So sánh chèo Quan Âm Thị Kính,Trưởng giả học làm sang và Bắc Sơn.
- Chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN - NGU VAN 9.doc