Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 1 đến tuần 6

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 1 đến tuần 6

TUẦN 1

 Tiết 1 : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà )

I- Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức : Giúp HS :

- Thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt .

- Y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể .

 2. Kĩ năng :

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giứo và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc .

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa , lối sống .

 3. Thái độ :

 - Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác

II- Chuẩn bị:

 - Gv: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, một số tranh ảnh về nơi ở của Bác, các câu chuyện

 về cuộc sống của Bác

 - Hs: Soạn bài theo câu hỏi phần đọc hiểu.

III- Lên lớp:

 1 Tổ chức

 2 Kiểm tra: Sách vở của học sinh

 3 Bài mới GV giới thiệu bài mới (1')

 Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới( Người được tặng danh hiệu danh nhân văn hoá thế giới năm 1990). Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh được hình thành và biểu hiện trong suốt cuộc đời của Người ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu bài

 

doc 135 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 1 đến tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/8/2012
Ngày dạy : ( 9A) 22/8/2012
 ( 9C) 23/8/2012 
 Tuần 1
 Tiết 1 : phong cách hồ chí minh
 ( Lê Anh Trà )
I- Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức : Giúp HS : 
- Thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt .
- y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể .
 2. Kĩ năng : 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giứo và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc .
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa , lối sống .
 3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác
II- Chuẩn bị:
 - Gv: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, một số tranh ảnh về nơi ở của Bác, các câu chuyện 
 về cuộc sống của Bác
 - Hs: Soạn bài theo câu hỏi phần đọc hiểu.
III- Lên lớp:
 1 Tổ chức
 2 Kiểm tra: Sách vở của học sinh
 3 Bài mới GV giới thiệu bài mới (1')
 Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới( Người được tặng danh hiệu danh nhân văn hoá thế giới năm 1990). Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh được hình thành và biểu hiện trong suốt cuộc đời của Người ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu bài
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
5'
10'
15'
8'
- GV y/ cầu HS theo dõi chú thích SGK và đặt câu hỏi
? Nêu một vài hiểu biết của em về xuất xứ của văn bản này ? 
- Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh 
Bác Hồ , có nhiều bài viết về Người . “ Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết “ Phong cách Hồ Chí Minh , cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà .
 -GV nhấn mạnh cho ghi
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: giọng đọc chậm rãi, khúc triết.
Gv đọc mẫu và gọi 2 HS đọc tiếp.
- GV gọi hs nx , gv sửa chữa uốn nắn 
GV yêu cầu 2 HS nêu và giải đáp nghĩa của một số từ Hán Việt trong phần chú thích SGK- 7.
- HS giải thích nghĩa các từ: Phong cách, truân chuyên, uyên thâm, siêu phàm, hiền triết, danh nho.
 H: Lê Anh Trà thể hiện bài viết bằng kiểu văn bản nào?
- HS: Kiểu văn bản nhật dụng
- GV nhắc lại văn bản nhật dụng là gì
H: Theo em vì sao ông chọn kiểu văn bản đó? Trong bài viết tác giả đã dùng những yếu tố gì để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
-HS: Giúp cho người dân VN hiểu thêm về Bác qua bài báo ngắn và ngôn ngữ dễ hiểu, mang tính đại chúng
- Phương thức Thuyết minh và nghị luận.
?Văn bản này có thể chia làm mấy phần, em hãy chỉ rõ? 
Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”
Phần 2: Còn lại
? Em nêu nội dung từng phần.
-Phần 1 : Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác
-Phần 2 : Lối sống của Bác 
GV yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu của văn bản. 
 - 1 em đọc.
H: Phong cách Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào?
 HS: từ sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
H: Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong hoàn cảnh?
- HS: Trong quá trình Bác đi tìm đường cứu nước từ năm 1911
- GV tích hợp với lịch sử lớp 9 qua bài “Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc”.
 H? Em hiểu gì về cuộc sống của Bác trong quãng thời gian đó 
Đó là quãng thời gian đầy truân chuyên
H: Em hãy đọc một vài câu thơ diễn tả những gian khó Bác vượt qua trong quá trình tìm đường cứu nước?
“Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi”
( “Người đi tìm hình của nước”- Chế Lan Viên).
H: Người đã làm thế nào để tiếp nhận vốn tri thức của các nước trên thế giới?
HS: - Người ghé lại nhiều hải cảng
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc.
- Học hỏi, tìm hiểu văn hoá thế giới một cách uyên thâm
GV: Kể một số câu chuyện về các công việc mà Bác đã làm trongthời gian Bác ở nước ngoài
?Khi giới thiệu về vốn tri thức của Bác , tác giả đã sử dụng NT gì 
 HS: - So sánh , bình luận
=> Khẳng định giá trị về lời nhận định về Bác
?Qua việc tác giả giới thiệu giúp em hiểu gì về vốn tri thức của Bác 
 - HS trả lời 
 - GV chốt cho ghi
?Bác tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào?
 Tiếp thu cái đẹp, cái tinh tuý
? Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá thế giới của Bác 
-Học sinh nhận xét 
- GV chốt cho ghi
GV: Mặc dù chịu ảnh hưởng của nền văn hoá thế giới nhưng Bác vẫn giữ được cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển nổi.
? Chính ảnh hưởng văn hoá thế giới mà vẫn giữ được cái gốc văn hóa tộc đã cho chúng ta hiểu thêm gì ở Bác? 
-Học sinh nêu, Gv chốt cho HS ghi 
GV: Như vậy trên nền tảng văn hoá dân tộc mà vẫn tiếp thu những hình ảnh quốc tế. Người luôn hội nhập với thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử DTVN xưa và nay. Một mặt tinh hoa Hồng Lạc đúc nên Người, nhưng mặt khác tinh hoa nhân loại góp phần làm nên phong cách HCM. Qua đó thể hiện tư tưởng tiến bộ : hòa nhập mà không hòa tan của Bác
? Viết đoạn văn phân tích về sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác Hồ 
- Học sinh viết trong 5 phút
- Hs trình bày và hs khác nhận xét
I/ Giới thiệu văn bản 
-Văn bản là 1 phần trong bài viết “phong cách HCM , cái vĩ đại gắn với cái giản dị” 
-Văn bản được viết năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác 
II/Đọc- hiểu văn bản 
III/. Tìm hiểu chi tiết văn bản 
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác Hồ 
- Bác có vốn văn hóa nhân loại sâu rộng
=> Người tiếp thu một cách chủ động và tích cực: nắm vững ngôn ngữ giao tiếp; học qua thực tế và sách vở nên có kiến thức uyên thâm.
-Trong phong cách của Bác, luôn có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
* Luyện tập 
 4. Củng cố ( 4 phút)
 - Em có nhận xét gì về sự tiếp thu tinh hoa văn hoá của Bác?
 5 . Dặn dò ( 2 phút)
 - Về nhà ôn bài và xem tiếp phần còn lại 
 *Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *********************************
Ngày soạn : 18/8/2012
Ngày dạy : ( 9A) 23/8/2012
 ( 9C) 25/8/2012 
 Tiết 2 
 phong cách hồ chí minh
 ( Lê Anh Trà )
 I- Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức : Qua bài học, tiếp tục giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng
 3. Thái độ :
 - Từ đó có lòng kính yếu, tự hào về Bác, luôn có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương của Bác.
 II- Chuẩn bị:
 - Gv: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, một số tranh ảnh về nơi ở của Bác
 - Hs: Soạn bài theo câu hỏi phần đọc hiểu.
III- Lên lớp:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra: ( 5')
 ? Vẻ đẹp trong phong cách HCM thể hiện như thế nào ? 
 HS trả lời : -Thể hiện ở hai phương diện
 + Tiếp thu văn hóa nhân loại
 +Vẫn giữ được vẻ đẹp con người
 3. Bài mới : 
TG
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
15'
10'
10'
 GV bình và chuyển ý .
GV yêu cầu HS đọc phần 2.
HS theo dõi phần 2
?Phong cách sống của Bác được tác giả đề cập đến ở những lĩnh vực nào 
+ Nơi ở
+ Nơi làm việc
+ Trang phục
+ Ăn uống
+ Tài sản
 +Lối sinh hoạt và nếp sống rất gắn với cảnh làng quê
H: Để làm nổi bật lên phong cách của Bác, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào?
- Dùng yếu tố thuyết minh kết hợp với nghị luận để giới thiệu về phong cách HCM.
H: Lê Anh Trà đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về phong cách HCM ? tác dụng?
 - HS: nghệ thuật liệt kê-> giúp người đọc hiểu được mọi biểu hiện của phong cách HCM.
H? Từ lối sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của những vị hiền triết nào trong lịch sử?
- Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức: Thu ăn măng trúc, đông..
 GV: Các nhà hiền triết xưa có cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
? Qua đây giúp em cảm nhận được gì về lối sống của Bác kính yêu? 
GV: Chính lối sống giản dị này đã giúp Bác dễ gần gũi tiếp xúc với mọi người. Không chỉ riêng Bác mà các nhà hiền triết xưa như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy, thanh bạch, đạm bạc mà làm cho người đời sau phải nể phục.
H: Từ vẻ đẹp của Người, em liên tưởng tới những bài thơ, câu văn hay mẩu chuyện nào về Bác?
 - HS các nhóm thi đọc thơ và kể chuyện về Bác.
VD: “ Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
 áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”
“ Nhà gác đơn sơ một góc vườngiữa thế gian”
 *Thảo luận: Có ý kiến về lối sống của Bác như sau:
- Đây là lối sống khắc khổ của những con người tự 
vui trong cảnh nghèo khó.
- Đây là một cách sống tự thần thánh hoá, tự làm cho 
khác đời, hơn người.
 - Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một 
quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
 ?Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
- ý kiến thứ ba: Sự giản dị là một nét đẹp của con người Việt Nam làm cho tự nhiên không phải cầu kỳ phô trương.
GV: Qua bài học này ta thấy Bác có kiến thức văn hoá nhân loại sâu rộng, là vị lãnh tụ có lối sống giản dị. Chính điểm này đã làm nên phong cách riêng của Bác mà ít vị lãnh tụ nào có được.
H: Qua đó, em hiểu gì về thái đọ và tình cảm của tác giả đối với Bác?
 HS: Cảm phục trước vẻ đẹp thanh cao giản dị của vị chủ tịch nước và ca ngợi nét đẹp trong phong cách của Người.
H: Qua bài viết, tác giả gửi gắm đến người đọc điều gì?
 - HS: Lòng yêu kính và tự hào về Bác.
H: Em sẽ làm gì để xứng đáng với Bác kính yêu?
 - HS: Học tập và noi gương Bác.
H: Những yếu tố nghệ thuật nào làm nên sức hấp dẫn và thuyết phục của bài viết?
? Em nhận xét gì về việc tác giả đưa ra những dẫn chứng và các biện pháp nghệ thuật?
- Dẫn chứng tiêu biểu có chọn lọc, có đan xen thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được sự gần gũi của Bác với các bậc hiền triết.
- Đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
 ? Từ những thành công về nghệ thuật giúp làm nổi bật nội dung gì? 
?Văn bản giúp em bồi dưỡng được tình cảm gì đối với Bác
-Học sinh tự do trả lời 
-Tình cảm yêu mến , kính trọng, cố gắng sống , học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại
GV : Cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc
H? Tìm những đoạn văn, đoạn thơ nói về phong cách của Bác Hồ?
 ( Thảo luận nhóm ) - 3 phút
 - Thi viết trên bảng 
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Màu quê hương bền bỉ  ...  căm phẫn sâu sắc bọn buôn người , đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp , bị chà đạp . Thấy được nghệ thuật tả nhân vật của tác giả . 
- Rèn kĩ năng đọc thơ lục bát , phân tích nhân vật qua hình dáng cử chỉ , diện mạo , lời nói . Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật chữ tình qua việc miêu tả thiên nhiên . 
II / Chuẩn bị : 
 GV : Nghiên cứu - soạn giáo án .
 HS : Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa . 
III / Lên lớp : 
A . Tổ chức : 
B . Kiểm tra :( 15 phút ) 
? Đọc thuộc lòng tám câu thơ cuối trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích “ ? nêu cảm nhận của em về tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn thơ ấy ? 
 C . Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV nêu vị trí đoạn trích. 
H? Kể tóm tắt phần trước và sau đoạn trích? 
GV: Yêu cầu đọc: Đọc theo lối kể chuyện thơ Lục bát, ngắt nhịp 2/2/2, nhấn mạnh giọng ở những từ ngữ miêu tả ngoại hình MGS, những từ ngữ miêu tả cuộc mua bán: “Mày râu bao, đắn đo, cò kè, ép”
Đoạn trích miêu tả tâm trạng Kiều đưọc với giọng trầm lắng thể hiện nỗi đau buồn của nàng.
- Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc nhận xét.
Trong đoạn 1 có 11 từ khó đã được giải thích. 
H? Đọc chú thích 2,5,7,8,9,11.
GV: Các từ khó còn lại trong quá trình tìm hiểu các em sẽ giải thích.
H? Đoạn trích chia làm mấy cảnh? Đó là những cảnh nào?
Ba cảnh: + Cảnh MGS đến nhà Kiều
 + Cảnh MGS mua Kiều.
 + Cảnh Kiều ra trình diện MGS.
H? Trong hai cảnh MSG đến nhà Kiều và MGS mua Kiều, tác giả tập trung làm nổi bật nhân vật nào?
Tác giả tập trung làm nổi bật nhân vật MGS.
GV: Tin nàng Kiều bán mình chuộc cha làm xa gần bàn tán xôn xao. Gần miền có một mụ mối đưa MGS đến với danh nghĩa đến hỏi Kiều về làm thiếp. Vậy MGS đến nhà Kiều như  thế nào? 
H? Đọc “ gần  sỗ sàng”
H? Khi mụ mối đưa đường cho MGS đến nhà Kiều, MGS được giới thiệu như thế nào?
- Mã Giám Sinh được giới thiệu là một “viễn khách”-người khách phương xa đến.
H? Người khách phương xa đến nhà Kiều để làm gì?
Tìm đến để làm lễ vấn danh (lễ đến hỏi và xin cưới).
H? Khi đến hỏi Kiều người viễn khách giới thiệu như thế nào?
Giới thiệu là: Tên MGS- quê huyện Lâm Thanh
GV: Đến nhà được hỏi tên thì MGS không thưa gửi gì hết, y trả lời cộc lốc.
H? Em hiểu gì về tên MGS mà hắn xưng ra ở đây?
Mã là họ, Giám Sinh không phải là tên của hắn mà là tên chung cho những nho sinh học ở trường Quốc Tử Giám.
GV: Rõ ràng anh chàng họ Mã này đưa ra một cái tên mập mờ, chung chung, không biết hắn thuộc MGS nào?
Còn hỏi quê thì ở “ Lâm Thanh cũng gần”- Đọc tác phẩm ta thấy hắn ở Lâm Thanh – ở xa lại nói là ở gần.
H? Qua cách giới thiệu tên tuổi quê quán em thấy hắn là người như thế nào?
H? Tiếp theo tác giả giới thiệu, miêu tả hắn ra sao?
“ Quá niên đã  bảnh bao”.
H? ở hai câu thơ này tác giả miêu tả MGS ở những mặt nào?
Giới thiệu tuổi tác, diện mạo.
H? Qua việc miêu tả hình dáng em hiểu gì về ngoại hình của MGS? 
MGS có vẻ ngoài chải chuốt, bóng bẩy.
H? Đã ngoài 40 rồi mà lại có diện mạo như vậy em hiểu thêm gì về MGS? 
GV: Thực ra chẳng ai cạo lông mày và- việc tác giả nói quá nhằm châm biếm, mỉa mai cách ăn diện kệch cỡm, tỉa tót thái quá. Ngày xưa 40 tuổi đã để râu dài
H? Thầy đi trước đạo mạo, còn đám đầy tớ “lao xao” em hình dung như thế nào về cảnh tượng này?
Một đám người lộn xộn, ầm ĩ.
H? Em có nhận xét gì về việc miêu tả thấy và tớ?
Hình ảnh đối lập giữa thầy và tớ.
H? Sử dụng hình ảnh đối lập có tác dụng gì?
Lột trần sự giả tạo của thầy.
GV: Ta thường nói thấy nào tớ ấy. Nhưng ở đây tác giả khéo léo miêu tả đối lập để lột trần chân tướng giả tạo của thầy.
H? Vào đến nhà Kiều, MGS có cử chỉ, hành động như thế nào? Em hiểu gì về hành động đó?
- Ghế trên ngồi tót-> nhảy lên ngồi chễm chệ, thiếu lịch sự
GV: Đó lầ cử chỉ thô lỗ, hỗn xược. Ghế trên dành cho ông, bà, cha mẹ, thế mà MGS đi làm rể – tức bậc con.
H? Qua cách miêu tả cử chỉ, hành vi của MGS em hiểu gì về bản chất của hắn? 
H? Qua phần đầu, em nhận xét gì về cách dùng từ miêu tả MGS? 
Dùng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh: nhẵn nhụi, bảnh bao, lao xao
H? Qua các từ ngữ đó, em hiểu MGS là con người như thế nào?
GV : Tóm tắt lại các ý đã ghi.
D : Củng cố :
 ? Trong những câu thơ miêu tả MGS em thích nhất câu thơ nào,tại sao? Hãy đọc lại câu thơ ấy?
E : Dặn dò :
 - Về nhà tìm hiểu tiếp phần còn lại
I.Vị trí đoạn trích
- Đoạn trích nằm ở phần đàu gia biến và lưu lạc 
II Đọc hiểu đoạn trích
.
III,Tìm hiẻu văn bản 
1-Nhân vật Mã Giám Sinh
a-Mã Giám Sinh đến nhà Kiều
- MGS là một con người rất đáng ngờ vực 
-Trang phục ,hình dáng của MGS
cho thấy hắn có vẻ ngoài đạo mạo kệch cỡm.
- Qua hành động, cách đi đứng chứng tỏ MGS là kẻ thô lỗ hỗn xược, thiếu văn hóa .
*Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................
....................................
 ********************************************
Ngày soạn: 13/10/2010
Ngày dạy: ( 9a, 9c ) 19/10/2010
 Tiết 37 - Mã giám sinh mua kiều
I/ Mục đích yêu cầu : 
 - Qua phần còn lại ,tiếp tục giúp học sinh hiểu được thái độ của Nguyễn Du : khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người ,và thấy được tháI độ đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp , bị chà đạp . Thấy được nghệ thuật tả nhân vật của tác giả . 
- Rèn kĩ năng đọc thơ lục bát , phân tích nhân vật qua hình dáng cử chỉ , diện mạo , lời nói . Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật chữ tình qua việc miêu tả thiên nhiên . 
II / Chuẩn bị : 
 GV : Nghiên cứu - soạn giáo án .
 HS : Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa . 
III / Lên lớp : 
A . Tổ chức : 
B . Kiểm tra : ? Qua việc miêu tả hình dáng ,diện mạo,cử chỉ,lời nói của tác giả với MGS,em hiểu hắn là người ntn?
C . Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv dẫn dắt chuyển ý
H? Đọc thầm “Đắn đohết” 
H? Khi tận mắt nhìn thấy dung nhan của Kiều, MGS có thái độ như thế nào?
Đắn đo cân sắc, cân tài.
GV: Thường thì người ta chỉ cân nhắc những thứ có trọng lượng. Nhưng ở đây MGS cân nhắc tài sắc Kiều chứ không chú ý đến đức hạnh.
H? Để cân sắc, cân tài MGS đã làm gì?
ép cung
GV: MGS ép Kiều đánh đàn, làm thơ để thử tài nghệ của Kiều.
H? Những việc làm đó của MGS thể hiện điều gì?
Thể hiện sự xem xét tỉ mỉ, kỹ lưỡng, sành sỏi của một kẻ chuyên buôn bán.
GV:MGS đến nhà Kiều giữa lúc gia đình gặp hoạ. Nàng Kiều đang đau xót đến cực độ Thế mà hắn không một lời hỏi han chia xẻ-> hắn ép nàng đánh đàn, làm thơ.
H? Sau khi thưởng thức tài đàn, thơ, hắn có thái độ gì?
Mặn nông một vẻ một ưa.
GV: Hắn rất ưng ý, hài lòng về món hàng người có chất 
lượng hoàn hảo là Thuý Kiều. Thể hiện sự rộng lượng, lịch thiệp, ra vẻ lễ phép lúc này nhập vai anh chàng đi hỏi vợ rất tốt- MGS nói đến “sinh nghi” tức là để dẫn cưới. Vì theo phong tục xa nhà gái có quyền thách cưới.
H? Hỏi như vậy, nhưng khi mụ mối lên giá “nghìn vàng” thì MGS có hành động gì?
Y trả giá, mặc cả.
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
H? Qua đây em hiểu gì về việc làm của hắn?
- MGS trả giá, mặc cả rất riết róng, thêm bớt chi li từng tí một.
GV:Giữa lời nói và việc làm MGS mâu thuẫn trái ngược nhau.
H? Sự trái ngược này giúp em hiểu thêm được điều gì?
Hiểu được bản chất bủn xỉn, keo kiệt, ti tiện của MGS
H? Kết quả cuộc mua bán?
Sau hàng giờ lâu thêm bớt từng li từng tí, lời qua tiếng lại giữa kẻ mua người bán. MGS mua được nàng Kiều với giá 400 lạng vàng.
GV: Đến đây MGS đã hiện nguyên hình là một con người đủ mọi thủ đoạn, mánh lới, xảo quyệt, một tên lái buôn nhà nghề.
H? Từ việc phân tích toàn cảnh mua bán, em thấy MGS là người như thế nào? 
GV: Thông qua việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh giúp ta hiểu được thái độ bất bình phẫn nộ của nhà thơ đối với phường buôn người vô nhân đạo. Kín đáo bày tỏ nỗi xót xa trước cảnh con người - đặc biệt là người phụ nữ sắc tài bị đem ra mua bán vùi dập.
H? Theo dõi hai câu cuối đoạn trích, nhà thơ nói đến những thủ tục gì?
Canh thiếp, nạp thái, vu quy.
H? Đây là những thủ tục cô dâu về nhà chồng thế mà tác giả “Tiền  xong”. Em hiểu gì về thái độ của tác giả?
- Nhà thơ lên án thế lực đồng tiền trong tay bọn bất lương Đi hỏi vợ MGS chỉ dùng tiền.
GV: Không riêng ở đây mà trong toàn tác phẩm có lần Nguyễn Du tố cáo “Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
H? Khi ra trình diện MGS, Thuý Kiều được miêu tả như thế nào?
Nỗi mình- nỗi nhà
Thềm ..hàng.
Ngại ngùng đến gió ngừng hoa mặt dày.
H? Khi mụ mối vén tóc, bắt tay để MGS nhìn thấy nàng cho rõ, nàng còn được miêu tả như thế nào?
Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.
GV: Tác giả sử dụng ẩn dụ: lệ hoa mấy hàng (giọt nước mắt – so sánh với giọt lệ của hoa).
So sánh: nét buồn 
Ước lệ: Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên: cúc mai để miêu tả vẻ đẹp con người.
Cách dùng biện pháp tiểu đối: Thềm hoa một bớc/ lệ hoa mấy hàng.
Từ ngữ gợi tả: ngừng, mặt dày.
H? Tác dụng dùng biện pháp nghệ thuật đó?
Nhấn mạnh nỗi đau đớn tột độ của nàng Kiều.
H? Tại sao nàng đau đớn như vậy?
Nỗi mình: tình duyên dang dở với Kim Trọng.
Nỗi nhà: Cảnh gia đình tan nát.
Bị biến thành món hàng.
H? Qua câu thơ “nét buồn cúc, mai” giúp em hiểu điều gì?
Nàng buồn mà vẫn đẹp như hoa cúc, hoa mai.
H? Qua phân tích, qua hình dung miêu tả em hiểu gì Về tâm trạng của nàng Kiều trong màn kịch vấn danh này?
GV: Nỗi đau khi nhân phẩm bị chà đạp. Nhưng vì tự nguyện nên nàng phải làm theo sự điều khiển của mụ mối.
H? Qua vần thơ miêu tả Thuý Kiều, em thấy Nguyễn Du có thái độ như thế nào?
Nguyễn Du cảm thông, xót xa cho thân phận nàng Kiều.
H? Qua đoạn trích em hãy đánh giá thành công về nội dung và nghệ thuật?
Qua những biện pháp nghệ thuật đó tác giả làm nổi bật nội dung gì?
 D – Củng cố:
?Nếu để đặt lại tên cho đoạn trích em sẽ đặt ntn?
 -Một cuộc mua bán kì lạ.
 -Chân dung bọn buôn thịt bán ngời.
 - “Hỏi vợ”...
?So sánh bút pháp miêu tả nhân vật của t/g đối với 2 tuyến nv : thiện -ác
H: Qua hai văn bản vừa học em hiểu gì về số phận của Kiều cũng nh số phận của những ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến?
E / Hướng dẫn học và làm bài ở nhà:
 - Hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản vừa học.
 - Phân tích nhân vật MGS bằng một bài văn ngắn.
b-Cảnh MGS mua Kiều 
-MGS là một tên buôn người lọc lõi, xảo quyệt 
2- Hình ảnh Thúy Kiều .
-Nàng Kiều đău đớn xót xa, nhục nhã ê chề 
VI – Tổng kết 
 1 Nghệ thuật
 - Nghệ thuật kể chuyện rất gọn, mạch lạc, kết hợp miêu tả chân dung thể hiện tính cách nhân vật bằng một vài từ rất đời thường mà rất đúng, rất đắt 
2 Nội dung:
 - Đoạn trích làm nổi bật bản chất bịp bợm của Mã Giám Sinh, qua đó tác giả thể hiện thái độ khinh bỉ loại ngời nh hắn và tố cáo xã hội bị đồng tiền ngự trị
* Rút kinh nghiệm :.
.................................................................................
 ********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 TUAN 1-6.doc