Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần: 10

Tiết: 46

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh cảm nhận vẽ đẹp chân thực, giản dị của đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

2. Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân trích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.

3. Thái độ:

- Yêu thương trân trọng những thành quả chiến công đạt được của quân đội Việt Nam

- Đề cao tình đồng chí, đồng đội trong mọi hoàn cảnh.

II. Chuẩn bị:

-Giáo viên: Tham khảo SGK – SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9, ảnh Chính Hữu, bảng phu.

-Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19/10/2009
Ngày dạy: 22/102009
Tuần: 10
Tiết: 46
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
 Chính Hữu
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận vẽ đẹp chân thực, giản dị của đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân trích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
3. Thái độ: 
- Yêu thương trân trọng những thành quả chiến công đạt được của quân đội Việt Nam
- Đề cao tình đồng chí, đồng đội trong mọi hoàn cảnh.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK – SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9, ảnh Chính Hữu, bảng phu.ï
-Học sinh:
Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1: Khởi động (2’)
ơMục tiêu: Kiển tra bài cũ, định hướng bài mới.
1. Kiểm bài cũ.
-Đọc thuộc lòng đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”.
-Nêu ý nghĩa của đoạn trích.
-Trịnh Hâm hại Vân Tiên ở đâu ?
a.Trên bơ,ø lúc đêm khuya.
b.Trên thuyền, lúc tối.
c.Trên bờ, lúc hoàng hôn.
d. Trên thuyền, lúc đêm khuya.
(bảng phụ)
HS thực hiện theo yêu cầu
-Văn bản sách giáo khoa.
-Nội dung ghi nhớ.
-Chọn câu d.
2. Giới bài mới.
 Lục Vân Tiên tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Trong văn học hiện đại, chủ nghĩa anh hùng gắn liền tình đồng đội, đồng chí, với kháng chiến. Điều này được nhà thơ Chính Hữu thể hiện rất rõ qua bài thơ “Đồng chí”.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giới thiệu chung.(5’)
I. Giơi thiệu chung.
1. Tác giả.
ơMục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả và tác phẩm.
GV: Cho HS đọc chú thích SGK 129
-Em hãy nêu những nét chính về tác giả Chính Hữu và tác phẩm “Đồng chí”.
HS trình bày trên cơ sở SGK 
- Chính Hữu, tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
-Ông là nhà thơ chiến sĩ.
-Ông gia nhập trung đoàn thủ đô từ năm 1956 và trở thành nhà thơ quân đội.
-Hầu như ông chỉ viết về đề tài người lính và chiến tranh.
-Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học, nghệ thuật.
2. Tác phẩm.
-Sáng tác 1948, sau chiến dịch Việt Bắc 1947.
-Là tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì 1946 – 1954. 
HĐ3: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản. ( 25’)
II. Đọc - hiểu chú thích.
1. Đọc văn bản
ơMục tiêu: HS nhận biết được cơ sở của tình đống chí, những biểu hiện của tình đồng chí và hình ảnh đẹp về người lính. Tôn trọng, yêu quí những thành quả kháng chiến đã đạt được và hình ảnh người bộ đội cụ Hồ.
2. Bố cục
-GV hướng dẫn đọc: Nhịp điệu chậm, vừa phải riêng câu thơ “Đồng chí” giọng lắng sâu, dồn nén, câu cuối cùng giọng ngân nga.
-GV đọc đoạn thơ đầu – gọi học sinh đọc – nhận xét.
-Bài thơ có bố cục mấy đoạn ? Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn ?
-GV treo bảng phụ đáp án bố cục
+ 7 câu đầu: Những cơ sở của tình đồng chí 
+ 10 câu tiếp: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí 
+ 3 câu cuối: Hình ảnh đẹp của người chiến sĩ trong phiên gác.
-Em hãy tìm những chi tiết thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí ở đoạn 1. Tình đồng chí được hình thành trên những cơ sở nào ?
-Như vậy cơ sở của tình đồng chí trong bài thơ là gì?
-Theo em hãy cho biết điểm đặc biệt của dòng thơ thứ 7? (đồng chí)
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
-Em hãy tìm những chi tiết và chứng tỏ biểu hiện sức mạnh nào trong đoạn thơ ? Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh đó.
GV: Đây là những biểu hiện rất đẹp của tình đồng chí. Thế sức mạnh của tình đồng chí lắng đọng ở chi tiết thơ nào đẹp nhất ?
- Đồng chí là gì? Ở đây cần hiểu theo nghĩa nào? Như vậy em có nhận xét gì về sự phát triển tình cảm của những người lính cách mạng?
[Nhận xét.
-Em có nhận xét gì về cấu trúc của dòng thơ? Điều đó đã góp phần bộc lộ được nội dung nào?
[Nhận xét chung.
*Chốt – bình: Đồng chí! Hai tiếng ấy mới mẻ biết chừng nào! Hai tiếng vừa quen vừa lạ, vừa cất lên đã rung động xốn xang! Đồng chí, theo nghĩa gốc là những người cùng chí hướng. Nhưng đến bài thơ của Tố Hữu, đồng chí vừa là tình chiến đấu vừa là tình thân. Cả hai đều máu thịt, hữu cơ, là sinh mạng của người cầm súng. Đồng chí, hai tiếng ấy đơn sơ mà cảm động đến nao lòng.
-Lệnh: Đọc phần còn lại của bài thơ.
- Ba dòng thơ đầu của phần này gợi cho em biểu hiện nào của tình đồng chí?
(Chú ý các từ: ruộng nương, gian nhà không, mặc kệ, giếng nước gốc đa, nhớ)
[Nhận xét, kết luận nội dung.
-Những dòng thơ nào phản ánh cuộc sống trong quân ngũ thời kháng Pháp? Đó là một hoàn cảnh như thế nào? Theo em, điều này có thật không? Qua đó cho ta thấy, tình đồng chí của những anh bộ đội còn được biểu hiện ở điểu gì?
[Nhận xét từng ý.
-GV: Gọi HS đọc lại đoạn cuối bài thơ.
-Em có suy nghĩ gì về hình ảnh 
“đầu súng trăng treo” ?
HS nghe – đọc theo yêu cầu.
HS khác nhận xét 
HS thảo luận theo nhóm bàn (4’)
Hs quan sát
HS đọc thầm I, phát hiện ý 
HS khái quát – trình bày
HS phát biểu 
-Dòng thứ 7 chỉ có hai từ.
HS đọc đoạn văn – tìm chi tiết trong văn bản – trình bày – phân tích.
HS lắng nghe
Nêu ý kiến.
Nhận xét, sửa chữa.
Nghe, ghi.
Trình bày ý kiến.
Nhận xét.
Nghe, chú ý nội dung.
HS đọc theo yêu cầu
HS nêu ý kiến 
HS nêu ý kiến 
HS đọc 3 câu thơ cuối
HS suy nghĩ trả lời 
+Đoạn 1: 7 câu đầu -> Những cơ sở của tình đồng chí.
+ Đoạn 2:10 câu tiếp ->Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. 
+ Đoạn 3: câu cuối ->Hình ảnh đẹp của người chiến sĩ trong phiên gác.
3. Tìm hiểu văn bản
a. Những cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Quê hương: đất mặn đồng chua, đất cày 
lên sỏi đá
- Súng bên súng đấu sát bên đầu.
- Chung chăn thành đôi tri kỉ 
-> Bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ, cùng chung lí tưởng, chan hòa chịu ngọt sẻ bùi 
- “Đồng chí” -> câu thơ hai tiếng có dấu cảm 
-> tiếng gọi thiết tha của tình đồng đội. 
*Đồng chí!: Cấu trúc đặc biệt: sự kết tinh cảm xúc, tình cảm thiêng liêng.
b.Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
- “Ruộng nương anhnhớ người ra lính”
-> thông cảm nỗi lòng nhau
- “Áo anh rách vai chân không giày”
-> chia sẻ những gian lao thiếu thốn 
- “Anh với tôi chân không giày”
-> sự giống nhau của mọi cảnh ngộ của người lính 
- “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
-> câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau -> tình yêu thương vô bờ bến của bộ đội cụ Hồ 
c. Hình ảnh “đầu súng trăng treo”.
-Chất hiện thực kết hợp lãng mạn. 
-Biểu tượng cuộc chiến đấu chính nghĩa. 
*Bình – chốt: Trong bài viết Vài kỉ niệm nhỏ về bài thơ Đồng chí, nhà thơ Chính Hữu từng tậm sự rằng, trong những đêm trăng giữa rừng núi âm u đầy sương muối, hình ảnh vầng trăng chênh chếch trên đầu súng đã gợi cho ông liên tưởng như nó đang được treo trên đầu ngọn súng. Như vậy đây là một hình ảnh thực. Nhưng chính từ cái thực đó đã cho ta thấy một tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn. Ba hình ảnh: người lính, khẩu súng, vầng trăng hiện lên giữa rừng núi giá lạnh đã trở thành một biểu tượng đẹp của đời người lính: oai hùng biết bao mà cũng lãng mạn làm sao.
HS nghe
-Theo em, tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là Đồng chí? (Trước đó bài thơ có tên là Đầu súng trăng treo) Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?
-Hướng dẫn HS làm việc nhóm.
[Nhận xét, tuyên dương.
*Bình: Hình ảnh anh bộ đội thời kháng Pháp mới giản dị, gần gũi nhưng cao đẹp và to lớn biết bao. Họ gần gũi vì cái mộc mạc, giản đơn trong đời sống, giản dị vì những tình cảm nồng ấm, chân thành. Nhưng họ cao đẹp và sừng sững vì chính trong cái gần gũi và mộc mạc đó lại ẩn chứa một tình yêu nước thiết tha, một tình đồng chí thiêng liêng, sâu nặng.
Làm việc nhóm: thảo luận các nội dung.
-Đại diện trình bày và nhận xét chéo.
-Nghe.
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng.(5’)
III. Tổng kết.
ơMục tiêu: HS khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản.
-Qua phân tích hãy nêu những thành công nổi bật nhất về nội dung – nghệ thuật của bài thơ ?
-Cho HS đọc ghi nhớ – SGK 131.
*Bình hết bài: Có thể nói, Đồng chí mang cảm hứng lãng mạn đậm nét. Song bên cạnh đó, ta cũng thấy những hình ảnh chân thực về cuộc sống gian khổ những năm đầu kháng chiến, hiện thực về người lính chất hiện thực của bài thơ là giá trị đậm nét, sâu sắc của nó. Vậy, có thể nói một cách đầy đủ: Đồng chí là bài thơ quyện chặt cảm hứng lãng mạn và hiện thực. Đó mới là giá trị đầy đủ của tác phẩm và đóng góp sâu sắc nhất của Chính Hữu cho thơ ca về đề tài người lính trong thời điểm ấy.
HS khái quát – trình bày - nêu ý kiến
HS dọc ghi nhớ
HS lắng nghe
1.Nội dung.
-Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện tự nhiên, bình dị mà sâu sắc.
2.Nghệ thuật.
-Chi tiết, hình ảnh chân thật, cô đọng, vừa gợi tả, vừa gợi cảm.
HĐ5: Hướng dẫn HS luyện tập.(5’)
IV. Luyện tập.
ơMục tiêu: Rèn kỉ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm trữ tình.
-Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ.
HS viết đoạn văn đúng với yêu cầu – trình bày
- Cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội trong chống Pháp.
HĐ6: Hướng dẫn công việc nhà.
( 3’)
-Soạn bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
+Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.
+Sưu tầm hình ảnh có liên quan đến nội dung bài thơ
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 21/10/2009
Ngày dạy: 24/10/200 ...  học sinh nhận xét –GV nhận xét.
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK 135. Dựa vào sơ đồ tìm ví dụ minh họa. 
-GV: Gọi HS đọc bài tập 3 
-Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách tăng số lượng các từ ngữ hay không ? Vì sao ?
HĐ3:Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức từ mượn.(10’)
ơMục tiêu:Nắm được khái niệm từ mượn và thực hiện bài tập.
- Gọi HS nêu khái niệm từ mượn.
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK 135. 
-Cho học sinh đọc nội dung câu 2 và chọn đáp án đúng.
-GV cho HS đọc bài tập 3 – nêu yêu cầu bài tập.
-Gợi ý: cách đọc, cách viết của 2 nhóm -> kết luận.
 HĐ4: Hướng dẫn HS ôn lại khái niệm từ Hán Việt.(5’)
ơMục tiêu: Oân lại khái niệm từ Hán Việt và nhận biết từ Hán Việt.
-Yêu cầu học sinh trình bày khái niệm từ Hán Việt đã học.
-GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2 (136).
HĐ5:Hướng dẫn học sinh ôn tập lại kiến thức về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.(10’)
ơMục tiêu: Nắm vững hơn khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, hiểu được tác dụng của nó..
-Lệnh học sinh nhắc lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
-GV: Yêu cầu HS đọc và thực hiện bài tập 2, 3 SGK (136).
HĐ5: Hướng dẫn ôn lại kiến thức về trau dồi vốn từ.(5’)
ơMục tiêu: Oân lại các cách trau dồi vốn từ và vận dụng làm bài tập.
-GV cho HS nêu các hình thức trau dồi vốn từ.
-GV gọi HS giải thích nghĩa: dự thảo, hậu duệ.
-GV cho HS đọc bài tập 3 – nêu yêu cầu bài tập – sửa lỗi. 
HS thực hiện theo yêu cầu
-Nội dung mục IV
-Chọn câu b
HS lắng nghe, ghi bài.
HS đọc – xác định yêu cầu.
HS quan sát sơ đồ
HS lân bảng điền vào sơ đồ – nhận xét - bổ sung.
HS trình bày ví dụ minh họa – bổ sung – nhận xét.
HS đọc – nêu ý kiến cá nhân.
- Nếu không có sự phát triển nghĩa, thì nói chung mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa. Để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người bản ngữ thì số lượng từ ngữ sẽ tăng. Do vậy mọi ngôn ngữ của nhân loại phải phát triển từ vựng bằng các cách đã nêu trong sơ đồ trên 
HS trình bày khái niệm.
HS đọc – chọn đáp án đúng.
- Chọn nhận định C vì yêu cầu giao lưu giữa các dân tộc, cùng sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
HS đọc – trình bày ý kiến.
HS trình bày – bổ sung – nhận xét.
HS thực hiện bài tập 1.
HS trình bày – bổ sung.
HS đọc – thực hiện bài tập 2 -3.
-Vai trò thuật ngữ: Chúng ta đang sống trong thời đại KH – CN phát triển mạnh trình độ dân trí tăng, nhu cầu giao tiếp, nhận thức của mọi người về những vấn đề KH – CN là cần thiết -> Vai trò thuật ngữ ngày càng quan trọng. 
-Liệt kê một số từ ngữ thích hợp là biệt ngữ xã hội 
- Trẫm, chúa công, Hoàng thượng -> vua 
- Áp phe, chạy mánh, sập tiệp -> lĩnh vực làm ăn 
HS trình bày.
HS giải nghĩa từ.
HS sửa lỗi dùng từ :
-Sửa lỗi sai: Béo bổ -> béo bở tấp nập -> tới tấp Đạm bạc -> tệ bạc.
I. Sự phát triển của từ vựng. 
1. Các cách phát triển của từ vựng.
Cách phát triển của từ vựng
PT nghĩa của từ
ngữ
PT số lượng từ ngữ
Tạo từ mới
Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài
2. Tìm từ minh họa cho các cách phát triển:
- Phát triển nghĩa: (dưa) chuột, (con) chuột trong máy vi tính.
- Tăng số lượng từ ngữ : 
+ Tạo từ mới: rừng phòng hộ, sách đỏ, thị trường tiền tệ...
+ Mượn từ của tiếng nước ngoài: In-tơ-net, Ma –ket - tin ...
II. Từ mượn.
1. Khái niệm.	
- Là từ vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ hợp lý để diễn đạt 
2. Chọn nhận định đúng :
-Chọn câu c.
3.Sự khác nhau giữa hai nhóm từ mượn.
- Nhóm: săm, lốp đã được Việt hóa. 
- Nhóm: a-xit, ra-đi-ô chưa được Việt hóa. 
III. Từ Hán Việt.
1. Khái niệm.
- Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt. 
2. Chọn quan niệm đúng :
-Chọn câu b.
IV.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
- Thuật ngữ: là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ 
- Biệt ngữ xã hội: Từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định 
V.Trau dồi vốn từ. 
1. Khái niệm.( SGK )
2. Giải nghĩa từ.
-Dự thảo : thảo ra để thông qua.
-Hậu duệ: con cháu của người đã chết.
3. Sửa lỗi dùng từ.
a. Sửa béo bổ thành béo bở.
b. Thay đạm bạc thành tệ bạc.
c. Có thể thay tấp nập bằng tới tấp.
HĐ6:Hướng dẫn công việc ở nhà.
( 2’)
-Soạn bài : Nghị luận trong văn bản tự sự.
+Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn trích a,b SGK trang 137, tác dụng của các yếu tố nghị luận trên.
+ Thử bỏ yếu tố nghị luận và nhận xét nội dung của đoạn văn.
HS ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:23/10 /2009
Ngày dạy: 26/10 /2009
Tuần: 10
Tiết: 50
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò, ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
3. Thái độ:
 Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong bài tự sự để bài viết thêm phần triết lí.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Nâng cao Ngữ văn 9, bảng phụ.
-Học sinh:
Chuẩn bị theo yêu cầu của GV ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu: Kiển tra bài cũ, định hướng bài mới.
1.Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
2.Giới thiệu bài mới.
 Cuộc sống đa dạng, phong phú với đầy đủ các tình huống, cảnh ngộ, tất cả các kiểu nhân vật, các mẫu người ta vẫn thường gặp hàng ngày. Đối với kiểu nhân vật hay triết lí, hay suy nghĩ, trăn trở về tư tưởng, cuộc đời để khắc họa nhân vật cần sử dụng yếu tố nghị luận. Nghị luận trong trong văn bản tự sự là gì -> bài mới.
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.(15’)
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 
1. Tìm hiểu ví dụ.
ơMục tiêu: HS xác định được yếu tố nghị luận và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
-Cho HS đọc 2 đoạn trích a, b SGK 137. 
-GV: Nghị luận là nêu lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng nào đó.
-Căn cứ vào định nghĩa này, em hãy chỉ ra những câu chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong 2 đoạn trích ?
-Đoạn (a) đề cập đến vấn đề nào ?
-GV: Đây là cuộc đối thoại giữa mấy nhân vật ? (về thực chất đây là cuộc thoại của ông giáo với chính mình)
-Qua hội ý em hãy nêu trình tự suy nghĩ của ông giáo theo những luận điểm nào ?
-GV chốt nội dung lên bảng.
-GV :Về hình thức câu văn, từ có gì đáng chú ý (câu, từ mang tính nghị luận : Câu hô ứng nếu thì; vì thế  cho nên -> câu mang tính khẳng định, các từ thường gặp: tại sao, thật vậy, trước hết)
-Cuộc đối thoại giữa Kiều – Hoạn Thư dưới hình thức nào ? 
-Trong 8 dòng thơ Hoạn Thư nêu 4 luận điểm. Hãy nêu 4 luận điểm đó?
-GV: Với những lập luận của Hoạn Thư “khôn ngoan đến mực nói năng phải lời” Chính yếu tố nghị luận trên đặt Kiều vào hoàn cảnh khó xử “Tha ra.. may đời. Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”.
-GV cho HS trao đổi nội dung nghị luận gì ?
-Cho HS đọc lại ghi nhớ SGK 138.
HS đọc đoạn trích
HS hội ý – tìm trong văn bản – trình bày.
HS trả lời :
-Thể hiện những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện lão Hạc – Nam Cao.
HS trình bày.
HS trình bày :
-Nghị luận: phù hợp với phiên tòa, trước tòa trình bày lí lẽ, chứng cứ, nhân chứng, vật chứng sao cho thuyết phục.
HS trình bày bốn luận điểm :
-Tôi là đàn bà nên ghen là chuyện thường.
-Tôi từng đối xử tốt với cô 
Cho ra gác viết kinh, khi trốn không tìm.
-Tôi, cô cùng cảnh chồng chung.
-Dù sao tôi vẫn có tôi nhờ khoan dung.
HS hội ý trình bày :
-Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc.
HS đọc ghi nhớ.
-Đoạn (a):
- Nêu vấn đề: “Nếu ta không cố độc ác với họ”.
- Phát triển vấn đề: “Vợ tôiquá khổ” Vì sao ?
+ Người đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau
+ Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa.
+ Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, đau buồn, ích kỉ che lấp mất 
- Kết thúc vấn đề: “Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
* Đoạn b: 
- Bốn luận điểm
(1) Tôi là đàn bà nên ghen là chuyện thường.
(2) Tôi từng đối xử tốt với cô 
Cho ra gác viết kinh, khi trốn không tìm.
(3) Tôi, cô cùng cảnh chồng chung.
(4) Dù sao tôi vẫn có tôi nhờ khoan dung.
2. Ghi nhớ. (SGK 138)
HĐ3:Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập. (22’)
II. Luyện tập.
Bài tập 1. Xác định lời văn –
ơMục tiêu: Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
đối tượng thuyết phục.
-GV cho HS đọc – nêu yêu cầu bài tập 1 SGK 139.
-Lời văn đoạn trích (a) là lời của 
ai ? Người ấy đang thuyết phục ai ? Thuyết phục điều gì ?
-GV gọi HS đọc bài tập 2 (Hướng dẫn về nhà)
- Hoạn Thư lập luận như thế nào khiến Kiều phải khen “Khôn ngoan phải lời”. Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong đoạn trích để làm sáng tỏ lời khen của Kiều ?
HS đọc – trình bày:
- Lời văn – ông Giáo. 
- Đối tượng – chính mình.
- Nội dung: Những suy nghĩ nội tâm của ông Giáo với vợ.
- Lời văn – ông Giáo 
- Đối tượng – chính mình
- Nội dung: Những suy nghĩ nội tâm của ông Giáo với vợ
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.
( 3’)
-Về nhà làm bài tập 2.
-Soạn bài : Đoàn thuyền đánh cá.
+Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
+Trả lời các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_10_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_t.doc