Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Tiết 46,47,48,49,50

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Tiết 46,47,48,49,50

TUẦN 10

Tiết 46

ĐỒNG CHÍ

 (Chính Hữu)

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.

3. Thái độ: Tình cảm yêu mến, trân trọng, khâm phục những người lính cách mạng từ sự đồng cảm với nhà thơ Chính Hữu.

II/ CHUẨN BỊCỦA GV VÀ HS:

 - Chuẩn bị của GV: - Đọc phần II SGV/ 138.

 - SGV- SGK

 - Bảng phụ ghi bài thơ.

 - Chuẩn bị của HS: - Đọc và trả lời câu hỏi phần hiểu văn bản.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Tiết 46,47,48,49,50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày giảng:................. Lớp 9A: Sĩ số: ............
Tuần 10
Tiết 46 
Đồng chí
 (Chính Hữu)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
3. Thái độ: Tình cảm yêu mến, trân trọng, khâm phục những người lính cách mạng từ sự đồng cảm với nhà thơ Chính Hữu.
II/ Chuẩn bịcủa GV và HS: 
	- Chuẩn bị của GV: - Đọc phần II SGV/ 138.
 - SGV- SGK
 - Bảng phụ ghi bài thơ.
 - Chuẩn bị của HS: - Đọc và trả lời câu hỏi phần hiểu văn bản.
III/ Tiến trình bài dạy:
hoạt động của gv và hs
nội dung chính
 1/ Kiểm tra: 3'
- Phân tích nhân cách cao đẹp của ông Ngư?
 2/ Bài mới: 
Vào bài: 1'
Hoạt đ ộng I: 5'
 HDHS tìm hiểu TG, TP.
HS: Đọc chú thích * SGK/189.
GV: Em hiểu thế nào về tác giả?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh quan sát ảnh tác giả. Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
GV: Bài thơ được viết trong thời gian nào?
- Bài thơ là sự thể hiện tình cảm tha thiết sâu sắc của tác giả với đồng chí, đồng đội của mình.
Hoạt đ ộng II: 5'
HDHS đọc, tìm hiểu chú thích
GV: Hướng dẫn đọc (đọc chậm, tình cảm, chú ý những câu thơ tự do).
- Đọc mẫu một đoạn
- Gọi học sinh đọc tiếp.
HS: Đọc chú thích, lưu ý chú thích 1,2,4 (130)
Hoạt đ ộng III: 22'
HDHS tìm hiểu bài thơ.
GV: Bài thơ viết theo thể thơ nào?
HS: Trả lời.
GV: Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? ý mỗi đoạn?
 (Sử dụng bảng phụ ghi bố cục bài thơ)
Đoạn 1: 6 câu đầu: cơ sở của tình đồng chí.
Đoạn 2: 11 câu tiếp: Những biểu hiện và sức mạnh cuả tình đồng chí.
Đoạn 3: còn lại (3 câu cuối): Biểu tượng người lính.
GV: Theo em, cảm hứng của bài thơ là gì?
HS: Tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.
GV: Em có nhận xét gì về dòng thơ thứ 7?
HS: Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt, (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính.
- 10 dòng tiếp biểu hiện cụ thể tình đồng chí và sức mạnh của nó.
Chuyển ý:
HS: Đọc 6 dòng đầu:
GV: Đoạn thơ đã nêu bật cơ sở của tình đồng chí đó là cơ sở nào? Thể hiện qua hình ảnh nào?
- “ Quê hương ... sỏi đá”
- “ Súng bên súng ... bên đầu"
- “ Đêm rét chung chăn ... tri kỉ”.
--> Gợi cho em hiểu gì về người lính?
HS: Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. Đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt.
GV: Em có nhận xét gì về câu thơ kết đoạn 1?
HS: Câu thơ như một bản lề gắn kết đoạn đầu 
và đoạn thứ hai của bài thơ.
Chuyển ý
HS: Đọc tiếp từ dòng 8 đến 17.
GV: Những người lính hiểu gì về nhau?
HS: Hoàn cảnh, sự quyết tâm
“ Ruộng nương... người ra lính"
GV: “ Mặc kệ” thể hiện thái độ gì? (Dứt khoát, mạnh mẽ).
- Theo em có phải họ vô tình với quê hương không?
- HS: Gợi chất vui, tếu, hóm hỉnh, lạc quan.
- Hy sinh tình nhà cho việc nước.
--> Yêu quê hương xuất phát từ tình cảm lớn lao, quyết tâm mãnh liệt.
GV: Trong sinh hoạt người lính gặp khó khăn gì?
HS: - "Anh với tôi... ớn lạnh ... mồ hôi
 - áo rách vai
 - Quần ... vá
 - Chân không giày.
GV: Em có nhận xét gì về tình đồng chí ở họ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét về cấu trúc của câu?
HS: Những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau để diễn tả sự gắn bó, sự giống nhau của mọi cảnh ngộ của người lính, chỉ bằng cử chỉ “tay trong tay” mà người lính như được tiếp thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ.
Chuyển ý
HS: Đọc đoạn cuối
GV: Cảm nhận của em về đoạn cuối?
HS: Trong bức tranh là 3 hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng - trong cảnh rừng sương muối người lính phục kích chờ giặc.
GV: Ai là bạn với họ?
HS: Trăng là người bạn.
GV: Em hiểu “ Đầu súng trăng treo” là như thế nào?
HS: Hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, nó mang ý nghĩa biểu tượng, súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, bình yên và chiến tranh ...
GV: Qua bài thơ em hiểu gì về người lính trong những ngày đầu chống Pháp?
HS: Đó là những người nông dân vì nghĩa lớn mà ra đi.
- Cùng chia sẻ khó khăn
- Chung nhiệm vụ, mục đích
- Đoàn kết gắn bó --> tạo sức mạnh.
GV: Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Đồng chí”?
HS: Đồng chí là cùng chung chí hướng, lý tưởng, đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng.
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt đ ộng IV: 5'
HDHS phần luyện tập.
GV: Hướng dẫn học sinh phần luyện tập để các em về nhà làm.
 3. Củng cố, luyện tập: 3'
 - Nêu cơ sở, biểu hiện của tình đồng chí
 - Đọc diễn cảm bài thơ
 - Đọc lại ghi nhớ.
Đáp án: Yêu câu HS nêu được:
- Cử chỉ ân cần, chu đáo, sẵn lòng cưu mang Lục Vân Tiên.
- Không tính toán đền ơn cứu mạng.
- Sống trong sạch ngoài vòng danh lợi
-> Là một người làm việc nhân đức, tính cách cao thượng.
I. Giới thiệu tác giả- tác phẩm:
1. Tác giả: 
- Tên thật là Trần Đình Đắc, sinh 1926- quê Hà Tĩnh. Từ 1946 hoạt động trong quân đội, làm thơ từ 1947.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ viết năm 1947
II. Đọc, tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
III. Tìm hiểu bài thơ
A. Cấu trúc:
- Thể thơ tự do
- Bố cục 3 đoạn
B. Phân tích:
1. Mạch cảm xúc
“ Đồng chí” --> dòng thơ đặc biệt như một nốt nhấn gây ấn tượng về tình đồng chí, đồng đội.
2. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính: (dòng 1-> 7)
- Tình đồng chí: 
+ Cùng giai cấp nông dân
+ Cùng chung nhiệm vụ, ý chí
+ Từ sự dung hòa, chia sẻ.
3. Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội: (dòng 8-> 17)
- Họ hiểu, thông cảm những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
"Anh với tôi... ớn lạnh ... mồ hôi
 - áo rách vai
 - Quần ... vá
 - Chân không giày.
-> Cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, tình cảm gắn bó sâu nặng: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
4. Đoạn kết:
- Cảnh phục kích chờ giặc
- Trăng là người bạn.
- Hình ảnh người lính trong đoạn thơ.
+Đó là những người nông dân vì nghĩa lớn mà ra đi.
+ Cùng chia sẻ khó khăn
+ Chung nhiệm vụ, mục đích
+ Đoàn kết gắn bó --> tạo sức mạnh.
* Ghi nhớ: SGK/131.
IV. Luyện tập:
 4. hướng dẫn HS học ở nhà: (1') - Học thuộc lòng bài thơ
 - Soạn: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” theo câu hỏi 
 trong sách giáo khoa.
	Ngày giảng:................. Lớp 9A: Sĩ số: ............
Tiết 47: Bài thơ
về tiểu đội xe không kính
 (Phạm Tiến Duật)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.
- Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, tự hào về những chiến sĩ lái xe Trường Sơn và những trang sử hào hùng của dân tộc.
II/ Chuẩn bịcủa GV và HS: 
	- Chuẩn bị của GV: - Đọc phần II SGV/ 145-146, ảnh tác giả, bảng phụ ghi đoạn thơ.
 - Chuẩn bị của HS: - Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.
III/ Tiến trình bài dạy:
hoạt động của gv và hs
nội dung chính
 1/ Kiểm tra: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng Chí” 
 - Nêu cơ sở để hình thành tình đồng chí?
 2/ Bài mới: (35') 
Vào bài: (1’) 
Hoạt đ ộng I: HDHS tìm hiểu TG, TP.
HS: Đọc chú thích * SGK/132.
GV: Em hiểu thế nào về tác giả?
- Thế hệ thanh niên thời chống Mỹ là thế hệ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
GV: Cho học sinh quan sát ảnh tác giả.
GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
HS: Bài thơ nằm trong chùm thơ mà Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ.
Hoạt đ ộng II: HDHS phần đọc, chú thích.
GV: Hướng dẫn học sinh đọc .
- Đọc mẫu một đoạn
HS: Đọc tiếp, đọc chú thích.
Hoạt đ ộng II: HDHS phần tìm hiểu VB.
GV: Nhan để bài thơ có gì khác lạ?
HS: Nhan đề dài nhưng đã làm khó rõ hình ảnh toàn bài: Những chiếc xe không kính --> đó là phát hiện thú vị của tác giả về hiện thực chiến tranh.
GV: Vì sao tác giả còn thêm 2 chữ “bài thơ”.
HS: Vì tác giả muốn nói đến chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung vượt lên gian khổ hiểm nguy của chiến tranh.
GV: Trong bài thơ ta thấy nổi bật lên hình tượng nào?
HS: Trả lời
Liên hệ, xe đưa vào bài thơ để “mĩ lệ hóa” 
GV: Phạm Tiến Duật đưa xe không kính vào thơ đó là hình ảnh như thế nào?
HS: Hình ảnh thực đến trần trụi
GV: Nguyên nhân vì sao?
HS: Trả lời
GV: Chiếc xe đó còn được tác giả tả trong bài thơ ra sao?
HS: Trả lời
GV: Em có nhận xét gì về giọng điệu câu thơ? Tác dụng?
HS: Giọng điệu ngang tàng, gây sự chú ý về sự khác lạ của xe.
GV: Đó là hình ảnh thơ như thế nào?
Chuyển ý
GV: Có phải tác giả chỉ viết về những chiếc xe không kính, tác giả còn muốn viết về ai?
HS: Trả lời
HS: Đọc tiếp
GV: Tác giả miêu tả cảm giác của người lái xe khi ngồi trên buồng lái như thế nào? Vì sao vậy?
HS: Vì xe không có kính
GV: Đó là cảm giác về điều gì?
HS: Trả lời
GV: Liên hệ môi trường thiên nhiên.
- Qua khung cửa đã không có kính, không chỉ có mặt đất mà cả bầu trời với sao trời, cánh chim như ùa vào buồng lái --> cảm giác mạnh, đột ngột của người lái xe giữa hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, thiếu thốn, người chiến sĩ đã bộc lộ những phẩm chất gì?
- Họ ngồi trên xe với tư thế như thế nào?
HS: Ung dung...
 Nhìn đất...
HS: Đọc đoạn thơ: “không có... ừ...”
GV: Em có nhận xét gì về cấu trúc câu thơ?
Người chiến sĩ gặp gian khổ gì?
HS: Cấu trúc lặp --> ngang tàng..., bất chấp khó khăn.
“ Không ... ừ thì
 Chưa cần sửa... 
 Không ... ừ thì...
 Chưa cần thay, lái trăm cấy số nữa”
GV: Theo em điều gì đã làm nên sức mạnh giúp họ coi thường gian khổ.
HS: Do ý chí giải phóng Miền Nam và tình yêu nước nồng nàn.
GV: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ giọng điệu bài thơ.
HS: Có nhiều chi tiết thực của đời sống chiến tranh giọng điệu ngang tàng, hóm hỉnh mà chân thật, bộc trực, ồn ào, phù hợp với tính cách lính lái xe.
GV: Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời chống Mỹ.
HS: Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan chiến đấu tất cả vì Miền Nam thân yêu, với tinh thần như thế cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta thắng lợi là tất yếu.
Hoạt đ ộng III: HDHS phần Ghi nhớ.
GV: Em hãy cho biết nội dung toàn bài?
HS: Ca ngợi những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, ca ngợi thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ.
- Đọc ghi nhớ.
GV: Nhấn mạnh ý 2 trong bài thơ.
Hoạt đ ộng IV: HDHS phần luyện tập.
HS: Đọc yêu cầu và làm bài tập 2
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Không có kính thì có gió, bụi, mưa..., nụ cười sảng khoái thật đáng khâm phục, nụ cười trong mưa, trong bụi, cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi thật là hào hùng và đầy cảm động.
4. Củng cố, luyện tập: - Đọc bài thơ em thích nhất hình ảnh nào, vì sao?
 - So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ này và bài thơ “ Đồng chí”.
Đáp án: Yêu cầu HS:
- Đọc thuộc lòng bài thơ.	 
 - Cơ sở hình thành tình đồng chí
+ Cùng chung giai cấp sông nhân.
+ Cùng chung nhiệm vụ, ý chí.
+ Từ sự dung hòa, chia sẻ.
I / Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả: Sinh năm 1941, quê Phú Thọ, vào bộ đội năm 1964, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
- Là nhà thơ.
2. Tác phẩm:
 Trích trong tập "Vầng trăng quầng lửa" viết năm 1969.
II/ Đọc - tìm hiểu chú thích: 
1. Đọc
2. Chú thích 
III/ Tìm hiểu bài thơ:
1. Nhan đề bài thơ:
- Thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
2. Hình ảnh những chiếc xe không kính:
- Hình ảnh rất thực.
- Nguyên nhân cũng rất thực
- Xe biến dạng do chiến tranh.
 “không kính, không đèn, không mui”.
--> Là hình ảnh độc đáo.
3. Những chiến sĩ lái xe:
a, Cảm giác: 
- Nhìn: + Đất
 + Trời
 + Thẳng 
--> tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài.
 + Gió... xoa... 
 + Con đường chạy thẳng vào tim.
--> Tốc độ xe lao nhanh.
b, Tính cách cao đẹp:
- Tư thế: ung dung, hiên ngang.
- Thái độ: 
“ không... ừ thì...
Chưa cần...
--> Giọng ngang tàng, bấp chấp khó khăn, gian khổ.
* Ghi nhớ (133)
III. Luyện tập:
5. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1') - Học bài - Ôn tập giờ sau kiểm tra.
	Ngày giảng:................. Lớp 9A: Sĩ số: ............
Tiết 48 
Kiểm tra 
về truyện trung đại
(Theo đề bài, đáp án, biểu điểm của nhà trường)
	Ngày giảng:................. Lớp 9A: Sĩ số: ............
Tiết 49
Tổng kết từ vựng
(Tiếp)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (sự phát triển của từ vựng đã học, từ mượn, từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
3. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong trau dồi vốn từ.
II/ Chuẩn bịcủa GV và HS: 
	- Chuẩn bị của GV: - Bảng phụ kẻ sơ đồ
 - SGK, SGV
 - Chuẩn bị của HS: - Xem trước bài
III/ Tiến trình bài dạy: 
hoạt động của gv và hs
nội dung chính
 2/ Kiểm tra: Kết hợp khi giảng bài.
 3/ Bài mới: 
Vào bài (1’)
Hoạt đ ộng I: 10'
HDHS phần I.
ôn cách phát triển từ vựng
HS: Trả lời
- Mượn tiếng Hán và một số ngôn ngữ khác như Anh, Pháp, Nga.
- Thêm nghĩa mới
Ví dụ: Kinh tế: là trị nước cứu đời, cũng là hoạt động của con người.
- Tạo từ mới: Là sở hữu trí tuệ, là du lịch sinh thái.
- Chuyển nghĩa:
+ Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
+ Ngày xuân em hãy còn dài (ẩn dụ) 
1, Điền vào ô trống:
GV: Tìm dẫn chứng về phát triển nghĩa của từ
HS: Trả lời
GV: Tìm dẫn chứng về phát triển số lượng từ ngữ.
HS: Trao đổi, thảo luận
GV: Có thể ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không?
HS: Trả lời
Hoạt đ ộng II: 10'
HDHS phần II.
GV: Nêu khái niệm từ mượn
HS: Ngoài từ thuần Việt mà nhân dân ta sáng tạo ra chúng ta còn vay nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị sự việc, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
HS: Đọc yêu cầu bài 2:
- Không chọn (a) vì không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có từ vay mượn.
- Không chọn (b) vì vay mượn từ ngữ là nhu cầu giao tiếp
- Không chọn (d) vì tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa của dân tộc, vay mượn từ ngữ là tất yếu 
HS: Đọc yêu cầu bài 3
- Trao đổi, thảo luận
- Trả lời
Hoạt đ ộng III: 7'
HDHS phần III.
HS: Nêu khái niệm
- Là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của Tiếng Việt
- HS: Đọc bài 2 SGK/ 136
GV: Không chọn (a) vì từ Hán Việt chiếm tỷ lệ lớn
- Không chọn (c) vì từ Hán Việt trở thành một bộ phận quan trọng của Tiếng Việt
- Không chọn (d) vì việc dùng nhiều từ Hán Việt trong nhiều trường hợp là cần thiết.
Hoạt đ ộng IV: 10'
HDHS phần IV.
HS: Nêu khái niệm
- Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
HS: Đọc yêu cầu bài 2/SGK/ 136.
GV: Em hãy liệt kê biệt ngữ xã hội.
Chuyển ý
Hoạt đ ộng IV: 5'
GV: Nêu hình thức trau dồi vốn từ?
HS: - Nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Tăng vốn từ để biết thêm những từ chưa biết.
HS: Đọc yêu cầu bài 2
Hoạt động nhóm:
GV: Giao việc
N1-3: ý 1-2-3
N2-4: ý 5-6-7
HS: Trao đổi, thảo luận
N1-2: Cử đại diện trình bày
N3-4: Nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận.
HS: Đọc yêu cầu bài 3
- Trao đổi, thảo luận
- Trình bày
- Có nghĩa có ít thức ăn toàn thứ rẻ.
4. Củng cố, luyện tập: (2’)
 - Hệ thống bài.
I, Ôn các cách phát triển từ:
Các cách phát triển từ vựng
Phát triển số lượng từ ngữ
Vay mượn
Tạo từ mới
* Ví dụ: 
- Dưa (chuột), con (chuột- bộ phận của máy tính)
- Sách đỏ, thị trường tiền tệ, rừng phòng hộ...
- Internet, sa lông, makétting.
3- Mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển từ vựng theo tất cả những cách thức đã nêu trong sơ đồ trên.
II, Từ mượn:
1, Nêu khái niệm:
2, Chọn nhận định đúng: c
3, Những từ mượn như: săm, lốp, bếp ga... đã được Việt hóa hoàn toàn.
- Axít, rađiô,... chưa được Việt hóa.
III, Từ Hán Việt:
1, Nêu khái niệm:
2, Chọn quan niệm đúng: b
IV, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
1, Nêu khái niệm: 
2, Hiện nay khoa học công nghệ phát triển, trình độ dân trí nâng cao, nhu cầu về giao tiếp tăng, vì vậy thuật ngữ đóng vai trò quan trọng.
3, Cậu, mợ, chỉ tầng lớp thượng lưu gọi cha mẹ.
V, Trau dồi vốn từ:
1, Hình thức trau dồi vốn từ:
2, Giải thích nghĩa của từ:
- Bách khoa toàn thư: Từ điển ghi đầy đủ tri thức của các ngành
- Bảo hộ mậu dịch: Bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh hàng hóa.
- Dự thảo: Bản thảo được thông qua
- Đại sứ quán: Cơ quan đại diện của một nhà nước ở nước ngoài.
- Hậu duệ: Con cháu người đã chết
- Khẩu khí: Khí phách con người
- Môi sinh: Môi trường sống của sinh vật.
3, Sửa lỗi:
a, Sai từ “béo bổ” vì từ này chỉ tính chất cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Sửa “ béo bổ” (ý mang lại nhiều lợi nhuận)
b, Sai từ “đạm bạc”
Thay từ “tệ bạc” (không nhớ ơn nghĩa)
c, Sai từ “tấp nập”Thay từ “tới tấp” (ý liên tiếp, dồn dập)
5. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1') - Về ôn tập - Chuẩn bị bài Nghị luận trong văn bản tự sự .
	Ngày giảng:................. Lớp 9A: Sĩ số: ............
Tiết 50 	Nghị luận
trong văn bản tự sự
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là văn nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng: Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết yếu tố nghị luận cho văn bản tự sự.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong tạo lập văn bản tự sự.
II/ Chuẩn bịcủa GV và HS: 
	- Chuẩn bị của GV: - Văn bản mẫu
 - Chuẩn bị của HS: - Ôn tập
III/ Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 2/ Kiểm tra: 3'
Kiểm tra kiến thức trong quá trình giảng bài mới.
 3/ Bài mới: 
Vào bài 1'
Hoạt động I: 27'
HDHS phần I.
GV: Nghị luận là nêu lý lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm tư tưởng (luận điểm) nào đó?
- Căn cứ vào định nghĩa này hãy tìm ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích trên?
HS: Tìm câu, chữ.
GV: Nội dung nêu vấn đề gồm ý nào?
HS: Nếu không cố tìm hiểu
GV: Nội dung phát triển vấn đề gồm mấy ý? đó là những ý nào?
HS: 4 ý
GV: Đoạn văn trên chứa rất nhiều từ, câu mang tính chất nghị luận, hãy tìm những từ, câu đó.
HS: Các câu hô ứng thể hiện dưới dạng phán đoán: Nếu thì, vì thế cho nên, sở dĩlà vì, khi a thì b.
GV: Các câu văn trong đoạn trích thể hiện dưới dạng nào?
HS: Trả lời
GV: Các đặc điểm nội dung và hình thức lập luận có phù hợp với tính cách ông giáo không? Tại sao?
HS: Phù hợp một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn dằn vặt trăn trở.
HS: Đọc đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán.
GV: Em thấy cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều – Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức nào?
HS: Trả lời
GV: Hình thức nghị luận này có phù hợp với phiên toà không?
GV: Trước phiên toà, điều quan trọng là gì?
HS: Lý lẽ, chứng lý, nhân chứng, vật chứngsao cho thuyết phục.
GV: Nêu vị thế của Kiều và Hoạn Thư trong phiên toà?
HS: Trả lời
GV: Lập luận của Kiều thể hiện ở những câu nào?
HS: Trả lời
GV: Mỉa mai, đay nghiến câu khẳng định “càng càng oan trái nhiều”
GV: Hoạn Thư trong cơn “Hồn lạc phách siêu” biện minh cho mình qua mấy dòng thơ và mấy luận điểm?
HS: 8 dòng thơ và 4 luận đIểm.
GV: Nêu các luận điểm của Hoạn Thư?
HS: Thứ nhất: Tôi là đàn bà thường tình
Thứ hai: Tôi với cô đều chồng chung
Thứ ba: Tôi đối xử tốt
Thứ tư: Trót gây đau khổ
GV: Với cách lập luận ở trên Kiều phải công nhận ra sao?
HS: Kiều công nhận Hoạn Thư
“ Khôn ngoan phải lời”
GV: Hoạn Thư đặt Kiều vào tình huống như thế nào?
HS: Khó xử.
Hoạt động II: HDHS phần II.
HS: Hoạt động nhóm
GV: Giao việc: Từ việc tìm hiểu hai đoạn trích rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong văn bản.
HS: Trao đổi thảo luận
GV: Gọi nhóm 1- 3 trình bày
 Nhóm 2- 4 nhận xét
GV: Nhận xét, bổ xung, đưa ra kết luận. 
HS: Đọc (nội dung ghi kết luận)
GV: Nêu vai trò nghị luận trong văn tự sự
HS: Làm cho đoạn văn sâu sắc hơn
Hoạt động III: 10'
 HDHS phần luyện tập.
GV: Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc mục 1-1 lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
	3/ Củng cố, luyện tập: (3’) 
- Hệ thống bài
 - Nêu vai trò của nghị luận trong văn tự sự
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
1. Đoạn trích (137)
(Lão Hạc)
a, Nhận xét:
* Các luận điểm
+ Nêu vấn đề
+ Nếu ta không cố
- Phát triển vấn đề
- Kết thúc vấn đề
- Đoạn văn có các câu hô ứng dưới dạng phán đoán.
- Các câu văn đều là những câu khẳng định, ngắn gọn
2. Đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán (137- 138):
- Hình thức nghị luận
- Hình thức nghị luận phù hợp với một phiên toà.
- Lập luận của Kiều ở mấy câu đầu.
- Luận điểm của Hoạn Thư gồm 4 luận điểm.
- Kiều công nhận Hoạn Thư “khôn ngoan  phải lời”.
II. Vai trò của nghị luận trong văn tự sự:
- Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại, nêu các ý kiến nhận xét cùng lý lẽ dẫn chứng.
- Các câu văn nghị luận thường là câu khẳng định.
- Câu ghép có cặp từ hô ứng nếu thì, càng càng
III. Luyện tập:
Bài 1/139:
- Suy nghĩ nội tâm của ông giáo như một lời đối thoại với chính mình.
-Thuyết phục rằng vợ mình không ác.
Bài 2/ 139
 5/ Hướng dẫn HS học ở nhà: (1') - Học kĩ bài
 - Chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá theo câu hỏi SGK
 Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_10_tiet_4647484950.doc