Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần: 11

Tiết: 51, 52

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1. Kiến thức:

Giúp học sinh thấy được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giác đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

2. Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) đồng thời thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận các ý thơ.

 3. Thái độ:

- Ca ngợi quê hương giàu đẹp, biển giàu có phong phú.

- Tôn trọng người lao động.

II. Chuẩn bị:

-Giáo viên: Tham khảo SGK – SGV – giáo án – bảng phụ, ảnh của Huy Cận.

-Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV ở tiết trước.

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 11
Tiết: 51, 52
Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
 Huy Cận
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
Giúp học sinh thấy được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giác đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) đồng thời thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận các ý thơ.
 3. Thái độ: 
- Ca ngợi quê hương giàu đẹp, biển giàu có phong phú.
- Tôn trọng người lao động.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK – SGV – giáo án – bảng phụ, ảnh của Huy Cận.
-Học sinh:
Chuẩn bị theo yêu cầu của GV ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
1.Kiểm tra bài cũ.
1. Dòng nào sau đây khái quát đầy đủ nhất về gí trị nghệ thuật của Bài thơ vầ tiểu đội xe không kính?
a. Chất liệu hiện thực; giọng trẻ trung, khỏe khoắn, giàu tính khẩu ngữ.
b. Chi tiết, hình ảnh giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
c. Hình ảnh đẹp, rộng lờn, được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
d. Giọng điệu ngọt ngào, tha thiết, giàu sức gợi cảm.
2. Đọc thuộc lòng 4 khổ thơ bất kì trong bài. Phân tích hình ảnh những chiếc xe không kính.
Thực hiện theo yêu cầu:
-Chọn câu a
-Văn bản SGK, phân tích
2.Giới thiệu bài mới.
 Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không 
khí phấn khởi, tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và khắp nơi đã dấy lên phong trào thi đua phát triển sản xuất xây dựng đất nước. Nhà thơ Huy Cận đã tái hiện được phần nào không khí đó qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
HS lắng nghe, ghi bài.
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu phần giới thiệu chung.(5’)
I. Giới thiệu chung. 
1. Tác giả.
ơMục tiêu: Nắm những nét khái quát về tác giả, tác phẩm; hiểu các từ khó phục vụ cho việc đọc – hiểu văn bản.
-Em hãy nêu những nét chính nhất về tác giả Huy cận, tác giả trích giảng ?
-GV chốt lại những nét chính về tác giả, tác phẩm. 
GV: Hỏi chú thích (1) và GV bổ sung thêm có thể đó là các nhìn từ một hòn đảo trên Vịnh Hạ Long. Thậm chí có thể hiểu đó là câu thơ thuần tưởng tượng mà mang tính khái quát nghệ thuật.
-GV : Bài thơ viết năm 1958, khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước. Chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh đã giúp nhà thơ thấy rõ và sống trong không khí lao động ấy của nhân dân ta, góp phần mở ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận.
HS dựa vào chú thích – khái quát trình bày.
HS lắng nghe.
-Cù Huy Cận ( 1919 -2005)
-Quê : Ân Phú – Vụ Quang – Hà Tỉnh.
-Ông là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam.
2. Tác phẩm.
-Bài thơ ra đời 1958, khi Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.
HĐ3:Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản.(63’)
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản
ơMục tiêu: HS thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.
-GV: Hướng dẫn đọc: giọng vui, phấn khởi, nhịp vừa phải riêng khổ thơ 2, 3, 7 giọng cao, nhịp hơi nhanh 
-GV: Đọc khổ 1, 2, 3
-Qua phần đọc văn bản – cảm hứng bao trùm cả bài thơ là gì ?
-Em hãy cho biết bố cục bài thơ ?
GV treo bảng con phần đáp án
a. 2 khổ thơ đầu: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
b. 4 khổ thơ tiếp: Cảnh đánh cá trên biển.
c. Khổ thơ cuối: Đoàn thuyền đánh cá trở về. 
-Cho HS đọc 2 khổ thơ đầu 
-Em hãy cho biết thời gian, không gian trong hành trình chuyến ra khơi đánh cá ?
-Em có nhận xét gì về nghệ thuật dùng trong các câu thơ này ?
* GV: Mặt trời như hòn lửa đỏ rực, khổng lồ, những lượn sóng dài then cài cửa, đêm tối bao trùm như hai cánh cửa khổng lồ. Lúc này vũ trụ như một ngôi nhà vĩ đại. Khác với thơ Huy Cận trước CM8, ở đây TN- vũ trụ không đối lập với con người, không làm cho con người nhỏ bé cô đơn, bơ vơ mà càng nâng cao, làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trong sự hài hòa. Đây là điểm mới của thơ Huy Cận sau CM tháng Tám 
-Trước cảnh thiên nhiên đẹp, con thuyền ở đây làm công việc gì ? Em cản nhận gì về công việc ấy ?
-Từ “lại” gợi cảm giác gì ? 
-Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong khung cảnh đánh cá về đêm ? Những chi tiết ấy gợi cho em điều gì ?
HS đọc đúng yêu cầu – nhận xét.
HS trả lời :
- Cảm hứng thiên nhiên (đẹp – tráng lệ)
- Cảm hứng về con người mới hăng say lao động
HS nhận xét – trình bày
HS đọc theo yêu cầu
HS trình bày
HS trả lời :
-Tác giả có sự liên tưởng, so sánh -> vũ trụ là ngôi nhà vĩ đại. 
HS lắng nghe.
HS nêu ý kiến :
 Công việc diễn ra thường xuyên đều đặn như một nhịp sống đã quen thuộc, con thuyền ra khơi có gió, có buồm, câu hát -> sự gắn kết ba sự vật, hiện tượng tạo sự phấn chấn.
2. Bố cục
-Phần 1 :2 khổ thơ đầu 
-> Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
-Phần 2 :. 4 khổ thơ tiếp
-> Cảnh đánh cá trên biển.
-Phần 3 :Khổ thơ cuối -> Đoàn thuyền đánh cá trở về.
3. Tìm hiểu văn bản
a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
- Thời gian: Đêm sập cửa 
- Không gian: “Mặt trời hòn lửa”
 Sóng đã cài then sập cửa”.
-> liên tưởng, so sánh -> vũ trụ là ngôi nhà vĩ đại. 
- “Đoàn thuyền  lại gió khơi”
-> Thuyền ra khơi hào hứng, khẩn trương.
-Cảnh đánh cá trên biển đêm được miêu tả bằng những chi tiết nào ? Và bộc lộ cảm hứng nào của nhà thơ ?
* GV: Ở đây hình như trăng đã lên, cánh buồm hòa vào trăng lung linh trở nên to rộng với tầm cỡ vũ trụ. Gió trăng trong thơ cổ chỉ sự thanh nhàn ở đây mang ý nghĩa mới. Khung cảnh về đêm con người làm chủ thiên nhiên, họ dò bụng biển như chủ nhân bằng việc chinh phục thiên nhiên qua chính công việc lao động của mình
-Kết quả của việc dò bụng biển, việc đánh bắt cá vui say. Nhà thơ tiếp tục miêu tả vẻ đẹp các loài cá trên biển như thế nào ? Tạo cho em ấn tượng gì ?
* GV: Với phương thức liệt kê thích hợp các loài cá trên biển, nhà thơ không hề lạm dụng nó, mà đó là những hình ảnh lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá trên biển. Nó gợi vẻ đẹp như tranh sơn mài, lung linh huyền ảo được sáng tạo bằng liên tưởng bay bổng từ sự quan sát hiện thực chấp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm sáng lên cái đẹp, cái giàu có và hết sức ân tình của biển: biển như lòng mẹ, biển nuôi lớn đời ta
HS dựa vào văn bản – trình bày : những chi ttiết về thuyền và hoạt động của con thuyền.
HS trả lời :
- Cá thu như đoàn thoi, cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song lấp lánh.
-> Liệt kê -> biển giàu có, ân tình. 
HS lắng nghe.
b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
- Thuyền: lái gió với buồm trăng, mây cao, biển bằng, sao lùa nước Hạ Long.
-> bút pháp lãng mạn -> thiên nhiên đẹp, tráng lệ.
- Dò bụng biển, dàn đan thế trận. 
-Hát gọi cá vào, kéo xoăn tay chùm cá nặng 
-> Bài ca lao động say sưa, hùng tráng.
- Biển cho ta cá như lòng mẹ
- Cá thu như đoàn thoi, cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song lấp lánh.
-> Liệt kê -> biển giàu có, ân tình. 
- Mặc dù tác giả cho rằng “biển cho ta cá như lòng mẹ” nhưng theo em có phải nguồn tài nguyên từ cá là vô tận không? Theo các em, chúng ta cần làm gì với nguồn tài nguyên này?
HS nêu ý kiến, bổ sung, nhận xét.
-Lệnh: Đọc khổ thơ cuối.
-Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai khổ thơ? Những hình ảnh nào có thể nói là tuyệt đẹp? Qua đó tác giả muốn nói điều gì?
-Điểm tương đồng giữa khổ thơ đầu và khổ thơ cuối? Điều đó có ý nghĩa gì? ( sự hoàn chỉnh của một chu trình lao động hào hợp với một chu kì của thiên nhiên; ánh nắng hồng ở cuối bài thể hiện một niềm tin phơi phới )
-Hướng dẫn HS trao đổi trong bàn
[Nhận xét, tuyên dương.
-Đọc, theo dõi
-Xác định các biện pháp nghệ thuật, nội dung khổ thơ.
-Nhận xét.
(-Trao đổi trong bàn thực hiện các nội dung.
-Trình bày ý kiến.
-Nhận xét.)
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
Đoàn thuyền – Con người:
Câu hát  mặt trời.
Nhân hóa, lãng mạn hóa: niềm vui lao động có ích: hăng say, không mệt mỏi.
-Thiên nhiên :
Mặt trời  muôn dặm phơi.
-> Liên tướng, phóng đại: vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của lao động và người lao động.
* GV bình : Ở đây lại diễn ra sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Câu thơ “Mặt trờinhô màu mới” miêu tả chính xác chuyển động của thiên nhiên từ ánh sáng nhô lên, mặt trời ló dạng, kết thúc một đêm lao động hào hứng như: “Mặt trờihòn lửa” ở đầu bài thơ.Cả bài thơ từ nào được lặp lại nhiều nhất, các yếu tố thể thơ, nhịp vần, có gì đặc biệt, 3 cấu trúc bài thơ có nét nào lạ -> nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu bài thơ. Từ hát lặp lại 4 lần, bài thơ như một khúc hát ru bay bổng. Từ hát mở đầu bài thơ cũng như kết thúc bài thơ. Đó là cấu trúc khép kín. Vần trắc xen vần bằng tạo sự vang xa bay bổng -> âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi -> khúc hát say mê.
HS lắng nghe
HĐ4:Hướng dẫn HS tổng kết.(5’)
IV. Tổng kết
ơMục tiêu: Khái quát những nét cơ bản về nội dung,  ... ùt – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 11
Tiết: 54
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ
- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú học tập.
2. Kỹ năng: 
-Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
-Khuyến khích HS làm thơ về đề tài môi trường.
3. Thái độ:
 Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK – SGV – giáo án – bảng phụ – Sưu tầm một số bài thơ 8 chữ. 
-Học sinh:
Chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
1.Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Thực hiện theo yêu cầu
2.Giới thiệu bài mới.
 Thơ tám chữ là một thể thơ quen thuộc của thơ Việt Nam cổ điển cũng như hiện đại. Đây là một thể thơ tương đối linh hoạt về số chữ, số câu, vần, nhịp nó có khả năng lớn trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc. Tiến hành tiết học ngày hôm nay, chúng ta có thêm một điều kiện thuận lợi nữa trong quá trình cảm thụ thơ ca, tạo điều kiện phát hiện tài năng và phát triển năng khiếu thơ ca.
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS nhận diện thể thơ tám chữ.(10’)
I. Nhận diện thể thơ tám chữ.
ơMục tiêu: Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
-GV: Gọi 3 HS đọc 3 đoạn thơ SGK 148 trả lời các câu hỏi. 
-Nhận xét về số chữ, những chữ có chức năng gieo vần của mỗi đoạn ?
(Nhận xét dựa trên kiến thức vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách đã học).
-GV treo bảng phụ để học sinh tham khảo. 
a. Nào đâu / những đêm vàng / bên bờ suối. 
Ta say mồi / đuống / ánh trăng tan
Đâu những ngày / mưa chuyển / bốn phương ngàn.
Ta lặng ngắm / giang sơn ta / đổi mới 
b. Mẹ cùng cha / công tác / bận không về. 
Cháu ở cùng bà / bà bảo / cháu nghe
-Nhận xét gì về cách ngắt nhịp của mỗi đoạn thơ ?
-Qua tìm hiểu em có nhận xét chung gì về số chữ, cách ngắt nhịp, số câu, cách gieo vần trong thơ 8 chữ ?
HS đọc – trả lời:
-Mỗi câu có tám chữ
- Đoạn a,b. Đoạn thơ được gieo vần chân liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp, tan – ngàn. 
-Đoạn thơ c, cũng gieo vần chân nhưng gián cách.
HS khái quát – trình bày:
-Mỗi câu có tám chữ, không hạn định về số câu.
-Chủ yếu là gieo vần chân ( liên tiếp hoặc gián cách).
1. Tìm hiểu các ví du.
a. Các cặp vần: tan – ngàn, mới – gội, bừng – rừng, gắt – mật
-> vần chân theo từng cặp khuôn âm. 
b. các cặp vần: về – nghe, học – nhọc, bà – xa -> vần chân 
c. Các cặp vần: ngát – hát, non – son, đứng – dựng, tiên – nhiên 
-> vần chân gián cách theo từng cặp. 
2. Ghi nhớ
*Chốt: Thơ tám chữ là một thể thơ quen thuộc của thơ Việt Nam cổ điển cũng như hiện đại. Đây là một thể thơ tương đối linh hoạt về số chữ, số câu, vần, nhịp nó có khả năng lớn trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
-Lệnh học sinh đọc ghi nhớ.
HS đọc ghi nhớ
Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ, cách ngắtr nhịp đa dạng. Bài thơ theo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (số câu không hạn định), có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ 4 dòng) và có nhiều cách gieovần nhưng phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián cách)
HĐ3:Hướng dẫn HS luyện tập nhận diện.(5’)
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ.
ơMục tiêu: Rèn luyện nhận diện và phát hiện các đặc điểm của thể thơ tám chữ.
-Lệnh học sinh đọc – điền từ vào chỗ trống cho phù hợp với đặc điểm của thơ lục bát.
-GV cho HS đọc 3 bài tập SGK 150
-GV theo dõi, chốt lại để củng cố cho HS định hướng củng cố gieo vần từng đoạn. 
GV: Ở câu 3 bằng cảm nhận về thanh điệu, về vần câu thơ 3 bị chép sai từ rộn rã -> vào trường. Vì âm tiết cuối của câu 3 phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ gương ở cuối câu thơ trên -> vần chân liên tiếp 
-GV: Bài tập 4 – Tùy thực tế sửa sai cho HS
HS đọc bài tập – điền từ theo yêu cầu – chú ý cách gieo vần.
HS thực hiện bài tập 4 theo yêu cầu – trình bày
HS thực hiện theo yêu cầu
-Điền từ : vườn, qua.
1. Điền từ vào bài thơ Tháp đổ
-.ca hát
-.ngày qua
-.bát ngát
-.muôn hoa
2. Điền từ vào bài thơ Vội vàng cho tthích hợp.
-.cũng mất.
-.tuần hoàn
-. đất trời
HĐ4:Hướng dẫn HS thực hành làm thơ 8 chữ.(23’)
III. Thực hành làm thơ thơ.
ơMục tiêu: Rèn luyện thêm năng lực thơ ca; phát huy năng lực, năng khiếu thơ ca. Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập.
-GV lần lượt hướng dẫn HS – cá nhân đọc – thực hiện bài tập 1.
-GV hướng dẫn : Chỗ trống dòng 3 phải mang thanh bằng chỗ trống cuối dòng 4 phải có khuôn âm a để hiệp vần với chữ xa cuối dòng 2 và mang thanh bằng. 
-GV lưu ý bài tập 2: Câu thơ thêm phải có tám chữ – chữ cuối phải có khuôn âm (ương) hoặc (a) mang thanh bằng vần chân: lạ – rã – ta. 
-Cho cá nhân làm bài ( 4’), gọi trình bày – nhận xét – bổ sung.
- Giáo viên khuyến khích ghi điểm những bài thơ làm về môi trương hay của học sinh.
-GV cho nhóm hội ý ( 5’) chọn thành viên lên thực hiện bài tập 3.
– GV tham gia nhận xét – đánh giá các bài thơ HS đọc – bình.
HS thực hiện theo hướng dẫn – trình bày – bổ sung
- HS thực hiện theo nhóm – đại diện lên trình bày – nhận xét - bổ sung.
1. Điền từ
-Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng.
-Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
2. Thêm câu cho hợp vần – cảm xúc.
-Mỗi độ thu về
-Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta !
3. Bình một tác phẩm thơ đã sưu tầm.
HĐ5:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
-Về nhà tiếp tục luyện tập về thể thơ tám chữ: sáng tác, sưu tầm thơ tám chữ về các chủ đề khác nhau.
-Xem lại đề kiểm tra truyện trung đại, chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra văn. 
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ghi nhận, thực hiện
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 11
Tiết: 55
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững hơn các văn bản thời trung đại, cách viết thơ, đúng chính tả, nắm chắc nội dung và nghệ thuật của văn bản.
-Rút ra những ưu khuyết điểm chính trong bài đã làm, từ đó tự rút kinh nghiệm cho những bài làm sau này.
2. Kỹ năng: 
-Rèn luyện khả năng tự đánh giá, nhận xét.
-Rèn luyện kỹ năng sửa chửa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn.
3. Thái độ:
 -Thông qua việc tự nhận xét, đánh giá: có ý thức tự phê bình, nâng cao tinh thần cầu tiến trong học tập.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Chấm bài, phân loại bài theo điểm, theo loại lỗi.
-Học sinh:
Xây dựng lại bài làm, tự đánh giá, nhận xét.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
1.Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Thực hiện theo yêu cầu
2.Giới thiệu bài mới.
 Nhằm giúp các em củng cố lại nhận thức về các truyện trung đại đã học từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật, giúp các em thấy rõ được những ưu, khuyết điểm của bài viết của mình. Hôm nay chúng ta đi vào tiết trả bài viết truyện trung đại.
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề kiểm tra.(15’)
I. Trắc nghiệm
ơMục tiêu: HS tìm ra đáp án chính xác của bài làm.
Mỗi câu 0,25đ
-Giáo viên lần lượt đọc nội dung các câu trắc nghiệp cho học sinh lựa chọn giải đáp nội dung phần trắc nghiệm.
-Yêu cầu học sinh nêu ý kiến cá nhân giải đáp các câu hỏi tự luận.
+Em sẽ giới thiệu về chị em Thuý Kiều?
+Em thích nhất nhân vật nào trong các truyện trung đại em đã học?
-Giáo viên nhận xét – bổ sung.
HS lần lượt nêu ý kiến – bổ sung - nhận xét.
HS trình bày nội dung các câu hỏi tự luận - nhận xét – bổ sung hoàn chỉnh.
Câu 1: a Câu 2: c 
Câu 3: 
-Chi tiết hoan đường, kì ảo:
+Phan Lang được Linh Phi cứu khi chết rồi trở về trần gian.
+Vũ Nương ngồi trên kệu hoa giữa dòng nước.
-Còn lại chi tiết thực.
Câu 4: b Câu 5: b Câu 6: a 
Câu 7: d Câu 8:c Câu 9: a 
Câu 10: b Câu 11: d 
Câu 12 : 1-d, 2-d, 3-c, 4-b.
II. Tự luận
Câu 1: ( 3 điểm )
-Học sinh kể đầy đủ các nhân vật, chi tiết.
-Đảm bảo cốt truyện có mở đầu diễn biến và kết thúc.
Câu 2: ( 2 điểm )
-Viết đúng phương thức biểu đạt là miêu tả, làm nổi bật được nét đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều.
Câu 3: ( 2 điểm )
-Học sinh tự nêu ý kiến của cá nhân.
-Lí giải được vì sao có sự lựa chọn đó.
HĐ3:Giáo viện nhận xét bài làm của học sinh.(23’)
ơMục tiêu: HS nhận ra những ưu điểm và hạn chế về bài làm và có hướng khắc phục cho bài làm sau.
* Ưu điểm: Đa số đạt được yêu cầu bài làm 
- Phần tự luận: Nhiều em diễn đạt ý trôi chảy, trình bày sạch, rõ ràng, nội dung đầy đủ theo yêu cầu đề bài 
- Phần trắc nghiệm đa số các em thực hiện đúng yêu cầu từng câu 
* Khuyết điểm: 
- Phần trắc nghiệm: Đa số sai câu 12 (thể loại tác phẩm) câu 4 (ẩn dụ tượng trưng)
- Phần tự luận: Một số bày làm trình bày dưới dạng ý – chưa diễn đạt thành văn
- Một số chưa làm rõ nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn miêu tả cảnh kết hợp tả – gợi.
HS lắng nghe, ghi nhận, sửa chữa
* GV phát bài – ghi điểm.
HS nhận bài – sửa chữa – hô điểm.
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
-Soạn bài : Bếp lửa
+Đọc diễn cảm bài thơ.
+Phân tích hình ảnh và ý nghĩa của ánh trăng.
+Tìm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình.
+Trả lời câu hỏi Đọc –hiểu văn bản.
HS ghi nhận, thực hiện
Lớp
Sĩ số
0 < 3,5
3,5 < 5
5 < 6,5
6,5 < 8
8 - 10
9 1
9 4
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_11_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_t.doc