Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - GV: Trần Nhạn - Trường THCS Nguyễn Bá Loan

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - GV: Trần Nhạn - Trường THCS Nguyễn Bá Loan

Tiết 56 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

 ( Phần văn học Trung đại )

A/ Mục tiêu cần đạt

 - Qua tiết trả bài, HS rút ra những sai sót và một lần nữa củng cố phần văn học Trung đại .

 B/ Chuẩn bị:

 GV : Chấm bài .

 HS : Xem lại phần văn học Trung đại .

 C/ Hoạt động dạy và học :

 * Hoạt động I :

 1- Ổn định : (1' )

 2- Kiểm tra bài cũ : ( không )

 * Hoạt động II: Tiến hành trả bài: (43')

 GV phát bài kiểm tra và tiến hành trả bài

 * Câu 1: (1đ)

 -Hoàng Lê nhất thống chí:Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.

 -Đoạn trường tân thanh:Tiếng kêu mới (về nỗi đau) đứt ruột.

 * Câu 2: (6đ).

 Yêu cầu: Viết bài văn ngắn đủ các nội dung sau:

 a)Phẩm chất của Vũ Nương:

 -Một người phụ nữ xinh đẹp,nết na ,hiền thục lại đảm đang ,tháo vát.

 -Người con dâu thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo.

 -Người vợ một dạ thủy chung với chồng,hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.

 b)Số phận oan nghiệt:

 -Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy.

 -Chết một cách oan uổng.

 c)Khái quát số phận của người phụ nữ dưới chế độ PK.

 -Cảm thông cho số phận của người PN.

 -Căm ghét xã hội PK bất công ,vô nhân đạo.

 

doc 18 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - GV: Trần Nhạn - Trường THCS Nguyễn Bá Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 1.11.2010
Tiết 56 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
 ( Phần văn học Trung đại )
A/ Mục tiêu cần đạt 
 - Qua tiết trả bài, HS rút ra những sai sót và một lần nữa củng cố phần văn học Trung đại .
 B/ Chuẩn bị:
 GV : Chấm bài .
 HS : Xem lại phần văn học Trung đại .
 C/ Hoạt động dạy và học :
 * Hoạt động I : 
 1- Ổn định : (1' )
 2- Kiểm tra bài cũ : ( không )
 * Hoạt động II: Tiến hành trả bài: (43') 
 GV phát bài kiểm tra và tiến hành trả bài 
 * Câu 1: (1đ)
 -Hoàng Lê nhất thống chí:Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.
 -Đoạn trường tân thanh:Tiếng kêu mới (về nỗi đau) đứt ruột.
 * Câu 2: (6đ).
 Yêu cầu: Viết bài văn ngắn đủ các nội dung sau:
 a)Phẩm chất của Vũ Nương:
 -Một người phụ nữ xinh đẹp,nết na ,hiền thục lại đảm đang ,tháo vát.
 -Người con dâu thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo.
 -Người vợ một dạ thủy chung với chồng,hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.
 b)Số phận oan nghiệt:
 -Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy.
 -Chết một cách oan uổng.
 c)Khái quát số phận của người phụ nữ dưới chế độ PK.
 -Cảm thông cho số phận của người PN.
 -Căm ghét xã hội PK bất công ,vô nhân đạo.
 . 
 *Hoạt động III- Hướng dẫn về nhà: (2')
 - Đọc lại các tác phẩm văn học Trung đại
 - Đọc thật kĩ lại bài viết của mình 
 - Soạn bài:"Bếp lửa " và bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" theo gợi ý sgk
NS: 1.11.2010
Tiết 57,58- Văn bản 1: BẾP LỬA
 ( Bằng Việt )
I. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thưc:
- Những hiểu biết bước đầu về tg Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Những cảm xúc chân thành của tg và h/a người bà giàu tình thương và đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự , m tả, bình luận trong tp trữ tình.
	2. Kỹ năng:
-- Nhận diện và phân tích được các yếu tố miêu tả , tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ 
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong tg đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặtchex với những tình cảm của quê hương, đất nước.
	3. Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình , tình yêu quê hương dất nước
II. Giáo dục kỹ năng sống:
III.Các phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
Vấn đáp
Nêu và giải quyết vấn đề
Thuyết trình
Thảo luận nhóm
IV Hoạt dộng dạy và học:
 Hoạt động I: Khởi động (8’)
 1-Ổn định: 
 2-Kiểm tra bài cũ: 
 Đọc thuộc lòng bài "Đoàn thuyền đánh cá" và phân tích khổ thơ đầu của bài thơ?
 3-Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung ghi bảng 
5’
 *Văn bản1: "Bếp lửa"
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm .
- Hãy cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm ?
- Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc các thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Mĩ. Hiện nay là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội .
- Bài Bếp lửa sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cay -Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay Bằng Việt và Lưu Quang Vũ .
*Văn bản 1: BẾP LỬA
 (Bằng Việt)
I/Tác giả, tác phẩm:
- Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ .
- Bếp lửa đươc sáng tác năm 1963 khi còn là sinh viên ở nước ngoài .
30’
Hoạt động 3:
Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản 
Bước 1: Hướng dẫn đọc 
Cần đọc thể hiện cảm xúc của bài thơ, giọng hồi tưởng tha thiết, trầm lắng xúc động có cả suy ngẫm và nổi nhớ mong
Bước 2: Xác định bố cục của bài thơ.
- Bài thơ chia làm mấy phần ? Xác định nội dung chính từng phần ?
2 HS đọc, HS nhận xét 
Bài thơ chia làm 4 phần 
- Phần 1: Ba dòng thơ đầu 
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc của nhà thơ
- Phần 2: Bốn khổ thơ tiếp theo .
Dòng hồi tưởng những kỉ niệm về tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa 
- Phần 3: Hai khổ tiếp .
Suy ngẫm về cuộc đời bà .
- Phần cuối: Đứa cháu đã trưởng thành đi xa nhưng không nguôi nhớ bà .
II/Đọc - Hiểu văn bản:
 1-Đọc:
 2- Bố cục: 4 phần
Bước3: Hướng dẫn phân tích 
* Cho HS đọc khổ thơ đầu và phân tích 
- Theo em hình ảnh nào khơi dòng hồi tưởng của người cháu ?
- Tác giả sử dụng BPTT và PTBĐ gì?
- Hình ảnh "bếp lửa"trong mỗi lần được nhắc đến đã gợi cảm xúc gì cho người cháu?
- Hình ảnh bếp lửa.
- Điệp ngữ, miêu tả
-" Bếp lửa chờn vờn sương sớm" là bếp lửa thực, là hình ảnh thân quen của mỗi gia đình." Bếp lửa ấp iu nồng đượm" gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người bà
 3-Phân tích:
a-Hình ảnh bếp lửa khơi dòng hồi tưởng của người cháu:
- Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 ( Điệp ngữ, miêu tả)
Hình ảnh bếp lửa gần gũi, quen thuộc gợi đến bàn tay kiên nhẫn , khéo léo và tấm lòng chi chút của người bà.
GV: Lúc nầy tác giả đang du học tại Liên xô nhìn thấy bếp điện, bếp ga nơi xứ lạ, tác giả chợt nhơ bếp lửa thời quá khứ, bếp lửa
thực và bếp lửa lòng bà. 
Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cảm xúc của nhà thơ một thời sống bên bà .
* Cho HS tìm hiểu phần 2: Cảm xúc về bà và hình ảnh bếp lửa 
Gọi HS đọc đoạn ''Lên bốn tuổi ... dai dẳng''
- Tuổi thơ ấy được tác giả nhắc đến vào thời điểm nào?
HS đọc 
- Qua những câu thơ ''Năm 
ấy là năm đói mòn đói mỏi. Bố đi đánh xe khô rác ngựa gầy. Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu. Nghĩ đến giờ sóng mũi còn cay''
b-Dòng hồi tưởng của người cháu:
*Tuổi thơ:
- Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòi đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
- Tác gỉa sử dụng ptbđ gì?
- Qua đó em hình dung những năm tháng tuổi thơ của người cháu ra sao ?
- Phương thức tự sự
- Tuổi thơ đầy xúc động , phải chịu đựng nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn
 ( Tự sự)
Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn , nhọc nhằn
- Người cháu còn hồi tưởng những kỉ niệm nào về bà?
- Sống với bà và cùng bà nhóm lửa .
H/ người bà:
- cháu cùng bà nhóm lửa
-Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
-Nhắc lại những kỉ niệm này tg sử dụng ptbd gì? 
(Tự sự)
- Em cảm nhận được điều gì về người bà?
Sự cưu mang , đùm bọc của bà
- Kỉ niệm nào được gợi lại trong đoạn ''Năm giặc ...dai dẳng'' ?
- Đó là kỉ niệm giặc đốt làng, đó là nạn đói năm 1945 .
-Hình ảnh người bà được thể hiện ở chi tiết nào ?
-chớ kể này kể nọ
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
-chớ kể này kể nọ
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
- Em hiểu ý người bà ntn?
-Để bố yên tâm công tác
- Từ đó em cảm nhận thêm gì về người bà?
® hi sinh thầm lặng của bà.cho gia cũng như cho đất nước, cách mạng
- Tại sao tiếng chim tu hú lại xuất hiện trong dòng hồi tưởng của người cháu?
- Em có nhận xét gì về cách biểu đạt cảm xúc của tác giả?
- Thể hiện sự giục giã lòng người những hoài niệm nhớ mong trong tám năm ròng tác giả sống trong sự cưu mang của bà .
-Kết hợp biểu cảm với miêu tả .
- Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế ...
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà .
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
( Kết hợp biểu cảm với miêu tả )
- Với cách trình bày như thế, em cảm nhận được điều gì ?
- Bộc lộ cảm xúc về tình bà cháu. Nổi nhớ bà, nhớ quê hương .
Những hoài niệm, nhớ mong luôn khắc khoải trong lòng người cháu.
-Từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?
- Vì sao trong những câu thơ nầy tác giả dùng từ ''ngọn lửa" mà không nhắc lại" bếp lửa" ? 
-Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì?
*HS đọc:"Rồi sớm...dai dẳng..."
- Bếp lửa được nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà được nhen lên từ chính ngọn lửa lòng bà. Ngọn lửa của sức sống, của niềm tin...
- Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa cho thế hệ mai sau .
Hình ảnh bếp lửa:
-Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa...
Một ngọn lửa...
( Điệp từ)
Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho bao thế hệ nối tiếp.
* Gọi HS đọc đoạn'' Lận đận ...lên chưa"và phân tích đoạn nầy 
- Nhắc lại nội dung của đoạn ?
*HS đọc khổ thơ thứ sáu
- Suy ngẫm về người bà 
c-Suy ngẫm của người cháu:
- Tìm những câu thơ nhà thơ thể hiện tình cảm của mình đối với bà ?
- Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa. Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ. Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm .
- Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa...
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!
- Em có nhận xét gì về cách trình bày ở đây ? 
-Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến mấy lần trong bài thơ?
- B/cảm kết hợp vơi bình luận,
-Mười lần..
 ( Biểu cảm kết hợp bình luận )
- Tại sao nhắc đến bếp lửa, ngườì cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này?
-Vì sao tác giả lại viết:"Ôi kì lạ và thiêng - bếp lửa !"?
.
- Hình ảnh người bà gắn với hình ảnh bếp lửa. Trong bài thơ nhiều lần nhà thơ nhắc đến bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là người bà.
- Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm sóc. Bếp lửa gắn liền với những khó khăn gian khổ đời bà, ngày ngày bà nhóm bếp lửa chính là nhóm niềm vui sự sống chính vì vậy nhà thơ đã cảm nhận hình ảnh bếp lửa 
bình dị chính là tấm lòng người bà
- Như vậy theo em, tg có những suy ngẫm gì về người bà?
*GV bình:Hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà, người phụ nữ VN muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo , nhẫn nại và yêu thương 
-Vẻ đep tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương của người bà.
 Hoạt động IV: Hướng dẫn về nhà (2')
- Học thuộc lòng bài thơ và nắm vững những nội dung kiến thức đã phân tích .
- Tiết sau phân tích khổ thơ còn lại trong bài "Bếp lửa" và HD ĐT bài"Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ"của t/g Nguyễn Khoa Điềm.
NS: 1.11.2010
Tiết 58 - Văn bản1: BẾP LỬA - Bằng Việt ( Tiếp theo )
 Văn bản 2: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ
 LỚN LÊN TRÊN LƯNG MẸ - Nguyễn Khoa Điềm
 (Hướng dẫn đọc thêm)
I. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thưc: Nắm được
- Tg Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Tình cảm của người mrj Tà- ôi cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của CM
-NT ẩn dụ, phóng đại , nối quá, mhinhf ảnh thơ mang tính biểu tượng, am hưởng của những khúc ru thiết tha triều mến.
	2. Kỹ năng:
-Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ
-Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, cảu tg.
- Camr nhận được tình thân kháng chiến của nd ta trong trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
	3. Thái độ:
II. Giáo dục kỹ năng sống:
III.Các phương pháp và kỹ thuật dạy học:
Vấn đáp
Nêu và giải quyết vấn đề
Thuyết trình
Thảo luận nhóm
IV. Các phương tiện dạy học:
-GV: sgk. sgv
-HS::
V. Tiến trình lên lớp:
H đ1: Khởi động:
	1. Ổn định: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
	3.Giới thiệu bài mới: (1)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
20’
20’
Hoạt động I: Tìm hiểu khổ thơ cuối của bài Bếp lửa 
* Cho HS đọc và tìm hiểu bốn câu thơ cuối .
-Câu hỏi tu từ ở đây có giá trị biểu cảm ntn?
- Qua đó em cảm nhận được gì về tình cảm của người cháu đối với bà khi cháu đã trưởng thành và đi xa?
*GV bình:Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương,sự gắn bó với gia đình, quê hư ... ỉ, tình nghĩa, ngỡ không bao giờ quên vậy mà có lúc con người đã lãng quên 
- ngỡ không bao giờ quên 
cái vầng trăng tình nghĩa 
Lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua gắn bó với vầng trăng, với thiên nhiên, hiền hậu .
* Cho HS đọc bốn khổ còn lại và phân tích 
- Em có nhận xét gì về hình ảnh "từ hồi..qua đường'' ?
Gợi ý: nghệ thuật tác giả sử dụng trong khổ thơ nầy?
- Vì sao con người lại có sự đổi thay ấy ?
- Tác giả nhân hoá vầng trăng lặng lẽ đi qua đường như người dưng, chẳng ai nhớ, ai hay, cùng với phép so sánh, giọng điệu bình thản .
- Con người đổi thay vì họ quen sống những tiện nghi hiện đại không để ý đến vầng trăng .
b-Bốn khổ sau:
- Từ hồi về thành phố ...
vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường
( Nhân hoá, so sánh, giọng điệu bình thản như ngầm chứa sự hờn trách bao nổi xót xa )
- Em có suy nghĩ gì về những lời tâm tình của nhà thơ ?
- Nhà thơ sử dụng giọng thơ thì thầm như trò chuyện giải bày tâm sự, nhà thơ như đang trò chuyện với chính mình. Đây là lời tâm tình chân thành bộc lộ sự sám hối để hoàn thiện nhân cách .
Vầng trăng nghĩa tình bị lãng quên .
- Tình huống nào đã đưa tác giả gặp lại vầng trăng tình nghĩa ?
- Thình lình đèn điện tắt, gặp lại vầng trăng tròn.
- Thình lình đèn điện tắt ...
đột ngột vầng trăng tròn .
- Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, cách ghi lại tình huống ấy ?
- Ghi lại tình huống của cuộc sống thị thành của những con người mới ở rừng về, tác giả chỉ sự dụng bốn câu với các từ: thình lình, đột ngột gợi tả trạng thái đầy biểu cảm .
Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc. 
- Những câu thơ nào diễn tả thái độ, cảm xúc của nhà thơ khi gặp 
- Ngửa mặt lên nhìn mặt 
 có cái gì rưng rưng 
Ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rưng 
lại vầng trăng ?
 như là đồng là bể 
 như là sông là rừng
như là đồng là bể 
như là sômg là rừng
-Trong khổ thơ trên tác giả sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Tác dụng ?
- Tác giả sử dụng điệp từ'' mặt'', mặt người và mặt trăng cùng đối diện nhau nhà thơ 
(Tự sự,biểu cảm,điệp từ, cấu trúc song hành, giọng hoài niệm )
cảm thấy có cái gì rưng rưng ...
- Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào ? Em hình dung cảm xúc tác giả lúc đó như thế nào ?
GV: Nguyễn Duy lúc đó có một cái nhìn áy náy, xót xa. Hai chữ'' mặt '' trong một dòng thơ, mặt trăng và mặt người cùng đối diện
Trăng chẳng nói chẳng trách thế mà người cảm thấy có cái gì rưng rưng 
- Tự sự kết hợp với biểu cảm. Trăng vẫn đến với người vẫn tròn vẫn đầy, vẫn đẹp và thuỷ chung với mọi người, mọi nhà. Người ngắm trăng rồi suy ngẫm, bâng khuâng. Trăng phút chốc xuất hiện đột ngột làm ùa lên trong tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu ''như là rừng'' hiện về trong nổi nhớ, trong cảm xúc rưng rưng của một con người đang sống giữa phố phường thành thị 
Nỗi nhớ bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao,bao hình ảnh của thiên nhiên ,đất nước bình dị, ,hiền hậu.
- Em có nhận xét gì về tư thế ''ngửa mặt ..rừng" của tác giả ?
*GV bình: Đây là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ. Hay ở chỗ bộc lộ chân tình cảm xúc ở tính biểu cảm. tính hình tượng và hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh đi vào lòng và khắc sâu điều nhà thơ muốn tâm sự với con người một cách nhẹ nhàng mà thấm thía .
- Tư thế ngước mặt lên nhìn trăngtrong im lặng với bao cảm xúc thiết tha,có phần thành kính.
* Cho HS đọc khổ cuối và phân tích .
- Em có nhận xét gì về hình ảnh "trăng cứ tròn vành vạnh" và"trăng im phăng phắc" ?
HS đọc khổ cuối'' trăng ...
giật mình'' .
- Trăng vành vạnh là trăng tròn, một vẻ đẹp viên mãn,
Im phăng phắc là im lặng như tờ không một tiếng động nhỏ 
- Trăng cứ tròn vành vạnh 
 kể chi người vô tình 
 ánh trăng im phăng phắc 
 đủ cho ta giật mình .
- Theo em khổ thơ cuối này tác giả muốn nói lên điều gì?
GV :Đây là khổ thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo, tập trung nhất ở ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng 
- Vầng trăng cứ tròn lặng lẽ kể chi người vô tình biểu tượng của sự bao dung độ lượng của tình nghĩa thuỷ chung trong sáng mà không hề đòi hỏi đền đáp. Trăng tượng trưng cho quá khứ đẹp 
 (Ý nghĩa biểu tượng )
Trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống, biểu tượng của sự thuỷ chung.
trăng chiều sâu tư tưởng, tính triết lí của tác phẩm.
-Ánh trăng im phăng phắc chính là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình mà khắc,
đẽ, nguyên vẹn chẳng hề phai mờ .
- Trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình 
Nhắc nhở con người đừng
bao giờ lãng quên quá khứ -
'' Uống nước nhớ nguồn".
đang nhắc nhở nhà thơ và mỗi cả chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt 
* Hãy xác định thời điểm ra đời của bài thơ, liên hệ với cuộc đời của tác giả để phát biểu chủ đề của bài thơ?
GV:Liên hệ bài thơ ''Mình về .....Bài ca không quên .....Ánh trăng trong mạch cảm xúc ''Uống nước nhớ nguồn ''gợi lên đạo lí sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Viết Nam .
dị và vình hằng của đời sống .
- Chủ đề của bài thơ từ một câu chuyện riêng bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thôi thúc về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao nghĩa tình đối với thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu .
- Ánh trăng không chỉ là một câu chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ. Hơn nữa bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhều thời bởi nó đặt ra vấn đề thái độ đối với quá khứ, những người đã khuất và cả đối với chính mình .
- Qua phân tích, em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung của bài thơ ?
- Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ 5 chữ, vần điệu, ngôn ngữ trong sáng, giọng tâm tình, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ, hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng ...
- Nội dung: Bài thơ như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao gian lao đã đi qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước, bình dị, hiền hậu. Nó có ý nghĩa gợi nhắc củng cố ở con người thái độ sống ''Uống nước nhớ nguồn'' ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ . 
* Tổng kết:
- Nghệ thuật:
- Nội dung:
5;
Hoạt động 3: Luyện tập
2-Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trữ trong bài Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn .
HS trình bày bài viết của mình, lớp nhận xét 
III/Luyện tập:
Dựa vào bài thơ Ánh trăng viết bài tâm sự .
 Hướng dẫn về nhà: (2')
- Tập đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ .
- Tiếp tục làm bài tập ở lớp 
- Nắm kiến thức bài học 
- Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp)
NS: 8/11/2010 
Tiết 60-Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
 ( Luyện tập tổng hợp )
A/Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 
 - Giúp HS vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện
 tượng ngôn ngữ trong giao tiếp, nhất là trong văn chương
B/Chuẩn bị:
 GV: Đọc kĩ những điều cần lưu ý và tiến trình các hoạt động dạy - học . 
 HS: Soạn bài theo gợi ý sgk
C/Hoạt dộng dạy và học:
 Hoạt động I:
 1-Ổn định: (1')
 2-Kiểm tra bài cũ: (1')
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3-Bài mới: Giới thiệu bài (1')
 Hoạt động II: Hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy - Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (7')
Cho HS so sánh hai dị bản của câu ca dao
-Cho HS đọc bài ca dao ''Râu tôm...khen ngon'' (Cho HS thảo luận )
Nội dung ghi bảng
1/So sánh:
-Gật đầu: Gật đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
-Gật gù:Gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình,tán thưởng.
-Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần biểu lộ đồng tình, .như Vậy từ" gật gù" thích hợp hơn.Tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống .
Hoạt động 2: (7')
Cho HS nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ người vợ
2/Giải thích: 
Người vợ không hiểu nghĩa cách nói" chỉ có một chân sút". Cách nói nầy có nghĩa là cả đôi bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi
Hoạt động 3: (7') 
Cho HS đọc đoạn thơ ''Áo anh...treo''
* Trong các từ vai , miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được sử dụng theo nghĩa gốc, từ nào được sử dụng theo nghĩa chuyển.? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
(HS thảo luận, cử đại diện trình bày)
3/Xác định:
- Nghĩa gốc: miệng, tay, chân
-Nghĩa chuyển:Vai (hoán dụ)
 Đầu (ẩn dụ )
Hoạt động 4: (7')
-Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích ?
4/Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích:
-Các từ áo (đỏ ), cây (xanh) ánh (hồng), lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật hiện tượng có quan hệ hiện tượng tới lửa, các trường từ vựng này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ( và bao người khác ) ngọn lửa.
Ngọn lửa đó lan toả trong mắt anh làm anh say đắm ngất ngây ( đến mức cháy thành tro ) và lan toả cả không gian cũng biến sắc ( cây xanh như cũng ánh hồng ), 
xây dựng hình ảnh gây ấn tượng mạnh . 
Hoạt động 5: (7') Cho HS đọc đoạn trích'' ở đây ... rất ngon'' .
- Các sự vâtl hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào ( đặt từ ngữ mới để gọi riêng sự vật, hiện tượng đó hay dùng từ ngữ có sẵn theo một nội dung mới)? 
Hãy tìm năm ví dụ về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng .
( Cho HS thảo luận )
5-Giải thích: Các sự vật hiện tượng đó được gọi tên theo cách dùng từ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật hiện tượng gợi lên 
- Cà tím: có quả tròn màu tím hoặc nửa tím nửa trắng .
- Cá kiếm: cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ, đuôi dài và nhọn, nhỏ nhơ cá kiếm .
- Chim lợn: có tiếng kêu eng éc như lợn .
Hoạt động 6: (5') Cho HS đọc truyện cười 
- Truyện cười phê phán điều gì ?
6-Ý nghĩa của truyện:
Phê phán thói sính chữ nước ngoài ở một số người .
Hoạt động III: Hướng dẫn về nhà ( 2')
- Xem lại các bài tập
- Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ( làm trước các bài tập 1, 2 phần II trong sgk ) 
 RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_12_gv_tran_nhan_truong_thcs_nguyen_ba.doc