Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Tiết 56 đến 60

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Tiết 56 đến 60

BẾP LỬA

 - Bằng Việt -

I. Mục tiêu:

- Kiến thức:

- Cảm nhận được t/cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình – người cháu và h/ảnh người b/ giàu tình thương và đức hi sinh. Thầy được NT diễn tả t/cảm xúc qua hồi tưởng, kết hợp với miêu tả, tự sự và bình luận của tác giả.

- Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của n/dân ta thời kháng chiến.

 - Giọng thơ tha thiết ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc hát ru cùng bố cụ đặc sắc của bài thơ.

- Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm trữ tình.

- Rèn kĩ năng đọc, phát triển năng lực cảm thụ thơ

- Thái độ:

 - Giáo dục tình yêu gia đình, người thân, yêu quê hương.

- Giáo dục lòng biết ơn những người mẹVN anh hùng

II. Chuẩn bị

- GV:

- HS: Phiếu học tập

- Nêu vấn đề, đàm thoại, giải thích, phân tích .

III. Tiến trình lên lớp

1: Ổn định tổ chức:

2: Kiểm tra:

? Đọc diễn cảm bài thơ ĐTĐC, trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Tiết 56 đến 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 56
Ngày soạn: 25/10/2010 Ngày giảng: /11/2010
Bếp lửa 
 - Bằng Việt -
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
- Cảm nhận được t/cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình – người cháu và h/ảnh người b/ giàu tình thương và đức hi sinh. Thầy được NT diễn tả t/cảm xúc qua hồi tưởng, kết hợp với miêu tả, tự sự và bình luận của tác giả.
- Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của n/dân ta thời kháng chiến.
 - Giọng thơ tha thiết ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc hát ru cùng bố cụ đặc sắc của bài thơ.
- Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm trữ tình.
- Rèn kĩ năng đọc, phát triển năng lực cảm thụ thơ
- Thái độ:
 - Giáo dục tình yêu gia đình, người thân, yêu quê hương.
- Giáo dục lòng biết ơn những người mẹVN anh hùng
II. Chuẩn bị
- GV: 
- HS: Phiếu học tập
- Nêu vấn đề, đàm thoại, giải thích, phân tích ...
III. Tiến trình lên lớp
1: ổn định tổ chức: 
2: Kiểm tra: 
? Đọc diễn cảm bài thơ ĐTĐC, trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Trong bài tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh anh lính trẻ trên đường hành quân nghe tiếng gà trưa lại chợt nhớ đến bà mình khum khum soi trứng và mắng yêu cháu đừng nhìn gà đẻ mà lang mặt, T/c bà cháu thật cảm động. Một thanh niên khác đang du học tại Liên Xô cũ lại nhớ về bà mình, về tình bà cháy, khi anh hàng ngày sử dụng bếp ga, bếp điện hiện đại. Những kỉ niệm của anh về bà được tái hiện như thế nào?
- Quan sát SGK
H/dẫn cách đọc cho h/s (đọc chậm rãi, bồi hồi, xúc động)- đọc mẫu – gọi h/s đọc nhận xét cách đọc của h/s
? Nêu nhận xét cơ bản của em về nhà thơ Bằng Việt?
? Cho biết h/cảnh sáng tác của bài thơ? bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Cảm xúc chủ đạo của bài thơ được viết về t/c nào? Mạch cảm xúc ấy được dẫn dắt ntn?
? Bài thơ chia làm mấy phần? ý của mỗi phần?
- Đọc khổ 1
? Đi xa trong kí ức đầu tiên của người cháu là hình ảnh nào? Lời thơ nào cho em biết điều ấy?
Một nếp lửa chờn vờn ...
Một bếp lửa ấp iu...
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
? Từ láy ấp iu, chờn vờn gợi cho em cảm xúc gì?
- Cảm nhận bằng thị giác từ 1 bếp lửa thực bập bùng ẩn hiện trong sương sớm.
? H/ảnh biết mấy nắng mưa gợi cho em biết điều gì? 
- Bếp lửa (câu 2) được đốt lên bằng sự kiên nhẫn, khéo léo chắt chiu của người nhóm lửa nhưng rất chính xác với công việc cụ thể gợi cảm giác ấp áp.
- Cực nhọc, vất vả, nghèo khó.
? Theo em vì sao nỗi nhớ thương bà lại gợi lên từ bếp lửa? - Vì sự lo toan của người bà ở vùng quê nghèo khó gắn bó với bếp lửa và kỉ niệm tuổi thơ của tác giả.
? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ trong khổ thơ đầu? từ h/ảnh bếp lửa gợi đến t/c gì của người cháu ở xa?
- Quan sát bốn khổ thơ tiếp
? Kỉ niệm về bà được tái hiện qua những thời điểm nào
? Cuộc sống thời thơ ấu của 2 bà cháu như thế nào?
* Thời ấu thơ:
(4 tuổi, 8 năm ròng, giặc đốt làng: thời điểm từ bé đến lớn, kí ức về nỗ cay đắng cơ cực)
- Lên 4 tuổi: Đói mòn, đói mỏi, khô rạc ngựa gầy.
? Cảnh đói này gợi nhớ đến thời điểm nào của nước ta lúc đó 
- Nạn đói năm 1945.
? ấn tượng sâu đậm về bếp lửa gắn với tuổi thơ của người cháu là h/ảnh gì? Hình ảnh mùi khói thể hiện điều gì?
- Mùi khói
- Gian nan, vất vả chìm đắm trong khổ nghèo.
? Trong thời điểm 8 năm ròng kỉ niệm về bà và bếp lửa được gợi ra từ sự việc nào?
* Thời niên thiếu:
8 năm ròng
+ Tu hú kêu: - Nhóm lửa: Bà kể chuyện: Bà dạy cháu làm; Bà chăm cháu học.
? Tại sao bà phải gách vác công việc của cháu như thế 
 - Mẹ + cha đi công tác không về -> người cháu sống trong sự cưu mang dạy dỗ của người bà.
? Tại sao tác giả không dùng từ đốt lửa mà dùng từ nhóm lửa? H/ảnh này gợi cho em biết điều gì?
- Gợi sự khó khăn kiên trì, bền bỉ nhóm lửa của người bà.
? Theo em còn nỗi niềm nào của người cháu vang vọng trong lời thơ “Tu hú ơi! chẳng đến ở..... đồng xa” 
- Tiếng chim tu hú là âm thanh quen thuộc của làng quê, người đi xa nhớ về quê hương qua âm thanh của tiếng chi tu hú.
? Người bà dặn cháu khi viết thư cho bố mẹ ntn?
- ... Chớ kể này kể nọ.
Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên
? Nhận xét về giọng thơ? Em cảm nhận ntn về người bà qua lời dặn dò của bà với cháu?
? Từ h/ảnh bếp lửa cụ thể đến cuối đoạn lại xuất hiện một ngọn lửa, điệp ngữ “Một ngọn lửa có ý nghĩa gì”?
- Sáng – chiều, bếp lửa bà nhen
- Một ngọn lửa ...
- Điệp ngữ mang ý nghĩa biểu tượng
- Quan sát khổ thơ 6
? Nhà thơ nói về thói quen của bà? Thái độ của tác giả được bộc lộ rõ nhất ở câu thơ nào?
- Mấy chục năm
- Thói quen dậy sớm, nhóm lửa
- Ôi! kì lạ và thiêng liêng bếp lửa
? Nhận xét cách dùng câu? H/ảnh bếp lửa có ý nghĩa ntn trong tâm hồn của người cháu?
- Bà là người giữ lửa, truyền lửa tạo nên tuổi thơ ấu của cháu.
- Đọc 4 câu thơ cuối
? Trở về hiện tại cháu tự thấy mình có những gì may mắn trong cuộc sống?
+ Được đi xa
+ Có khó trăm tàu
+ Lửa trăm nhà
+ Niềm vui trăm ngả
- Được đi học nước ngoài tiếp nhận những điều tốt đẹp.
? Cách sử dụng động từ có, số từ trăm cho em biết điều gì? - Hiện tại cuộc sống của cháu có nhiều niềm vui nhiều thứ mới mẻ, tràn đầy hạnh phúc.
? Thế nhưng vẫn có cái chưa để lòng cháu thanh thản? Tại sao vậy?
- Sáng mai này nhóm bếp lửa lên chưa?
? Câu hỏi tu từ phần kết bài có ý nghĩa ntn?
- Hđ nhóm ngang 2 phút.
+ Cháu không quên cuộc đời vất vả lam lũ của bà và tình thương yêu của bà dành cho cháu.
? Rõ ràng cái có hiện hữu trong trăm ngàn cái mới mẻ sao siêu nhưng không thể che lấp cái bếp lửa nhỏ bé của bà. Vậy theo em câu thơ còn có ý nghĩa nào khác? (bếp lửa là sự nuôi dưỡng nhen nhóm t/c yêu thương con người -> Nhớ về cội nguồn; không quên quá khứ khơi gợi cho cháu một tâm hồm cao đẹp)
Hoạt động 3: Ghi nhớ
- Mục tiêu: Chốt lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
? Nhận xét vắn tắt về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
I. Đọc – tìm hiểu chú thích
1. Đọc văn bản:
2. Thảo luận chú thích:
a. Tác giả: Tên thật là Nguyễn Việt Bằng sinh 1941 quê ở Thạch Thất – Hà Tây, thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc k/c chống Mĩ
b. Tác phẩm: Viết 1963 khi tác giả là sinh viên đang học tại Liên Xô.
- Thể thơ tám tiếng, vần chân, liền vần.
- Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: T/c bà cháu (gắn liền với t/c gia đình, quê hương), từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
II. Bố cục: 4 phần
+ Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn những kỉ niệm về bà.
+ 4 khổ thơ tiếp: Hồi tưởng về bà và bếp lửa.
+ Khổ 6: Suy ngẫm về bà.
+ Khổ cuối: Nỗi nhớ bà.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Khổ 1:
-> Từ láy, điệp ngữ, ẩn dụ (Biết mấy nắng mưa)
=> Từ hình ảnh bếp lửa, người cháu nhớ đến bà nỗi nhớ thương bà của người cháu.
2. Bốn khổ thơ tiếp:
-> Kể chuyện, giọng thơ tâm tình, lời đối thoại trực tiếp của người bà.
=> Người bà chịu thương chịu khó,
giàu đức hi sinh và là người bà kháng chiến.
-> từ ngữ chỉ thời gian, điệp ngữ
=> Ngọn lửa của tình yêu thương con người, ngọn lửa của niềm tin và hi vọng.
3. Khổ thơ 6:
-> Câu cảm thán khái quát ý thơ ... biểu cảm.
=> Bếp lửa kì lạ thiêng lêng gắn liền với bà. Bếp lửa không thể thiếu trong đời sống tâm hồn của cháu.
4. Bốn câu thơ cuối:
-> Động từ, số từ, miêu tả
-> Câu hỏi tu từ, mạch cảm xúc hồi tưởng đến hiện tại.
-> Nỗi nhớ bà, lòng biết ơn bà và tình thương yêu sâu nặng của cháu đối với bà.
- Lòng yêu quý gia đình, quê hương, đất nước thường trực trong tâm hồn của những người dân Việt Nam.
IV- Ghi nhớ: 
- Nội dung: Tình bà cháu ấm áp bền bỉ 
- Nghệ thuật: H/ảnh thơ vừa thực và mang ý nghĩa biểu tượng, biểu cảm, miêu tả, tự sự, bình luận 
4. Củng cố: 
Nhấn mạnh t/cảnh gia đình, người thân, h/ảnh người bà thân yêu và dòng hồi tưởng những kỉ niệm của nhân vật trữ tình đã làm nên thành công của bài thơ này.
5. Hướng dẫn học bài: 
a. Học bài : Học thuộc lòng bài thơ
b. Chuẩn bị bài khúc hát ru những em bé lớm lên lưng mẹ (tiếp theo )
IV. Rỳt kinh nghiệm:.
...
Ngày soạn: 25/10/2010 Ngày giảng: /11/2010
Tiết 57
Hướng dẫn đọc thêm: khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 - Nguyễn Khoa Điềm -
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
- Cảm nhận được t/cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình – người cháu và h/ảnh người b/ giàu tình thương và đức hi sinh. Thầy được NT diễn tả t/cảm xúc qua hồi tưởng, kết hợp với miêu tả, tự sự và bình luận của tác giả.
- Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của n/dân ta thời kháng chiến.
 - Giọng thơ tha thiết ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc hát ru cùng bố cụ đặc sắc của bài thơ.
- Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm trữ tình.
- Rèn kĩ năng đọc, phát triển năng lực cảm thụ thơ
- Thái độ:
 - Giáo dục tình yêu gia đình, người thân, yêu quê hương.
- Giáo dục lòng biết ơn những người mẹVN anh hùng
II. Chuẩn bị:
- GV: 
- HS: Phiếu học tập
- Nêu vấn đề, đàm thoại, giải thích, phân tích ...
III. Tiến trình lên lớp
1: ổn định tổ chức: 
2: Kiểm tra: 
? Đọc diễn cảm bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Với mọi người Việt Nam, h/ảnh bếp lửa thuật quá quen thuộc nhưng với nhà thơ lại là kì diệu, thiêng liêng? vì sao thế, hãy giải thích?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Mục tiêu: Nêu những hình ảnh đẹp vè các bà mẹ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, liên hệ với bà mẹ Tà Ôi. Tạo hứng thú đi vào tìm hiểu bài mới.
GV: Trong cuộc chiến tranh cách mạng có rất nhiều bà bủ, bà bầm, bà mẹ Việt Bắc ... đã đóng góp sức mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. H/ảnh bà mẹ Tà Ôi vừa nuôi con vừa góp phần đánh Mĩ trong những năm 60- 70 của thế kỉ XX là một người mẹ như thế. Những việc làm cụ thể của người mẹ này ntn?
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thơ, hiểu đôi nét về tác giả cùng vài nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Quan sát SGK
 GV: Nêu yêu cầu đọc (Giọng tha thiết ngọt ngào, lưu ý các đoạn điệp khúc, các câu thơ có đối xứng) - đọc mẫu – gọi h/s đọc, nhận xét cách đọc của h/s.
? Nêu hiểu biết của em về nhà thơ NKĐ?
? Cho biết h/ảnh sáng tác của bài thơ/
Thời kì cuộc sống của nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn, vừa bám rẫy bám đất tăng gia sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ căn cứ.
H/d h/s giải thích các chú thích trong SGK.
? Bài thơ chia làm mấy khúc hát ru? Bố cục ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của tác giả?
-> 3 khúc hát ru, mỗi khúc đều được mở đầu bằng 2 câu “Em cu Tai ... lưng mẹ: và kết thúc bằng “ngủ ngoan Akay ơi .. (4 câu) ở từng lời ru, nhịp thơ được ngắt ra đều đặc ở mỗi dòng
=> Cách lặp đi lặp lại như thế và cách ngắt nhịp đã tạo nên âm điệu dìu dắt, vương vấn của lời ru, giọng điệu trữ tình thể hiện t/cảm tha thiết, trìu mến của người mẹ.
? Em thấy cấu trúc bài thơ này gần với loại hình nghệ thuật nào? 
- Gần với â ... u sắc với nhà thơ (những kỉ niệm về những năm tháng gian lao của người lính đã từng gắn bó với thiên nhiên, đất nước).
- Giọng điệu trầm lắng suy tư, h/a mang ý nghĩa biểu tượng, tình cảm chân thành.
-> Con người có thể vô tình lãnh quên những thiên nhiên tình nghĩa, quá khứ luôn tròn đầy và bất diệt.
- Chủ đề: Từ một câu chuyện riêng, bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
IV. Ghi nhớ
- Nội dung: 
- Nghệ thuật:
V. Luyện tập
- Đọc diễn cảm bài thơ
- Câu 2 cho về nhà làm.
4. Củng cố: 
? Bài “ánh trăng”dã gợi cho em suy nghĩ về cách sống của tuổi trẻ hôm nay?
5. Hướng dẫn học bài: 
a. Học thuộc bài thơ, phân tích.
b. Chuẩn bị bài tổng kết từ vựng.
IV. Rỳt kinh nghiệm:.
...
Ngày soạn: 26/10/2010 Ngày giảng: /11/2010
Tiết 59
tổng kết về từ vựng
 (Luyện tập tổng hợp)
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
 - Hệ thống hóa các kiến thức về từ vựng đã học.
- Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng và phân tích giá trị nghệ thuật cuả từ ngữ.
- Rèn kĩ năng đọc, phát triển năng lực cảm thụ thơ
- Thái độ:
 - Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
II. Chuẩn bị:
- GV: 
- HS: Phiếu học tập
- Nêu vấn đề, đàm thoại, giải thích, phân tích ...
III. Tiến trình
1: ổn định tổ chức: 
2: Kiểm tra: 
 ? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? cho ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Mục tiêu: Khái quát những nội dung đã học, tạo hứng thú đi vào bài luyện tập
GV: Các em đã được ôn tập các kiến thức từ vựng đã học, giờ học này các em sẽ được luyện tập tổng hợp phân tích các hiện tượng ngôn ngữ trong giao tiếp và trong văn chương.
- Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học thông qua việc làm một số bài tập 
- Quan sát SGK
- Đọc bài tập – xác định yêu cầu của bài tập
? So sánh 2 dị bản và cho biết sử dụng từ ngữ “gật gù” hay “gật đầu” thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Hãy phân tích sắc thái nghĩa khác nhau giữa 2 từ ngữ này?
- Bảng phụ treo
-> Tuy cuộc sống vật chất đạm bạc nghèo khổ nhưng đôi vợ chồng ăn rất ngôn miệng vì họ biết chia sẻ niềm vui trong cuộc sống, bài ca dao đã đề cao cuộc sống tinh thần, sự chia sẻ trong tình cảm vợ chồng.
- Đọc bài tập – nêu yêu cầu bài tập
? Nhận xét cách hiểu từ ngữ của người vợ trong truyện cười?
- Đọc bài tập – xác định yêu cầu của bài tập.
? Các từ chân, tay, miệng, vai, đầu, trong đoạn thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển nghĩa chuyển được dùng theo phương thức nào hoán dụ hay ẩn dụ?
- Đọc bài tập – nêu yêu cầu của bài tập
? Phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ?
- H/đ nhóm ngang 3 phút
- Màu đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người chàng trai làm anh say đắm, ngất ngây đến mức có thể cháy thành tro và lan tỏa cả không gian, làm không gian cũng phải biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng)
- Đọc bài tập – x/đ yêu cầu của bài tập
? Các sự vật hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào? Hãy tìm 5 ví dụ về những sự vật hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng?
- H/đ nhóm 6
- Đọc bài tập – x/đ yêu cầu bài tập 
? Tìm chi tiết gây cười? Truyện phê phán điều gì?
1. Bài tập 1: (SGK 158)
So sánh 2 dị bản:
- Chông chan vợ húp gật đầu khen ngon.
- Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.
+ Gật đầu: Đầu cúi xuống rồi ngẩng lên ngay bày tỏ sự đồng ý.
+ Gật gù: Gật nhẹ và liên tục biểu thị thái độ đồng tính tán thưởng, là từ tượng hình mô phỏng tư tư thế của 2 vợ chồng
-> Từ “gật gù” là thích hợp hơn với ý nghĩa biểu đạt của bài ca dao thể hiện được sắc thái đồng cam cộng khổ, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi của 2 vợ chồng.
2. Bài tập 2;
Nhận xét cách hiểu từ ngữ của người vợ:
- Người vợ không hiểu nghĩa cách nói của người chồng “chỉ có một chân sút” (Hoán dụ) nói như thế có nghĩa là cả đội chỉ có 1 cầu thủ có khả năng ghi bàn.
3- Bài tập 3:
Nhận xét cách dùng từ trong đoạn thơ của Chính Hữu:
+ Dùng theo nghĩa gốc: Miệng, chân, tay.
+ Dùng theo nghĩa chuyển: Vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ)
4. Bài tập 4;
Phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
+ Nhóm từ: Đỏ, xanh, hồng cùng trường nghĩa: 
“Màu sắc”
+ Nhóm từ: Lửa, cháy, tro cùng trường nghĩa:
“Các sự vật hiện tượng có liên quan đến lửa”
-> Các từ thuộc 2 trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
=> Cách dùng từ xây dựng h/ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc thể hiện mạnh mẽ 1 tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.
5. Bài tập 5:
Tìm hiểu cách đặt tên sự vật:
a. Các sự vật hiện tượng được đặt tên theo cách:
+ Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới: Rạch rạch Mái Giầm:
+Dựa vào đặc điểm của sự vật hiện tượng được gọi tên: kênh, kênh Bọ Mắt.
b. Một số tiên gọi dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng: Chim lợn, ớt chỉ thiên; xe cút kít; dưa bở, chè móc câu, cà tím ...
6- Bài tập 6:
Phê phán một số hiện tượng sử dụng ngôn từ:
- Chi tiết gây cười: Ông sính chữ sắp chết đến nơi thế mà vẫn còn bày trò phân biệt giữa tiếng ta và tiếng Tây.
-> Phê phán thói sính dùng chữ nước ngoài của một số người.
4. Củng cố: 
Nhấn mạnh cần nắm vững các biện pháp tu từ từ vựng để sử dụng đúng trong giao tiếp và viết văn bản.
5. Hướng dẫn học bài 
a. Học bài: Ôn tập lại các b/pháp tu từ từ vựng
b. Soạn: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sd yếu tố nghị luận.
IV. Rỳt kinh nghiệm:.
...
Ngày soạn: 26/10/2010 Ngày giảng: /11/2010
Tiết 60
Luyện tập viết đoạn văn tự sự
có sử dụng yếu tố nghị luận
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
 - Hệ thống hóa kiến thức về văn tự sự có sd yếu tố nghị luận.
- Biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.
- Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tốt nghị luận.
- Rèn kĩ năng đọc, phát triển năng lực cảm thụ thơ
- Thái độ:
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ
- HS: 
- Nêu vấn đề, đàm thoại, giải thích, phân tích ...
III. Tiến trình lên lớp
1: ổn định tổ chức 
2: Kiểm tra: 
? Nghị luận là gì? Trong văn bản tự sự nghị luận thường thể hiện bằng những hình thức nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Mục tiêu: Nhắc lại nội dung bài học trước, chuyển ý cho bài học mới
GV: Bài trước các em đã được vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận văn bản tự sự, để giúp các em có kĩ năng đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự một cách hợp lí, giờ luyện tập này các em sẽ được thực hành qua việc viết các đoạn văn.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: Biết vận dụng những kiến thức đã học vào tìm hiểu bài mới
- ĐDDH: Bảng phụ
- Quan sát SGK 
? Các câu văn nào chứa yếu tốt nghị luận?
? Vai trò của các yếu tố ấy ntn trong việc làm nổi bật nội dung đoạn văn?
? Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì?
- Bài học về lòng bao dung, lòng nhân ái biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
- Đọc bài tập1 trong SGK – x/định y/cầu của bài tập 
? Viết 1 đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để c/minh Nam là người bạn tốt?
- Gợi ý h/s:
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn? (Thời gian địa điểm, ai là người điều khiển không khí buổi sinh hoạt lớp ra sao)?
- Nội dung buổi s/hoạt là gì? em phát biểu về vấn đề gì? tại sao lại phát biểu về việc đó?
- Em thuyết phục vả lớp rằng Nam là người bạn tốt ntn? (Lí lẽ, ví dụ, lời phân tích ...)
(H/s lấy giấy nháp ra làm bài - đọc bài – nhận xét – Bổ xung – GV sửa chữa)
- Treo đoạn văn mẫu
Đoạn văn mẫu:
“Thứ 7 vừa qua, chi đội em sinh hoạt tại phòng học của lớp như thường lệ. Mai Lan lớp trưởng nhỏ bép điều khiển chương tình sinh hoạt. Không khí của buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Cả lớp tranh luận xem Nam có phải là người bạn tốt hay không.
- Nam vốn là người ít nói lại không mấy chịu thanh minh cho mình. Một lần, Nam mách cô về việc các bạn tự bỏ học đi đá bóng. Một số bạn trong lớp đã hiểu lầm Nam. Tôi thiết nghĩ bạn Nam nói với cô là một việc nên làm. Có như vậy, Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm của mình”
- Đọc bài tập – nêu yêu cầu của bài tập
? ở câu cuối của đoạn trích tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận vào đoạn văn ntn?
- “con hư tại mẹ ... tại bà” tấm gương và hiệu quả của nó trong giáo dục g/ đình: “bà tôi như thế ... làm sao được” => Yếu tố nghị luận suy lí
- Từ cuộc đời và những lời dăn dạy của bà tác giả bàn một nguyên tắc giáo dục “người ta như cây ... nó gãy” => yếu tố nghị luận khái quát hóa
? Vai trò của yếu tố nghị luận trong đoạn trích ntn?
Gợi ý h/s:
- Người bà đã để lại một việc làm, lời nói hay suy nghĩ diễn ra trong h/cảnh ntn?
- Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó cảm động và sâu sắc ntn? Em có suy nghĩ và rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
- H/sinh viết bài - đọc bài viết – bổ xung – GV sửa chữa các lỗi trong bài viết của h/s
- Treo đoạn văn mẫu
Đoạn văn mẫu:
“Đi học về khát nước quá, tôi xuống bếp rót vội cốc nước chè rồi đi lên nhà. Chẳng may cái cốc thủy tinh đựng nước bị rơi xuống vỉ hè vỡ tan tành. Tôi run lên, vừa tiếc cốc đẹp, vừa sợ bà mắng ... Nhưng không, bà vẫn ngồi yêu, mà chỉ nói nhẹ nhàng:
- Cháu phải nhặt cho hết mảnh thủy tinh đi. Tôi làm theo, cúi xuống nhặt cái mảnh rồi vứt ra bờ tre. Khi trở vào, bà lại nói:
- Cháu phải lấy cái chổi quét lại thật kĩ, cho hết các mảnh thủy tinh vụn nhỏ đi để người khác khỏi dẫm vào. Mình đã có thiết sót, khuyết điểm thì phải ngăn chặn ngay cái hậu quả của nó cháu ạ?
Nghe bà nói, tôi cảm động muốn khóc.”
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
1. Bài tập: Lỗi lầm và sự biết ơn
2. Nhận xét:
- Yếu tố nghị luận:
+ “Những điều viết lên cát ... đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”
- Vai trò: Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giầu triết lí và có tính giáo dục cao.
+ Vậy chúng ta hãy học cách ... ân nghĩa trên đá.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tốt nghị luận:
1. Bài tập 1: Viết đoạn văn c/minh Nam là người bạn tốt.
2. Bài tập 2: SGK
Viết đoạn văn kể về những việc làm (những lời dạy bảo sâu sắc) của người bà kính yêu (có sd yếu tố nghị luận)
a. Phân tích yếu tố nghị luận trong đ/văn: Bà nội 
* Lời nhận xét suy nghĩ của tác giả trước cách sống của bà nội: Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được.
* Thông qua chính lời dạy của bà: Bà bảo u tôi
“Dạy con từ thuở còn thơ ... mới về”
-> Nêu ý kiến nhận xét, có lập luận chặt chẽ, nêu lên một chân lí (Qua câu tục ngữ) từ đó suy ra các kết luận tất yếu bằng các nhận xét, phán đoán.
b. Viết đoạn văn:
4. Củng cố: 
- Cần chú ý đưa yếu tố nghị luận và trong văn bản một cách hợp lí để đảm bảo tính triết lí để đảm bảo tính triết lí và thuyết phục của văn bản.
5. Hướng dẫn học: 
a. Học bài: 
b. Chuẩn bị bài: Soạn Làng – Tóm tắt tác phẩm – tìm hiểu diễn biến tâm trạng của ông Hai khi hay tin làng Dầu theo giặc.
IV. Rỳt kinh nghiệm:.
...
 Ký xác nhận của bgh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_12_tiet_56_den_60.doc