Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 13 - Giáo viên: Lê Thị Thu Trang - Trường THCS Nguyễn Văn Tư

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 13 - Giáo viên: Lê Thị Thu Trang - Trường THCS Nguyễn Văn Tư

Tuần: 13 Ngày soạn:

 Tiết: 61 + 62 Ngày dạy:

LÀNG

 - Kim Lân -

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Giúp học sinh:

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật Ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.

2.Kĩ năng: Rèn luyện nhân vật phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.

 3. Thái độ:

- Tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta

- Tôn trọng những thành quả, những tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước của nhân dân Miền Nam Bộ.

II. CHUẨN BỊ:

 1- Giáo viên:

- Tham khảo sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, đọc bài thơ ở SGK.

- Soạn giáo án.

 2- Học sinh:

 - Học thuộc bài “Ánh trăng” và bài phân tích, chuẩn bị phần luyện tập ở nhà.

- Đọc tác phẩm” làng” của Kim Lân

- Tìm hiểu các câu hỏi SGK. Chú ý : tâm lí nhân vật Ông Hai

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 568Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 13 - Giáo viên: Lê Thị Thu Trang - Trường THCS Nguyễn Văn Tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 13 Ngày soạn:
 Tiết: 61 + 62 Ngày dạy: 
LÀNG
 - Kim Lân -
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh: 
1.Kiến thức: 
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật Ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
2.Kĩ năng: Rèn luyện nhân vật phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
 3. Thái độ:
- Tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta
- Tôn trọng những thành quả, những tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước của nhân dân Miền Nam Bộ.
II. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
- Tham khảo sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, đọc bài thơ ở SGK.
- Soạn giáo án.
 2- Học sinh:
	- Học thuộc bài “Ánh trăng” và bài phân tích, chuẩn bị phần luyện tập ở nhà.
- Đọc tác phẩm” làng” của Kim Lân
- Tìm hiểu các câu hỏi SGK. Chú ý : tâm lí nhân vật Ông Hai
 3/ Phương tiện dạy học: bảng phụ,tranh minh họa
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định:
 2/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
+ Đọc thuộc lòng bài“Ánh trăng” của Nguyễn Duy?
+ Phân tích triết lí của tác giả nêu ở khổ thơ cuối?
+Hỏi trắc nghiệm:Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ”có nghĩa là gì?
 A/Những người bạn rất thân hiểu rõ lòng minh
 B/biết được giá trị của người nào đó
 C/Người bạn không hiểu được tấm lòng của minh
 D/Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình 
 (đáp án A)
+ Gọi học sinh trả lời
+ Gọi học sinh nộp tập bài soạn
+ Gọi học sinh nhận xét
 3/Giới thiệu bài mới
 Trong thời kí kháng chiến, rất nhiều nhân vật được đưa vào thơ văn. Họ đưa vào thơ với những đặc điểm khác nhau. Truyện ngắn Làng dựng lên nhân vật như thế nào. Hôm nay thầy trò ta sẽ đi vào tìm hiểu.
4/ Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: HD tìm hiểu giới thiệu chung(10’)
MT:HS tìn hiểu khái quát đôi nét về tác giả ,tác phẩm,các từ khó trong chú thích
- Yêu cầu: Đọc thầm chú thích và trả lời những câu hỏi sau?
- Hỏi: Hãy nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Kim Lân?
(Họ tên, năm sinh, sở trường viết truyện)
- Hỏi: Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
(Thời gian sáng tác , viết về nội dung gì?)
GV: Ra đời đầu thời kỳ chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí văn nghệ.
- Hỏi: Trong SGK chú giải 28 từ khó, theo em ngoài những từ đó còn có từ nào ít được dùng trong văn bản thông thường?
( Kiểm tra các em một vài từ trong chú thích)
-+ Vạt: Mảnh, vùng ( khoảng) đất.
+ Gồng: gánh một đầu có hàng, một đầu không.
+ Ghét thậm: ghét lắm.
+ Vưỡn: vẫn
* Hoạt động 2: Đọc và hiểu văn bản(60’)
MT:Rèn cách đọc tóm tắt tác phẩm,bố cục bài văn.hiểu lòng yêu làng quê của nhân vật ông Hai hoà quyện với lòng yêu nước
- Hướng dẫn đọc: đọc văn bản với giọng diễn cảm, chú ý đến lời thoại của nhân vật.
- Yêu cầu: Kể lại câu chuyện.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Hỏi: Qua phần đọc và tìm hiểu, em hãy cho biết văn bản có thể chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung từng phần?
( Cám em có thể chia văn bản này ra làm 2 hoặc 3 đoạn, nhưng chú ý chia đoạn để phục vụ cho việc phân tích nên các em có hướng chia cho thích hợp hơn)
- Hỏi: ( Thảo luận 5 phút)
 Qua phần kể của bạn, em hãy nêu lên tính hấp dẫn trong câu chuyện?
( Để khắc họa chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật. Kim Lân đã đặt nhân vật chính vào một tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có tác dụng gì?)
+ Cho học sinh thảo luận.
+ Giáo viên quan sát thảo luận.
+ Gọi học sinh trình bày.
+ Gọi học sinh nhận xét.
- Gọi học sinh đọc từ đầu  “dật dờ”.
- Hỏi: Trước khi nghe tin xấu về Làng tâm trạng Ông Hai được miêu tả như thế nào?
Từ: ( Nghĩ đến anh em  nhớ làng quá) bộc lộ tâm lý của Ông Hai?
- Hỏi: Khi ở phòng thông tin, Ông nghe được những tin gì? Tâm trạng của Ông ra sao?
GV: : Nghe những tin chiến thắng của quân ta ® Tâm trạng phấn chấn “ ruột gan ông cứ múa cả lên”.
- Hỏi: Những biểu hiện tâm lý đó là bằng chứng tình yêu làng, em có đồng ý không ? vì sao?
TL: Đồng ý, vì: niềm tự hào của người nông dân trước thành quả cách mạng, của làng ® tình yêu làng tha thiết.
- Giáo viên: Tình yêu làng của Ông Hai rất sâu sắc đó cũng là thử thách để Kim Lân đưa Ông Hai đến một tâm trạng mới, tâm trạng xấu hổ, nhục nhã ê chề.
- Hỏi: Hãy tìm những đoạn văn miêu tả tâm lý Ông Hai khi nghe tin làng theo Tây, khi ông Hai về nhà đấu tranh tư tưởng ?
- Hỏi: Em có cảm nhận được điều gì ở Ông Hai trước những câu văn tả về ông khi ông mới biết tin xấu?
- Tin đến với ông như thế nào?
- Điều này khiến ông có tâm trạng như thế nào?
Gợi ý: + Tin đột ngột, bất ngờ
 + Tâm trạng bàng hoàng đau đớn tê tái.
- Hỏi: ( Thảo luận nhóm) Nhận xét về các câu văn được sử dụng trong đoạn này? Cách sử dụng lối kể độc thoại có tác dụng gì?
- Cho học sinh thảo luận (5 phút).
- Cho học sinh trình bày ý kiến thảo luận.
Gợi ý: + Câu hỏi tự vấn.
+ Câu cảm thán.
Þ Diễn tả tâm trạng nhục nhã, đau đớm tê tái, ngờ vực và bế tắc.
- Hỏi: Những cảm xúc chất chứa trong lòng có thể gọi tên cảm xúc ấy là gì?
- Hỏi: Nhận xét gì về cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tâm lý của nhà văn?
- Hỏi: Cuộc độc thoại nội tâm đã thể hiện tâm hồn tình cảm rất rõ ở nhân vật này, em hãy phân tích điều đó trong đoạn văn?
- Tình yêu cách mạng có phải là tình yêu làng không?
Gợi ý: Tâm trạng đau khổ của ông hai khiến ông phải tự vấn trong tâm của ông bởi vì tình yêu nước đã choáng hết tâm hồn ông. Hơn nữa ông là người yêu làng nên không thể không xót xa trước tin làng theo Tây.
- Hỏi: Qua đoạn văn ông trò chuyện với dứa con của mình em hiểu gì về tình cảm của ông Hai với làng quê, với cách mạng?
- Tìm những chi tiết chứng minh?
- Hỏi: Tin xấu được cải chính mà ông Hai có thái độ như thế nào? Nét mặt, hành động của ông ra sao?
- Hỏi: Qua những chuyển biến trên, em hãy cho biết tâm trạng của ông Hai như thế nào?
* Hoạt động 3: Tổng kết(7’)
MT:HS khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Hỏi: Qua văn bản vừa phân tích trên, em cho biết nhà văn Kim Lân đã phản ánh lên điều gì?
- Hỏi: Tâm trạng của nhân vật ông Hai được nổi bật nhờ vào biện pháp nghệ thuật gì?
- Giáo viên kết lại nội dung và thủ pháp nghệ thuật.
- Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
* Hoạt động 5: Luyện tập(5’)
MT:Thực hành liên hệ các bài thơ co cùng nội dung .Rèn cách pt NT tác phẩm
- Hỏi: Em hãy nêu truyện ngắn hay bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước?
- Hỏi: Chọn một đoạn văn phân tích biện pháp miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả?
- Trả lời.
+ Quê Bắc Ninh.
+ Am hiểu nông thôn và người nông dân.
+ Có nhiều truyện đặc sắc.
- Trả lời.
- Nghe hướng dẫn 
- Đọc truyện.
- Nghe giáo viên kể tóm tắt.
- Kể lại câu chuyện.
- Nhận xét bạn đọc – kể.
Gồm 2 phần
- Từ đầu  đôi lời ® diễn biến tâm trạng Ông Hai khi nghe tin Làng theo giặc.
- Phần còn lại ® diễn biến tâm trạng Ông Hai khi nghe tin “Làng” được cải chính.
-Thảo luận tình huống câu chuyện.
- Đại diện nhóm trình bày tình huống truyện.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Đọc đoạn văn.
- Trả lời: Nhớ anh em, nhớ làng.
- Trả lời: 
- Trả lời: 
- Nghe.
- Đọc các đoạn văn “ Cổ ông Hai .. cái cớ sự này chưa”.
- Nghe , trả lời.
( Có thể hội ý nhóm nhỏ)
- HS chú ý.
- Thảo luận.
- Trả lời: 
- Trả lời.
- Trả lời: Diễn tả cụ thể, tinh tế tâm lý của nhân vật.
- Trả lời: 
- Trả lời: Tấm lòng yêu làng, thủy chung với làng.
- Trả lời.
- Tâm trạng vui tươi, niềm vui sướng choáng ngợp tâm lý của ông Hai.
- Văn bản thể hiện tình yêu làng và diễn tâm lý nhân vật ông Hai.
- Sử dụng lời độc thoại của nhân vật để bộc lộ nội tâm.
- Nghe.
-Đọc ghi nhớSGK.
- Tìm một số bài thơ, truyện ngắn.
- Chọn đoạn văn.
- Phân tích.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Kim Lân: ( Nguyễn Văn Tài), 1920 – quê Từ Sơn – Bắc Ninh
- Sở trường viết truyện ngắn, am hiểu gắn bó với nông thôn và người nông dân.
2. Tác phẩm:
Truyện ngắn làng được viết vào đầu kháng chiến chống Pháp ( 1948)
3. Từ khó:
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – kể văn bản:
 -Tóm tắt:
Ơng Hai Thu định ở lại làng cùng du kích và đám thanh niên trẻ tuổi chiến đấu giữ làng. Nhưng vì hồn cảnh gia đình, ơng phải cùng vợ con rồi bỏ làng Dầu đi tản cư kháng chiến. Ở nơi tản cư ơng luơn nhớ về làng, kể chuyện khoe làng của mình với bà con trên đĩ.
Bỗng một hơm ơng nghe tin cả làng chợ Dầu của ơng theo giặc Pháp làm Việt gian, ơng đau khổ, cả gia đình ơng buồn. Ơng chủ tịch tìm đến và cải chính làng ơng là làng kháng chiến. Ơng vơ cùng sung sướng khoe nhà ơng bị đốt cháy nhẵn, cháy rụi.
-Thể loại:Truyện ngắn
-PTBĐ:Tự sự+MT+BC
2. Bố cục:
3. Phân tích:
a. Tình huống truyện:
- Ông Hai nghe tin làng Dầu của ông thep Tây® Tạo ra một diễn biến gay gắt trong tâm lý nhân vật, bộc lộ tình yêu làng sâu sắc.
b. Diễn biến tâm trạng của Ông Hai:
* Trước khi nghe tin làng theo Tây:
 - Nhớ làng da diết
 - Tin kháng chiến thắng lợi của quân ta ® phấn chấn.
 - Tự hào trước thành quả cách mạng ® thể hiện tình yêu làng.
* Khi nghe tin làng theo Tây:
- Tin đến đột ngột bất ngờ làm ông sững sờ, bàng hoàng “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại..hẳn đi”
Þ Cảm xúc bị xúc phạm khiến ông đau đớn tê tái.
- Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán die ...  tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chúng.
 4/ Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự (20’)
MT:Nhận diện các yếu tố đối thoại ,độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.Nắm được tác dụng của các yếu tố đó
- Gọi học sinh đọc ví dụ tìm hiểu bài.
- Hỏi: Đv này trích trong văn bản nào?
- Nhắc lại vị trí đoạn trích? ( trước đó là đoạn ông hai lên phòng thông tin nghe thông báo)
- Hỏi: Trong 3 câu đầu đoạn trích ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có mấy người? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trao đổi trò chuyện qua lại?
GV: Những người tản cư nói chuyện với nhau.
- Có ít nhất là hai người.
- Dấu hiệu là: lời trao và đáp có gạch đầu dòng.
- Hỏi: Câu “ Hà, nắng gớm, về nào”. Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao?
GV: - Ông Hai nói một mình.
- Đây không phải là lời đối thoại, mục đích lãng tránh thoát lui.
- Hỏi: Những câu như “chúng nó là trẻ con làng việt gian đấy ư?” Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hất hủi đấy ư ? là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu nêu ở điểm ( a) và ( b)
-Hỏi:Các hình diễn đạt trên có tác dụng như thế nzàotrong việc thể hiện diễn biến câu chuyện và thái độ của người nói?
- Hỏi: Theo em thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 2: Luyện tập(20’)
MT:Tìm hiểu tác dụng của hình thức đối thoại
- Gọi học sinh đọc bài tập 1 SGK
GV cho HS thảo luận nhóm 4’
Gọi 2 nhóm trình bày 2 nhóm nhận xét
- Hỏi: Nhân vật trong các lời thoại là ai?
- Hỏi: Ông Hai và bà Hai đã đưa ra mấy lời thoại?
- Hỏi: Cách đáp lời của ông Hai như thế nào?
- Hỏi: Em hãy nhận xét cách đối đáp của Ông Hai và Bà Hai?
GV: - Lời đầu Ông Hai im lặng. Hai lời sau ông đáp lại.
- Lượt đầu thể hiện tâm trạng ông Hai chán chường đến mức không muốn nói. Lượt hai và ba trả lời cộc lốc thể hiện sự miễn cưỡng bất đắc dĩ của ông Hai.
- GV gọi đọc bài tập 2 SGK.
- Giáo viên hướng dẫn:
+ Chọn đề tài gần gũi với bản thân như: Kể về bạn thân, kể về gia đình, trường lớp.
+ Chú ý các cách trình bày đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Đọc đoạn đối thoại bài tập tìm hiểu.
HS trả lời
- Những câu như thế không có ai hỏi ai cả, mà đó chính là những suy nghĩ của Ông Hai.
- Trả lời
HS khái quát
- Đọc.
- Đọc bài tập 1.
- Lời của Ông Hai và bà Hai.
- Bà Hai đưa ra 3 lời thoại.
- Ông Hai đáp lời của bà Hai.
- Đọc.
- Nghe hướng dẫn.
- Viết ở nhà.
I. ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
1. Tìm hiểu ví dụ:
a.
 - Có ít nhất hai người tản cư nói chuyện với nhau.
 -Dấu hiệu:Có 2 lượt lời qua lại,lơØi người trao và đáp đều có gạch đầu dòng.
Þ Đối thoại
- Ông Hai nói chuyện một mình ( một lượt lời có gạch đầu dòng)
Þ Độc thoại
- Ông Hai tự suy nghĩ
Þ Độc thoại nội tâm
-Tác dụng:
+Tạo không khí thật
+Khắc hoạ tâm trạng nhân vật ông Hai
2. Ghi nhớ
- Đối thoaị, độc thoại và độc thoại nội tâm là hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
- Đối thoại: là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, độc thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mội lượt lời là một gạch đầu dòng)
- Độc thoại: là lời của một người nào đó với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng, còn khi không thành lời thì không gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
II. LUYỆN TẬP
1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại:
a.Nhân vật Bà Hai:
1. Này ! thầy nó ạ !
2. Thầy nó ngủ rồi à ?
3. Tôi thấy người ta đồn.
b. Nhân vật ông Hai:
1. 
2. Gì ?
3. Biết rồi ?
Nhận xét
- Ông Hai bỏ lượt đầu ® Tâm trạng chán chường.
- Lượt ( 2), (3) trả lời cộc lốc ® sự miễn cưỡng, bất đắc dĩ của ông Hai.
2. Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
IV. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ: (02 phút)
	- Làm tiếp những phần bài tập còn lại cho hoàn chỉnh.
	- Chuẩn bị thực hiện bài “ các phương châm hội thoại ..cách dẫn gián tiếp”
	+ Tìm một số từ ngữ địa phương
	+ Chuẩn bị ôn tập Tiếng việt
V. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần: 13 Ngày soạn:...........................
Tiết: 65 Ngày dạy.............................. 
Luyện nói: 
TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
 VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh: 
1.Kiến thức: Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận có đối thoại và độc thoại.
 2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng nói lưu loát một vấn đề có kết hợp yếu tố nghị luận
B. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
	- Tham khảo sách giáo viên + Sách thiết kế bài giảng + xem nội dung SGK.
	- Soạn giáo án, ghi bảng phụ thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự, bài tập.
 2- Học sinh:
	- Học thuộc lòng bài cũ.
	- Chuẩn bị tốt phần thực hành ở SGK, chuẩn bị nội dung đề 1,2 và 3.
 3- Phương tiện dạy học: Các đoạn văn mẩu chuẩn bị sẳn
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định:
 2/ Kiểm tra bài cũ : (2’)
 Kiểm tra bài soạn:
+ Gọi 3 học sinh nộp tập bài soạn.
+ Kiểm tra và nhận xét nội dung bài soạn.
 3/Giới thiệu bài mới
 Nhằm giúp các em biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. Kất hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, tiết học hôm nay thầy hướng dẫn các em luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
 4/ Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động1: Chuẩn bị
MT:Rèn cho HS thói quen chuẩn bị bài tự giác
 Cho HS luyện nói tronh nhóm
- Giáo viên: chia làm 4 tổ, mỗi tổ làm một bài tập từ 5 đến 7 phút và cử đại diện trình bày.Nhóm chọn 1 trong 3 đề bài trên các nhóm còn lại làm các đề tương ứng
- Các nhóm lập dàn ý theo hướng dẫn của giáo viên.
( Xem bảng phụ)
* Hoạt động 2: Lập dàn ý
MT:Rèn kĩ năng lập dàn bài 
Bài tập 1:
- Đọc kĩ bài tập 1.
- Xem lại bài 8 – trang 117 – phần tập làm văn.
+ Mở bài.
+ Thân bài.
+ Kất luận.
- Nhóm 2 đọc bài tập 2.
- Lập dàn ý theo gợi ý.
- Chú ý bài tập ở tuần 12.
- Nhóm 3 đọc yêu cầu bài tập 3
- Đọc lại nội dung văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” ở SGK.
- Lập dàn ý kể theo gợi ý.
* Hoạt động 3: Luyện nói(27’)
MT:Hình thành kĩ năng nói trước đám đông :nói trôi chảy,lưu loát 1 vấn đề
- Gọi đại diện nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị của mình.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Gọi đại diện nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị của mình.
- Gọi học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Gọi đại diện nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị của mình.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
* Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm
MT: Tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể lớp.
- Giáo viên rút kinh nghiệm những vấn đề còn vướng mắc trong khi luyrện nói.
-Nhận xét chung, ghi điểm.
Các nhóm thảo luận 6’
- Yêu cầu đọc bài tập 1
- Nhóm 1 thảo luận theo gợi ý.
- Đọc bài tập 2.
- Nhóm 2 thảo luận theo gợi ý.
- Đọc bài tập và văn bản.
- Thảo luận theo gợi ý.
- Nhóm 1 trình bày bài tập 1.
- Các nhóm khác nghe chú ý để nhận xét.
- Nhận xét.
- Chú ý.
- Nhóm 2 trình bài BT 2.
- Các nhóm khác nghe chú ý để nhận xét.
- Nhận xét
- Chú ý.
Tương tự nhóm 3 cũng thế
- Nghe, ghi chép, rút kinh nghiệm.
I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
Bài tập 1:
- Tâm trạng của em khi gây ra một chuyện không hay cho bạn.
- Yêu cầu: đã gây ra cho bạn chuyện gì không hay? Khi nào? Ơû đâu? Hậu quả thế nào?
- Sau khi gây chuyện, tâm trạng em như thế nào?
+ Ân hận:, day dứt khổ tâm nhưng khó nói lời xin lỗi. Vì sao có tâm trạng đó?
( Có thể là: không đủ can đảm, phải hạ mình, em cảm thấy xấu hổ, mất mặt).
+ Tâm trạng phức tạp khó khăn (biết sai nhưng không đủ can đảm xin lỗi).
Bài tập 2:
Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em phát biểu chứng minh Nam là người bạn tốt.
- Giới thiệu thời gian, địa điểm.
- Lý do họp lớp
- ý kiến phê bình bạn Nam vì lý do nào đó
- Đưa ra ý kiến bác bỏ. Khẳng định Nam là người bạn tốt.
( Để có sức thuyết phục phải lập luận vì lý do vì sao nam sơ xuất trong công việc hoặc vi phạm kỉ luật).
Bài tập 3:
Đóng vai Vũ Nương. Kể lại câu chuyện trước lớp theo ngôi kể thứ nhất
- Chuyển ngôi kể: Vũ Nương thành ngôi thứ nhất
- Lược bỏ một số câu văn miêu tả vẻ đẹp của Vũ Nương
- Chú ý cách gọi “ Chàng” đối với Trương Sinh mới hợp với truyện cổ trong xã hội phong kiến.
2. Luyện nói:
- Yêu cầu nói
- Trình tự
+ Mở đầu ( thủ tục)
+ Nói về nội dung gì
+ Kết thúc
- Kĩ năng nói
- Tự nhiên
- Rõ ràng, rành mạch
- Tư thế: ngay ngắn, nghiêm túc, đàng hoàng, tự tin, hướng vào người nghe.
3. RÚT KINH NGHIỆM:
-Nội dung
-Hình thức
IV. Hướng dẫn công việc ở nhà: (2 phút)
- Làm tiếp bài tập viết đoạn văn.
- Chuẩn bị bài viết số 3.
+ Chuẩn bị theo yêu cầu chuẩn bị ở nhà (SGK).
+ Chú ý làm tốt dàn ý luyện nói.
-Giờ sau soạn bài “LLSP”
 +Đọc trước văn bản
 +Tóm tắt câu chuyện
 +Trả lời các câu hỏi SGK
V. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_13_giao_vien_le_thi_thu_trang_truong.doc