Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần: 13

Tiết: 61, 62

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1.Kiến thức :

_Cảm nhận tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

_Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả diễn biến tâm trạng sinh động, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

2. Kĩ năng:

_Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

3. Thái độ:

_Từ việc cảm nhận tâm hồn, tính cách nhân vật, xây dựng những tình cảm đẹp với nhân dân lao động, với quê hương, đất nước.

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2009
Văn bản: LÀNG
Kim Lân
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 13
Tiết: 61, 62
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1.Kiến thức :
_Cảm nhận tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
_Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả diễn biến tâm trạng sinh động, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
2. Kĩ năng:
_Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
3. Thái độ:
_Từ việc cảm nhận tâm hồn, tính cách nhân vật, xây dựng những tình cảm đẹp với nhân dân lao động, với quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Đọc SGK, SGV, soạn bài, ghi bảng phụ (nội dung mục tổng kết), ảnh Kim Lân, bảng phụ.
-Học sinh:
Đọc VB, tìm hiểu chú thích, thực hiện các câu hỏi đọc hiểu VB. 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(3’)
1.Kiểm tra bài cũ.
1. Nội dung của khổ thơ sau đây là gì?
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rối với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ.
a. Sự vất vả của nhà thơ trong quá khứ 
b. Sự từng trải của nhà thơ trong cuộc đời
c. Sự gắn bó với thiên nhiên d. Kỉ niệm của nhà thơ với quê hương. ( bảng phụ )
2. Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Thực hiện theo yêu cầu
- Chọn câu c
- Nội dung tổng kết
2.Giới thiệu bài mới.
 Kim Lân (1920) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở Kinh Bắc (Bắc Ninh). Ông là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu gắn bó với nông thôn và nông dân miền Bắc, chuyên viết về những phong tục văn hóa cổ truyền đồng bằng Bắc Bộ Truyện ngắn Làng ra đời 1948 trên chiến khu Việt Bắc. Câu chuyện đề cập đến nhân vật ông Hai – người nông dân yêu làng, yêu nước. Tình cảm này thể hiện rất rõ qua tác phẩm “Làng”.
HS lắng nghe, ghi bài.
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu giới 
I. Giới thiệu chung
thiệu chung.(7’)
ơMục tiêu: Giúp HS nắm những nét khái quát về tác giả, tác phẩm; hiểu các từ khó phục vụ cho việc tìm hiểu văn bản.
-GV: Gọi HS đọc phần chú thích SGK 171.
-Em hãy trình bày những nét chính nhất về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng. 
-GV: Nhấn mạnh hai điểm chính trong con người và sáng tác của Kim Lân. ( cho HS xem ảnh KL)
-GV: Trong số 28 từ khó đã giải thích SGK 172 – 173. Chọn giải thích 1 số từ: cung cúc, đột kích, Gia Lâm giải thích thêm từ vạt, vưỡn 
Vạt: mảnh, vùng, khoảng (đất)
Vưỡn: vẫn.
HS đọc chú thích – trình bày.
HS quan sát
HS nêu ý kiến về những từ khó.
1. Tác giả
-Kim Lân (1920) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở Kinh Bắc (Bắc Ninh).
- Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu gắn bó với nông thôn và người nông dân.
2. Tác phẩm
-Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tập chí Văn nghệ năm 1948.
HĐ3:Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.(62’)
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản.
ơMục tiêu: Cảm nhận tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả diễn biến tâm trạng sinh động, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
-GV hướng dẫn đọc: Đọc kết hợp kể – tóm tắt từng đoạn truyện nối nhau cho đến hết truyện.Chú ý ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, những đoạn trực tiếp tả tâm trạng ông Hai.
- GV: Nhận xét cách đọc – điều chỉnh chỗ sai.
-Văn bản có thể chia làm mấy đoạn?
-GV: Treo bảng phụ – đáp án 
(3 đoạn).
a. Từ đầu không nhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai khi 
nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Pháp (SGK 162- 165)
b. Đã ba bốn hôm nay đôi phần (SGK 165 – 170): Tâm trạng xấu hổ, buồn bực của ông Hai sau khi nghe tin làng mình theo giặc. 
c. Đoạn còn lại: Ông Hai sung sướng, tự hào về làng minh nghe tin làng mình không theo giặc. 
-Qua việc tiếp cận với truyện – cho biết chủ đề nổi bật của truyện là gì?
-Để làm nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật, Kim Lân đặt nhân vật chính vào một tình huống truyện như thế nào ? Tình huống ấy có tác dụng gì ?
GV: Truyện ngắn “Làng” sở dĩ thân quen với người đọc chính là vì tác giả đã sáng tạo được một tình huống đặc sắc “Ông Haicụ Hồ”. Chi tiết này xét về mặt hiện thực rất hợp lí, về mặt nghệ thuật nó tạo thắt nút câu chuyện, gây mâu thuẫn giằng xe tâm lí ông lão đáng thương và đáng trọng ấy, thể hiện tâm trạng và phẩm chất tính cách nhân vật sâu sắc. Sự phát triển câu chuyện sẽ bám theo tình thế oái ăm đó.
HS đọc đúng yêu cầu.
HS chia đoạn – trình bày:
-Chia làm 3 phần.
HS quan sát
HS trả lời :
-Truyện diễn tả chân thực và sinh động về tình yêu làng quê ở ông Hai – một người nông dân rời làng đi tản cư trong kháng chiến chống Pháp.
HS quan sát văn bản – trình bày:
-Ông Hai tình cờ nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Pháp, phản kháng chiến, phản cụ Hồ.
HS lắng nghe.
2. Bố cục
-Đoạn 1:Từ đầu không nhúc nhích -> Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Pháp (SGK 162- 165).
-Đoạn 2 :Đã ba bốn hôm nay đôi phần (SGK 165 – 170) 
->Tâm trạng xấu hổ, buồn bực của ông Hai sau khi nghe tin làng mình theo giặc. 
-Đoạn 3 : Phần còn lại -> Ông Hai sung sướng, tự hào về làng minh nghe tin làng mình không theo giặc. 
3. Tìm hiểu văn bản.
a. Tìm hiểu tình huống truyện.
- Ông Hai tình cờ nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Pháp, phản kháng chiến, phản cụ Hồ 
-> tạo thắt nút câu chuyện, làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm.
-GV hướng dẫn HS phân tích tiếp mục b.
-Cho HS đọc truyện từ “Ông lão náo nức Hà, nắng gớm về nào” (SGK 164 – 165).
-Khi nghe tin những người tản cư từ Gia Lâm cho biết: Cả làng chợ Dầu chúng nó Việt gian theo Tây, thái độ tâm trạng ông Hai như thế nào ? (lời nói, cử chỉ)
-GV: Với những bằng chứng xác thực, ông Hai đành phải tin sự thật khủng khiếp ấy từ người đàn bà ẵm con Cử chỉ đầu tiên của ông là ngạc nhiên, hốt hoảng, lạc giọng, 
lảng chuyện. Từ lúc ấy, tâm trí ông lão chỉ còn chứa tin dữ ấy -> ám ảnh, day dứt.
-GV cho HS đọc: “Ông lãocơ sự này chưa” (SGK 166).
-Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông Hai có những thái độ, cử chỉ gì ? Em có nhận xét gì về thái độ và cử chỉ đó ?
-GV: Lúc này nhìn con ông lão càng đau khổ day dứt, hàng loạt câu hỏi nảy sinh trong đầu ông. Chúng nó cũng là trẻ con của làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hất hủi đấy ư ? -> Tâm trí ông Hai lúc này bị ám ảnh, day dứt khó tả.
-GV kể đoạn ông Hai tâm sự với vợ trong gian nhà ở nhờ (166) và việc ông nghe ngóng tin làng (168).
-Mấy ngày sau, hành động cử chỉ ông Hai có gì thay đổi? Em cảm nhận gì về sự thay đổi đó ?
-GV: Khi nghe tin làng theo giặc, thì tình yêu làng và tình yêu nước của ông Hai đã dẫn đến một cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai. Cuộc xung đột xảy ra gay gắt như thế nào?
HS đọc 
HS quan sát văn bản –trình bày:
-Chú ý về lời nói cử chỉ.
HS lắng nghe
HS đọc
HS dựa vào văn bản – trả lời.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS trình bày
HS trình bày
b. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở đượcGiọng lạc hẳn đi”
=> ngạc nhiên cao độ, hoảng hốt.
- Ông hai cúi gằm mặt xuống mà đi.
- Nằm vật ra giường, tủi thân nhìn con nước mắt cứ giàn ra
-> Ông Hai luôn bị ám ảnh, day dứt.
- Ông Hai không dám đi đâu, quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng: “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý chột dạnơm nớp thoáng nghe những tiếng “Tây, Việt gian, cam-nhông” lủi ra góc nhà, nín thin thít
-> sợ hãi cùng với đau xót, tủi hổ trước tin làng mình theo giặc. 
-GV: Cho HS đọc đoạn: “Thật tuyệt đường sinh sốngđôi phần” (SGK 169 – 170).
-Vốn là người giàu lòng yêu làng, yêu nước, khi đứng trước tin làng theo Tây, ông Hai có thái độ và suy nghĩ thế nào ? Em nhận xét gì trước suy nghĩ của ông Hai ?
-GV bình : Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình quê. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ Ông Hai lúc này bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. Đi đâu bây giờ ? Khi không ai muốn chứa chấp dân của cái làng Việt gian, cũng không thể về làng “về làng tức là làm nô lệ cho thằng tây ?”. Lúc này mâu thuẫn nội tâm và tình thế của nhân vật dường như bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết.
-Để giải bày lòng mình ông Hai đã làm gì ? Qua cuộc đối thoại với con ta hiểu gì về ông Hai ?(nhà ta ở làng chợ Dầu, ủng hộ cụ HCM muôn năm; cái lòng của bố con ông là thế đấy, có bao giờ đơn sai)
-Em có nhận xét gì về tình cảm của ông Hai với quê hương, đất nước ?
-GV: Đoạn văn diễn tả rất cảm động nỗi lòng sâu xa của ông Hai – một người nông dân với tình cảm chân thành, bền chặt, thủy chung với quê hương, đất nước, với cách mạng, với kháng chiến.
HS đọc đoạn văn
HS quan sát vào đoạn văn – trình bày.
HS lắng nghe.
HS tìm chi tiết – trả lời:
-Ông tâm sự với đứa con.
HS nhận xét – trả lời :
-Tình yêu làng ... ẩn bị:
-Giáo viên:	
Đọc SGK, SGV, ghi bảng phụ (nội dung mục ghi nhớ).
-Học sinh:
Đọc các ngữ liệu, thực hiện các bài tập tìm hiểu (Đọc kĩ lại truyện Làng).
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(3’)
1.Kiểm tra bài cũ.	
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Thực hiện theo yêu cầu
2.Giới thiệu bài mới.
Tự sự là kể chuyện. Muốn câu chuyện sinh động, hấp dẫn thì người kể phải thể hiện được câu chuyện của mình mang dáng dấp của cuộc sống thực. Một trong những yếu tố làm cho bài tự sự sinh động, gần gũi với đời sống thực hơn đó chính là các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.(20’)
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
ơMục tiêu: Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
1. Tìm hiểu đoạn trích
-GV gọi HS đọc đoạn trích SGK 176 và hội ý trong bàn ( 5’)thực hiện các yêu cầu câu hỏi SGK 177.
-GV theo dõi hỗ trợ cho HS (nếu cần) 
-GV: 1 (a) ngôn ngữ đối thoại.
-GV: Ở (b) ông Hai nói không hướng tới một đối tượng tiếp nhận nào, không ai đáp lại -> ngôn ngữ độc thoại (Trong đoạn trích còn một câu như thế “Chúng bay ăn nhục nhã thế này !”
-GV: Nói với chính mình đã phát ra thành tiếng -> độc thoại. 
-GV: Những câu như:Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu 
-Là những câu ai hỏi ai ? Dấu hiệu trình bày ở các câu có gì khác ở 1 (a, b) ?
GV: Những câu trên là của ông Hai hỏi chính mình, những câu trên là của ông Hai hỏi chính mình. Những câu hỏi này không phát thành tiếng mà âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai  chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng -> độc thoại nội tâm.
-GV: Gọi học sinh đọc câu d – yêu cầu HS trình bày và giải thích ý kiến của mình. 
-Qua tìm hiểu các ví dụ em hãy nêu những hiểu biết của mình về đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ?
-GV: Chốt lại – dán ghi nhớ SGK 178. 
HS đọc – hội ý trong bàn thực hiện – trình bày – bổ sung.
HS trả lời:
-Những câu trên là của ông Hai hỏi chính mình, những câu trên là của ông Hai hỏi chính mình. Những câu hỏi này không phát thành tiếng mà âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai  chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng.
HS suy nghĩ – trình bày ý kiến.
-Việc tạo tình huống đi sâu nội tâm nhân vật, khắc đậm tính cách ông Hai -> câu chuyện thêm sinh động.
HS khái quát – trình bày:
-Đối thoại là hình trò chuyện giữa hai người
-Độc thoại là lời của người nào đó nói với chính mình
-Đthoại nội tâm là độc thoại không phát thành lời.
HS đọc ghi nhớ
a). 3 câu đầu ít nhất 2 người phụ nữ tham gia.
Lượt 1: Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
Lượt 2: Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy !
- Dấu hiệu: xuống dòng, gạch đầu dòng.
-> ngôn ngữ đối thoại.
b). “Hà, nắng gớm, về nào”. Ông Hai nói với chính mình -> câu độc thoại.
c).Những câu trên là của ông Hai hỏi chính mình, những câu trên là của ông Hai hỏi chính mình. Không có gạch đầu dòng.
d). Việc tạo tình huống đi sâu nội tâm nhân vật, khắc đậm tính cách ông Hai -> câu chuyện thêm sinh động. 
2. Ghi nhớ.(SGK 178)
HĐ3:Hướng dẫn HS thực hiện nội dung luyện tập.(20’)
II. Luyện tập
ơ Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này khi đọc cũng như khi thực hành viết một văn bản tự sự. Ý thức được giá trị của những yếu tố trên trong VB tự sự, từ đó chú ý tìm hiểu cũng như ứng dụng các yếu tố này trong VB tự sự.
-GV: Gọi HS đọc bài tập 1 SGK 178.
-GV: Gợi ý HS thực hiện theo yêu cầu: 
+Có 3 lượt lời trao (lời bà Hai) – 2 lời đáp. 
+Câu hỏi thứ 2 của bà ông Hai mới đáp 1 từ “gì ?”
+Câu hỏi thứ 3  “biết rồi”.
-GV: Cho HS đọc – nêu yêu cầu bài tập 2.
-GV gợi ý:
- Tìm tình huống: gặp lại người bạn học cũ năm lớp 9 đang làm thuê. 
- Cuộc trao đổi giữa hai người bạn.
+ Họ nhận ra nhau.
+ Hỏi thăm hoàn cảnh nhưng bị từ chối. 
+ Suy nghĩ về hành động của bạn (Độc thoại nội tâm).
+ Tìm hiểu hoàn cảnh của bạn. 
+ Suy nghĩ của bản thân về cuộc đời.
-Gọi học sinh trình bày bài viết – nhận xét – bổ sung.
HS đọc – xác định yêu cầu
Thực hiện theo cá nhân – trình bày – nhận xét.
HS đọc bài tập – xác định yêu cầu.
HS tự viết bài – trình bày.
HS trình bày – nhận xét
Bài tập 1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại.
- Cuộc đối thoại không bình thường (3 lời trao – 2 lời đáp).
- Tác dụng: làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai. 
Bài tập 2. Viết đoạn văn sử dụng cả ba hình thức đối thoại – độc thoại – độc thoại nội tâm.
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
-GV yêu cầu HS về nhà thực hiện đoạn văn hoàn chỉnh.
-Soạn bài: Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả.
+Tham khảo các đề sách giáo khoa và chuẩn bị dàn bài một trong các đề trên.
Ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 13
Tiết: 65
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận; có đối thoại, độc thoại.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng trình bày một câu chuyện trước nhiều người, có sử dụng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt đúng mức, phù hợp với nội dung câu chuyện.
3. Thái độ:
Có thái độ học Ngữ văn theo hướng tích cực: hoàn thiện đều 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Đọc SGK, SGV, soạn bài, ghi bảng phụ (yêu cầu nội dung, hình thức của bài nói), hướng dẫn HS chuẩn bị.
-Học sinh:
Lập đề cương cho bài nói, tự luyện nói trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
1.Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Thực hiện theo yêu cầu
2.Giới thiệu bài mới.
Nói và nghe là một trong những hoạt động diễn ra thường xuyên, một kỹ năng được vận dụng khá nhiều trong cuộc sống. Trong thực tế nhiều học sinh ngại nói, ngại phát biểu trước tập thể. Để giúp các em mạnh dạn, tự tin nói trước tập thể, hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em thực hành tiết luyện nói
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.(10’)
I. Chuẩn bị ở nhà.
ơMục tiêu: HS hệ thống và kiểm tra lại nội dung đề cương bài nói của mình.
-GV gọi HS đọc lại các đề bài đã chuẩn bị theo SGK 179. 
-GV lưu ý HS trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà học sinh thảo luận trong bàn 
( 5’) để thống nhất nội dung bài nói.
-GV lưu ý một số nội dung sau:
a. Sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại. 
b. Không viết thành bài văn mà chỉ gạch đầu dòng các ý mà mình sẽ nói.
-GV cho đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm.
-GV chốt lại, bổ sung, nhắc nhở một số vấn đề cần thiết (nếu cần)
-GV treo bảng phụ phần gợi ý.
HS đọc đề bài đã chuẩn bị ở nhà.
HS trình bày – bổ sung
HS ghi nhận – bổ sung hoàn chỉnh bài văn.
Đề 1:
a. Diễn biến của sự việc:
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự việc sai trái của em 
- Sự việc gì ? Mức độ có lỗi đối với bạn
- Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết ?
b. Tâm trạng:
- tại sao em phải suy nghĩ dằn vặt ? Do tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở ?
- Em có những suy nghĩ cụ thể nào lời tự 
hứa với bản thân ra sao ?
Đề 2: 
a. Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp:
- Là buổi sinh hoạt định kỳ hay đột xuất
- Có nhiều nội dung hay một nội dung là phê bình hay góp ý cho Nam ?
- Thái độ của Nam ra sao ?
b. Nội dung ý kiến của em 
- Phân tích nguyên nhân khiến các bạn có thể hiểu lầm Nam (cá tính của Nam, quan hệ của Nam với bạn)
- Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định Nam là người bạn tốt
- Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam và bài học trong quan hệ bạn bè.
Đề 3: 
a. Xác định ngôi kể:
- Người kể là Trương Sinh – xưng tôi (ngôi I)
+ Trương Sinh – chàng -> tôi
+ Vũ Nương -> nàng 
b. Nội dung:
- Kể lại mẩu chuyện theo nội dung SGK đã trích 
- Bày tỏ tâm trạng ân hận của mình (T.Sinh)
HĐ3:Hướng dẫn HS thực hành luyện nói.(28’)
II. Thực hành luyện nói.
1. Luyện nói trong tổ.
ơMục tiêu: Biết kể một câu chuyện có sự kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm.. rèn luyện kĩ năng trình bày miệng trước tập thể. Giúp HS thêm tự tin.
-GV tổ chức cho học sinh luyện nói trong tổ ( 15’).
+Cử một trưởng nhóm điều hành cho các bạn nói.
+Các bạn trong nhóm nhận xét.
-GV: Lưu ý luyện nói cần chú trọng tính logic của nội dung bài phát biểu. Nói rõ ràng mạch lạc, tư thế ngay ngắn, có cử chị điệu bộ kèm theo.
-GV chỉ định một số học sinh nói yếu lên nói trước lớp.
-Cho học sinh nhận xét – bổ sung.
-GV gọi học sinh nói tốt lên trình bày cho lớp tham khảo.
-GV nhận xét, đánh giá tiết luyện nói.
HS tổ chức luyện nói trong tổ.
HS trình bày bài nói trước lớp – nhận xét – bổ sung.
2. Luyện nói trước lớp.
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
-Luyện nói thêm ở nhà.
-Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa.
+Đọc văn bản ít nhất 3 lần.
+Tìm hiểu các nhân vật trong truyện.
+Trả lời các câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản.
Ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_13_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_t.doc