Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Giáo viên: Trần Thị Việt Hà

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Giáo viên: Trần Thị Việt Hà

Tuần 13

Ngày soạn 09-11-09 Số tiết 61-62

Ngày dạy Tiết số 2

LÀNG

A. Mục tiêu:

H cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết , thống nhất với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến ở ông Hai. Qua đó thấy được 1 biểu hiện cụ thể , sinh động về tình yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

-Nét đặc sắctrong truyện: Xây dựng tìnhhuống truyện , miêu tả tâm lí nhân vật .

-Rèn kĩ năng phântích nhân vật trong tác phẩm văn tự sự.

B. chuẩn bị:

Thày:Soạn giáo án- Bảng phụ

Trò: Học đọc bài mới

C. tiến trình lên lớp:

1 Hoạt động 1: Kiểm tra: Trình bày ý nghĩa của bài thơ “ ánh trăng”

2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới

3. Hoạt động 3: . Bài mới:

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Giáo viên: Trần Thị Việt Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Ngày soạn 09-11-09 Số tiết 61-62
Ngày dạy Tiết số 2
Làng
A. Mục tiêu:
H cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết , thống nhất với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến ở ông Hai. Qua đó thấy được 1 biểu hiện cụ thể , sinh động về tình yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
-Nét đặc sắctrong truyện: Xây dựng tìnhhuống truyện , miêu tả tâm lí nhân vật .
-Rèn kĩ năng phântích nhân vật trong tác phẩm văn tự sự.
B. chuẩn bị:
Thày:Soạn giáo án- Bảng phụ
Trò: Học đọc bài mới
C. tiến trình lên lớp:
1 Hoạt động 1: Kiểm tra: Trình bày ý nghĩa của bài thơ “ ánh trăng”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
3. Hoạt động 3: . Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
H: giới thiệu những nét chính về tác giả , văn bản.
Là cây bút có biệt tài về truyện ngắn, am hiểu nông thôn và cuộc sống của người nông dân. thường viết về cuộc sống sinh hoạt ,phong tục tập quáncủa laùg quê và cảnh ngộ của người nông dân.
Văn bản : 1948- Viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc .
G: Nội dung của tác phẩm?
H:
G: Thể loại và phương thức biểu đạt?
H: Truyện ngắn, tự sự, miêu tả.
G: Nhớ lại bài thơ “ đồng chí” của Chính Hữu ta nhớ lại một thời kì của dân tộc với những ngày thâng vô cùng gian khổ vất vả: Vũ khí đạn dược , lương thực thiếu thốn chống lại thế lực hung hãn của địch” áo anh rách vai......bàn tay”
G: tóm tắt phần truyện bị lược bỏ.
Ông Hai có tính hay làm , lại hay khoe làng giầu, đẹp, là làng văn hoá giàu tinh thần kháng chiến . Kháng chiến bùng nổ bà con làng Dỗu đi tản cư nhưng ông Hai vẫn ở lại cùng anh em đào đường dắp ụ... Trong lúc hữu sự ông kông nỡ bỏ làng ra đi nhưng rồi hoàn cảnh gieo neo ông đitản cư cùng với vợ con . Ông buồn khổ lắm nhưng chỉ biết tự an ủi: Tản cư âu cũng là kháng chiến”
G+ H đọc truyện.
G: Nhận xét cách đọccủa H.
? Bố cục của văn bản?
H: Chia đoạn.
Văn bản chia làm 3 phần:
+Phần 1: Từ đầu.....vui qua: Ông Hai nơi sơ tán trước khi nghe tin làng chợ Dỗu theo giặc.
+Phần2: Tiếp.....đội phần: Tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
+Phần 3: Còn lại: Tâm trạng của ông khi nghe tin làng chợ Dầu được cải chính
-Giải thích từ khó.
? có thể kể tóm tắt văn bản bằng 3,4 câu như thế nào?
Trong kháng chiến ông Hai người làng chợ Dầu buộc phải rời làng . ở nơi tản cư nghe tin đồn làng mình theo giặc ông rất khổ tâm và xấu hổ . Chỉ khi nghe tin này được cải chính ông mới trở lại vui vẻ và phấnchán.
H: theo dõi văn bản.
G: Nhắc lại 1 số chi tiết thể hirnj tình yêu làng rất đặc biệt của ông Hai?
H:
-ở nơi tản cư ông hai hay kể chuyện kháng chiến vào môi buổi tối.
-Ông khoe về làng 1 cách say mê và háo hức lạ thường: Hai con mắt sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển , lúc ông liên miêngiảng giải, khi lại kể rành rọt.
-Ông khoe làng giàu đẹp sầm uất như tỉnh, khoe cái dịnh cụ thượng làng ông có lăm lắm làcủa. Ông khoe những ngày làng ông chuẩn bị kháng chiến . Đay là h/a làng chợ Dầu mà ông nhớ nhất.
- Ông Hai thường khoe cho sướng miệng , cho đỡ nhớ cái làng , nhớ phong trào kháng chiến mà chinhs ông tham gia.
-Ông không muốn rời xa làng nhưng vì hoàn cảnh gia đình ông đành theovợ con đi tản cư.
-Ông từng suy nghĩ: Làng không riêng của ai. Ông bị dòn ép nên ông đau khổ lắm. Ông tự nhủ: Tản cư âu cũng là kháng chiến . Như vậy tấm lòng ông lúc nào cũng hướng về làng , về kháng chiến.
? Trong phần đầu đoạn trích này, tác giả nhắc lại nỗi nhớ làng của ông Hai như thế nào? 
? Câu văn nào diễntả trực tiếp ? Câu văn đó thuộc kiểu câu nào?
H: 
-Nhớ về cùng anh emđào hào đắp ụ.
-Muốn được về làng, muốn được biét tin làng .
Câu văn: Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá! – Thuộc câu cảm thán.
? Ông Hai bước ra khỏi nhà trọ dưới bầu trời cao xanh lồng lộng . Ông đi nghênh ngang ngoài đường vắng , cái đầu cung cúc lao đầu về phía trước , hai tay vung vẩy , gặp ai cũng cười cươi níu lại và nói: “ Nắng thế này là bỏ mẹ chúng nó”
-đoạn văn tự sự này kết hợp với yếu tố nào? Tác dụng của nó?
H: Tự sự kết hợp miêu tả( hình dáng của ông Hai) 
-Tác dụng: Giúp người đọc hình dung được dáng vẻ vộivã của ông Hai và tâm trạng của ông Hai với mối quan tâm lớn đó là lũ giặc trước thời tiết nóng nực .
? Mối quan tâm lớn nhất của ông Hai lúc này là gì?
H: Kháng chiến.
? Mối quan tâm đó được biểu hiện như thế nào qua hành động , việc làm của ông Hai?
H: Vào phòng thông tin tuỵên truyền nghe đọc báo. 
-Nhớ rành rọtt từng thông tin về cuộc kháng chiến của ta.
? Tâm trạng của ông lúc đó như thế nào?
? Câu văn nào diễn tả điều đó?
H: -Vui mừng, phấn khởi.
-Ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá.
G: Ông Hai không giấu được cảm xúc vui mừng của mình , một niềm vui không tả xiết trước tin kháng chiến của dân làng, một cách thể hiện thật hồn nhiên nhưng rất chân thật của KimLân khi xây dựng nhân vật người nông dan chất phác hiền lành.
H: Theo dõi SGK.
? Trước khi nghe tin dữ, ông Hai ở phòng thông tin. Tâm trạng của ông phấnchấn vui vẻ . Tác giả đặt ông Hai trong hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì?
H: -là điều kiện để cho ông Hai nhận tin dữ . Vui bao nhiêu ông Hai càng hẫng hụt bấy nhiêu .
? Ông phản ứng ra sao khi nghe tin kàng mình theo giặc?
H: Quay phắt lại lắp bắp.
? Nhận xét gì về phản ứng cuả ông hai?
H: Phản ứng mạnh vì bất ngờ.
? Những câu miêu tả cảm giác của ông Hai khi nghe tin dữ?
H:
-Cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, không thở được. Một lúc sau ông mới rặn è è như nuốt 1 cái gì đó vướng trong cổ.
? Những cụm từ” Nghẹn ắng lại, tê rân rân, lặngđi...” góp phần diễn tả tâm trạng của ông như thế nào?
H:Đó là nỗi đau đớn tủi hổđè nặng trong tâm hồng ông. Ông vội đứng lảng ra chỗ khác , cúi gằm mặt xuống mà đi, về đến nhà ông nằm vật ra giường . Đoạn văn nào diễn tả rõ nhất tâm trạng suy nghhĩ của ông?
H: Chao ôi! Cực nhục chưa...Cơ sự này chưa.
? Cảm nghĩ của ông lúc này là gì?Tác giả đặt ông trong tình trạng ra sao?
H: Ông thấy nhục nhã và rơi vào tình cảnh bế tắc.
? Tác giả để cho ông Hai bộc lộ suy nghĩ bằng lời nói. Ông nói với ai? Lời nói thể hiện ông đang suy nghĩ gì?
H: Ông Hai nói với chính mình. Đó là kiểu ngôn ngữ độc thoại nội tâm mà các con học ở tiết sau.
? Tâm trạng ông Hai được phát triển như thế nào nữa?
H: Từ đau đớn tủi hổ đến căm thù lũ giặc bán nước .
“ Cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giióng Việt gian bán nước”
Ông lo sợ người ta đuổi làng chợ Dầu.
Căm thù làng :” Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”
? Từ 1 tình yêu , 1 niềm tự hào về làng kháng chiến ông Hai thấy rõ được cái đúng, cái sai khi nghĩ về làng. Đó là tình yêu làng như thế nào?
H: Tình yêu nhận thức đúng đắn.
? Ông Hai rưi vào tình trạng bế tắc tuyệt vọng. Ông ôm thằng út vào lòng vỗ nhè nhẹ vào lưng nó trò chuyện.Nội dung cuộc trò chuyện này là gì?
H: ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ: Làng ta làng chợ Dầu.
ủng hộ cụ Hồ Chí Minh.
? Vì sao ông lại trò chuyện với con về 2 điều ấy?
H: Vì ông không biết giãi bày tâmợn cùng ai.
Ông muốn bày tỏ tấm lòng son của mình với làng quê kháng chiến. Ông nói như ngỏ lòng mình để minh oan cho mình nữa.
? Cảm xúc của ôngkhi trò chuyện với con được thể hiện qua h/a nào?
H: Nước mắt ông lão giàn ra chảy ròng ròng 2 bên má.
? Những câu nói : “ Nhà ta ở làng chợ Dầu. Anh em trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông. Cụ Hồ trên cổ soi xét cho bố con ông. Cái lòng của bố con ông là như thế đấy , có bao giờ dám đơn sai
”
Giúp con cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông với làng quê đất nước?
H: Một con người yêu quê hương đất nước đằm thắm chân thật.Một tâm hồn ngay thẳng yêu ghét rach ròi.
? Được tin cải chính thái độ ông Hai được miêu tả NTN?
H: Vội vã đi quên cả dặn trẻ coi nhà.
Khuôn mặt tươi vui rạng rỡ hẳn lên.
Chia quà cho con
Lật đật bô bô múa cả 2 tay lên khoe.
? Điều gì khiến ta cảm động? Vì sao?
H: Ông khoe cái nhàcủa ông bị Tây đốt.
Ông khoe kháng chiến của làng.
Vì : Ông không tiếc ngôi nhà . Niềm vui lớn nhất của ông là làng không theo giặc. Mọi bế tắc buồn tủi được rũ sach.
? Lí do nào khác khiến ông khoe với mọi người
: Tây nó đốt nhà tôi rồi?
H: Đó là bằng chững của việc gia đình ông không theo giặc mà là gia đình kháng chiến.
G: Việc ông hai khoe nhà bị tây đốt là việc khác lạ, 1 sự ngược đời. Đằng sau ngôi nhà cháy rụi ấy là sự hồi sinh của cả làng chợ Dầu. Niềm tin về làng chợ Dầu kháng chiến không bị mất đi. tình yêu làng kháng chiến của 1 người nông dân được nâng lên gấp bội 
? Tâm lí nhân vật ông Hai được thể hiện qua những phương diện nào?
H: Hành động cử chỉ, lời nói.
? tìm những đoạn văn miêu tả tâm lí nhân vật sinh đông?
H:
-Cổ họng ông lão nghẹn ắng lại...
-Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường...
-Ông lão nằm ôm thằng con út... vơi đi được đôi phần.
? Nhận xét về cách miêu tả đó của Tác giả?
H: Miêu tả cụ thể từng nét ngoại hình, biểu hiện tâm trạng đau đớn thất vọng của ông hai.
Để nhân vật trực tiếp bộc lộ suy nghĩ của mình bằng lời nói, hành động: Nắm chặt 2 tay mà đi lên: Chao ôi!...
-Để cho nhân vật bộc lộ tâm trạng qua cuộc đối thoại. Cách miêu tả rất cụ thể chi tiết rất đúng gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh day dứt trong tâm trạng nhân vật.
? qua đó chứng tỏ Lim lân là nhà văn như thế nào?
H: Am hiểu sâu sắc người nông dân và tinh thần của họ.
Ngôn ngữ trong truyện được tác giả sử dụng như thế nào?
H: 
-Đa dạng, phong phú.
 Ngôn ngữ độc thoại: Để cho nhân vật nói với chính lòng mình, nhân vật trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình.
 Ngôn ngữ đối thoại
 Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ , lời ăn tiếng nói của người nông dân
 Lời trần thuật và lời nói có sự thống nhất. Về sắc thái giọng điệụ do được trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai.
 Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại mang cá tính riêng .
Nhận xét giá trị nội dung và nghệ thuật cuả văn bản?
H: Truyện đã xây dựng 1 nhân vật điển hình cho hình tượng người nông dân hay lam hay làm gắn bó bền chặt với làng quê. Tình cmả đó gắn liền với tinh thần cách mạng và tình yêu đất nước.
Tác phẩm được xây dựng trên diễn biến tâm lí , tính cách của nhân vật chính.
Ngôn ngữ thuần phác ,giống lời ăn tiếng nói hàng ngày của nông dân thể hiện taif quan sát tinh tế của tác giả.
Củng cố:ôSwj phát triển diễn biến tâm lí của nhân vạt chính.
Hướng dẫn:
Học sgk và vở ghi- Tóm tắt tác phẩm.
D. Rút kinh nghiệm
I , giới thiệu tác giả tác phẩm:
1. Tác giả:
Kim Lân-Tên thật: Nguyễn văn tTài
Quê: Từ sơn-Bắc Ninh
 Là cây bút có biệt tài về truyện ngắn, am hiểu nông thôn và cuộc sống của người nông dân. thường viết về cuộc sống sinh hoạt ,phong tục tập quáncủa laùgf quê và cảnh ngộ của người nông dân.
2. Tác phẩm:
1948- Viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc .
Phân tích:
1. Nhân vật ông Hai.
* TRước khi nghe tin làng chơj Dầu theo giặc.
-ở nơi tản cư , ông Hai luôn nhớ những ngày cùng anh em đào hào đắp ụ
-Muốn được trở về làng.
 ... nh cho hình tượng người nông dân hay lam hay làm gắn bó bền chặt với làng quê. Tình cmả đó gắn liền với tinh thần cách mạng và tình yêu đất nước.
Tác phẩm được xây dựng trên diễn biến tâm lí , tính cách của nhân vật chính.
Ngôn ngữ thuần phác ,giống lời ăn tiếng nói hàng ngày của nông dân thể hiện taif quan sát tinh tế của tác giả.
Ngày soạn 05-11-09 Số tiết 63
Ngày dạy Tiết số 1
Chương trình địa phương phần tiếng việt
A. Mục tiêu:
Ôn tập hệ thống hoá các nội dung về chương trình địa phương đã học 
-Rèn kĩ năng giải thích nghĩa các từ ngữ địa phương và phân tích giảtị của nó trong văn bản.
B. Chuẩn bị:
 Thày: Soạn giáo án- Bảng phụ
 Trò: Học- ôn tập.
C. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra: 
 3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
H đọc yêu cầu bài tập 1.
G: hãytìm trong phương ngữ em đang xử dụng hoặc trong phương ngữ mà em biết những từ:
a, chỉ các sự vật hiện tượng .... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trongngôn ngữ toàn dân?
Mẫu: Nhút: Món ăn làm báng sơ mít trôn với 1 số thứ khác muối chua.
Chẻo: Một loại nước chấm.
Tắc : Một loại quả thuộc họ quýt.
Nuộc chạc: Mối dây.
Mắc : Đắt
Reo: Kích động.
Sương: Gánh
Bọc: cái túi áo
G: Tìm những từ đồng nghĩa nhưng khác âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong từ ngữ toàn dân?
H: Theo dõi mẫu:
Tìm ví dụ.
Mièn bắc
Miền trung
Miền Nam
Bố, mẹ, giả vờ, đâu,vào,nghiện,cái bát, vừng , thuyền, nhìn, 
Ba(bọ), mạ(Mụ)giả đò, vô, mô, nghiền, chén, mè, ghe, chộ
Ba(tía) má, giả đò, mô, vô, nghiền, tô, mè, nge, chộ
G: Tìm từ đồng âm ngưng khác nghĩa với các từ trong các phương ngữ khác hoặc trong những từ toàn dân?
H: Xem mẫu:
Tìm: VD: Miền Bắc: 
-Nón(độiđầu)->Mnam:nón(cả mũ)
Hòm(đựng đồ)->miền Nam, miền Trung: Hòm( quan tài)
Sương(hơi nước)-> miền Trung: gánh
Trái(bên trái, phải)-> miền Nam, trung: Quả
Bắp: Tay cày-> Miền Nam, Trung-> Ngô
Nỏ: Vũ khí-> Miền nam, Trung-> không, chẳng.
G: vì sao trong từ ngữ địa phương như ở ví dụ 1 lại không có từ ngữ địa khác hoặc từ toàn dân tương ứng. Sự xuất hiện từ ngữđó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên vùng miền nước ta như thế nào?
H: Lí do: Điều kiện tự nhiên , thổ nhưỡng , địa lí , khí hậu, khác nhau-> Sự vật hiện tượng có ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác => Từ chỉ sự vật, hiện tượng đó cũng chỉ xuất hiện ở 1 địa phương nhất định.
Chứng tỏ tính phong phú về tự nhiên, xã hội.
Không cản trở trong giao tiếp xã hộitrong phạm vi cả nước .
G: Quan sát 2 mẫu trong SGK cho biết từ nào ở (b) và cách hiểu nào ở (c) được coi là thuộc ngôn ngữ toàn dân?
H: Không có vì trong (b), (c) đã có từ toàn dân tương ứng .
G: Cho H đọc đoạn trích.
? Nêu yêu cầu.
H: Có thể dùng từ địa phương để tạo không khí địa phương sinh động cho văn bản.
G: Lấy thêm ví dụ minh chứng?
H: Rứa là hết chiều ni em đi mãi
 Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi.
.....Em len lét cúi đầu tay xách gói.
 Quần áo dơ cắp chiếc nón le te.
Bài thơ “ Con cá nhột nưa”:
+Chột nưa: Dưa chuột
+Bao đồng: Lan man
4. Củng cố:
Vai trò của từ địaphương và ý thức sử dụng từ địa phương
Hướng dẫn: 
Tìm 1 số từ địa phương trong nơi sinh sống?
D. Rút kinh nghiệm:
Mở rộng vốn từ ngữ địa phương.
2. Phân tích vai trò của từ địa phương trong mối quan hệ với từ toàn dân.
Ngày soạn :05-11-09 Số tiết 64
Ngày dạy Tiết số 1
Đối thoại, dộc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Mục tiêu:
– Học sinh hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yéu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn tự sự
II. Chuẩn bị:
Thầy: nghiên cứu soạn bài
Trò: Đọc trước bài mới
Hoạt động lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiẻm tra bài cũ: Thuật tóm tắt truyện ngắn Làng ?
Bài mới:
Phương pháp
H/S đọc đoạn trích SGK
GV nhận xét: ngữ điệu khi đọc(các vai đối thoại)
? Đoạn văn bản nói về đièu gì?
Ông Hai nghe tin làng Dầu theo giặc
? Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dờu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi?
- 2 câu đầu: 2 người tản cư nói chuyện với nhau
- 2 lượt lời qua lại
- Nội dung hướng tới ngưoiưì tiếp chuyện( đúng yêu cầu giao tiếp)
? Câu: Hà nắng gớm về nào ông Hai nói với ai? Đây có phải là câu đối thoại không? vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu như thế này không? Hãy dẫn các câu đó?
- Hà  nào. Đây không phải là đối thoại
- Nội dung câu nói không hướng tới một người tiép chuyện cụ thể nào cả(nói giữa trời) cũng chẳng liên quan gì đến chủ đề mà 2 người đàn bà tản cư đang nói chuyện
Câu nói của ông không có ai đáp lại
- Ông lão nói với chính mình bằng một câu bâng quơ đánh trống lảng để tìm cách rút lui.
GV: Đó là lời độc thoại
* Trong đoạn trích còn một số câu khác kiểy như vậy:
- Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm thế này!
? Những câu như: Chúng nó cũng là trẻ conlàng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu ở phần trên?
- Những câu trên ông Hai hỏi chính mình. Những câu hỏi này không trực tiếp hpát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong chính suy nghĩ và tình cảm của ông Hai
- Những câu văn ấy thể hiện tâm trạng dằn vặt, đớn đau của ông Hai trong những giây phút ông nghe tin làng chự Dầu của ông theo giặc.
- Vì không trực tiếp nói thành lời, chỉ nghĩ thầm trong đầu nên không có gạch đầu dòng.
GV: Đây là những câu độc thoại nội tâm
? Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ. Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện những diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai như thế nào ?
-Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như một cuộc sống thật, thể hiện thái độ của những người tản cư đối với những người làng chị dầu, tạo tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật
-Các hình thức độc thoại nội tâm và độc thoại giúp nhà văn khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt đau đớn khi nghe tin làng chợ dầu theo giặc nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn
? Thế nào là đối thoại ,độc thoại và độc thoại nội tâm
Học sinh đọc đoạn trích
Yêu cầu: 
Phân tích tác dụng của hình thức đôi thoại trong đoạn trích
Gợi ý:
-Cuộc đối thoại xảy ra giữa ai với ai
-Có mấy lượt lời
-Hình thức đối thoại ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách tâm lí nhân vật ông Hai
HS làm
GV chữa
Yêu cầu:
Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó có sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
Gợi ý: Chọn đề tài
-học tập
-Kỷ niệm với người thân(Bà, mẹ)
Chọn tình huống
-Mắc phải lỗi lầm (đối thoại)
-Ân hận suy nghĩ (độc thoại )
-Hứa sửa chữa (độc thoại nội tâm )
HS làm. HS đọc, nhận xét
4.Củng cố dặn dò:
Thế nào là độc thoại ,độc thoại nội tâm, đối thoại
Nội dung
Tìm yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
-Đối thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hay nhiều nhân vật thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp
-Độc thoại: Là lời của một nhân vật nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng
-trong văn bản tự sự khi nhân vật độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói là gạch đầu dòng. Khi không nói thành lời không có gạch đầu dòng(độc thoại nội tâm)
Luyện tập
Bài tập 1
Là cuộc đối thoại diễn ra không bình thường diễn ra giữa hai vợ chồng ông Hai( lúc đó ông đang đau khổ bực bội khi nghe tin làng theo giặc và rất lo sợ bị đuổi khỏi nơi tản cư)
-Có ba lượt lời trao của bà Hai và hai lượt lời đáp của ông Hai
Lời thoại đầu của bà Hai ông Hai không đáplại chỉ nằm rũ ra giường
Lời thoại tiếp của bà ông khẽ nhúc nhích và đáp bằng gì?
Lần ba ông đáplại bằng lời cụt lủn và giọng gắt gỏng :biết rồi
Tác dụng: Tái hiện cuộc đối thoại tác giả làm nổi bật tâm trạng buồn bã, đau khổ và thất vọng, bế tác của ông Hai trong cái đêm đầu tiên khi nghe tin làng mình theo giặc
2. Bài tập 2
D . Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 05-11-09 Tiết số:65
Ngày dạy: Số tiết:1
Luyện nói:Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
Mục tiêu:
Giúp học sinh biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm nghị luận, có đối thoại và độc thoại
II.Chuẩn bị:
Giáo viên: Nghiên cứ soạn bài
Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà: Đề 3sgk/179
III.Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài của học sinh
Bài mới
GV ghi đề bài lên bảng
Đề bài: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương ( từ đầu đến việc trót đã qua rồi
Hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận
ác định yêu cầu của đề
? Kể lại chuyện gì
-Chuyện gia đình Trương Sinh trong những ngày chàng chưa đi lính
? Những tình tiết nào cần nhớ
-Giới thiệu Vũ Nương: Quê ở Nam Xương, tính tình thuỳ mị nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp
-nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để lúc nào vợ chồng thất hoà
-Triều đình bắt lính, Trương Sinh phải đi lính
-buổi chia tay ( đối thoại ) giữa TS với mẹ, VN với TS
-ở nhà VN có mang sau đầy tuần sinh con trai
-mẹ TS nhớ con lo sinh ra ốm
-VN thuộc thang lễ bái thần phật, khuyên lơn khôn khéo
-Bệnh tình ngày một trầm trọng biết không qua khỏi bà cụ trối lại với VN (đối thoại )
-TS mãn hạn lính trở về, chàng cùng con ra mộ mẹ. Đứa trẻ không chịu nhận cha (ngây thơ nói..)
-Tính TS hay ghen nghi ngờ vợ hư về đến nhà chửi bới đánh đập ruồng rấy VN
-VN thanh minh với chàng hai lần( đối thoại )
-TS không nghe mặc cho mọi người can ngăn
-VN tắm gội chay sạch ra bền Hoàng Giang than (độc thoại)
-VN gieo mình xuống sông tự vẫn
-TS thương xót vợ- Bé Đản chỉ bóng trên tường nhận cha
-TS hối hận dằn vặt suy nghĩ (độc thoại nội tâm không có gạch đầu dòng, nói với chính mình)
+Trời ơi! Tôi đã hại vợ tôi rồi. Sao tôi lại ngu ngốc mù quáng đến thế
+Nừu như tôi nghe lời thanh minh của vợ, của làng xóm thì đâu đến nông nỗi này
+VN ơi, tôi là kẻ đáng chết đáng nguyền rủa..Giá được làm lại thì tôi..
Miêu tả khuôn mặt méo xệch, nước mắt chảy dài, hai mắt mọng đỏ chàng thắp hương đứng hàng giờ trước bàn thờ
? Xác định những tình huống nào kết hợp với miêu tả, độc thoại, độc thoại nội tâm, đối thoại, nghị luận
? Ngôi kể là ngôi nào:
Ngôi 1
HS thực hành nói từng phần
GV nhận xét, sửa chữa
D. Củng cố dặn dò
Về nhà thực hành đề 2
D. Rút kinh nghiệm:
-Mở bài:
Nỗi ân hận của nhân vật tôi
-Thân bài
Giới thiệu các tình tiết xảy ra
Đối thoại : Lời mẹ dặn con, lời vợ dặn chồng, thanh minh tra hỏi
Độc thoại: VN than thân
Độc thoại nội tâm: TS ân hận
-Kết bài
Kết hợp nghị luận, bài học rút ra

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_13_giao_vien_tran_thi_viet_ha.doc