Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 năm 2009

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 năm 2009

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

 Phan Bội Châu

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

Cảm nhận đựơc vẽ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ 20, những người mang chí lớm cứu nước cứu dân, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niền tin không dời đổi vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Hiểu và cảm nhận được sức truyền cảm qua giọng thơ và nghệ thuật thơ.

II/ CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh về Phan Bội Châu; Các bài thơ văn có liên quan

- HS: Sưu tầm một số bài thơ của Phan Bội Châu; soạn bài theo câu hỏi trong SGK

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1/ On định.

2/ Bài cũ:

 giáo viên kiểm tra học sinh về việc nhận diện các thể thơ.

Cho biết chúng ta đã được tiếp xúc với các thể thơ nào? kể tên và nêu một số Đặc điểm chính?

+HS: trả lời

+GV: nhận xét

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15	NS: 28/11/2009
 Tiết 57 ; Văn bản 	ND:30/11/2009
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
 Phan Bội Châu
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
Cảm nhận đựơc vẽ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ 20, những người mang chí lớm cứu nước cứu dân, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niền tin không dời đổi vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
Hiểu và cảm nhận được sức truyền cảm qua giọng thơ và nghệ thuật thơ.
II/ CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh về Phan Bội Châu; Các bài thơ văn có liên quan
- HS: Sưu tầm một số bài thơ của Phan Bội Châu; soạn bài theo câu hỏi trong SGK
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1/ Oån định.
2/ Bài cũ:
 giáo viên kiểm tra học sinh về việc nhận diện các thể thơ.
Cho biết chúng ta đã được tiếp xúc với các thể thơ nào? kể tên và nêu một số Đặc điểm chính?
+HS: trả lời
+GV: nhận xét
3/ Bài mới.
Giới thiệu bài: giáo viên khái quát lại một vài nét chính về lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỉ 20, cho học sinh hình dung không khí lịch sử thời kì này: có nhiều chí sĩ đã tìm đường cứu nước, nhiều người bất khuất, hiên ngang trước những khó khăn.
Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1 (7’): HD HS tìm hiểu một vài nét về tác giả và tác phẩm
+HS Đọc chú thích trong sgk và cho biết:
-Tác giả là ai? Nêu những nét chính về Oâng?
+HS: dựa vào chú thích và những hiểu biết về PBC nêu những nét chính
+GV: treo chân dung, và giảng một số thông tin về tác giả.
-Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Thể thơ là gì? nêu Đặc điểm của thể thơ đó?
+HS dựa vàochú thích, bài soạn 
+ GV: nhận xét, kết luận
*Hoạt động 2 (28’): Hướng dẫn HS dọc và phân tích bài thơ.
+Đọc bài thơ:chú ý giọng điệu, khí phách bài thơ
+Đọc và tìm hiểu các chú thích trong sgk, có thể tìm hiểu thêm các chú thích khác nếu chưa hiểu hết nghĩa các từ.
Đọc hai câu thơ đầu và cho biết:
-Khí phách của nhà thơ khi vào nhà ngục?
-Vào nhà ngục là vào những nơi có Đặc điểm như thế nào? tác giả đã dùng những từ nào để cho ta thấy khí phách của ông?
-Hào kiệt, phong lưu là gì? vào tù mà hào kiệt, mà phong lưu, điều đó gợi cho em suy nghĩ gì không?
-Vậy theo em, khí phách của Cụ Phan như thế nào?
(Lưu ý: lúc này tác giả đã bị kết án tử hình vắng mặt, việc bị bắt lúc này là coi như khó có cơ hội sống sót)
+HS trả lời 
+ GV nhận xét, kết luận
Đọc hai câu thực và cho biết:
-Hai câu này “thực” như thế nào?
Thế nào là khách không nhà? Thế nào là người có tội?
à (khách không nhà: tác giả bôn ba năm châu bốn biển, bị truy lùng ráo riết khắp nơi; người có tội “phạm tội gì đây ta thử hỏi. (HCM) những người hoạt động cách mạng bị Thực dân Pháp khép tội chống “nhà nước”.)
-Cách tả thực có ẩn chứa niềm chua xót, chua xót không phải bởi than cho sự vất vả cực nhọc của bản thân mà chua xót cho việc quy kết tội của thực dân đối với những người như ông)
Đọc tiếp hai câu luận:
-Hai câu luận (gọi là luận tức là luận bàn – bàn luận một vấn đề nào đó), vậy vấn đề bàn luận ở đây là gì?
-Thế nào là bồ kinh tế?
àHS độc lập trả lời
à GV nhận xét, kết luận
-Cách nói có bình thường không? (Khi nói mở miệng cười tan cuộc oán thù?)
Mặc dù vậy, nhưng nội dung vẫn là một khát khao, đó là khát khao gì của tác giả?
(đối với tác giả, từ nhỏ đã có ý chí trị nước cứu đời)
Hai câu cuối:
Cho biết từ còn được lặp lại có tác dụng gì?
-Hai câu cuối này là kết luận lại vấn đề và là kết tinh của tư tưởng toàn bài. đó là gì?
-Tác giả muốn khẳng định điều gì?
*Hoạt động 3(5’) HD tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài thơ
àHS dựa vào và đọc phần ghi nhớ SGK 
-Đọc lại bài thơ.
-Đọc ghi nhớ (sgk)
+GV tổng kết bài học 
I/ VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.Tác giả: Phan Bội Châu (sgk)
2. Bài thơ:
- Hoàn cảnh sáng tác: (sgk)
- thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.(là thể thơ có từ thời Đường; luật khắt khe: tám câu, mỗi câu 7 tiếng. Hiệp vần cuối các câu 1,2,4,6,8;
- bố cục 4 phần: đề, thực, luận, kết; đối nhau về thanh, về ýgiũa các cặp câu)
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1/ hai câu đầu (đề)
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẳng ở tù.
Cách dùng từ: Hào kiệt, phong lưu,
Giọng thơ ngông, đầy khí phách.
à Trong hoàn cảnh tù đày vẫn cảm thấy tự do, thanh thản về mặt tinh thần: khẩu khí ngang tàng, coi thường tù đày.
2/ Hai câu tiếp theo (thực)
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giũa năm châu
Tả thực: sự bôn ba và bị truy lùng khắp nơi.
-ẩn chứa niềm chua xót, chua xót không phải bởi than cho sự vất vả cực nhọc của bản thân mà chua xót cho việc quy kết tội của thực dân đối với những người như ông
3/ Hai câu tiếp theo (luận)
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười ta cuộc oán thù
(nói quá, nói khoa trương)
à Luận bàn về công việc trị nước cứu đời: Khát vọng lớn lao, phi thường.
4/ Hai câu cuối (kết)
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
(lặp từ : còn)
à Khẳng định tư thế hiên ngang của con người luôn đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí gang thép mà kẻ thù không thể bẻ gãy. Còn sống là còn chiến đấu vì thế mà không sợ khó khăn gian nguy nào.
III. TỔNG KẾT.
Nghêï thuật.
 - Nội dung
 Luyện tập: nhận diện luật thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Các từ có thanh sắc, hỏi, nga, nặng là thanh trắc
Các từ có thanh còn lại là bằng.
Kẻ bài thơ theo mô hình
Câu 
Tiếng 1 
Tiếng 2 
Tiếng 3 
Tiếng 4
Tiếng 5
Tiếng 6 
Tiếng 7
Câu 1 
Vẫn 
Là 
Hào 
Kiệt 
Vẫn 
Phong 
Lưu 
Câu 2
Chạy 
Mỏi 
Chân 
Thì 
Hẵng 
Ơû 
Tù 
các tiếng số 1, 3, 5 không xét về thanh.
Trong từng câu: nếu tiếng thứ 2 là bằng thì tiếng thứ 4 là trắc, tiếng thứ 6 lại là bằng. Nếu bài thơ có tiếng thứ hai trong câu 1 là thanh bằng thì các tiếng thứ 7 của các câu 1,2,4,6,8 đều là thanh bằng (và bài thơ được gọi là luật bằng)
Tương tự như thế: 
Hãy tìm mối tương quan giũa các tiếng trong từng cặp câu (đề,thực, luận, kêt)
*Hoạt động 4 (5’)
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Học thuộc lòng bài thơ,
Tiếp tục hoàn thành bài tập
Học bài và Chuẩn bị bài Đập đá ở Côn Lôn.
Tìm đọc Phan Châu Trinh
*****************************
TUẦN 15	 NS:01/12/2009
 Tiết 58 ;Văn bản 	 ND:03/12/2009
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
	 Phan Châu Trinh 
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
-Cảm nhận đựơc vẽ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ 20, những người mang chí lớm cứu nước cứu dân, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niền tin không dời đổi vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
-Hiểu và cảm nhận được sức truyền cảm qua giọng thơ và nghệ thuật thơ.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
-Tập hợp ngữ liệu trong sgk, Tranh ảnh và các bài thơ của Phan Chu Trinh, và các bài thơ khác liên quan đến bài học.
-Tích hợp với bài thơ trước của PBC và một số bài thơ cunmgf đề tài
2. Học sinh
Theo hướng dẫn chuẩn bị ở tiết trước.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1/ Oån định.
2/ Bài cũ: 
Cho biết vài nét về tác giả Phan Bội Châu? Thể thơ của bài thơ “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”, nêu Đặc điểm của thể thơ đó? Đọc thuộc lòng bài thơ?
Bài thơ có nội dung chính là gì? Tư tưởng chính của hai câu cuối bài thơ?
Qua bài thơ, nêu một vài suy nghĩ của em về những người như PBC?
3/ Bài mới.
Giới thiệu bài: giáo viên tiếp tục khái quát lại một vài nét chính về lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỉ 20, cho học sinh hình dung không khí lịch sử thời kì này: có nhiều chí sĩ đã tìm đường cứu nước, nhiều người bất khuất, hiên ngang trước những khó khăn.
Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1 (5’): giới thiệu sơ lược về tác giả và tác phẩm
-Đọc chú thích và cho biết những nét chính về tác giả?
-Ngoài những nét nêu trong SGK thì em biết gì về PCT qua môn học lịch sử?
à HS tự do phát biểu dựa vào những hiểu biết và phần chú thích
àGV nhận xét, bổ sung
Đọc các chú thích trong sgk.
-Cho biết bài thơ được viết theo thể nào? nêu Đặc điểm của thể thơ đó?
*Hoạt động 2 (30’) HD HS tìm hiểu, phân tích bài thơ
+Đọc bài thơ: chú ý tới khẩu khí ngang tàng của tác giả qua bài thơ
+GV: chú ý tới một số chú thích trong sgk.
Côn Lôn là hòn đảo ở đâu? Em biết gì về nơi đây?
(côn đảo – nơi Thực dân Pháp lập nhà tù để làm nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng – nơi đây được mệnh danh là chuồng cọp – là “địa ngục trần gian”)
-Thử hình dung công việc đập đá ở đây như thế nào?
-Nhận xét (hiểu) như thế nào về từ làm trai?
-Bốn câu thơ đầu tả thực như thế nào? 
-Ngoài ý nghĩa tả thực thì còn có ý gì khác không?
-Lừng lẫy làm cho lở núi là công việc gì?
-Các hành động: xách búa đánh tan, ra tay đập bể gợi lên công việc và cách làm việc như thế nào của người tù?
-Theo em thì những câu thơ này có ý nghĩa tượng trưng như thế nào?
+ GV (giáo viên phân tích thêm để giúp học sinh có thể nhận ra_): hình ảnh người lao động khổ sai (nhấn mạnh: lao động khổ sai )nhưng luôn đứng ở tư thế cao, ngạo nghể, vươi lên trên tầm chinh phục vũ trụ, chinh phục thiên nhiên. Và vì vậy, những câu thơ này đã dựng được một tượng đài uy nghi về con người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giũa đất trời.
+Đọc tiếp 4 câu thơ cuối và cho biết:
-Những câu thơ này đã bộc lộ những suy nghĩ gì của tác giả?
-Việc dùng những từ sắt son, sành sỏi gợi cho em suy nghĩ gì không?
-Hình ảnh đối lập cuối bài là hình ảnh nào?
-Công việc vá trời là công việc gì? và việc con con là việc gì?
-Nếu nói những câu thơ này thể hện sự rèn luyện của con người để tăng thêm ý chí thì có đúng không? Phân tích và làm sáng tỏ ý kiến đó?
(hai câu luận: bàn về việc con người lao động có thể tôi luyện thêm ý chí, nghị lực: không vì công việc khổ sai cực nhọc mà phai nhạt lí tưởng ( đây là điều mà bọn thực dân đang mong muốn).
*Hoạt động 3 (5’) Hướng dẫn tổng kết nội dung và nghệ thuật bài học
+ thể loại, bố cục, nghệ thuật khoa trương, .. của bài thơ
àGV hướng dẫn HS tổng kết qua phần ghi nhớ 
+HS đọc ghi nhớ
LUYỆN TẬP: 
-Đọc diễn cảm bài thơ.
-So sánh nội dung và tư tưởng thể hiện trong hai bài thơ “vào nhà ngục QĐ” và bài thơ “Đập đá” (cả hai bải thơ đều là của những chí sĩ yêu nước, tinh thần, ý chí phi thường; đều thể hiện niềm tin vào con đường mình chọn, coi thường gian nguy tù đày
*GV tổng kết bài dạy
I/ VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.Tác giả:
 -Phan Châu Trinh (1872-1926)
-Là nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng lỗi -lạc thời kì đầu thế kỉ 20.
-Oâng là người có tư tưởng tiến bộ (tư tưởng dân chủ).
-Văn chương của ông giàu tính hùng biện, đanh thép.
2.Bài thơ: 
-sáng tác trong hoàn cảnh bị bắt, từ đày tại Côn Đảo.
-Thể thơ: Thất ngôn bát cú.
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1/ Bốn câu thơ đầu.
Làm trai đứng giũa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
(bốn câu đề và thực)
(nghệ thuật dùng từ: làm trai, đứng giũa đất)
à Nói lên bối cảnh không gian và thời gian, đồng thời tạo dựng tư thế của người tù cách mạng giữa đất trời Côn Đảo.
Vừa tả thực cảnh lao động khổ sai vừa thể hiện được tầm vóc khổng lồ, những việc làm phi thường của con người.
à Câu thơ dựng lên một tượng đài uy nghi về con người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giũa đất trời.
2/ Bốn câu thơ cuối (luận và kết)
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lở bước
Gian nan chi kể việc con con
(nghệ thuật dùng từ: sắt son, sành sỏi, vá trời lở bước, con con)
à Không khuất phục hoàn cảnh, giữ vững niềm tin, ý chí chiến đấu.
à Hình ảnh đối lập ( vá trời>< việc con con) con đường mà tác giả đang hoạt động đầy gian lao thì so với việc đập đá thì chỉ là việc con con.
IV. TỔNG KẾT (ghi nhớ sgk)
nghệ thuật 
 - nội dung
*Hoạt động 4 (5’)
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
-Học bài và đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ
 -Chuẩn bị bài “ Oân luyện dấu câu”
TUẦN 15 	NS:03/12/2009
 Tiết 59; Tiếng Việt 	ND:05/12/2009
ÔN LUYỆN DẤU CÂU
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
-Nắm được kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống lại,
-Nắm được chức năng chính và một số chức năng khác (nghệ thuật) của dấu câu,
-Có ý thức khi sử dụng dấu câu, 
-Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
-Tập hợp ngữ liệu trong sgk và một số tài liệu khác; bảng phụ, thống kê
-Tích hợp các loại dâu câu đã học trong các lớp 6,7,8
2. Học sinh
Học sinh chuẩn bị bài ở nhà, ôn lại các loại dấu câu đã học.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1/ Oån định.
2/ Bài cũ: 
Trong hệ thống dấu câu Tiếng Việt có những loại dấu nào?
Phân loại các loại dấu này thành hai nhóm (nhóm kết thúc câu, nhóm tách thành phần câu).
3/ Bài mới
Giới thiệu bài: giáo viên nên yêu cầu tiết học: chủ yếu là ôn lại kiến thức đã học (tuy nhiên vì thực trạng học sinh sử dụng dấu câu còn sai nhiều nên chú ý để khắc phục những loại lỗi thông thường này.
Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT.
*Hoạt động (15’). Yêu cầu hs thống kê lại và nêu tác dụng của các dâu câu đã học 
àHS (học sinh làm việc theo nhóm) lập hệ thống dấu câu sau đó tự lập lại hệ thống công dụng theo từng loại dấu câu. 
àGiáo viên kiểm tra lại.
àYêu cầu kết quả như bảng tổng hợp bên.
àGiáo viên kiềm tra và chỉnh sửa cho học sinh nếu có sai sót.
àMỗi công dụng giáo viên yêu cầu học sinh lấy một ví dụ.
Các ví dụ: 
1/ Dấu chấm: Trời không mưa.
2/ Dấu phẩy: Hôm nay, trời không mưa.
3/ Dấu chấm than: Than ôi!
*Hoạt động 2(10’) sửa lỗi dấu câu qua các bài tập ..
àĐọc bài tập và thảo luận nhóm để thực hiện bài tập.
àHọc sinh thực hiện bài tập và kết quả như bảng tổng hợp bên.
*Hoạt động 3 (15’) làm các bài tập phần luyện tập
+HS làm bài tập độc lập
Học sinh đọc bài tập và thực hiện theo nhóm.
Điền các dấu câu vào những vị trí đã bị dấu đi.
Bài 2: điền dấu và sửa dấu.
Phải giải thích được vì sao lại điền dấu này mà không phải là dấu kia,
*GV tổng kết bài học
I. ÔN LUYỆN DẤU CÂU
Dấu câu 
Công dụng 
Dấu chấm 
Kết thúc câu trần thuật.
Dấu hai chấm.
Báo trước sự liệt kê, lời dẫn, lời thoại, giải thích thuyết minh.
Dấu phẩy 
Tách thành phần câu, các vế của câu ghép.
Dấu chấm phẩy 
Tách vế câu ghép phức tạp.
Dấu chấm than. 
Kết thúc câu cảm thán, cầu khiến.
Dấu chấm hỏi 
Kết thúc câu nghi vấn. 
Dấu ngoặc đơn. 
Đánh dấu phần chí thích, bổ sung, thuyết minh
Dấu ngoặc kép 
Đánh dấu lời dẫn trực tiếp; từ, cụm từ có hàm ý mỉa mai, 
Dấu ngang nối 
Dùng đánh dấu phần lời thoại, liệt kê phức tạp, nối các từ trong một liên danh.
II. SỬA LỖI DẤU CÂU.
Bài 1: Thiếu dấu chấm
Sửa ( xúc đông. Trong xã
Bài 2: chấm khi câu chưa kết thúc.
Thời con trẻ, học ở trường này ông là  (trong trường hợp này có thể dùng dấu phẩy)
Bài 3: Thiếu dấu câu. 
Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.
Bài 4: Sai chức năng dấu. 
Không phải câu nghi vấn thì không được dùng dấu chấm hỏi. 
III/ LUYỆN TẬP.
Bài tập 1: dấu câu theo thứ tự cần sửa:
(p, p, c, p, hc, ngn, ct, ct, ct, ct, p, p, c, p, c, p, p, p, c, p, hc, ngn, ch, ch, ch, ct)
P= phẩy, c= chấm, ngn=ngang nối, ct= chấm than, hc= chấm hỏi)
Bài 2: 
Anh mới về?
Phần tiếp theo không phải là lời dẫn trực tiếp vì thế không đặt trong dấu ngoặc kép.
Sửa: Sao bây giờ anh mới về? Mẹ dặn là anh phải
*Hoạt động 4 (5’)
 IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
-Đọc lại các bài tập của mình và sửa lại dấu câu nếu đã dùng sai.
-Lập thành bảng tổng hợp các lỗi mình mắc phải và trình bày phần sửa lỗi.
-Chuẩn bị ôn tập phần Tiếng Việt kiểm tra 1 tiết.
********************
TUẦN 15	NS:03/12/2009
 Tiết 60; Tiếng Việt 	ND:05/12/2009
KIỂM TRA 1 TIẾT 
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm tốt bài kiểm tra của mình.
-Qua bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá được tình hình học tập của học sinh,
-Rèn ý thức làm bài, ý thức tự giác, độc lập, kĩ năng làm bài cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ
Dặn dò học sinh ôn bài.
Giáo viên thảo luận với tổ CM ra đề và đáp án.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1/ Oån định.
2/ chép đề
Câu1. 
3/ Thu bài
Kiểm bài.
4/ Hướng dẫn về nhà.
Chuẩn bị bài Thuyết minh về một thể loại văn học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15 (chuan).doc