Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 Tiết 73: Ôn tập phần tiếng việt

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 Tiết 73: Ôn tập phần tiếng việt

A)Mục Tiêu Cần Đạt:

1. Kiến Thức:

 - Các phương trâm hội thoại.

 - Xưng hô trong hội thoại.

 - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

 2. Kĩ năng:

 - Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt về các phương trâm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

 3. Thái độ:

 - Ôn tập nghiêm túc, kỹ lưỡng chuẩn bị bài kiểm tra cho tốt.

B) Chuẩn Bị: * Thầy : Nghiên cứu SGK, dự kiến phương pháp, tiến trình tiết dạy, soạn g/a.

 * Trò: Ôn tập các bài đã học, soạn bài ôn tập theo SGK.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 Tiết 73: Ôn tập phần tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15 ,Tiết 73
Ngày soạn :
 .
A)Mục Tiêu Cần Đạt:
1. Kiến Thức:
 - Các phương trâm hội thoại.
 - Xưng hơ trong hội thoại.
 - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 2. Kĩ năng: 
 - Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt về các phương trâm hội thoại, xưng hơ trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 3. Thái độ: 
 - Ơn tập nghiêm túc, kỹ lưỡng chuẩn bị bài kiểm tra cho tốt.
B) Chuẩn Bị: * Thầy : Nghiên cứu SGK, dự kiến phương pháp, tiến trình tiết dạy, soạn g/a.
 * Trò: Ôn tập các bài đã học, soạn bài ôn tập theo SGK.
C)Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
NỘI DUNG TIẾT DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 HOẠT ĐỘNG 1: khởi động (3 phút)
1. ÔĐL .
- Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số lớp.
- Ổn định chổ ngồi. Lớp trưởng báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
- Bài cũ: Không KT
 - Kiểm tra phần chuẩn bị của trò
- Lớp PHT báo cáo tình hình chuẩn bị của lớp.
3. Bài mới
Các em đã học xong các phương châm hội thoại ,xưng hô trong hội thoại ,cách dẫn gían tiếp ,trực tiếp .Để củng cố phần kiến thức đã học và cũng để chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết sắp tới .Hôm nay chúng ta tiến hành Ôân Tập Phần Tiếng Việt .
Ghi tựa bài lên bảng
- Nghe. 
- Ghi tựa bài vào tập
 HOẠT ĐỘNG 2: oÂn tập kiến thức (37 phút)
I/- Các phương châm hội thoại:
 1/- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cu cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
 2/- Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
 3/- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
 4/- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
 5/- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần phải tế nhị và tôn trọng người khác.
* Ví dụ:
1- Anh ăn cơm chưa?
 - Tôi ăn cơm rồi (đúng phương châm về lượng)
 - Từ lúc tôi mặc áo mới này, tôi vẫn chưa ăn cơm (sai phương châm về lượng).
2- Con bò to bằng con trâu. (đúng phương châm về chất).
 Con bò to bằng con voi (sai phương châm về chất).
3- Anh đi đâu đấy?
 - Tôi đi bơi (đúng phương châm quan hệ).
 - Con mèo đen đã chết (sai phương châm quan hệ)
4- Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không? (Sai phương châm quan hệ).
 Có 2 cách hiểu: Con có thích ăn quả táo mẹ để trên bàn không? Con có ăn vụng quả táo mẹ để trên bàn không?
5- Anh làm ơn chỉ đường đến trường cấp 2 Thị Trấn ạ!
 - Đi thẳng đến ngã tư, phía bên trái là tới (đúng phương châm lịch sự)
 - Tới ngã tư, rẽ trái (sai phương châm lịch sự)
II/- Xưng hô trong hội thoại:
1- Người nói cần dựa vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
- Đối với người trên: Bác - cháu; Anh - em; Ông - con, ....
- Đối với bạn bè: bạn - tớ; tớ - cậu
- Trong hội nghị, trong lớp: Tôi - tôi; chúng tôi - các bạn, ...
2- Phương châm: "xưng khiêm, hô tôn". Khi giao tiếp người nói phải khiêm tốn và phải tôn trọng người nghe.
3- Phải chú ý lựa chọn cách xưng hô vì lời xưng hô có vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay không thành công của cuộc giao tiếp.
III/- Cách dẫn trực tiếp - gián tiếp:
 1/- Khái niệm:
- Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Cách dẫn gián tiếp: là thuât lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
 2/- Chuyển đổi lời đối thoại thành cách dẫn gián tiếp:
 Cách làm: chuyển ngôi kể thứ nhất "Vua Quang Trung" sang ngôi kể thứ ba
 (HS làm miệng trên lớp).
Hỏi: Có mấy phương châm hội thoại đã học? Lần lượt trình bày các khái niệm.
 Nhận xét.
L: Kể một số tình huống giao tiếp, trong đó có 1 hoặc 1 số phương châm hội thoại không được tuân thủ.
 Nhận xét - sửa sai.
Hỏi: Trong giao tiếp hàng ngày có những cách xưng hô naào thông dụng? Cho ví dụ?
Hỏi: Em hiểu thế nào là "xưng khiêm hô tôn"?
* Nhận xét - diễn giảng. 
Hỏi: Vì sao trong TV khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô?
* Kết luận. 
Hỏi: Thế nào là cách dẫn trực tiếp - gián tiếp?
L: Đọc và trình bày lời giải câu 2.
* Nhận xét - sửa sai.
- Cá nhân trả lời (5 HS) - HS còn lại nhận xét, bổ sung. 
- Nghe.
- Cá nhân kể (nhiều HS) nói rõ phương châm nào không được tuân thủ - HS còn lại nhận xét, bổ sung. 
- Nghe, điều chỉnh.
 -Cá nhân trình bày 
- Cá nhân nêu cách hiểu HS còn lại bổ sung.
- Nghe, ghi nhận. 
- Cá nhân trình bày cách giải thích.
- Nghe, ghi nhận. 
- 2 HS.
- 1 HS đọc - 1 HS trình bày lời giải - HS còn lại nhận xét, bổ sung. 
- Nghe - điều chỉnh.
 HOẠT ĐỘNG 3: dặn dò (5 phút)
4 .Dặn dò
 Nắm vững lại kiến thức, giải các bài tập., chuẩn bị tâm thế làm kiểm tra.
- Nghe, ghi nhận thực hiện theo yêu cầu của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_15_tiet_73_on_tap_phan_tieng_viet.doc