Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

TIẾT : 75 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

NS : 18/11/ 2010

ND : 19/ 11/ 2010

A. Mục tiêu cần đạt.

 1. Kiến thức : Giúp học sinh :

 - Nắm được nội dung của những kiến thức về tập làm văn đã học ở lớp 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.

 - Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung của các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.

 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối học kì.

 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu, tổng hợp các đơn vị kiến thức đã học và vận dụng các kiến thức lí thuyết vào thực hành các bài tập cụ thể.

B. Chuẩn bị.

 Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ.

 Học sinh : Chuẩn bị bài mới.

 Tích hợp : các kiểu loại văn bản đã học.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 75	 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
NS : 18/11/ 2010
ND : 19/ 11/ 2010
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh :
	- Nắm được nội dung của những kiến thức về tập làm văn đã học ở lớp 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
	- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung của các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối học kì.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu, tổng hợp các đơn vị kiến thức đã học và vận dụng các kiến thức lí thuyết vào thực hành các bài tập cụ thể.
B. Chuẩn bị.
	Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ.
	Học sinh : Chuẩn bị bài mới.
 Tích hợp : các kiểu loại văn bản đã học.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Ôn tập các kiến thức cơ bản về lí thuyết.
? Phân môn tập làm văn đã học ở chương trình lớp 9 gồm những nội dung lớn nào?
? Những nội dung nào là đơn vị kiến thức trọng tâm, cần chú ý?
? Trong văn thuyết minh, các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả có vai trò, vị trí và tác dụng như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Nêu vài trò, tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
? Hãy lấy ví dụ về một đoạn văn tự sự trong đó có yếu tố miêu tả nội tâm? Một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu yếu tố tả nội tâm kết hợp với nghị luận?
? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
? Vai trò của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
? Tìm đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
? Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện theo ngôi thứ nhất và một đoạn người kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của người kể trong mỗi đoạn văn?
? Văn bản tử sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh, điều hành có thể kết hợp với những yếu tố nào? Đánh dấu x vào vị trí có thể kết hợp ở bảng phụ?
? Các tác phẩm tự sự đã học không phải lúc nào cũng có bố cục ba phần. Tại sao bài viết của học sinh nhất thiết phải đầy đủ bố cục ba phần?
Hoạt động 2 : Thực hành
? Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tâïp làm văn có giúp gì trong việc đọc, hiểu văn bản tương ứng không? Lấy ví dụ phân tích?
? Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc, hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ điều đó?
1. Kiến thức cơ bản.
 - Văn thuyết minh : kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
 - Văn bản tự sự : 
 + Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, biểu cảm, lập luận.
 + Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; người kể và vai trò của người kể trong văn bản tự sự.
2. Vai trò, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
 Biện pháp nghệ thuật khơi gợi được sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh. Miêu tả giúp người đọc hình dung được đối tượng thuyết minh. Hai yếu tố trên giúp cho bài viết thêm sinh đông, hấp dẫn.
3. Vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự.
 Yếu tố miêu tả nội tâm làm cho nhân vật thêm sinh động.
 Yếu tố nghị luận giúp cho câu chuyện thêm tính triết lí.
é Ví dụ : 
 - Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.
 “Bên trời gốc bể bơ vơ . Có khi gốc tử đã vừa người ôm” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).
 Đoạn 1 sách bài tập trang 96.
 - Đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
 Đoạn trích “Thuý Kiều báo ân, báo oán” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
 - Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
Đoạn trích trong văn bab3 “Lão Hạc” “Lão không hiểu tôi,tôi nghĩ vậy..Cuộc đời này quả thật mỗi ngày một thêm đáng buồn”
 Đoạn văn thứ 3 ở sách bài tập.
4. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
 a. Khái niệm.
 b. Vai trò.
 c. Đoạn văn tự sự có yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
  “Tôi cất giọng véo von  không chui nổi vào tổ tao đâu”. 
5. Các đoạn văn tự sự.
- Kể theo ngôi thứ nhất.
 “Xe chạy chậm chậm  mẹ tôi cầm nón vẫy tôi ...
mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”
 (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng trích ở văn bản trang 193).
 => Người kể diễn tả cảm xúc, tâm tư, diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật, bộc lộ được suy nghĩ một cách chủ quan. Tuy nhiên, tính khái quát thấp và tạo sự đơn điệu cho bài văn.
- Kể theo ngôi thứ ba.
 “Chính anh thanh niên giật mình nói to  chào anh’ (Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long – sách giáo khoa trang 187).
=> Người kể kể lại câu chuyện một cách khách quan, hiểu thấu mọi chuyện, miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật.
6. Sự kết hợp giữa các yếu tố trong văn bản.
S
T
T
Kiểu văn bản
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính.
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
x
x
x
x
2
Miêu tả
x
x
x
3
Nghị luận
x
x
x
x
4
Biểu cảm
x
x
x
5
Thuyết minh
x
x
6
Điều hành
4. Hướng dẫn tự học
 - Những kiến thức cơ bản trong chương trình tập làm văn lớp 9 ở học kì I?
 - Ôn tập, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối học kì I.
 5. Rút kinh nghiệm : 
.
.
.
.
TIẾT : 81	 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 & BÀI KT TIẾNG VIỆT
NS : 9/ 12/ 08
ND :11/ 12/ 08
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh tự đánh giá chính xác, trung thực, khách quan bài viết của mình, nhận ra những ưu điểm để phát huy và những tồn tại, yếu kém để khắc phục.
 2. Giáo dục : Thông qua tiết trả bài, giáo dục học sinh tính cẩn thận, nghiêm túc trong qúa trình làm bài, đánh giá. Bồi dưỡng tinh thần cố gắng vươn lên trong học tập cũng như trong đời
sống.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tự phân tích, đánh giá. 
B. Chuẩn bị.
	Giáo viên : Giáo án, chấm, chữa bài viết của học sinh.
	Học sinh : Xem lại bài.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định :
 2. Bài cũ :
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
 Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đề ra.
? Xác định yêu cầu đề ra?
? Lập dàn bài khái quát cho đề văn trên?
 Giáo viên căn cứ vào đáp án sửa bài cho học sinh.
 Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh.
I. Nhận xét chung.
 1. Ưu điểm : 
a.Bài viết số 3: 
- Bài làm đúng thể loại văn tự sự.
- Bám sát nội dung bài thơ.
- Khả năng tưởng tượng tốt.
- Một số bài làm khá mạch lạc, trôi chảy.
b.Baì kt Tiếng Việt:
- Chất lượng tương đối đồng đều.
- Có ý thức ôn tập kiến thức.
- Một số bài tự luận làm chu đáo.
 2. Hạn chế.
a.Bài viết số 3:
- Một số bài làm sa vào phân tích thơ.
- Nội dung sơ sài.
-Chưa kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm,độc thoại..trong văn tự sự.
- Chữ viết cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều.
III. Sửa lỗi sai.
Lỗi chính tả.
nái xe, chường sơn, bác trung -> lái xe, Trường Sơn, bác Trung.
Cúư nước, dan khổ, 1 -> cứu nước, gian khổ, một.
Lỗi về bố cục.
Bài làm không phân chia bố cục theo ba phần.
3.Lỗi dùng từ.
-các chú cụ Hồ->Các anh bộ đội Cụ Hồ.
4.Lỗi diễn đạt:
-Trong nhân dịp nghĩ hè tôi cùng bố mẹ đi thăm quan đâu đó.
-> Trong dịp nghỉ hè vừa qua,tôi được bố mẹ cho về quê Phú Thọ thăm ông bà.. 
b.Baì kt Tiếng Việt:
- Kĩ năng viết đoạn văn còn yếu.
- Việc phân biệt từ láy và từ ghép còn mơ hồ.
IV. Trả bài cho học sinh.- Đọc bài khá.
Bài của Oanh
4. Hướng dẫn về nhà.
 - Xem lại bài.
 - Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối học kì.
5. Rút kinh nghiệm : .
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
Bài viết số 3
Lớp/ Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Bài KT Tiếng Việt.
Lớp/ Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TIẾT : 82 NHỮNG ĐỨA TRẺ
 NS : 4/ 12/ 2010	 - M. Go –rơ – ki --
 ND : 5/ 12/ 2010	 (Hướng dẫn đọc thêm)
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh thấy được tâm hồn trong trắng, giàu tình yêu thương của những đứa trẻ và nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích.
 2. Giáo dục : Thông qua việc hướng dẫn học sinh, giáo dục các em thái độ biết cảm thông, chia sẻ với những bất hạnh của “những đứa trẻ”; biết trân trọng, giữ gìn những tình cảm thiêng liêng mà mình đang có.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tự đọc, phân tích và cảm thụ tác phẩm tuỳ bút.
B. Chuẩn bị.
	 Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
	Học sinh : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ : Cho biết một vài nét chính về tác giả Lỗ Tấn và tóm tắt văn bản “Cố hương”?
 Phân tích những cảm xúc của nhân vật “tôi” trong lần về thăm quê ấy?
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả.
 Học sinh đọc chú thích é và cho biết một vài nét chính về tác giả?
? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm? (xuất xứ, thể loại, vị trí đoạn trích ).
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung.
? A-li-ô-sa và những đưa trẻ con nhà ông đại tá có hoàn cảnh sống như thế nào?
? Tại sao bọn trẻ lại chơi thân với nhau?
? Tìm và phân tích những nhận xét và cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa về những đứa trẻ con nhà ông đại tá?
? Nhận xét về giọng điệu, nghệ thuật được sử dụng trong nhận xét của A-li-ô-sa? Tác dụng?
? Chuyện đời thường và vườn cổ tích được tác giả lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện như thế nào? Phân tích để làm sáng tỏ điều ấy?
? Yếu tố cổ tích có vai trò như thế nào trong tác phẩm?
Hoạt động 3 : Hưỡng dẫn tổng kết.
? Khái quát một vài nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
? Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi học văn bản?
I. Giới thiệu chung.
 a. Tác giả.
 b. Tác phẩm.
 - Xuất xứ.
II. Đọc – hiểu văn bản.
 1. Đọc- chú thích:
 - Cuộc sống thiếu tình thương.
 - Sự tương đồng trong hoàn cảnh, tâm trạng.
 - Tình bạn nảy sinh hồn nhiên, trong sáng và thân thiết.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. - Thể loại.
b. Những quan sát và cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa.
 - Trước khi quen thân.
 - Khi những đứa trẻ kể chuyện mẹ mất.
 - Khi ông đạt tá xuất hiện.
-> So sánh chính xác
=> Những đứa trẻ cùng chung cảnh ngộ: thiếu tình thương.
 c. Chuyện đời thường và vườn cổ tích.
 - Chuyện dì ghẻ.
 - Chuyện “người mẹ thật”.
 - Chuyện người bà nhân hậu.
=> Những đứa trẻ có tình cảm trong sáng đẹp đẽ, bất cháp sự cấm đoán .
d. Ý nghĩa: Đoạn tyrich1 thê hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cam cua những đứa trẻ.
e. Nghệ thuật:
- Kể chuyện đời thường và chuyện cô tích lồng trong nhau, thể hiện niềm khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
- Kết hợp kể, tả, biêu cảm làm cho câu chuyện chân thực, sinh động.
4. Hướng dẫn về nhà.
 - Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối học kì.
5. Rút kinh nghiệm : 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_17_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs.doc