Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Tiết 81,82,83,84,85

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Tiết 81,82,83,84,85

TUẦN 17

TIẾT 81

ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

(Tiếp)

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

 1. Kiến thức: Giúp HS thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa văn bản tự sự học ở lớp 9 và lớp dưới.

 2. Kỹ năng: Nhận diện được văn bản tự sự và phương thức biểu đạt.

 3. Thái độ: Ý thức về tính kế thừa và phát triển của các nội dung phần Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với các nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.

II/ CHUẨN BỊCỦA GV VÀ HS:

 - Chuẩn bị của GV: Nội dung kiến thức.

 - Chuẩn bị của HS: Ôn tập.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Tiết 81,82,83,84,85", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tuần 17
Tiết 81
Ôn tập phần tập làm văn 
(Tiếp)
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	 1. Kiến thức: Giúp HS thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa văn bản tự sự học ở lớp 9 và lớp dưới.
	 2. Kỹ năng: Nhận diện được văn bản tự sự và phương thức biểu đạt..
	 3. Thái độ: ý thức về tính kế thừa và phát triển của các nội dung phần Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với các nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
II/ Chuẩn bịcủa GV và HS: 
	 - Chuẩn bị của GV: Nội dung kiến thức.
 - Chuẩn bị của HS: Ôn tập.
III/ tiến trình bài dạy	
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài học
 1/ Kiểm tra: (3’) 
Nêu vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự?
 2/ Bài mới: 
Vào bài: (1') 
Hoạt động I: (36')
 HDHS ôn tập.
GV: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
HS: Văn bản thuyết minh trung thành với đối tượng, khách quan.
GV: Văn bản miêu tả người viết đi sâu vào vấn đề gì?
HS: Quan sát, liên tưởng mang đến cho người đọc cảm nhận về đối tượng.
GV: Nêu vai trò, vị trí của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
HS: Tái hiện ý nghĩ, cảm xúc, diễn biến tâm trạng của nhân vật. 
* GV nói thêm: Có hai cách miêu tả: 
- Trực tiếp diễn tả ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm nhân vật.
- Gián tiếp: miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục...
GV: Cho biết sự giống và khác nhau của văn bản tự sự lớp 9 với các lớp dưới?
HS: Giống nhau: có nhân vật chính cốt truyện.
 3/ Củng cố: (4')
Hệ thống bài, ôn tập các kiểu bài văn bản tương ứng.
3/ Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự.
a. Văn bản thuyết minh:
- Trung thành với đối tượng.
- Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng.
b. Văn bản lập luận giải thích:
- Dùng vốn sống để giải thích.
c. Văn bản miêu tả: Xây dựng hình tượng về đối tượng qua quan sát, liên tưởng, cảm xúc của người viết.
4/ Vai trò, vị trí, tác dụng của miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự.
- Miêu tả nội tâm: Tái hiện ý nghĩ, cảm xúc, diễn biến tâm trạng của nhân vật làm cho nhân vật sinh động.
- Nghị luận: Nêu các ý kiến, nhận xét cùng lí lẽ dẫn chứng làm câu chuyện thêm phần triết lí.
5/ Sự giống và khác nhau
a. Giống nhau:
- Nhân vật chính, nhân vật phụ.
- Cốt truyện: Sự việc chính và một số sự việc phụ.
b. Khác nhau: 
- Lớp 9 có thêm: 
+ Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
+ Tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
+ Đối thoại, độc thoại nội tâm.
+ Người kể chuyện.
	 4/ Dặn dò: (1’) Học bài, ôn tập.
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
 Tiết 82
ôn tập phần tập làm văn 
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được ưu, nhược điểm khi viết bài.
	 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm thành thạo kiểu bài tự sự.
	 3. Thái độ: Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm cho bài sau.
II/ Chuẩn bị của GV và HS: 
	- Chuẩn bị của GV: SGK, SGV
 - Chuẩn bị của HS: Ôn lại văn bản tự sự.
III/ tiến trình bài dạy:	
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: Không.
 2/ Bài mới: 
Vào bài (1')
Hoạt động iI: (40')
 HDHS ôn tập.
GV: Hãy nêu các phương thức của các kiểu văn bản nghị luận, biểu cảm, tri thức (thuyết minh), tự sự?
- Tại sao trong một văn bản có đủ yếu tố miêu tả biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là tự sự?
HS: Vì các yếu tố ấy chỉ là bổ trợ.
GV: Bổ trợ cho phương thức chính chỉ là kể lại hiện thực bằng con người và sự việc
- Trong thực tế có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không?
HS: ít hoặc không có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt. 
Hoạt động nhóm:
GV: Kẻ bảng sau đánh dấu x vào ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng. 
HS: Trao đổi, thảo luận (bảng phụ) 
GV: Gọi nhóm 1-3 trình bày 
 Nhóm 2-4 bổ xung.
GV: Đánh giá, bổ xung, kết luận.
1. Tự sự + miêu tả + nghị luận + biểu cảm + thuyết minh
2. Miêu tả + tự sự + biểu cảm + thuyết minh.
3. Nghị luận + miêu tả + biểu cảm + thuyết minh
4. Biểu cảm + tự sự + miêu tả + nghị luận.
GV: Tại sao học sinh viết văn tự sự phải có ba phần.
HS: Bước đầu làm quen tư duy, cấu trúc khi xây dựng văn bản, với nhà văn, không nhất thiết phải như vậy vì tài năng, tính sáng tạo. 
GV: Những kiến thức, kỹ năng về kiểu văn bản, tự sự của phần tập làm văn có tác dụng như thế nào với đọc hiểu văn bản?
HS: Giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về các nhân vật
GV: Những văn bản tiếng Việt tương ứng có tác dụng như thế nào?
HS: Nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện, ngôi kể, sự việc...
GV: Khái quát nội dung
 3/ Củng cố: (3')
- Nhận xét khái quát chung: Muốn làm bài kể chuyện kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm cần chú ý những gì?
6/ Nhận diện văn bản. 
a. Khi gọi tên văn bản căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
- Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan.
- Nghị luận (phương thức lập luận)
- Tác động vào cảm xúc (biểu cảm)
- Cung cấp tri thức (thuyết minh)
- Tái tạo hiện thực bằng cốt truyện, nhân vật (tự sự)
b. Trong văn bản có đủ các yếu tố mà vẫn gọi là tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ.
c. Trong thực tế ít gặp hoặc không có một văn bản nào, chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt.
d. Kẻ bảng thống kê khả năng kết hợp:
7/ Học sinh viết văn tự sự phải có ba phần vì mang tính quy phạm.
8/ Tác dụng của kiến thức tập làm văn:
- Các tác phẩm tự sự:
+ Giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về các nhân vật
- Phần tiếng Việt tương ứng.
	 4/ Dặn dò: (1’) Ôn lại cách làm bài tự sự.
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 83 + 84 
kiểm tra tổng hợp kỳ I
(Đề bài, đáp án, biểu điểm do Phòng GD-ĐT quản lí)
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 85
những đứa trẻ
 (Mác-xim Go-rơ-ki)
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	 1. Kiến thức: Thấy được sự dung cảm của những tâm hồn trẻ thơ trong trắng sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go- ro- ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
	 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể, phân tích tác phẩm tự sự.
	 3. Thái độ: Cảm thương trước số phận và hoàn cảnh éo le của những đứa trẻ.
II/ Chuẩn bị của gv và hs: 
	- Chuẩn bị của GV: - ảnh tác giả, bảng phụ ghi bố cục
 - Chuẩn bị của HS: - Soạn bài, trả lời câu hỏi SGK
III/ Tién trình bài dạy.	
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: (3')
- Biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng thành công trong truyện "Cố Hương"? Phân tích nhân vật Nhuận Thổ để chứng minh.
 2/ Bài mới: 
Vào bài (1')
Hoạt động I: (5')
 HDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
HS: Đọc chú thích *
(Cho học sinh quan sát ảnh tác giả).
HS: Nhà văn mồ côi bố năm 3 tuổi, sống với ông bà ngoại, lớn lên tự làm kiếm ăn. (Go-ro-ki có nghĩa là cay đắng).
GV: Nêu hiểu biết của em về sự ra đời của tác phẩm?
HS: Trích ở trương 9 tác phẩm "Thời thơ ấu"
GV: Gồm 13 chương, ông viết năm 1913- 1914 kể lại quãng đời ông mấy chục năm trước.
Hoạt động ii: (5')
HDHS đọc - tìm hiểu chú thích.
GV: Đọc mẫu, hướng dẫn đọc
HS khác: nhận xét cách đọc, đọc chú thích SGK.
Hoạt động Iii: (28')
 HDHS tìm hiểu V. bản
GV: Hãy nêu cảm nhận của em về ngôi kể?
HS: Ngôi kể thứ nhất đặt vào chú bé A-li-ô-sa (Go-ro-ki) hồi nhỏ.
GV: Theo em đoạn trích chia làm mấy đoạn, nội dung từng đoạn?
HS: Thảo luận, đưa ý kiến cá nhân
GV: Nhận xét, bổ xung, kết luận
HS: Đọc bảng phụ.
Chuyển ý
GV: Gọi học sinh đọc
GV: Hãy nêu hoàn cảnh gia đình A-li-ô-sa và những đứa trẻ?
HS: Hai gia đình thuộc thành phần xã hội khác nhau:
- A-li-ô- sa là con nhà dân thường.
- Những đứa trẻ là con sỹ quan quân đội giàu sang. 
GV: Đại tá- cha của ba đứa trẻ có yêu cầu gì?
HS: Không cho con chơi với A-li-ô-sa.
GV: Lão đại tá già nói gì? (Đứa nào gọi nó sang, cấm không được đến nhà tao --> Lão hay nói hách dịch).
GV: Để cấm lũ trẻ, lão đại tá còn có hành động gì?
HS: Gặp ông ngoại A-li-ô-sa và bảo ông không được cho cháu sang nhà lão chơi.
GV: Do đâu bọn trẻ cảm mến A-li-ô-sa?
HS: A-li-ô-sa giúp sức cứu đứa nhỏ rơi xuống giếng.
GV: Biết được lòng tốt của A-li-ô-sa những đứa trẻ có tình cảm gì?
HS: Những đứa trẻ rủ A-li-ô-sa đi chơi.
GV: Em hiểu gì về hoàn cảnh của A-li-ô-sa?
HS: Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng, thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ bà ngoại yêu thương.
GV: Qua trò truyện, A-li-ô-sa biết gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ?
HS: Những đứa trẻ mẹ mất sớm sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán.
GV: Tại sao A-li-ô-sa và những đứa trẻ sống thân thiết với nhau?
HS: Cùng chung hoàn cảnh
GV: Đó là một trong những ấn tượng sâu sắc của tác giả, nhớ lại tuổi thơ đầy cay đắng nhưng đôi khi cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào của mình.
 3/ Củng cố: (2')
 - Hệ thống
 - Tại sao những đứa trẻ con lão đại tá và A-li-ô-sa lại sống gần gũi, chia sẻ cùng nhau như vậy?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: 
- Maxim-Go-rơ-ki (1868-1936) là nhà văn lớn của Nga
2. Tác phẩm: Trích ở chương IX tác phẩm "Thời thơ ấu"
II. Đọc- chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích:
III. Tìm hiểu văn bản
1/ Ngôi kể: Ngôi thứ nhất đặt vào chú bé A-li-ô-sa.
2/ Bố cục: ba đoạn.
a. Từ đầu --> nó cúi xuống: tình bạn tuổi ấu thơ hồn nhiên, trong trắng.
b. Tiếp --> không được đến nhà tao: tình bạn bị cấm đoán.
c. Còn lại: tình bạn vẫn tiếp tục.
3. Phân tích:
a. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:
- Hoàn cảnh: A-li-ô- sa là con nhà dân thường.
- Những đứa trẻ là con sỹ quan quân đội giàu sang. 
--> cấm không cho con chơi với A-li-ô-sa.
- Do A-li-ô-sa giúp sức cứu đứa nhỏ rơi xuống giếng.
- Biết được lòng tốt của A-li-ô-sa những đứa trẻ rủ A-li-ô-sa đi chơi.
--> Cùng chung hoàn cảnh sống, thiếu tình thương, những đứa trẻ đến với nhau một cách tự nhiên.
 4/ Dặn dò: (1’) - Học bài. Soạn phần hai.
 Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_17_tiet_8182838485.doc