Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19, 20, 21 - Theo Chuẩn

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19, 20, 21 - Theo Chuẩn

Tiết 91+92

 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Trích)

 (Chu Quang Tiềm)

I. MứC Độ CầN ĐạT.

 Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

II. Trọng tâm kiên thức, kỹ năng

 1. Kiến thức :

 - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 - Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

 2. Kỹ năng :

 - Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn ngữ).

 - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

 - Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

III. CHUẨN BỊ:

 - GV:Tài liệu tham khảo, SGV, SGK.

 - HS:Bài soạn, Truyện ngắn”Sách”của M.G.

IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

3 Bài mới: GV giới thiệu bài (3’)

* Giới thiệu sơ lược chương trình HKII: Hoặc trao đổi về việc đọc sách của cá nhân.

 

doc 39 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19, 20, 21 - Theo Chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn:....../ 01 /2011
Tiết 91+92 Dạy: ........../ 01 /2011
 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Trích)
 (Chu Quang Tiềm)
I. MøC §é CÇN §¹T.
 Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
II. Träng t©m kiªn thøc, kü n¨ng
 1. Kiến thức : 
 - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 - Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
 2. Kỹ năng : 
 - Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn ngữ).
 - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
 - Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
III. CHUẨN BỊ:
 - GV:Tài liệu tham khảo, SGV, SGK.
 - HS:Bài soạn, Truyện ngắn”Sách”của M.G...
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:	
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3 Bài mới: GV giới thiệu bài (3’)
* Giới thiệu sơ lược chương trình HKII: Hoặc trao đổi về việc đọc sách của cá nhân.
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung - ghi bảng
*HĐ1:(5’)Giới thiệu tác giả , tác phẩm
H:Chú ý phần chú thích , em hãy cho biết vài nét về t/giả , tác phẩm?
H: Nêu xuất xứ của tác phẩm?
*HĐ2: (17’)Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản.
GV yêu cầu HS đọc rõ ràng, mạch lạc nhưng vẫn với giọng tâm tình nhẹ nhàng như lời trò chuyện.Chú ý các h/ảnh so sánh.
GV đọc 1 đoạn
Gọi HS đọc (1-2 HS)
GV nhận xét cách đọc.
H:Xác định kiểu văn bản?
H:Dựa vào yếu tố nào để xác định đúng tên kiểu loại VB này?
H:Giải thích từ “Học vấn” “Học thuật”?
->Sgk
H:Xác định hệ thống các l/điểm?
*HĐ3: (50’)Hướng dẫn tìm hiếu chi tiết VB
H: Đọc lại đoạn đầu?
H:Tác giả đã lí giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi con người ntn?
H: Nhưng tích luỹ bằng cách nào?-Tích luỹ bằng sách và ở sách?
H: Vậy tác giả đã phân tích rõ LĐ 1 bằng trình tự lí lẽ nào?
H:Nhận xét về cách lập luận của t/giả?
H:Mối quan hệ giữa đọc sách 
và học vấn ra sao?(Học vấn 
là gì-Là thành quả tích luỹ 
lâu dài của nhân loại.)
Tiết 2:Chuyển
H:đọc tiếp phần2, chú ý 2 đ/văn so sánh:giống như ăn uống giống như đánh trận
H:Cái hại đầu tiên của việc đọc sách hiện nay, trong tình huống sách nhiều vô kể là gì?
H: Để minh chứng cho cái hại đó t/giả so sánh biện thuyết như thế nào?
H: Em có tán thành với luận chứng của t/giả hay không?
H: ý kiến của em về những con mọt sách?
H:Qua việc ph/tích cái hại của việc đọc sách em nhận thấy lời khuyên nào của t/giả?
H:Từ đó em có liên hệ gì đến việc đọc sách của bản thân?
H:T/giả khuyên chúng ta nên chọn sách ntn?
H:Em hiếu ntn về sách phổ thông và sách chuyên môn?
GV chuyển:
H:Cách đọc đúng đắn nên như thế nào?
H:Tác hại của việc đọc hời hợt được t/g chế giễu ra sao?
H:Vì sao t/giả lại đặt vấn đề đọc để có k/thức phổ thông?
H:Nhận xét về cách trình bày lí lẽ của t/giả?
H:Từ đó em thu nhận được gì từ những lời khuyên này?
H:Qua VB hãy rút ra những nét đắc sắc về nghệ thuật?
H:Qua VB rút ta bài học cho bản thân về đọc sách?
H: GV chỉ định HS đọc ghi nhớ. 
*HĐ4: (10’)Hướng dẫn luyện tập.
GV đưa ra bài tập.
Gợi ý:Đv khoảng 7 câu.
->HS trả lời dựa vào phần c/thích.
Trích trong cuốn “Danh 
nhân Trung Quốc bàn về 
niềm vui và nỗi buồn của 
việc đọc sách
HS lắng nghe
HS theo dõi
HS khác nhận xét cách đọc 
của bạn
Văn bản nghị luận
Dựa vào hệ thống các l/điểm, cách lập luận và tên VB để xác định tên VB để x/định thể loại
a. Học vấn không chỉ là....Thế giới mới:Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
 b.L/sử càng tiến lên...tự tiêu hao lực lượng:Những khó khăn, nguy hại của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.
 c.Đọc sách không cốt lấy nhiều->hết : Phương pháp chọn sách và đọc sách.
Đặt nó trong mối quan hệ với học vấn của con người (Trả lời câu hỏi đọc sách để làm gì?Vì sao phải đọc sách.
HS suy nghĩ, trả lời
HS suy nghĩ trả lời
Hợp lí lẽ, thấu tình đạt lí và kín đáo sâu sắc.
Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của con ng, đọc sách trong tình trạng hiện nay vẫn là con đường quan trọng...đọc sách là tự học...
- Cái hại đầu tiên: sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.. (ham đọc nhiều mà không thể đọc kĩ chỉ đọc qua, hời hợt...nên đọng lại chẳng được bao nhiêu)
HS trao đổi, thảo luận và trình bày
HS bày tỏ cảm xúc cá nhân
Người đọc rất nhiều.Họ không đáng yêu mà đáng chê chỉ chúi mũi vào sách vở chẳng chú ý đến chuyện khác...
HS trao đổi, thảo luận, trả lời
Cần trung thực về tình trạng đọc sách của mình.
HS tìm d/chứng trong SGK
HS trao đổi, thảo luận và trả lời
Như người cưõi ngựa qua chợ, mắt hoa ý loạn, tay không mà về...
->Các học giả cũng không thể bỏ qua đọc để có k/thức phổ thông.Vì các môn học có liên quan đến nhau. Đó là y/cầu bắt buộc đối với HS....
->Phân tích cụ thể, bằng giọng điệu tâm tình chuyện trò để chia sẻ kinh nghiệm thành công thất bại trong thực tế.
HS suy nghĩ trả lời.
HS dựa vào ghi nhớ, trả lời.
HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc –hiểu chú thích:
 1.Tác giả:
- GS-TS Chu Quang Tiềm
(1897-1986)
 -Nhà mĩ học, lí luận Văn Học lớn của TQ.
 2.Tác phẩm:
 Trích trong cuốn”Danh nhân TQ bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”(Bắc Kinh-1995, GS Trần Đình Sử dịch)
II.Đọc- từ khó
1. Đọc:
2. Từ khó:
3.Kiểu văn bản:VB nghị luận (Lập luận giải thích 1 vấn đề XH)
III. Tìm hiểu văn bản:
1.Luận điểm 1:Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Đọc sách là con đường q/trọng của học vấn.
- Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong h./động học tập của con người.
+Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức mọi thành tựu mà loài người tìm tòi...
+Sách trở thành kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm...
-> Lập luận hợp lý, thấu tình đạt lí, kín kẽ sâu sắc.
=>Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
2.Luận điểm 2: Khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách hiện nay.
*Hại đầu tiên: sách nhiều khiến ng ta không chuyên sâu....(ham đọc nhiều mà không thể đọc kĩ chỉ đọc qua, hời hợt...nên đọng lại chẳng được bao nhiêu)
+SS cách đọc của ng xưa: đọc kĩ, nghiền ngẫm từng chữ, ...
+Lối đọc ấy không chỉ vô bổ lãng phí thời gian và công sức mà có khi còn mang hại(ss với cách ăn uống vô tội vạ ăn tươi nuốt sống...
*Hại thứ 2:Sách quá nhiều nên dễ lạc hướng, chọn lầm, chọn sai phải cuốn sách nhạt nhẽo...
- Kết hợp phân tích bằng lý lẽ với thực tế.
=>Không đọc sách lung tung mà cần có mục đích cụ thể.
3.Luận điểm 3:Cách chọn sách và cách đọc sách đúng đắn, có hiệu quả.
a)Cách chọn sách:
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều
- Đọc kĩ
- Phủ nhận cách đọc chỉ trang trí
=>Tìm đọc những cuốn sách thật có giá trị, cần thiết với bản thân. Chọn có mục đích, có định hướng rõ ràng.
- Chọn sách nên hướng vào 2 loại:sách phổ thông và sách chuyên môn.
b)Cách đọc:
- Đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần, đến thuộc lòng
- Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ..
- Đọc- hiểu. Có nhiều cách đọc: đọc to, đọc thành tiếng, đọc thầm....
- Đọc để có kiến thức phổ thông
=>Đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức , đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện làm người.
IV.Tổng kết:
 1, Nghệ thuật:
-Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
-Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tính làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể, thú vị.
 2.Nội dung(Bài học)
 3. Ý nghĩa văn bản.
 Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho có hiệu quả.
V. Luyện tập:
BT:Viết Đv nêu cảm nghĩ của em khi học xong VB.
4.Củng cố: (3’)
 H:Những lời bàn trong VB cho ta lời khuyên nào về việc đọc sách và chọn sách?
 BTTN:Dòng nào sau đây thể hiện đúng và đầy đủ nhất nội dung của VB?
 A.Những khó khăn và nguy hại của việc đọc sách trong t/trạng hiện nay.
 B.Ý nghĩa và tầm q/trọng của sách.
 C.Phương pháp lựa chọn sách và đọc sách.
 D.Tầm quan trọng của việc đọc và phương pháp đọc sách.
5. Dặn dò(2’):
	-Học phần ghi nhớ
	-Đọc lại và suy ngẫm các LĐ, các lí lẽ.Cách lập luận mà t/giả đưa ra
	-Chuẩn bị bài “Khởi ngữ
	************************************
Tiết 93 Soạn:......../ 01 /2011
 Dạy: ......../ 01 /2011
 KHỞI NGỮ
I. MøC §é CÇN §¹T.
 - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
 - Biết đặt câu có khởi ngữ.
II. Träng t©m kiªn thøc, kü n¨ng
 1. Kiến thức : 
 - Đặc điểm của khởi ngữ.
 - Công dụng của khởi ngữ.
 2. Kỹ năng : 
 - Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
 - Đặt câu có khởi ngữ.
III. CHUẨN BỊ:
 - GV: SGV- SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học- Tư liệu.
 - HS: Soạn bài.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:	
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3 Bài mới: Giới thiệu nội dung bài học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung- Ghi bảng
*HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm công dụng của KN trong câu
*GV chỉ định HS đọc VD a, b, c trang 7-SGK
H: Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ ngữ in đậm?
? Các từ ngữ in đậm ở 3 ví dụ a, b, c trong SGK có vị trí và quan hệ với vị ngữ khác với chủ ngữ trong câu như thế nào? 
? Các từ ngữ in đậm ở ví dụ a, b, c, có phải là chủ ngữ, trạng ngữ hay không? Vì sao? Các từ ngữ đó được nằm ở vị trí nào trong câu? 
H:Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ?
(Về vị trí ? Về quan hệ với vị ngữ?)
H:Có thể thêm những q/hệ từ nào trước các từ ngữ in đậm nói trên?
GV: Người ta gọi những từ ngữ in đậm là khởi ngữ
H:Vậy qua đó em hiểu thế nào là kh/ngữ?
GV:Giới thiệu thêm khởi ngữ người ta còn gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.
H:Đọc nội dung ghi nhớ?
GV nhấn mạnh rõ 2 đắc điểm tách rời trong phần ghi nhớ
H:Y/cầu HS đặt câu có chứa KN
*HĐ2:(30’)Hướng dẫn luyện tập
H:HS nêu y/cầu BT1
H:đọc từng phần và xá định khởi ngữ ở mỗi câu?
 H:Nêu y/cầu BT2
Gọi 1 HS mỗi HS làm 1 phần
HS đọc ví dụ/ SGK
->a, CN trong câu cuối là từ “anh” thứ 2
 b, CN là từ “tôi”
 c, CN là từ “chúng ta”
- VD a: Từ anh in đậm đứng trước chủ ngữ và không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ chủ - vị.
- VD b: Từ giàu in đậm đứng trước chủ ngữ và báo trước nội dung thông tin trong câu.
- VD c: Cụm từ các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ đứng trước chủ ngữ và thông báo về đề tài được nói đến trong câu. 
- Các từ ngữ in đậm ở ví dụ a, b, c không phải là chủ ngữ, trạng ngữ.
- Vì nó không có quan hệ với vị ngữ, không chỉ địa điểm, thời gian và nơi trốn
- Về vị trí:Các từ in đậm đứng trước CN
 Về quan hệ với VN:Các từ ngữ in đậm không có q/hệ chủ-vị với VN.
VD: q/hệ từ “về, với”
- Các từ ngữ đó được đứng trước chủ ngữ, đứng trước câu và nêu đề tài được nói đến trong câu.
® Gọi là khởi ngữ.
HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
HS trao đổi, thảo, luận và trình bày
HS suy nghĩ và trả lời cá nhân
Mỗi HS làm một phần
I.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1.Ví dụ:
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.
Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh/ không ghìm nổi xúc động.
->Từ anh đứng trước chủ ngữ và không có quan h ... ạnh song song cái yếu)
-> SD thành ngữ và tục ngữ
3. Phần kết thúc vấn đề ( kết bài)
- Lấp đầy hành trang bằng những đẩy mạnh.
- Vứt bỏ những điểm yếu. 
- Vì hành trang vào thế kỉ mới phải là những giá trị hiện đại. Do đó cần loại bỏ những cái yếu kém lỗi thời mà người VN mắc phải
- Tác giả: trân trọng những giá trị tốt đẹp của truyền thống đồng thời không né tránh phê phán những biểu hiện yếu kém cần khắc phục của con người VN
- Đó là thái độ yêu nước tích cực của người quan tâm lo lắng đến tương lai của ĐN mình, DT mình.
* Lớp trẻ cần nhận ra những ưu điểm nhược điểm trong tính cách của người VN chúng ta để khắc phục và vươn tới
- Những thói quen của nếp sống công nghiệp từ giờ giấc học tập, làm việc, nghỉ ngơi đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai
- Tác giả lo lắng, tin yêu và hi vọng vào thế hệ trẻ VN sẽ chuẩn bị tốt hành trang vào thế kỉ mới.
III. Tổng kết.
 1. Nghệ thuật.
 - Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn.
 - Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
 2. Ý nghĩa văn bản:
 Những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN; từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
* ghi nhớ / 31.
IV.Luyện tập.
Bài 1. Nêu dẫn chứng trong thực tế nhà trường và XH để làm rõ 1 số điểm mạnh, yếu của người VN.
Bài 2.
4. Củng cố: (3’) 
 H: Nhận xét của tác giả về những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN?
 H: Tìm hiểu 1 số tục ngữ, thành ngữ nói về điểm mạnh, điểm yếu của người VN? 
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
 - Học và đọc lại văn bản.
 - Nắm được luận điểm, luận cứ, điều VB muốn nói.
 - Soạn bài “ Chó sói và cừu, trong thơ ngụ ngôn Laphonten” 
*********************************
 Soạn: ......../ 01 /2011
 Dạy:........../ 01 /2011
Tiết 104 C¸c thµnh phÇn biÖt lËp (tt) 
I. MøC §é CÇN §¹T.
 - Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu.
 - Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
II. Träng t©m kiªn thøc, kü n¨ng
 1. Kiến thức : 
 - Đặc điểm của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú.
 - Công dụng của thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú.
 2. Kỹ năng : 
 - Nhận biết thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú trong câu.
 - Đặt câu có sử dụng thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú .
III. CHUẨN BỊ:
 - GV: Soạn giáo án- Ngữ liệu- bài tập vận dụng.
 - HS: Soạn bài, chuẩn bị các bài tập trong sgk.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:	
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:(3’)
 Kể tên 2 thành phần biệt lập đã học? Lấy VD?
3 Bài mới: GV giới thiệu bài (2’).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung - Ghi bảng
Hoạt động1 (8’) Hướng dẫn HS xác định thành phần gọi - đáp. 
GV: chỉ định HS đọc VD a, b /31.
H: Trong VD a, b chú ý từ ngữ in đậm?
H: Trong những từ in đậm, từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp?
H: Những từ ngữ dùng để gọi đáp có tham gia diễn đạt nghĩa SV của câu hay không? Vì sao?
H: Trong những từ đó từ ngữ được dùng để tạo lập cuộc đối thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
GV: Đó chính là công dụng của thành phần gọi đáp.
H: Nhắc lại thành phần gọi đáp có công dụng gì?
Đọc ghi nhớ1
Hoạt động 2. (7’) Hướng dẫn xác định thành phần phụ chú.
H: Đọc VD a, b.
H: Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa SV củ mỗi câu trên có thay đổi hay không? vì sao?
GV: Điều đó chứng tỏ thành phần phụ chú không phải là 1 bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu đó, nó là thành phần biệt lập.
H: Trong câu a các từ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
H: Trong câu b cụm C- V in đậm chú thích điều gì?
H: GV chỉ định HS đọc ghi nhớ?Cho VD?
Hoạt động 3: (20’) hướng dẫn luyện tập
Nêu yêu cầu bài tập?
H: Đọc đoạn trích?
Gợi ý: - từ dùng để gọi: này
 - Từ dùng để đáp: vâng 
 - Quan hệ: trên ( người nhiều tuổi) – dưới ( người ít tuổi)
 - Thân mật: hàng xóm láng giềng gần gũi cùng cảnh ngộ 
HS đọc ví dụ
Từ: này và thưa ông
Từ này dùng để gọi và từ thưa ông dùng để đáp
Không tham gia vào việc diễn đạt.... vì chúng là thành phần biệt lập.
từ này dùng để tạo lập cuộc thoại . Từ thưa ông dùng để duy trì cuộc thoại thể hiện sự hợp tác đối thoại
HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời
HS đọc ghi nhớ/ SKG
HS đọc ví dụ
không thay đổi
 chú thích cho “ đứa con gái đầu lòng”
 chú thích cho điều suy nghĩ riêng của nhân vật tôi, điều suy nghĩ đó có thể đúng và gần đúng hoặc chưa đúng so với suy nghĩ của nhân vật Lão Hạc
HS đọc ghi nhớ/ SGK
- Từ dùng để gọi: này
- Từ dùng để đáp: vâng 
- Quan hệ: trên ( người nhiều tuổi) – dưới ( người ít tuổi)
- Thân mật: hàng xóm láng giềng gần gũi cùng cảnh ngộ 
I. Thành phần gọi - đáp
1. Ví dụ:
a, Này, bác có....
 -> gọi
b, Các ông....
Ông hai...
- Thưa ông, chúng....
 -> đáp
2. Nhận xét.
- Không tham gia vào việc diễn đạt.... vì chúng là thành phần biệt lập.
II. Thành phần phụ chú.
1. Ví dụ
a, Lúc đi dứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy 1 tuổi.
b, Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm
2. Nhận xét.
*Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập.
Bài 1. Tìm TP gọi đáp, cho biết từ nào được dùng để gọi đáp.
- Từ dùng để gọi: này
- Từ dùng để đáp: vâng 
- Quan hệ: trên ( người nhiều tuổi) – dưới ( người ít tuổi)
- Thân mật: hàng xóm láng giềng gần gũi cùng cảnh ngộ 
Bài 2. Tìm thành phần gọi đáp. cho biết lời gọiđáp đó hướng tới ai.
- Cụm từ dùng để gọi: bầu ơi
- Đối tượng hướng tới: tất cả các thành viên trong cộng đồng người việt.
Bài 3. Tìm thành phần phụ chú
a, kể cả anh ( giải thích: mọi người)
b, Các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ giải thích cho cụm từ “ những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”
c, Những người chủ thực... mới” ( giải thích “ Lớp trẻ”
d, Có ai ngờ -> thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vạt trữ tình “ tôi”
thương thương quá đi thôi-> thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình “ tôi” với nhân vật “ cô bé nhà bên”
Bài 4 Gợi ý: Liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ... tình cảm của các nhân vật với nhau.
Bài 5. Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang.... trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
 4. Củng cố: (3’) - Kể tên các tành phầnbiệt lập đã học?
 - Thế nào là thành phần phụ chú, thành phần gọi đáp?
5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Học thuộc ghi nhớ.
 	 - Làm bài tập 2, 5, tìm 1 số văn bản có chứa thành phần phụ chú, 
 gọi đáp.
 - Chuẩn bị liên kết câu trong đoạn văn.
*********************************
Tiết 105 Soạn:......../ 01 /2011
 Dạy:........../ 01 /2011
ViÕt bµi tËp lµm v¨n sè 5
I. MøC §é CÇN §¹T.
 - Biết tạo lập được một văn bản nghị luận hoàn chỉnh.
 - Biết vận dụng kiến thức đã học về hiện tượng đời sống vào bài viết của mình.
II. Träng t©m kiªn thøc, kü n¨ng
 1. Kiến thức : 
 - Xây dựng được các luận điểm, luận cứ.
 - Vận dụng những hiểu biết của minhg vào baig viết.
 2. Kỹ năng : 
 Viết được bài văn nghị luận có bố cục 3 phần, lập luận chặt chẽ, khoa học với các luận điểm rõ ràng, luận cứ, dẫn chứng xác thực.
 III. CHUẨN BỊ:
 - GV: Đề bài.
 - HS: Giấy kiểm tra.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:	
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3 Bài mới: 
 GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra và ghi đề bài lên bảng:
 I. HS chon một trong hai đề sau:
 Đề 1: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công ( như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học , trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn...) . Lấy nhan đề " Những người không chịu thua số phận " , hãy viết bài văn trên nêu suy nghĩ của em về những con người ấy.
 Đề 2: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra dường và những nơi công cộng. Ngồi bên bờ hồ, dù là đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài nêu suy nghĩ của mình.
II - Yêu cầu
- kiểu bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội 
- Nội dung: Bài văn phải đảm bảo những luận điểm sau:
Đề 1:
+ Không chịu thua số phận : là không chấp nhận mình mãi mãi là người vô dụng, bỏ đi.... ( lấy dẫn chứng về các nhân vật nêu ra ở đề bài làm rõ )
+ Những người tàn tật đó đã làm ntn để chiến thắng số phận ?
+ Tại sao họ lại vượt lên, chiến thắng được số phận
- Họ không muốn những người thân của mình phải chịu nhiều đau khổ
	- Họ có nghị lực kiên cường
	- Họ có sự động viên giúp đỡ kịp thời của người thân, bè bạn, của cộng đồng xã hội.
+ Từ số phận của họ em có suy nghĩ gì về mình?
+ Em học tập được những gì ở họ?
Đề 2:
 - Bài làm cần có nhan đề tự đặt:
 - VD: + Hãy lẵng nghe môi trường kêu cứu.
 + Nỗi đau của môi trường.
 + Hãy bảo vệ môi trường.
 + Góp tay xây dựng môi trường sống: “xanhh-sạch-đẹp”....
 - Dàn ý : 
 MB: Giới thiệu chung, khái quát hiện trạng môi trường.
 Hành động được nêu ra là hành động gây ô nhiễm môi trường -> cần phải sửa.
 TB: * Phân tích cụ thể thực trạng môi trường địa phương:
Môi trường ngày càng ô nhiễm.
Bầu không khí, nguồn nước bị ảnh hưởng.
Mĩ quan đường phố không được đảm bảo.
Rác thải còn vứt bừa bãi, đặc biệt rác thải ni-lông.
* Tác hại: 
- Môi trường sống bị ảnh hưởng.
- Cảnh quan ngày một xấu đi -> giảm sự thu hút khách du lịch, tham quan...
- Công tác bảo vệ môi trường gặp khó khăn.
- Gây ô nhiễm nguồn nước, không khí -> dịch bệnh tăng cao, các sinh vật ở ao, hồ ngày càng cạn kiệt...
- Hình thành thói quen xấu ở mỗi người dân.
* Nguyên nhân:
- Do ý thức của người dân.
- Do thiếu quan tâm, đầu tư của các ngành chức năng.
- Công tác tuyên truyền giáo dục chưa tốt.
- Chưa có chế tài phù hợp với các hành vi vi phạm.
- Bố cục : rõ ràng mạch lạc, các phần mở bài, thân bài, kết bài có liên kết , lô gíc.
- Diễn đạt : trôi chảy, rõ ràng mạch lạc, không mắc lỗi...
 III. Biểu điểm :
 + Điểm 9, 10: Bài làm trình bày đầy đủ các phần trên, bố cục rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả, diễn đạt trôi chảy, sử dụng các luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục.
 + Điểm 7, 8: Trình bày đầy đủ, tương đối các ý phần dàn bài, sạch sẽ, khoa học, sử dụng các luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục.
 + Điểm 5, 6: Viết đúng thể loại, kết hợp các luận điểm, luận cứ nhưng chưa nhuần nhuyễn, sai câu và chính tả, diễn đạt còn lủng củng.
 + Điểm 3, 4: Bài viết sơ sài, ý nghèo, diễn đạt lủng củng.
 + Điểm 1, 2: Lạc thể loại.
4. Tổ chức thu bài.
 - Sau 2 tiết học giáo viên cho học sinh nộp bài.
 - Học sinh nộp bài theo đơn vị bàn.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
 - Chuẩn bị bài: “Chó sói và cừu.....”
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_19_20_21_theo_chuan.doc