Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần: 2

Tiết: 6,7

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1. Kiến thức:

- Hiểu được nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất, nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ chiến trang hạt nhân là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẻ.

2. Kỹ năng:

- Đọc và tóm tắt nội dung văn bản.

- Phân tích những luận điểm, luận cứ trong bài viết.

3. Thái độ:

- Có ý thức và kêu gọi mọi người phải hành động để năng chặn nguy cơ chiến tranh, đấu tranh cho một thới giới hoà bình.

- Tìm hiểu những sự kiện thời sự để phê phán những vấn đề sai, gây ảnh hưởng đến người khác, môi trường.

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:./0 /2009
Ngày dạy:../0 /2009
Tuần: 2
Tiết: 6,7
Văn bản: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
G.G. Mác két
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất, nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ chiến trang hạt nhân là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẻ.
2. Kỹ năng:
- Đọc và tóm tắt nội dung văn bản.
- Phân tích những luận điểm, luận cứ trong bài viết.
3. Thái độ:
- Có ý thức và kêu gọi mọi người phải hành động để năng chặn nguy cơ chiến tranh, đấu tranh cho một thới giới hoà bình.
- Tìm hiểu những sự kiện thời sự để phê phán những vấn đề sai, gây ảnh hưởng đến người khác, môi trường.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV , Dạy-học Ngữ văn 9, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9 ( Lê Xuân Soan ), bảng phụ.
-Học sinh:
Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi phần Đọc-hiểu văn bản.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu: Kiểm tra bài cũ và định hướng bài mới.
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Tại sao nói văn bản Phong cách Hồ Chí Minh đã cho ta biết Bác có một phong cách vừa hiện đại, vừa dân tộc; giản dị nhưng thanh cao?
2. Những hiền triết nào được nhắc đến trong văn bản?( bảng phụ)
a.Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
b.Nguyễn Trãi, Chu Văn An.
c.Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
d.Chu Văn An, Nguyễn Khuyến.
[Nhận xét, đánh giá khái quát phần bài cũ.
Thực hiện theo yêu cầu:
-Nội dung bài học
-Chọn câu a
2. Giới thiệu bài mới:
GV nhắc lại sự kiện ngày 16-7-1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-xi-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật để dẫn vào bài mới ® ghi tựa 
Lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu phần giới thiệu chung. ( 10’)
I.Giới thiệu chung.
ơ Mục tiêu: Nắm vài nét về tác giả và xuất xứ VB.
1.Tác giả.
-Hãy giới thiệu sơ lược về tác giả Mác Két ?
-G.G Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928
* GV nhấn mạnh:
Mác Két là nhà văn hiện thực được nhận thưởng Noben văn học 1982. Tháng 8 năm 1986 nhà văn được mời tham dự cuộc họp lần thứ hai ở Mêhicô và đề ra bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, vũ trí hạt nhân, bảo vệ an ninh và hoà bình thế giới.
-Trình bày xuất xứ của văn bản?
HS xác định:
-Trích từ thanh gươm Đa-mô-clét.
2. Tác phẩm.
- Văn bản trích trong tham luận của tác giả tại cuộc gặp gỡ của các nguyên thủ quốc gia bàn về chống chiến tranh hạt nhân tại Mê-hi-cô, tháng 8/1986.
-Hãy xác định phương thức biểu đạt chhính của văn bản.
-Phương thức biểu đạt chính là nghị luận chính trị xã hội.
-Văn bản nhật dụng, phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
HĐ3:Hướng dẫn HS tìm hiểu phần đọc - hiểu văn bản. ( 55’)
II. Đọc-hiểu văn bản.
ơMục tiêu: Nắm nội dung, nghệ thuật của văn bản; rèn kĩ năng đọc, phân tích; có ý thức và thái độ đúng.
1. Đọc văn bản.
-GV hướng dẫn học sinh đọc, GV đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét.
Giọng đọc rõ ràng, dứt khoát, đanh thép, chú ý các từ phiên âm, viết tắc.
HS đọc theo yêu cầu và nhận xét.
-Nội dung văn bản đề cập đến vấn đề gì?
HS trả lời: Chiến tranh hạt nhân đang đe dọa loài người, cần phải đấu tranh ngăn chặn nguy cơ đó.
-GV cho học sinh thảo luận theo bàn (5’) với yêu cầu: 
Hãy tìm luận điểm, luận cứ của văn bản?
-GV: Như vậy, tác giả đã triển khai luận điểm bằng một hệ thống luận cứ khá toàn diện.
-Luận điểm chính :
 Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, đấu tranh cho một thới giới hoà bình.
-Luận cứ :
+Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
+Cuộc chia tay vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất khả năng để con người sống tốt đẹp hơn.
+Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người, chẳng những thế nó còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
+Nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho thế giới hòa bình. 
-GV gọi học sinh đọc từ đầu cho đến “ vận mệnh thế giới”.
HS đọc theo yêu cầu
a.Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
-Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất được tác giả chỉ ra như thế nào?
HS dựa vào văn bản trình bày:
-50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí hành tinh.
-Mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.
-Nếu nổ tung sẽ làm biến hết dấu vết của sự sống và tiêu diệt tất cả các hành tinh.
- Hiểm hoạ kinh khủng -> việc tàn trữ kho vũ khí hạt nhân.
- Tiêu diệt tất cả các hành tinh, phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời -> xoá mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
-Em có suy nghĩ gì về số liệu dẫn chứng mà tác giả đã đưa ra?
HS phát biểu: Những số liệu đó có sự tác động lớn đối với người đọc.
GV: Những số liệu đó cho thấy tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Thấy được sự khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.
-Bằng cách lập luận như thế nào mà tác giả làm cho người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp ấy?
HS trình bày: Cách lập luận vào đề trực tiếp bằng các chứng cứ rõ ràng, mạnh mẽ đã thu hút được người đọc và gây ấn tượng được tính chất hệ trọng của vấn đề đang nêu.
GV:Như vậy bằng cách vào đề trực tiếp với luận cứ cụ thể, tác giả cho người đọc thấy rõ sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân. Chính từ nhận thức này mà con người cần có thái độ đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
-Bằng những chứng cứ lập luận như thế nào tác giả đã chỉ sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân? Từ sự tốn kém và tính chất vô lí và sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang đã dẫn đến hậu quả như thế nào?
HS dựa vào văn bản trình bày, nêu ý kiến : 
-Tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng trong các lĩnh vực: lĩnh vực xã hội, lĩnh vực y tế, lĩnh vực tiếp tế thực phẩm, lĩnh vực giáo dục. 
-> Đây là lĩnh vực hết sức cần thiết trong cuôc sống con người, đặt biệt là các nước nghèo chưa phát triển.
b. Chạy đua vũ trang và những hậu quả.
- Cướp đi của thới giới nhiều điều kiện để cãi thiện cuộc sống con người.
- Đẩy lùi sự phát triển xã hội, y tế, giáo dục.
-> sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.
-Ngoài những hậu quả trên thì chiến tranh hạt nhận và chạy đua vũ trang còn có những hậu quả nào với môi trường sống của chúng ta không? 
HS nêu ý kiến cá nhân, nhận xét, bổ sung
*GV bình: Nhiều lĩnh vực thiết yếu của đời sống xã hội được so sánh với sự tốn kém cho việc chi phí chiến tranh, cuộc chạy đua vũ trang là một việc làm phản nhân đạo, nó tước đi khả năng đời sống tồt đẹp của con người nhất là những nước nghèo, với những trẻ em -> ngược lại lí trí lành mạnh của con người. Chính chiến tranh xãy ra cuộc sống xã hội trở về điểm xuất phát ban đầu.
HS lắng nghe
-GV giải thích thế nào là lí trí tự nhiên : là qui luật tự nhiên, lôgic tất yếu của tự nhiên.
-Chiến tranh hạt nhân đã đi ngược lại lí trí, phản sự tiến hóa như thế nào?
HS trả lời:
-Làm cho cuộc sống của con người bị hủy diệt, ngược lại lí trí lành mạnh của con người.
c.Chiến tranh hạt nhân-ngược lại lí trí, phản sự tiến hoá.
- Tước đi đời sống của con người -> việc làm phản nhân đạo, ngược lại lí trí lành mạnh của con người.
- Chiến tranh nổ ra. Sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, con người bị tiêu huỷ, sự sống không còn.
GV: Chiến tranh hạt nhân đã đi ngược lại lí trí, phản sự tiến hóa. Chiến tranh đã tước đi đời sống của con người đó là việc làm phản nhân đạo, ngược lại lí trí lành mạnh của con người. Nếu chiến tranh nổ ra, sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, con người bị tiêu huỷ, sự sống không còn.
HS lắng nghe
-GV yêu cầu học sinh đọc đoạn “ Chúng ta.khỏi vũ trụ”.
HS đọc
-Đây là luận cứ kết bài là chủ đích của thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người. Vậy thông điệp đó là gì? Kết thúc văn bản tác giả đã đưa ra đề nghị gì? Lời đề nghị này có ý nghĩa ra sao?
HS nêu ý kiến: 
-Hướng tới thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặng chiến tranh hật nhân cho thế giới hòa bình.
-Lời đề nghị “ Lập lại một nhà bănghọa diệt vong”.
d.Nhiệm vụ khẩn thiết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Đoàn kết, phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng trữ vũ khí hạt nhân.
- Sáng kiến lập nhà băng lưu trữ trí nhớ để lưu trữ tai hoạ hạt nhân.
- Luôn đấu tranh và kêu gọi mọi ngtười vì một thới giới hoà bình.
GV: Nhà văn muốn nhấn mạnh: nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình. Lịch sữ sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân. Mọi người cần đoàn kết, phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng trữ vũ khí hạt nhân.
HĐ4:Hướng dẫn HS tổng kết.(15’)
III. Tổng kết
ơMục tiêu: Khái quát nội dung, nghệ thuật văn bản.
-Qua tìm hiểu văn bản, em có cảm nghĩ gì về văn bản?
HS dựa vào văn bản trình bày:
-Hướng tới một thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
-Lời đề nghị “Lập lại một nhà băng.họa diệt vong”.
HS nêu suy nghĩ, bổ sung:
-Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa cuộc sống con người, mọi người cần đoàn kết chống lại.
1.Nội dung
-Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa loài người và sự sống trên trái đất, phá hủy cuộc sống tốt đẹp và đi ngược lí trí và sự tiến hóa tự nhiên.
-Đấu tranh cho một thế giới hò ... ực hiện theo yêu cầu
2. Giới thiệu bài mới:
 Ngoài yếu tố nghệ thuật, yếu tố miêu tả cũng góp phần làm nổi bật, sinh động, cụ thể đối tượng thuyết minh ->Vào bài
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.( 20’)
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
ơ Mục tiêu: Thấy cái hay của văn bản thuyết minh có xen yếu tố miêu tả.
1.Tìm hiểu ví dụ.
-Yêu cầu học sinh đọc văn bản
HS đọc văn bản
Văn bản “ Cây chuối trong đời sống Việt Nam”.
-Hãy giải thích nhan đề của văn bản “ Cây chuối trong đời sống Việt Nam”.
HS giải thích nhan đề văn bản:Đặc điểm, lợi ích cây chuối trong đời sống.
-Vấn đề thuyết minh: Vai trò tác dụng của cây chuối với đời sống con người.
-Tìm những câu văn thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?
HS tìm trong văn bản:
-Đi khắp Việt Nam núi rừng.
-Những câu văn thuyết minh về đặc điểm của cây chuối.
+Đi khắp Việt Nam núi rừng.
-GV đọc lại đoạn văn thuyết minh về đặc điểm của cây chuối.
-Cây chuối là thức ăn, thức dùng từ thân lá đến gốc.
-Công dụng của chuối.
+Quả chuối là một thức ăn ngon.
-Tìm câu văn có tính chất miêu tả về cây chuối.
HS đọc văn bản và trình bày:
-cây chuối thân nhẵn bóng.
-những buồn chuối dài tận gốc.
-Những câu văn miêu tả về cây chuối:
+ cây chuối thân nhẵn bóng.
+ những buồn chuối dài tận gốc.
-Theo em bài văn cần bổ sung thêm điều gì để làm rõ đặc điểm của cây chuối?
-GV: Các chi tiết bổ sung trên chúng ta có thể dùng yếu tố miêu tả, để giúp người đọc hiểu được đầy đủ hơn những đặc điểm về cây chuối.
HS nêu ý kiến bổsung:
Thân chuối, bắp chuối, lá chuối, nõn chuối.
-Những đặc điểm về cây chuối cần bổ sung:
+Thân chuối
+Bắp chuối
+Lá chuối
+Nõn chuối
->Làm cho đối tượng thêm cụ thể sinh động, tạo sự hấp dẫn.
-Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản thuyết minh có tác dụng gì? Từ văn bản trên, em hãy cho biết khi thuyết minh cần chú ý điều gì?
HS khái quát trình bày: Giúp đối tượng thuyết minh thêm cụ thể sinh động, tạo được sức hấp dẫn cho bài văn.
-GV: Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nỗi bậc gây ấn tượng.
-Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
HS đọc ghi nhớ
2.Ghi nhớ.
Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho VB thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
HĐ3:Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần luyện tập. ( 17’)
II.Luyện tập
ơMục tiêu: Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Bài tập 1. Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tết thuyết minh.
-Lệnh học sinh đọc xác định yêu cầu bài tập 1.
HS đọc, xác định yêu cầu
-Chia học sinh làm ba nhóm, mỗi nhóm viết một đề tài ( 5’)
Nhóm 1:Thân chuối
Nhóm 2: Lá chuối tươi
Nhóm 3: Lá chuối tươi
-Yêu cầu học sinh đọc trình bày, nhận xét.
HS viết theo yêu cầu và trình bày:
-Thân chuối: thân cây thẳng đứng như những chiếc cột nhà sơn màu xanh.
-GV nhận xét, bổ sung
-Về nhà thực hiện các chi tiết còn lại.
-Lá chuối tươi: lá chuối như chiếc quạt phẩy nhẹ theo làn gió. Trong nhữnh ngày nắng nóng đứng dưới những chiếc quạt ấy thật mát.
-Lá chuối khô: sau mấy tháng chắc lộc dinh dưỡng tăng diệp lục cho cây, những chiếc lá già mệt nhọc héo úa dần rồi khô lại. Lá chuối khô còn dùng để gói bánh gai thơm phức.
-Yêu cầu học sinh đọc và xác định yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
HS đọc và xác định yếu tố miêu tả:
Bài tập 2. Chỉ ra yếu tố miêu tả.
-Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện bài tập 3.
Bài tập 3. ( Về nhà thực hiện)
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(3’)
-Làm bài tập 3.
-Soạn bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Chuẩn bị theo yêu cầu đề văn “ Con trâu ở làng quê Việt Nam”.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:./0 /2009
Ngày dạy:../0 /2009
Tuần: 2
Tiết: 10
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Củng cố, ôn tập văn bản thuyết minh.
- Nâng cao văn bản thuyết minh thông qua việc kết hợp yếu tố miêu tả.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Tổng hợp yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản thuyết minh.
- Lập dàn ý cho việc viết bài văn thuyết minh
- Vận dụng các phướng pháp thuyết minh được sử dụng khi viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ:
- Giữ lập trường quan điểm đúng đắn khi thuyết minh.
- Đảm bảo tính khách quan khi thuyết minh.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Dạy-học Ngữ văn 9 (Nguyễn Trọng Hoàn), Những bài văn hay lớp 9.
-Học sinh:
Chuẩn bị nội dung công việc ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(3’)
ơMục tiêu:Kiểm tra kiến thức bài cũ, định hướng bài mới.
1. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong quá trình thực hiện phần luyện tập.
2. Giới thiệu bài mới:
Yếu tố miêu tả rất quan trọng trong văn bản thuyết minh: giúp người đọc hình dung được rõ ràng đối tượng thuyết minh, bài viết thêm sinh động, hấp dẫn.
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.(10’)
I. Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.
ơ Mục tiêu:Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Lệnh HS đọc đề bài.
- Đối tượng thuyết minh đề yêu cầu? 
- Đọc, theo dõi.
- Ngoài việc nêu lên yêu cầu về đối tượng thuyết minh, đề bài còn có thêm yêu cầu nào khác nữa? 
- Lần lượt xác định các nội dung và trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Điểm giống nhau giữa đề này và đề bài Cây chuối trong đời sống Việt Nam?
[Nhận xét, kết luận, lưu ý HS đề không yêu cầu thuyết minh về con trâu nói chung mà yêu cầu thuyết minh con trâu trong bối cảnh cụ thể là ở làng quê Việt Nam.
ơHướng dẫn tìm ý, lập dàn ý:
- Hướng dẫn HS làm việc nhóm thống nhất nội dung đã chuẩn bị và trình bày.
[Nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm trong việc tìm ý, lập dàn ý.
- Treo bảng phụ (ghi dàn ý gợi ý).
- Trong từng phần như vậy, em dự kiến sử dụng yếu tố miêu tả gì? Sử dụng như thế nào?
[Nhận xét, chuyển ý (hướng dẫn HS cách sử dụng dàn ý có yếu tố miêu tả trong phần luyện tập).
- Làm việc nhóm, tống nhất dàn ý.
- Trình bày và nhận xét chéo.
- Xác định các yếu tố miêu tả.
- Nghe, chú ý các nội dung.
Tìm ý, lập dàn ý:
a.Mở bài: Giới thiệïu chung về con trâu ở làng quê VN.
b.Thân bài:
_Con trâu với cuộc sống của người nông dân:
+Kéo cày, bừa, kéo xe.
+Cho da, thịt, sừng, phân.
_Con trâu trong lễ hội, đình đám.
_Trâu với kỉ niệm tuổi thơ.
c.Kết bài: 
Con trâu trong tình cảm của người nông dân Việt Nam.
HĐ3:Hướng dẫn HS luyện tập.(27’)
II. Luyện tập
ơMục tiêu:Rèn kĩ năng viết bài thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả; biết sử dụng yếu tố này đúng mức, đúng cho.
Viết phần mở bài:
- Phần mở bài có thể được viết theo những cách nào?
J Chốt hai cách mở bài cơ bản.
-Lệnh: Viết phần mở bài và trình bày. (Cho HS đăng kí viết theo một trong hai cách; trình bày lần lượt theo từng cách).
[Nhận xét, tuyên dương.
- Nghe hướng dẫn và tiến hành viết bài.
- Trình bày.
- Nhận xét.
a.Mở bài: có thể theo một trong hai cách:
- Công việc làm ruộng truyền thống gắn liền với hình ảnh con trâu.
- Vào bài bằng việc giới thiệu ca dao, tục ngữ có hình ảnh con trâu.
Viết phần thân bài:
- Giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam có thể giới thiệu ở những khía cạnh nào?
[Nhận xét, kết luận.
- Ở từng khía cạnh có thể xen những yếu tố miêu tả nào?
[Nhận xét, hướng dẫn HS việc sử dụng yếu tố miêu tả.
J Hướng dẫn HS viết bài.
J Hướng dẫn HS trình bày bài viết:
+Bước 1: Gọi bất kì vài HS (theo nhiều đối tượng) trình bày.
+Bước 2 (nếu đủ thời gian): hướng dẫn HS làm việc nhóm, chọn bài đạt nhất, góp ý sửa chữa cho bài đó và trình bày.
[Nhận xét, tuyên dương.
- Thực hiện các yêu cầu tìm hiểu.
- Xác định dự kiến các yếu tố miêu tả.
- Nghe
- Viết bài và trình bày.
- Nhận xét.
b.Thân bài:
- Con trâu trong công việc đồng áng:
+Thuyết minh: cày, bừa, kéo xe; cho da, thịt, sừng, phân
+Miêu tả: cụ thể các nội dung thuyết minh bằng hình ảnh sinh động.
- Con trâu trong lễ hội:
+Thuyết minh: chọi trâu, rước trâu
+Miêu tả: hình ảnh con trâu trong từng lễ hội cụ thể.
- Con trâu với trẻ em nông thôn (miêu tả): hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ; trẻ chăn trâu cho trâu đi ăn, gọi trâu về chuồng, cưỡi trâu, học bài, chơi những trò chơi khi chăn trâu; tranh Đông Hồ “Chăn trâu thổi sáo”.
Viết phần kết bài:
- Gợi ý nội dung.
-Lệnh HS viết phần kết bài và trình bày.
- Tuyên dương, rút kinh nghiệm.
ơNhận xét chung tiết luyện tập: chỉ ra những ưu điểm và hạn chế để HS rút kinh nghiệm.
- Viết phần kết bài và trình bày.
- Nhận xét.
- Nghe, rút kinh nghiệm.
c.Kết bài:
- Thuyết minh: tình cảm gắn bó của người nông dân với con trâu.
- Miêu tả: hình ảnh chung của làng quê Việt Nam gắn bó với hình ảnh con trâu.
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(5’)
- Tự luyện tập thêm kiểu bài thuyết minh có xen yếu tố miêu tả và sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
- Chuẩn bị văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
+Đọc VB, tìm hiểu chú thích.
+Khái quát nội dung VB, thực hiện các câu hỏi đọc, hiểu VB.
Ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_2_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_th.doc