Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Tiết 6,7,8,9,10

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Tiết 6,7,8,9,10

TUẦN II

BàI 2

TIẾT 6

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

- Kiến thức: Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.

 - Tích hợp với tiếng Việt: Phương châm hội thoại; tập làm văn: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

- Thái độ: Giáo dục ý thức đấu tranh bảo vệ hoà bình.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích luận điểm, luận cứ.

II/ CHUẨN BỊ: Trò: - Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi/ SGK, bài soạn.

 - Theo dõi tình hình thời sự.

 Thầy: - Đọc kĩ phần II SGV.

 - Bài soạn. bảng phụ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1/ Tổ chức: (1')

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Tiết 6,7,8,9,10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng :
Tuần II
Bài 2
Tiết 6 
đấu tranh cho một thế giới hòa bình
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Kiến thức: Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.
 - Tích hợp với tiếng Việt: Phương châm hội thoại; tập làm văn: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Thái độ: Giáo dục ý thức đấu tranh bảo vệ hoà bình.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích luận điểm, luận cứ.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi/ SGK, bài soạn.
	- Theo dõi tình hình thời sự.
 Thầy: - Đọc kĩ phần II SGV.
 - Bài soạn. bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
 2/ Kiểm tra: - Em hãy nêu lối sống giản dị mà thanh cao của Bác ? - Qua bài viết tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
3/ Bài mới: 
Vào bài: Chiến tranh thế giới thứ hai tháng Tám năm 1945, chỉ bằng hai quả bom nguyên tử của Mĩ ném xuống hai thành phố của Nhật Bản (Hi-rô-xi-ma và Na-ga-xa-ki) đã làm hai triệu người Nhật thiệt mạng, chúng ta thấy rõ sức tàn phá ghê gớm của những vũ khí nguy hiểm đó vì vậy nguyên thủ 6 nước đã họp tại Mê-hi-cô tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh hòa bình cho thế giới.Nhà văn Mác-két được mời tham dự và văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" đã vạch rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hòa bình chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của văn bản .
Hoạt động iI: 
HDHS đọc, giải thích từ khó.
GV: Đọc mẫu.
HS: Đọc tiếp đến hết bài.
 - Lớp nhận xét, GV nhận xét. 
GV: Em hãy nêu kiểu loại văn bản?
HS: Văn bản nhật dụng: nghị luận chính trị, xã hội.
HS: Đọc phần từ khó.
 - Hoạt động nhóm.
GV: Giao việc: Em hãy nêu bố cục của bài?
HS: Trao đổi, thảo luận.
- Đại diện nhóm 1,2 trình bày.
- Đại diện nhóm 3,4 nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận, đưa kết quả đúng.
- Chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu  sống tốt đẹp hơn: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất.
+ Đoạn 2: Tiếp  của nó: Chứng cứ cho sự nguy hiểm và phi lí của chiến tranh hạt nhân.
+ Đoạn 3: Còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị khiêm tốn của tác giả.
Hoạt động II: HDHS tìm hiểu VB.
HS: Đọc văn bản.
GV: Luận điểm chủ chốt mà tác giả đưa ra và tìm cách giải quyết trong văn bản là gì?
HS: Trả lời.
GV: Chốt: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ thế giới.
- Bên cạnh luận điểm vừa nêu, em thấy còn luận điểm nào khác?
HS: Trả lời. 
GV: Chốt: Đấu tranh chống lại và xoá bỏ nguy cơ này vì một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.
- Vậy có thể tách rời a và b không? 
HS: Cần kết hợp cả a – b, không thể tách rời nhau.
GV: Em hãy giải thích tại sao em lại hiểu như vậy?
HS: Vì a – b là quan hệ nguyên nhân – kết quả.
GV: Luận điểm chủ chốt có phải là a không?
HS: Luận điểm chủ chốt không thể là a, mặc dù a trình bày khá nhiều và cũng không phải chỉ có b vì nếu chỉ có b thì thiếu cơ sở thực tiễn.
GV: Tại sao nói luận điểm cơ bản là cả a và b?
HS: Trả lời.
GV: a là nguyên nhân, b là kết quả. Điểm cốt lõi của luận điểm được tập trung trong nhan đề văn bản.
4/ Củng cố: Hệ thống bài:
 - Tại sao luận điểm a và b kết hợp không thể tách rời nhau?
4'
1'
14'
20’
4'
ĐA: * Lối sống giản dị mà thanh cao của Bác:
- Nơi ở và làm việc đơn sơ.
(Chiếc nhà sàn nhỏ chỉ có vài phòng, đồ đạc đơn sơ)
- Trang phục hết sức giản dị.
(Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép cao su, tư trang ít ỏi)
- Sinh hoạt:
+ Ăn uống đạm bạc: ( Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa ...)
->Cách sống của Bác thanh cao sang trọng. 
* Nghệ thuật: - Kết hợp kể và bình luận.
- Đan xen với thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Dùng từ Hán Việt.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập.
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu.
I / Hướng dẫn đọc và tìm hiểu từ khó.
1/ Đọc văn bản. 
2/ Giải thích từ khó.
3/ Bố cục.
- Chia 3 đoạn
II/ Tìm hiểu văn bản
1/ Tìm hiểu luận điểm chủ chốt và các luận cứ của văn bản:
a- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ thế giới.
b- Đấu tranh chống lại và xoá bỏ nguy cơ này vì một thế giới hoà bình.
- Cần kết hợp cả luận điểm a và b vì: 
+ a là nguyên nhân. 
 + b là kết quả.
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học kĩ bài theo câu hỏi / SGK.
 - Soạn tiếp bài phần 2.
Ngày giảng:
 Tiết 7:
đấu tranh cho một thế giới hòa bình
 ( Tiếp ) 	 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
 - Kiến thức: Giúp HS khai thác các luận điểm và luận cứ, hiểu hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh hạt nhân.
- Thái độ: Giáo dục ý thức đấu tranh bảo vệ hoà bình.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích luận điểm, luận cứ.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi/ SGK, bài soạn.
	- Theo dõi tình hình thời sự.
 Thầy: - Đọc kĩ phần II SGV.
 - Bài soạn, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức : (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
2/ Kiểm tra : (4') Trình bày hệ thống luận điểm và nêu sự gắn bó giữa luận điểm a và b?
 3/ Bài mới: 
Vào bài: (1')
Hoạt động i I: 
HDHS tìm hiểu văn bản.
 (Tiếp ). 
GV: Hệ thống bài.
GV: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thế giới, đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. Luận điểm cơ bản này đã được triển khai bằng mấy luận cứ? Đó là những luận cứ nào?
HS: Bốn hệ thống luận cứ:
- Kho vũ khí hạt nhân ... có thể huỷ diệt trái đất và hành tinh khác trong hệ mặt trời.
GV: Bên cạnh luận cứ đó em thấy còn có nội dung luận cứ nào khác?
HS: Cuộc chạy đua vũ trang làm mất khả năng cải thiện đời sống.
GV: Tác giả dùng các ví dụ nào để so sánh? 
HS: Các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục.
GV: Nêu các luận cứ tiếp?
HS: Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí loài người và lí trí tự nhiên.
 GV: Những luận cứ đó đề cập về chiến tranh hạt nhân, vậy bổn phận của chúng ta là gì?
HS: Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
GV: Chúng ta cần phân tích các luận cứ. Tác giả xác định cụ thể thời gian “Hôm nay 8 – 8 – 1986”. Bên cạnh việc đưa ra mốc thời gian, tác giả đề cập đến nội dung gì?
HS: Mỗi người không trừ trẻ con ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.
GV: Hậu quả là gì?
HS: Nếu nổ tung làm mất hết dấu vết của sự sống.
GV: Để nói rõ hơn sức tàn phá của nó, tác giả còn đề cập đến vấn đề gì?
HS: Kho vũ khí đó có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời và 4 hành tinh nữa. ( Liên hệ đến môi trường: Làm cho môi trường không lành mạnh, hủy hoại môi trường sống trên trái đất )
GV: Cách vào đề trực tiếp đó có tác dụng gì?
HS: Gây ấn tượng mạnh.
GV: Để làm rõ luận cứ này tác giả đã đưa ra dẫn chứng gì?
HS: Các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục.
GV: Từ đó đã đưa ta đến nhận thức gì?
GV: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
HS: Đơn giản nhưng có sức thuyết phục cao.
GV: Với những con số biết nói và phép so sánh có tác dụng gì?
HS: Khiến người đọc ngạc nhiên, bất ngờ.
GV: Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.
- “Lí trí tự nhiên”, quy luật tự nhiên, để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào?
HS: Sự sống trên trái đất là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài.
GV: “Từ khi ... mà thôi” 
- Nếu nổ ra chiến tranh hạt nhân sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Hãy nêu vai trò của luận cứ?
HS: Kết bài.
GV: Chủ đích của tác giả là gì? Tác giả đã hướng nhân loại tới vẫn đề gì ?
HS: Thái độ tích cực đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
GV: Khẳng định ý nghĩa của sự có mặt trong hàng ngũ những người đấu tranh.
- Kết thúc tác giả đưa ra đề nghị gì?
HS: Lập ra nhà băng lưu giữ trí nhớ tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân.
GV: Mục đích lời kêu gọi là gì?
HS: Để nhân loại tương lai biết đến đời sống chúng ta và không quên những thủ phạm chiến tranh hạt nhân.
GV: Nên hiểu đề nghị này của tác giả là gì?
Liên hệ: Ngăn chặn được chiến tranh hạt nhân giữ gìn ngôi nhà chung Trái Đất.
 Hoạt độngIII: HSHS nêu cảm nhận về bài.
.GV: Hãy nêu cảm nghĩ của mình về văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình?
 4/ Củng cố: (3') – Hệ thống bài.
4'
1'
32'
5’
3'
ĐA: - Cố 2 luận điểm:
a/ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ thế giới.
b/ Đấu tranh chống lại và xoá bỏ nguy cơ này vì một thế giới hoà bình.
- Luận điểm cả a và b gắn bó với nhau rất chặt chẽ
+ a là nguyên nhân. 
 + b là kết quả.
II/ Tìm hiểu văn bản
 ( Tiếp )
1/ Luận điểm chủ chốt và luận cứ: (Tiếp )
- Luận cứ:
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ.
+ Cuộc chạy đua vũ trang làm mất khả năng cải thiện đời sống.
+ Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí loài người và lí trí tự nhiên.
+ Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
2. Phân tích các luận cứ:
* Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Nếu nổ tung làm mất hết dấu vết của sự sống.
- Sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân
 Â Thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh.
* Cuộc chạy đua vũ trang làm mất khả năng sống tốt đẹp hơn.
- Cướp đi của thế giới nhiều điều kiện cải thiện đời sống.
* Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người và phản lại tiến hoá của tự nhiên.
- Tiêu huỷ mọi quá trình tiến hoá của tự nhiên.
* Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử lên án những kẻ hiếu chiến.
* Ghi nhớ: SGK/21.
	5/ Hướng dẫn học tập: (1') Học bài.
	 Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại.
Ngày giảng :
Tiết 8
CáC PHƯƠNG CHÂM hộI THOạI
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Kiến thức: Qua bài cho học sinh nắm được các nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
- Kĩ năng: Biết vận dụng phương châm này khi giao tiếp .
- Thái độ: Học sinh yêu thích bộ môn có ý thức sử dụng các phương châm hội thoại khi giao tiếp
II/ Chuẩn bị: Trò: - Làm bài tập
 Thầy: - Bài soạn, các kênh chữ thành ngữ trong SGK/21, 22.
 	 	- Giáo án.
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức : (1') 
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
2/ Kiểm tra: Thế nào là phương châm về lượng:
Thế nào là phương châm về chất?
3/ Bài mới: 
Vào bài : 
Hoạt động iI: HDHS tìm hiểu yêu cầu của phương châm quan hệ. 
GV: Trong tiếng Việt, thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Thử tưởng tượng điều gì sẽ sảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy?
HS: Con người không giao tiếp được với nhau, xã hội rối loạn.
GV: hãy phát biểu theo trí tưởng tượng của em?
HS: Phát biểu.
GV: Qua đó em có thể rút ra bài học gì khi giao tiếp?
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động IiI: HDHS tìm hiểu yêu cầu của phương châm cách thức. 
GV: Trong tiếng Việt có những thành ngữ như “Dây cà ra dây muống”; “Lúng búng như ngậm hột thị”. Hai thành ngữ này dùng để chỉ cách nói ... , có thái độ, lời nói chân thành thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đến người khác.
GV: Qua đó em có thể rút ra bài học gì?
HS: Dù hoàn cảnh xã hội như thế nào người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng người khác, không nên thiếu lịch sự.
HS: Đọc ghi nhớ / 22.
Hoạt động V : HDHS luyện tập.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, làm bài.
- Lớp nhận xét.
GV: Kết luận, đưa ý đúng.
GV: Em hãy tìm những câu tương tự?
HS: Tìm, phát biểu.
GV: - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Vàng thì thử lửa thử than
 Chim kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
 - Chẳng được miếng thịt, miếng xôi 
 Cũng được lời nói cho tôi vừa lòng.
 - Một câu nhịn là chín câu lành....
HS: Đọc yêu cầu bài 3/ 23.
Hoạt động nhóm:
GV: Giao việc. 
HS: Trao đổi thảo luận.
Nhóm 1 - 3 trình bày.
Nhóm 2 - 4 nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá và đưa ra kết quả.
HS: Đọc kết luận.
GV: Cho biết mỗi từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
- HDHS làm bài 2, 4/ SGK/ 23, 24.
	 Hoạt động Vi: 
 4/ Củng cố: Khi giao tiếp người ta cần chú ý đến phương châm hội thoại nào? Tác dụng của các phương châm đó?
3'
1'
13'
13'
10'
3' 
ĐA: 
- PC về lượng: Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những điều cần nói.
- PC về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng.
I / Phương châm quan hệ.
- Chỉ tình huống hội thoại mỗi người nói một đằng.
- Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề
* Ghi nhớ: 
 II/ Phương châm cách thức: 
1- Thành ngữ 1: chỉ cách nói dài dòng, rườm rà.
- Thành ngữ 2: chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.
- > Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch. 
2.
- Căn cứ cụm từ "Ông ấy" bổ nghĩa cho từ ngữ nào trong câu để hiểu câu.
-> Nếu không vì lí do đặc biệt không nên nói những câu mà người nghe hiểu nhiều cách.
* Ghi nhớ: SGK /22.
III/ Phương châm lịch sự: 
*/ Đọc truyện: SGK/22
* Nhận xét:
- Cả hai không có của cải, tiền bạc -> Họ nhận được tình cảm của nhau.
-> Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác
* Ghi nhớ / 22 
IV/ Luyện tập:
1. Bài 1 / 23
- Câu a, b: Khi giao tiếp nên dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
- Câu c: Không ai dùng một vật quý để làm một việc không tương xứng vơi giá trị của nó.
2. Bài 3 / 23
a. ....... nói mát.
b. ....... nói hớt.
c. ...... nói móc.
d. ..... nói leo.
e. ....... nói ra đầu, ra đũa.
* a, b, c, d là phương châm lịch sự.
- e là phương hâm cách thức.
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học thuộc ghi nhớ.
	- Làm bài tập 2,4,5 SGK/23, 24.
 - Chuẩn bị bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM.	 
Ngày giảng :
Tiết 9 
sử dụng YếU Tố MIÊU Tả
trong văn bản thuyết minh
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Kiến thức: Giúp HS hiểu được văn bản thuyết minh cần kết hợp với yếu tố miêu tả thì bài văn mới hay để các em biết vận dụng thành thạo yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm văn bản thuyết minh.
- Thái độ: Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Bài soạn - đoạn văn mẫu.
 Trò : - Đọc trước bài.
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
	2/ Kiểm tra: 
 - Muốn văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn phải làm gì?
 3/ Bài mới:
Vào bài: (1') 
Hoạt động iI: 
HDHS tìm hiểu các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản: "Cây chuối trong đời sống Việt Nam”.
HS: Thay nhau đọc bài.
GV: Em hãy giải thích nhan đề văn bản?
HS: Đặc điểm của cây chuối Việt Nam.
GV: Tìm những câu trong văn bản thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?
HS: Trả lời. 
GV: Câu đầu tiên: “Đi khắp...núi rừng” và hai câu cuối đoạn.
GV: Qua đoạn đó em thấy đặc điểm gì của cây chuối?
HS: Chuối thân mềm, có ở khắp mọi miền đất nước, số lượng nhiều ...
GV: Đọc đoạn hai: “ Cây chuối là thức ăn thực dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả”.
GV: Qua đoạn em thấy tác giả nêu vai trò của cây chuối đối với đời sống con người ra sao?
HS: Loài chuối mang sẵn trong nó nhiều món ăn truyền lại của tổ tiên Việt Nam.
GV: Gọi học sinh đọc đoạn ba.
HS: Đọc bài.
GV: Theo em đoạn này tác giả giới thiệu đặc điểm gì?
HS: Quả chuối, giới thiệu các loại chuối và công dụng của nó.
GV: Tác giả giới thiệu công dụng của chuối như thế nào?
HS: - Chuối chín để ăn.
Chuối xanh để chế biến thức ăn.
Chuối để thờ cúng.
Mỗi loại có cách dùng khác nhau.
 Hoạt động II: HDHS tìm những câu văn MTả 
GV: Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối?
HS: Tìm.
GV: Đoạn đầu tả chuối trứng cuốc, tả các cách ăn chuối xanh.
GV: Vai trò của yếu tố miêu tả trong việc thuyết minh về cây chuối?
HS: Qua cách miêu tả làm cho cây chuối Việt Nam được nổi bật gây ấn tượng.
Hoạt động III: HDHS tìm những yếu tố cần bổ sung.
GV: Theo em theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh bài này có thể bổ sung những gì?
HS: Vai trò của thân chuối, lá chuối (tươi và khô), bắp chuối.
GV: Em hãy cho biết công dụng của thân chuối, lá chuối (tươi và khô), bắp chuối?
HS: - Thân chuối: làm thức ăn cho gia súc, cá, phân...
Lá chuối tươi làm thức ăn cho cá, gói bánh...
Bắp chuối chế biến thức ăn rất ngon.
GV: Đây là đoạn trích không thể thuyết minh toàn diện (không phải do lỗi của tác giả) mà do yêu cầu sách giáo khoa.
GV: Yêu cầu học sinh thuyết minh tiếp cho đầy đủ. 
GV: Để cho bài văn thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn người viết cần trình bày ra sao?
HS: Trả lời - Đọc ghi nhớ.
Hoạt động IV: 
HS: Đọc yêu cầu bài 1.
GV: Thân cây chuối có đặc điểm gì?
HS: Hình dáng: thân thẳng, có nhiều bẹ ... nhẵn bóng ...
GV: Lá chuối tươi có màu sắc, hình dạng ra sao ? Công dụng?
GV: Bắp chuối có đặc điểm, công dụng như thế nào?
HS: Trình bày, viết hoàn chỉnh.
GV: HDHS làm bài, chú ý yêu cầu của văn thuyết minh và yếu tố miêu tả.
 4/ Củng cố: Hệ thống bài.
Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ?
5'
1'
24'
10’
3'
ĐA: Muốn văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như: Kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca....
I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
1/ Đọc văn bản:
Cây chuối trong đời sống Việt Nam.
2/ Nhận xét:
a. Đặc điểm của cây chuối Việt Nam.
b. 
- Chuối thân mềm, có ở khắp mọi miền đất nước, số lượng nhiều ...
- Loài chuối mang sẵn trong nó nhiều món ăn truyền lại của tổ tiên Việt Nam.
- Quả chuối, giới thiệu các loại chuối và công dụng của nó.
c. Những câu văn có tính miêu tả về cây chuối:
- Đoạn đầu tả chuối trứng cuốc, tả các cách ăn chuối xanh.
 Miêu tả làm cho cây chuối Việt Nam được nổi bật gây ấn tượng.
d. Những yếu tố cần bổ sung:
- Vai trò của thân chuối, lá chuối (tươi và khô), bắp chuối.
* Ghi nhớ: SGK/ 25.
II Luyện tập: 
1/ Bài 1: (SGK/ 26) .
2/ Bài 2: 
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') Học bài, làm bài 3 / 25, 26. - Chuẩn bị bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Ngày giảng :
Tiết 10
Luyện tập 
 sử dụng yếu tố miêu tả
 trong văn bản thuyết minh
I/ Mục tiêu cần đạt : 
- Kiến thức: Qua bài giúp HS biết vân dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Để từ đó các em biết làm thành thạo bài văn thuyết minh.
- Kĩ năng: Rèn luyện cách sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Thái độ: Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Bài soạn, đoạn văn mẫu.
 Trò : - Làm bài tập ở nhà.
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I:	
2/ Kiểm tra: (2') Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 
GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
Nhận xét chung - Nhận xét cụ thể 1 - 2 em cá biệt.
Hoạt động iI: HDHS tìm hiểu đề.
GV: Đọc đề - chép đề lên bảng.
- Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì?
HS: Trả lời.
GV: Có thể hiểu đề: Con trâu với đời sống làng quê Việt Nam không?
HS: Trả lời.
GV: Nếu hiểu như vậy ta phải trình bày như thế nào?
HS: Vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân.
GV: Cuộc sống của người làm ruộng. 
- Bước tiếp theo ta cần làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Mở bài cần trình bày ra sao? 
HS: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
GV: Thân bài cần trình bày theo trình tự nào?
HS: Con trâu trong nghề làm ruộng là sức kéo.
GV: Bên cạnh công việc làm ruộng, con trâu còn có vai trò gì trong đời sống tinh thần?
HS: Trong lễ hội đình đám.
GV: Con trâu còn có vai trò gì nữa?
HS: Cung cấp thịt, da, sừng.
GV: Trong đời sống người dân Việt Nam (nghề nông) thì cái gì là tài sản lớn?
HS: Con trâu là tài sản lớn.
GV: Con trâu còn gắn bó với trẻ chăn trâu như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nội dung phần kết bài cần đề cập đến vấn đề gì?
HS: Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
 Hoạt động II: HDHS viết đoạn văn thuyết minh.
GV: Vấn đề cần th./minh trong mở bài là gì?
HS: Trả lời.
GV: Vừa có nội dung thuyết minh, vừa có yếu tố miêu tả. Vậy yếu tố m./tả cần sử dụng là gì?
HS: 
GV: Mở bài dẫn dắt: ở VN, đến bất kì miền quê nào ....
(Con trâu là đầu cơ nghiệp ...
Trâu ơi ta bảo trâu này ... )
- Dẫn ra vị trí của con trâu ...
GV: Gợi ý: Trâu cày, bừa ruộng; kéo xe; chở lúa ... giới thiệu từng loại việc và miêu tả con trâu trong từng việc.
GV: Nêu vai trò của con trâu trong lễ hội.
HS: Trả lời.
GV: Gợi ý lễ hội chọi trâu hay đâm trâu ở từng vùng khác nhau.
GV: Nêu sự gắn bó giữa con trâu với tuổi thơ.
GV: Nêu câu hỏi HS cảm nhận cảnh chăn trâu, con trâu ung dung gặm cỏ là hình ảnh thanh bình.
GV: Kết thúc bài thuyết minh cần nêu ý gì? Hình ảnh gì?
HS: Tập diễn đạt thành câu.
 4/ Củng cố: Hệ thống bài.
Muốn làm bài văn thuyết minh được tốt cần chú ý vấn đề gì?
2'
1'
7’
7’
22’
4' 
ĐA: Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
I/ Chuẩn bị ở nhà.
Đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý. 
Đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Con trâu trong việc đồng áng, con trâu trong cuộc sống làng quê ...
2. Tìm ý và lập dàn ý:
a. Mở bài.
- Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
b. Thân bài.
- Con trâu trong nghề làm ruộng là sức cày bừa, kéo xe ...
- Trong lễ hội đình đám.
- Cung cấp thịt, da, sừng...
- Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam.
- Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu.
c. Kết bài.
- Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
3. Viết đoạn văn thuyết minh.
a. Bước 1: Xây dựng mở bài.
b. Bước 2: Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng.
c. Bước 3: Giới thiệu con trâu trong một lễ hội.
d. Bước 4: Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn Việt Nam.
e. Bước 5:
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài tập: Tập làm bài văn thuyết minh về một con vật mà em thích nhất.
 Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_2_tiet_678910.doc