Giáo án Ngữ văn 9 – Tuần 20 đến 24 – Giáo viên: Huỳnh Thị Hồng Vy

Giáo án Ngữ văn 9 – Tuần 20 đến 24 – Giáo viên: Huỳnh Thị Hồng Vy

Tuần 20

Tiết 93 KHỞI NGỮ Ngày soạn: 4/1/2010

Ngày giảng: 6/1/2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

-Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.

- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.

- Biết đặt những câu có khởi ngữ.

B. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi bài tập, câu hỏi, nội dung thảo luận.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định (1 phút)

2. Kiểm tra: (3 phút)? Kiểm tra vở của Học sinh.

3. Bài mới: a/ Giới thiệu

 b/ Nội dung hoạt động:

1. Ví dụ:

Từ in đậm đứng trước CN có quan hệ trực tiếp với CN, nêu lên đối tượng được nhắc đến trong câu.

- Có từ : “còn, về”

- Có thể thêm hoặc thay “về, đối với”.

2. Ghi nhớ

- Khởi ngữ là thành phần đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Trước khởi ngữ thường có thêm các từ chỉ quan hệ (quan hệ từ): về, đối với

VD:Đối với tôi, việc học là quan trọng.

 Khởi ngữ

 

doc 28 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 – Tuần 20 đến 24 – Giáo viên: Huỳnh Thị Hồng Vy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết 93
KHỞI NGỮ
Ngày soạn: 4/1/2010
Ngày giảng: 6/1/2010
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
-Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
B. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi bài tập, câu hỏi, nội dung thảo luận.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra: (3 phút)? Kiểm tra vở của Học sinh.
3. Bài mới: a/ Giới thiệu
	 b/ Nội dung hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khởi ngữ và công dụng của khởi ngữ (20 phút)
HS đọc to các câu trong ví dụ SGK ( bảng phụ). 
Các HS theo dõi.
? Phân tích cấu trúc trong những câu trên?
? Nêu vị trí của những từ ngữ in đậm?
? Những từ ngữ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
HS thảo luận, trình bày ý kiến.
GV: Trước các từ in đậm có hoặc có thể có thêm từ nào?
HS phân tích các ví dụ và trả lời.
GV: Những từ in đậm ở các ví dụ a, b, c gọi là các khởi ngữ. Vậy thế nào là khởi ngữ?
HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
1. Ví dụ:
Từ in đậm đứng trước CN có quan hệ trực tiếp với CN, nêu lên đối tượng được nhắc đến trong câu.
- Có từ : “còn, về”
- Có thể thêm hoặc thay “về, đối với”.
2. Ghi nhớ
- Khởi ngữ là thành phần đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có thêm các từ chỉ quan hệ (quan hệ từ): về, đối với
VD:Đối với tôi, việc học là quan trọng.
 Khởi ngữ
Hoạt động 2. Luyện tập (15 phút)
GV gọi HS lên bảng làm các bài tập trong SGK 
HS làm bài tập. HS khác nhận xét. GV bổ sung
1/ Khởi ngữ trong các câu là:
Điều này
Đối với chúng mình
Làm khí tượng
Một mình
Đối với cháu.
2/ 
Củng cố (3 phút): Theo nội dung ghi nhớ và bài tập
Dặn dò: (2 Phút): Hoàn thành các bài tập, nắm nội dung ghi nhớ
 Chuẩn bọi bài mới: Phép phân tích và tổng hợp.
D. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................
Tuần 20
Tiết 91-92
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Chu Quang Tiềm
Ngày soạn: 2/1/2010
Ngày giảng: 4/1/2010
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
- Giáo dục thói quen, lòng đam mê đọc sách.
B. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sơ đồ luận điểm.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra: (3 phút)
3. Bài mới: a/ Giới thiệu
	 b/ Nội dung hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản.(30 phút)
GV gọi HS đọc chú thích * SGK về tác giả
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
HS trả lời, GV bổ sung. Chốt những điểm chính
HS xem SGK.
GV giới thiệu văn bản Bàn về đọc sách.
? Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào? Bàn về vấn đề gì?
HS trả lời. GV bổ sung
GV yêu cầu HS đọc văn bản: Đọc rõ ràng, mạch lạc.
GV yêu cầu học sinh dựa vào SGK giải thích một số từ.
GV: Hãy nêu bố cục của văn bản
HS thảo luận, trình bày, các HS khác bổ sung.
I. Đọc - tìm hiểu chung về văn bản
1.Tác giả - tác phẩm
a) Tác giả: sgk
b) Tác phẩm:Văn bản Bàn về đọc sách
- Xuất xứ: trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995.
- Người dịch: Trần Đình Sử.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách.
2. Đọc - chú thích: (SGK)
3. Bố cục: 3 phần:
(Bảng phụ) 
Hoạt động 2. Phân tích (40 phút)
GV: Tác giả đã đưa ra những luận điểm, luận cứ nào để chứng minh tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.
HS thảo luận, trả lời.
GV: Tác giả đã trình bày ý nghĩa của việc đọc sách như thế nào?
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
GV: Tác giả đã lập luận vấn đề này một cách chặt chẽ, em hãy tìm chi tiết chứng minh.
HS thảo luận, trình bày. GV bổ sung, bình.
GV hướng dẫn HS phân tích lời bàn về cách lựa chọn sách đọc, phương pháp đọc 
- Theo em đọc sách có dễ không?
- Cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
HS thảo luận, trình bày trên cơ sở tìm hiểu văn bản.
GV hướng dẫn HS phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách qua một hệ thống câu hỏi gợi ý. Ví dụ:
- Khi đọc sách, cần chú ý những điểm gì?
- Việc đọc sách còn có ý nghĩa gì đối với việc rèn luyện tính cách, nhân cách con người?
HS phân tích văn bản và trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV hướng dẫn HS phân tích tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản.
GV: Ở đây tác giả còn so sánh việc đọc sách (chiếm lĩnh học vấn) giống như là đánh trận. Em hãy tìm đọc đoạn đó và cho biết các lập luận ví von của tác giả có tác dụng gì?
HS thảo luận, trả lời.
1/ Ý nghĩa, tầm quan trọng của sách:
+ Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại. 
+ Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại.
+ Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức
2/ Ý nghĩa của việc đọc sách:(10 phút)
+ Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới.
+ Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp thu cái mới.
3/ Cách chọn và đọc sách (20 phút)
a) Cách lựa chọn sách
- Vì sao phải lựa chọn sách?
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian.
- Cách lựa chọn sách:
+ Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kỹ cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Nên đọc các loại sách thường thức, kế cận với chuyên môn.
b. Phương pháp đọc sách.
+ Vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng”.
+ Đọc có kế hoạch, có hệ thống
- Đọc sách là rèn luyện nhân cách, tính cách con người.
* Tác giả đã ví việc đọc sách giống như đánh trận:....
àCách nói ví von, lập luận chặt chẽ làm tăng sức thuyết phục, làm cơ sở tiền đề cho việc lập luận ở phần sau.
- Nội dung lời bàn và các lời bình vừa đạt lý vừa thấu tình.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên
Hoạt dộng 3 - Tổng Kết (10 Phút)
GV hướng dẫn HS tổng kết theo các nội dung Ghi nhớ trong SGK.
Nội dung: SGK
Nghệ thuật:SGK
Củng cố (3 phút): HS đọc ghi nhớ SGK. GV trình bày sơ đồ luận điểm.
Dặn dò: (2 Phút): Nắm nội dung bài học. Chuẩn bị bài mới: Khởi ngữ.
Tuần 20
Tiết 94
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Ngày soạn: 4/1/2010
Ngày giảng: 6/1/2010
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
Hiểu và vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.
Rèn kĩ năng nghị luận.
B. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi bài tập, câu hỏi, nội dung thảo luận.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra: (3 phút)
3. Bài mới: a/ Giới thiệu
	 b/ Nội dung hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phép phân tích và phép tổng hợp (20 phút)
HS đọc văn bản.
GV nêu vấn đề, đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận, qua đó tìm hiểu văn bản.
- Văn bản bàn luận về vấn đề gì?
- Trước hết văn bản nêu những hiện tượng gì? (MB).
- Tiếp đó, tác giả nêu ra biểu hiện nào?
- Các hiện tượng đó nêu lên một nguyên tắc nào trong (ăn mặc) trang phục của con người?
HS trình bày ý kiến, nhận xét
-Tất cả các hiện tượng đó đều hướng tới quy tắc ngầm định nào trong xã hội?
- Sau khi nêu một số biểu hiện của quy tắc ngầm định về trang phục. Bài viết đã dùng lập luận gì để “chốt” lại vấn đề?
HS thảo luận, trình bày ý kiến.
-Theo em câu này có thâu tóm được các ý trong từng phần nêu trên không?
- Từ đó tác giả đã mở rộng bàn luận về vấn đề gì?
HS trả lời.
- Cuối cùng tác giả đã khẳng định điều gì ở phần kết thúc?
HS thảo luận, trả lời.
GV: cách làm như vậy gọi là lập luận tổng hợp. Vậy thế nào là phép lập luận tổng hợp? phép lập luận tổng hợp thường được thực hiện ở vị trí nào trong văn bản?
HS rút ra kết luận, GV bổ sung, hoàn thiện.
GV: Quan hệ giữa lập luận phân tích và lập luận tổng hợp (chỉ ra bản chất của từng phương pháp để chứng minh, mối quan hệ giữa chúng)?
- Như vậy, để nói về vai trò của trang phục và cách ăn mặc trong cuộc sống hàng ngày, tác giả đã sử dụng rộng rãi các phép phân tích và tổng hợp. Các phép phân tích và tổng hợp có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản trên?
* Tổng kết
Vậy thế nào là các phép lập luận phân tích và tổng hợp?
HS có thể tóm tắt lại các ý chính trong phần Ghi nhớ trong SGK.
I. Tìmhiểu phép phân tích và tổng hợp
1. Phép phân tích.
Văn bản: “Trang phục”
(SGK, tr.9)
Vấn đề bàn luận: Cách ăn mặc, trang phục.
Phần đầu nêu 2 hiện tượng không có thực (không xảy ra trong đời sống):
+ Mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất.
+ Đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo để lộ cả da thịt.
* Cô gái một mình trong hang sâu (tình huống giả định)
- Không mặc váy xoè, váy ngắn.
- Không trang điểm cầu kỳ (mắt xanh, môi đỏ, đánh móng tay, móng chân)
* Anh thanh niên tát nước, câu cá ngoài đồng vắng(giả định): không chải đầu mượt, áo sơ mi là thẳng tắp
Nguyên tắc chung: 
- Ăn mặc phải đồng bộ.
- Ăn mặc phải phù hợp với công việc và tính chất công việc.
Quy tắc ngầm:
- Ăn cho mình, mặc cho người.
- Y phục xứng kì đức.
2. Phép tổng hợp:
- Nêu các biểu hiện:
+ Ăn mặc đồng bộ.
+ Ăn mặc phải phù hợp với môi trường, hoàn cảnh.
+ Ăn mặc phải phù hợp với công việc, tính chất công việc.
- Chốt vấn đề:
“Ăn cho mình, mặc cho người.”.
Câu nói có tác dụng thâu tóm, tổng hợp lại các ý đã trình bày, phân tích.
Vấn đề bàn luận: Trang phục đẹp: Phù hợp với môi trường, hiểu biết, trình độ, đạo đức.
Trang phục đẹp: hợp văn hoá, đạo đức, môi trường.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Phép tổng hợp thường được thực hiện ở cuối văn bản.
3. Mối quan hệ giữa lập luận phân tích và tổng hợp.
Như vậy, hai phương pháp phân tích, tổng hợp tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau, vì phân tích rồi tổng hợp mới có ý nghĩa, có phân tích mới có cơ sở để tổng hợp.
Trong văn bản Trang phục, các phép phân tích và tổng hợp có tác dụng giúp người đọc hiểu sâu sắc, cặn kẽ chủ đề.
II. Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2. Luyện tập (15 phút)
GV hướng dẫn HS làm các bài tập SGK
Bài tập 1, 2, 3.
Củng cố (3 phút): Theo nội dung ghi nhớ và bài tập
Dặn dò: (2 Phút): Hoàn thành các bài tập, nắm nội dung ghi nhớ.
 Chuẩn bi bài mới: Phép phân tích và tổng hợp.
D. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................
Tuần 21
Tiết 95
 LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Ngày soạn: 9/1/2010
Ngày giảng: 11/1/2010
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
Hiểu và vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.
Rèn kĩ năng nghị luận có sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
B. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi bài tập, câu hỏi, nội dung thảo luận.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra: (3 ph ... ùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng  
+ Nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng
àTóm lại,dưới mắt nhà khoa học, chó sói chỉ là một vật hung dữ, đáng ghét.
2. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phôngten
a) Hình tượng cừu trong thơ La Phôngten
- Tác giả đã đặt chú cừu non bé bỏng vào hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối.
- Gặp chó sói:
+ Cừu gọi: “bệ hạ”, xưng “kẻ hèn này”.
- Ra sức thanh minh cho mình 
àThế nhưng cừu vẫn bị sói tha vào rừng ăn thịt.Ý thức là kẻ yếu nên hết sức nhún nhường tới mức nhút nhát.
b) Hình tượng chó sói
Chó sói xuất hiện kiếm cớ gây sự với cừu non bên dòng suối:
à muốn ăn thịt nhưng giấu tâm địa
- Lời nói của sói thật vô lý. Đó là lời lẽ của kẻ gian ngoan, xảo trá, ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu.
=> Sói đáng ghét bởi nó gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu, là một bạo chúa.
- Sói là tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh, chỉ là một gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn đòn.
+ Mục đích : Xây dựng hình tượng nghệ thuật (Cừu non đáng thương, Sói độc ác, đáng ghét).
*Đặc trưng của STNT là: xây dựng nhân vật dựa trên cái nhìn từ tâm hồn của nhà văn.
Hoạt động 3. Tổng kết (5 phút)
- Nêu mục đích lập luận của H. Ten.
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ : SGK
Củng cố (3 phút): HS đọc ghi nhớ SGK và làm bài tập trắc nghiệm.
Dặn dò: (2 Phút): Nắm nội dung bài học.
 Chuẩn bị bài mới: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
D. Rút kinh nghiệm:
 ....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 24
Tiết 108
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ 
Ngày soạn: 30/1/2010
Ngày giảng: 1/2/2010
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
B. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi bố cục, sơ đồ luận điểm.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra: (3 phút)
3. Bài mới: a/ Giới thiệu: (1 phút)
	 b/ Nội dung hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí ( 20 phút)
GV cho HS đọc văn bản “Tri thức là sức mạnh” 
GV nêu các câu hỏi SGK để HS suy nghĩ, trả lời.
HS trả lời. GV bổ sung: 5 nội dung:
Bàn về sức mạnh của tri thức.
Bài văn chia làm 3 đoạn. 
Sử dụng phép lập luận tổng hợp, phân tích, giải thích, chứng minh.
Nghị luận về tư tưởng, hiện tượng trong đòi sống xã hội.
Vậy thế nào là nghị luận về tư tưởng, đạo lí? 
HS trả lời. HS đọc ghi nhớ.
I/ Tìm hiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí
* Văn bản: Tri thức là sức mạnh.
+ Đoạn 1: Khẳng định sức mạnh của tri thức
+ Đoạn 2: Giải thích sức mạnh của tri thức.
+ Đoạn 3: Liên hệ thực tế trong nước.
Các câu mang luận điểm: ........
* Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc tư tưởng đạo lí, lối sống ... của con người.
Hoạt động 2: Luyện tập (15 phút)
Gv cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK 
HS làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày
GV bổ sung, hoàn chỉnh bài làm.
 Nghị luận về một vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Vấn đề NL: Thời gian và giá trị của thời gian.
Văn bản “ Thời gian là vàng” 
Luận điểm chính: Thời gian là vàng.
Luận cứ: 
+ Thời gian là sự sống
+ Thời gian là thắng lợi
+ Thời gian là tiền
+ Thời gian là tri thức.
Củng cố (3 phút): HS đọc lại ghi nhớ SGK 
Dặn dò: (2 Phút): Nắm nội dung bài học.
 Chuẩn bị bài mới: Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
D. Rút kinh nghiệm:
 ....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 24
Tiết 109
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Nâng cao hiểu biết kỹ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.
- Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Nhận biết một số biện pháp thường dùng trong việc tạo lập văn bản, biểu bảng
B. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi bài tập, nội dung thảo luận.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra: (3 phút)
3. Bài mới: a/ Giới thiệu: (1 phút)
	 b/ Nội dung hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm liên kết
HS đọc đoạn văn trong SGK(bảng phụ)và thảo luận, sau đó trả lời các câu hỏi.
1. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có liên quan như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì? Những nội dung câu ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn? Nêu nhận xét trình tự sắp xếp các câu trong đoạn.
GV: sự gắn kết logic giữa đoạn văn với văn bản, sự gắn kết logic giữa các câu với đoạn văn gọi là liên kết nội dung. Vậy thế nào là liên kết nội dung?
HS tìm các ý về liên kết nội dung trong phần Ghi nhớ.
HS tiếp tục thảo luận câu hỏi 3: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? Qua những phép liên kết nào?
GV: Như vậy ngoài liên kết nội dung còn dùng từ ngữ để liên kết. Đó là liên kết hình thức. Vậy có những biện pháp liên kết hình thức nào?
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
I. Khái niệm liên kết
1. Liên kết nội dung
Nhận xét
Chủ đề văn bản: bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại là một trong yếu tố góp thành chủ đề chung của văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ”.
- Nội dung chính của các câu trong đoạn văn:
Câu 1. Tác phẩm văn nghệ phản ánh thực tại;
Câu 2. Khi phản ánh thực tại nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ. 
Câu 3. Những cách thức khác nhau để thực hiện sự đóng góp đó.
- Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo trình tự hợp lý: câu trước nêu vấn đề câu sau là sự mở rộng, phát triển nghĩa của câu trước.
c) Ghi nhớ: SGK 
2. Liên kết hình thức.
a) Nhận xét.
Mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện ở:
- Sự lặp lại các từ: Tác phẩm(1) - tác phẩm (3) 
- Sử dụng từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm (1) - nghệ sĩ(2)
-Sử dụng từ thay thế : nghệ sĩ (2) - anh (3)
- Sử dụng quan hệ từ “nhưng” nối câu (1) với câu (2).
- Sử dụng cụm từ đồng nghĩa : “Cái đã có rồi (2)” -“ những vật liệu mượn ở thực tại”.
b) ghi nhớ:SGK
Hoạt động 3. Luyện tập (15 phút)
HS làm bài tập 1 trong SGK theo sự hướng dẫn của GV.
HS đọc đoạnvăn - các nhóm thảo luận câu hỏi trong SGK.
- Chủ đề của đoạn văn.
- Nội dung các câu trong đoạn văn.
- Phân tích sự liên kết vềhình thức giữa các câu trong đoạn văn.
III. Luyện tập
- Chủ đề: Khẳng định vị trí của con người Việt Nam và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.
- Nội dung các câu trong đoạn văn đều hướng vào chủ đề đó của đoạn:
Câu 1: Cái mạnh của con người Việt Nam: Thông minh, nhạy bén với cái mới. Câu 2: Bản chất trời phú ấy (Cái mạnh ấy), thông minh và sáng tạo là yêu cầu hàng đầu. Câu 3: Bên cạnh cái mạnh còn tồn tại cái yếu. Câu 4: Thiếu hụt về kiến thức cơ bản. Câu 5. Biện pháp khắc phục lỗ hổng ấy mơi thích ứng nền kinh tế mới.
- Các câu được liên kết bằng các phép liên kết:
- Bản chất trời phú ấy (chỉ sự thông minh, nhạy bén với cái mới) liên kết câu (2) với câu (1).
- Từ Nhưng nối câu (3) với câu (2).
- Từ ấy là nối câu (4) với (3)
- Từ lỗ hổng được lặp lại ở (4) và câu (5).
- Từ thông minh ở câu (5) được lặp lại ở câu (1).
Củng cố (3 phút): HS đọc ghi nhớ SGK và làm bài tập 
Dặn dò: (2 Phút): Nắm nội dung bài học. Hoàn thành bài tập.
 Chuẩn bị bài mới: Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn.
D. Rút kinh nghiệm:
 ....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 24
Tiết 110
LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Nâng cao hiểu biết kỹ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.
- Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Nhận biết một số biện pháp thường dùng trong việc tạo lập văn bản, biểu bảng
B. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi bài tập, nội dung thảo luận.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra: (3 phút)
3. Bài mới: a/ Giới thiệu: (1 phút)
	 b/ Nội dung hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
HS làm việc đọc lập, trả lời.
GV bổ sung, nhận xét.
1. Các biện pháp liên kết câu và liên kết đoạn văn:
a. Phép lặp và trường liên tưởng.
b. Phép lặp.
c. Phép nối.
d. Phép liên tưởng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2.
GV chia nhóm để HS trao đổi, trình bày, bổ sung.
GV nhận xét
2. Phép nối: 
- Trong khi đó
- các cặp từ trái nghĩa.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài tập 3 
GV yêu cầu HS đọc bài tập
HS đọc, thảo luận nhóm. Trình bày.
GV hoàn chỉnh.
3a. Lỗi liên kết nội dung
3b. Lỗi Logic hình thức.
“ Năm 19 tuổi, chị đẻ đứa con trai. Sau đó chồng mắc bệnh. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi, cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng. Sau đó, anh ốm liền trong hai năm rồi chết”
Củng cố (3 phút): Theo nội dung ghi nhớ và bài tập.
Dặn dò: (2 Phút): Hoàn thành bài tập.
 Chuẩn bị bài: Con cò ( Chế Lan Viên)
 Chuẩn bị bài mới: Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn.
D. Rút kinh nghiệm:
 ....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_20_den_24_giao_vien_huynh_thi_hong_vy.doc