Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - GV: Ngô Trường Chinh - Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - GV: Ngô Trường Chinh - Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận

Tuần 20

* Phần VB - Tiết 91, 92

Bài : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

A/ Mục Tiêu :

1. Kiến thức : HS hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm

 2. Kĩ năng : RL thêm cách viết văn NL qua việc lĩnh hội bài văn

 3. Thái độ : Có hứng thú đọc sách để tích lũy kiến thức

B/ Phương Tiện :

 * GV : SGV , SGK ,Giáo án , Bảng phụ .

 * HS : SGK , Vở ghi , giấy nháp

C/ Tiến trình lên lớp: :

( Tiết 91 )

I. Ổn định lớp.

 II. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 III. Bài mới:

 1. GTB: Nêu mục tiêu tiết học.

 2. Các hoạt động.

 * HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu thông tin ngoài vb

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - GV: Ngô Trường Chinh - Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/12 Dạy lớp: 9/2, 9/6
Tuần 20
* Phần VB - Tiết 91, 92
Bài : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
A/ Mục Tiêu : 	
1. Kiến thức : HS hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm 
 	2. Kĩ năng : RL thêm cách viết văn NL qua việc lĩnh hội bài văn 
 	3. Thái độ : Có hứng thú đọc sách để tích lũy kiến thức 
B/ Phương Tiện :
 	* GV : SGV , SGK ,Giáo án , Bảng phụ .
 	* HS : SGK , Vở ghi , giấy nháp 
C/ Tiến trình lên lớp: :
( Tiết 91 )
I. Ổn định lớp. 
	II. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	III. Bài mới:
	1. GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
	2. Các hoạt động.
	* HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu thông tin ngoài vb
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Dựa vào phần CT(*) và phần cuối VB , cho em biết gì về t/giả , về xuất xứ bài văn ?
- GV :Dựa vào “NDLY” (SGV) bổ sung 
- HS phát triển theo yêu cầu .
- HS khác nhận xét bổ sung 
A/ Giới thiệu chung :
 1. T/giả : Chu Quang Tiềm (1897- 1986) nhà Mĩ học , lí luận Văn học nổi tiếng của TQ 
 2. T/phẩm : 
 + Xuất xứ : Trích trong danh nhân  đọc sách 
 + PTDĐ : Nghi luận 
*HĐ2 : Đọc, tìm hiểu chung.
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV đọc mẫu 1 đoạn và nêu cách đọc 
- Gọi từ 1-> 3 HS đọc
? Trong VB có những từ khó nào cần giải thích ?
- Nhận xét.
? Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì ?
- Dựa vào bố cục của bài viết hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy ?
- GV bổ sung , chốt ý.
- Gv nhấn mạnh : Bố cục trên vừa hợp lí vừa chặt chẽ 
- HS theo dõi nhận tức 
- HS đọc , lớp theo dõi 
- HS nêu và gt như SGK 
- HS dựa vào sự chuẩn bị ở nhà -> phát biểu theo yêu cầu .
- Lớp nhận xét , bổ sung
B/ Học – hiểu VB :
I/. Đọc,xem chú thích từ :
II/ Tìm hiểu luận điểm qua bố cục :
- Phần 1(từ đầu -> “TG’mới”) k/định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
- Phần 2 ( tiếp theo -> lực lượng) nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc của việc đọc sách trong tình hình hiện nay 
- Phần 3 (phần còn lại ) bàn về phương pháp đọc sách 
	* HĐ3 : Hướng dẫn phân tích - Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách.
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hướng dẫn phân tích tầm quan trọng và ý ngĩa của việc đọc sách.
- Cho HS đọc lại phần 1
? Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ? Việc đọc sách có ý nghĩa gì ?
-GV :Bổ sung , chốt ý 
- Giảng : ( liên hệ thực tế những thành tựu về KH ,KT ,VH”) 
-> Nhấn mạnh : Đọc sách giúp con người mở rông tầm hiểu biết , không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua
- HS đọc , lớp chú ý 
- HS phát biểu theo yêu cầu lớp nhận xét , bổ sung 
- Nhận thức.
- Theo dõi GV chốt ý -> tự ghi nhận
III/ Phân tích : 
1. Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách :
-Tầm quan trọng của việc đọc sách : sách lưu trữ tinh hoa của nhân loại từ trước đến nay , mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển của loài người , chính vì thế , đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết .
- Ý nghĩa của việc đọc sách : Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết, là sự chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai một cách vững chắc , không thể tiến xa nếu không nắm được những thành tựu của nhân loại .
	IV/ Củng cố : ? Đọc sách có tầm quan trọng và ý nghĩa như thế . Em hãy cho biết hàng ngày em đã đọc những loại sách nào ? Đọc như thế nào ? việc đọc sách đã giúp ích gì cho em ? 
-GV: Cách lựa chọn sách khi đọc cũng như việc đọc như thế nào là điều hết sức quan trọng. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau.
V/ Dặn dò : Nhắc nhở HS : 
+ Nắm vững nội dung vừa tìm hiểu 
+ Đọc lại VB ,tiếp tục tìm hiểu ( theo câu hỏi mục đọc – hiểu VB )
* Nhận xét: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
( Tiết 92 )
I/ Ổn định lớp : 
II/ Kiểm tra : 1. Nêu các luận điểm chính trong văn bản “ Bàn sách “
 2. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách .
III/ Bài mới :
 1. ĐVĐ : GV nhắc lại ND đã được đề cập ở mục “củng cố “-( tiết 91) Từ đó nêu mục tiêu tiết học.
 2. Các hoạt động.
	*HĐ4: Tìm hiểu cách lựa chọn sách khi đọc.
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Hướng dẫn phân tích lời bàn của t/giả về cách lựa chọn sách khi đọc .
? Muốn tích lũy học vấn , đọc sách có hiệu quả , tại sao cần phải lựa chọn sách khi đọc ?
- GV bổ sung chốt ý 
* Bình giảng : ( liên hệ thực tế ) 
 + Chu Quang Tiềm châm biếm một học giả trẻ ,khoe đọc hàng vạn cuốn sách , cách đọc “ liếc qua” tuy nhiều mà lưu tâm thì rất ít , “ hư danh nông cạn “ khác nào “ ăn tươi nuốt sống “ 
+ Trước hàng biển sách, hàng núi sách , nhiều người vì tham nhiều mà không vụ thực chất  lãng phí thời gian và sức lực 
? Theo t/giả , cần lựa chọn sách để đọc như thế nào ?
- Gọi HS bổ sung 
- Nhận xét , tóm ý và liên hệ thực tế .
* Bình : t/giả khẳng định thật đúng rằng : “ trên đời không có học vấn nào cô lập , tách rời các học vấn khác “ vì thế “ không biết rộng thì không thể chuyện , không thông thái thì không thể nắm gọn “ . ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự trãi của một học giả lớn . 
- HS dựa vào Vb -> phát biểu theo yêu cầu ( chỉ ra 2 thiên hướng sai lạc ) 
- Lớp nhận xét , bổ sung.
- Theo dõi -> tự ghi nhận 
- Nhận thức. 
- HS phát biểu theo yêu cầu 
- Lớp nhận xét ,bổ sung 
- Nhận thức, ghi nhận.
III/ 2. Cách lựa chọn sách khi đọc :
 * Cần phải lựa chọn sách đọc vì :
- Sách nhiều khiến người ta dễ ra vào “ lối ăn tươi nuốt sống , không tiêu hóa được “ 
- Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn , lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích 
* Cách chọn sách đọc :
- Không tham đọc nhiều , đọc lung tung mà phải chọn đọc cho tinh , cho kĩ những quyển thật sự có giá trị , có lợi cho mình .
- Cần đọc kĩ các cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình .
- Cũng cần kết hợp đọc loại sách thường thức , sách ở lĩnh vực gần gũi , kế cận với CM của mình.
	*HĐ5: Tìm hiểu phương pháp đọc sách.
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Biết lựa chọn sách để đọc đã là một điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách , cùng với vấn đề này, Chu Quang Tiềm còn bàn thật cụ thể về cách đọc .
? Về phương pháp đọc sách, t/giả đã nêu những phương pháp nào đáng để cho chúng ta học tập , suy nghĩ ?
- GV : Nhận xét , bổ sung tròn ý .
* Nhấn mạnh : Theo tác giả đọc sách đâu chỉ là học tập tri thức, đó còn là chuyện RL tính cách, chuyện học làm người ( liên hệ thực tế ) 
 HS dựa vào phần cuối , tìm, phát biểu theo yêu cầu 
- Lớp nhận xét , bổ sung 
- theo dõi GV bổ sung , chốt ý – tự ghi nhận 
3/ Phương pháp đọc sách :
- Không nên đọc lướt mà phải biết suy nghĩ 
- Không nên đọc tràn lan , gặp gì đọc nấy theo sở thích , hứng thú cá nhân mà phải đọc theo kế hoạch , có hệ thống .
- Đọc sách gắn liền với sự kiên trì nhẫn nại nhằm hiểu biết thông tổ mọi điều trong sách .
	*HĐ6: Tìm hiểu NT lập luận.
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Bài văn có sức thuyết phục cao , theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố nào ? 
-GV: Bổ sung, chốt ý 
-GV treo bảng phụ ( có ghi bài tập, câu 8 _ trang 131 _ BTNV 9 ) yêu cầu HS chọn đáp án đúng ( ý a)
- HS dựa vào bố cục , cách triển khai luận điểm , lí lẻ dẫn chứng trong bài -> phát biểu theo yêu cầu .
- Lớp nhận xét , bổ sung 
- HS thực hiện và bài tập 
4. Nghệ thuật lập luận:
- ND lời bàn và cách trình bày vừa đạt lí vừa thấu tình .
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí , các ý kiến dẫn dắt tự nhiên
- Cách viết giàu h/ả 
	* HĐ7: Tổng kết.	 
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Cho HS tổng kết bài học 
 + Nội dung VB ?
 + Nghệ thuật lập luận?
- HS tổng kết bài học như phần “ GN”- SGK.
- HS phát biểu điều thấm thía nhất khi học Bàn về đọc sách .
III/ Tổng kết :
- Nhận thức đầy đủ, thấm thía hơn về tầm quan trọng của sách, ý nghĩa của việc đọc sách 
 - Cách lựa chọn sách để đọc
 - Cách đọc sách cụ thể ( cần nghiền ngẫm, biết liên hệ, )
IV/ Củng cố: Tổ chức cho HS thực hiện BT ở SGK ( HS Nhận thức đầy đủ, thấm thía hơn về tầm quan trọng của sách, ý nghĩa của việc đọc sách - Cách lựa chọn sách để đọc ; cách đọc sách cụ thể - cần nghiền ngẫm, biết liên hệ, )
V/ Dặn dò: Nhắc nhở HS : 
+ Đọc lại VB, nắm vững bài học .
 + Vận dụng thiết thực . 
 + Chuẩn bị bài khởi ngữ .
* Nhận xét: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn: 26/12 Dạy lớp: 9/2, 9/6
* Phần Tiếng Việt - Tiết 93
Bài : KHỞI NGỮ
A/ Mục Tiêu : 	
 	1.Kiến thức : - HS nhận biết Khởi ngữ , phân biệt Khởi ngữ với chủ ngữ trong câu .
 - Nhận biết công dụng của Khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó .
 	2. Kĩ năng : Biết đặt những câu có Khởi ngữ .
3. Thái độ : Có ý thức vận dụng thành phần này có hiệu quả .
B/ Phương Tiện : 
 	* GV : SGK , SGV, giáo án , bảng phụ.
 	* HS : SGK , vở ghi , tập soạn , giấy nháp.
C/ Tiến trình lên lớp.
	I/ Ổn định lớp :
II/ Kiểm tra : Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
III/ Bài mới :
 1. ĐVĐ : Nêu mục tiêu tiết học (nt)
 	 2. Các hoạt động:
* HĐ1 : Hình thành kiến thức về Khởi ngữ
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV nêu n/v ở mục I
- GV tổ chức cho HS thực hiện BT mục I _ SGK :
 + Cho HS đọc, chú ý câu có từ in đậm 
 + Yêu cầu HS x/đ CN trong câu có chứa từ in đậm 
 + Yêu cầu HS phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ :
Vị trí ?
Quan hệ với vị ngữ ? 
Chức năng ?
Có thể thêm các qht nào trước từ in đậm ?
- GV bổ sung tóm ý từng nội dung 
- GV chốt lại các đặc điểm 
? Em hãy cho biết thế nào là Khởi ngữ ?
- HS đọc, lớp chú ý .
- Cá nhân phát biểu, lớp bổ sung .
- Theo dõi GV tóm ý -> tự ghi nhận .
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
I/ Đặc điểm và công dụng của Khởi ngữ trong câu 
 1. Bài tập : ( Mục I _ SGK) 
 * X/đ CN trong câu có chứa từ in đậm .
 a_CN -> “anh” ( thứ 2 ) ; c_ CN -> “ chúng ta” ;
 b_CN -> “tôi”
* Phân biệt từ in đậm với CN 
 Các từ in đậm :
- Về vị trí : Đứng trước CN 
- Về chức năng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu .
- Về qh với VN : Không có qh C_V với VN.
- Trước nó, có thể thêm qht : về, đối với, là, làm.
=> Thành phần câu có đặc điểm như trên gọi là Khởi ngữ .
2. Kết luận : (GN – sgk)
* HĐ2: Luyện tập.
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Tổ chức cho HS thực hiện 2 BT ở SGK 
* Đối với BT2 , GV nhấn mạnh : Để nhấn mạnh đề tài ( vật , việc ) được nói đến trong câu người ta mới sử dụng thành phần Khởi ngữ .
- Cho HS làm BT 3 _ đặt câu .
- HS thực hành luyện tập.
 II/ Luyện tập :
* Gợi ý đáp án :
 1. a_ Điều này ; b_ Đối với ; c_ Một mình ; d_ Làm khí tượng ; e_ Dối với cháu .
 2. a_ Làm bài , anh ấy cẩn thận lắm 
 b_ Hiểu thì tôi hiểu rồi , nhưng giải thì tôi chưa giải được .
( HS tự làm )
	IV. Củng cố: - Cho HS hoạt động theo cặp – hỏi và trả lời có sử dụng thành phần khởi ngữ.
	 - Nhấn mạnh: Việc sd khởi ngữ không phải là việc làm tùy tiện – chỉ dùng khi muốn nhấn mạnh ý trong câu.
	V. Dặn dò: Nhắc nhở : + Học thuộc bài
 	 + Làm thêm các BT 
 	 + Chuẩn bị bài : Phép nhân tích tổng hợp .
* Nhận xét: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn: 27/12 Dạy lớp: 9/2, 9/6
Phần Tập làm văn – Tiết 94.
Bài: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP.
A/ Mục Tiêu :	
 	* Giúp HS : 1. Kiến thức : Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận tích , tổng hợp trong TLV nghị luận 
 2. Kĩ năng : RLKN TLV Nghị luận 
 3. Thái độ : HS hứng thú với kiểu văn này .
B/ Phương tiện :
 	* GV : SGK, SGV, giáo án.
 	* HS : SGK , vở ghi , tập soạn , giấy nháp .
C/ Tiến trình lên lớp.
I/ Ổn định lớp :
II/ Kiểm tra : Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
III/ Bài mới :
 	1. ĐVĐ: GV nêu mục tiêu của tiết học
 	2. Các hoạt động. 
* HĐ1: Tìm hiểu phép phân tích .
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Tổ chức cho HS tìm hiểu VB “ Trang phục” .
- Yêu cầu HS đọc VB 
* Hướng dẫn HS tìm hiểu phép phân tích bằng hệ thống câu hỏi sau :
? Ở đoạn mở đầu bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì ?
? Ở đoạn 2 tác giả đã nêu ra các dẫn chứng nào ? vì sao “không ai” làm cái điều phi lí như tác giả nêu ? việc không làm đó cho thấy những qui tắc nào trong ăn mặc của con người .
? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để nêu ra các dẫn chứng ?
- GV bổ sung , tóm ý 
* Giảng : Các giả định tác giả nêu qua phân tích , cho thấy chúng có sự ràng buộc vô hình ở bên trong, có mối liên hệ sâu sắc 
- HS đọc VB , lớp chú ý 
- HS dựa vào bài văn ( cùng với nội dung đã chuẩn bị ở nhà ) phát biểu theo từng câu hỏi .
- Lớp nhận xét , bổ sung .
- Theo dõi GV bổ sung , tóm ý -> tự ghi nhận .
I/ Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp :
 1. Bài tập : Tìm hiểu phép lập luận trong VB “ Trang phục” 
a. Tìm hiểu phép phân tích :
- Mở đầu bài viết tác giả nêu các dẫn chứng để nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề .
- Ở đoạn 2 t/giả nêu các d/c để cho thấy qui tắc ngầm của văn hóa chi phối cách ăn mặc của con người .
-> Tác giả đã nêu lên các giả định để chứng minh cho vấn đề: ăn mặc đồng bộ và chỉnh tề, phải phù hợp với hoàn cảnh – qui tắc ngầm của văn hóa ăn mặc .
=> Phép phân tích.
	* HĐ2 :Tìm hiểu phép tổng hợp .
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hướng dẫn HS tìm hiểu phép tổng hợp bằng hệ thống câu hỏi ; 
? Câu “ ăn mặc toàn xh” có phải là câu tổng hợp các ý đã nêu ở trên không ? nó có thâu tóm được các ý trong từng d/c cụ thể nêu trên không ?
? Từ tổng hợp qui tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào ? Nêu các đk qui định cái đẹp của trang phục như thế nào ?
? Câu văn cuối bài có phải là câu tổng hợp các hiện tượng nêu trên toàn bài hay không? Đó là phép lập luận gì ?
- Cho HS rút ra n/dung bài học 
- HS phát biểu theo yêu cầu .
- Lớp nhận xét , bổ sung .
- Theo dõi GV tóm ý -> tự ghi nhận .
- HS rút ra n/d như phần “GN”
b. Tìm hiểu phép tổng hợp :
- Câu” ăn mặc toàn xh” _ tổng hợp các ý đã nêu trên. Nó thâu tóm các ý trong từng dẫn chứng 
-> đó là phép lập luận tổng hợp – kết luận một phần văn bản .
- Từ đó bài viết mở rộng sang vấn đề : ăn mặc đẹp phải phù hợp : phù hợp với môi trường , hiểu biết , đạo đức .
- Câu văn cuối “ Thế đẹp “ _ chốt lại các vấn đề phân tích ở trên - KL toàn vộ VB 
-> phép lập luận tổng hợp .
2. Kết luận : ( GN – sgk)
IV/ Củng cố: Tổ chức cho HS luyện tập (sgk)
	* Đáp án:
BT1 : ( gợi ý SGK) 
BT2 ; BT3 : ( đã học ở tiết 91,92)
BT4 : Phương pháp phân tích , rất cần thiết trong lập luận, vì có qua sự phân tích lợi hại , đúng _ sai , thì các KL mới có sức thuyết phục.
V/ Dặn dò : Nhắc nhở HS : + Học thuộc bài .
 	 + Chuẩn bị bài Luyện tập.
* Nhận xét: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn: 28/12 Dạy lớp: 9/2, 9/6
* Phần Tập làm văn - Tiết 95
Bài : LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A/ Mục Tiêu : 	 
 	 1. Kiến thức : Củng cố lí thuyết về phép phân tích , tổng hợp .
 	 2. Kĩ năng : RLKN phân tích , tổng hợp trong lập luận _ ( trọng tâm) 
 	 3. Thái độ : HS hứng thú làm văn Nghị luận
B/ Phương Tiện :
 	* GV : SGK, SGV, giáo án 
 	* HS : SGK, vở ghi ,tập soạn ,giấy nháp 
C/ Tiến trình lên lớp :
I/ Ổn định lớp :
II/ Kiểm tra : Thế nào là phép phân tích , tổng hợp ?
III/ Bài mới : 
 	1. ĐVĐ: GV nêu mục tiêu tiết học .
 	2. Nội dung :
* HĐ1 : Tổ chức thực hiện BT1-sgk.
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Bước 1: Cho HS đọc đoạn văn (a) và thảo luận chỉ ra trình tự phân tích ở đoạn văn .
-> GV Bổ sung , chốt ý .
* Bước 2: Cho HS đọc đoạn văn (b) và chỉ ra trình tự phân tích .
->GV nhận xét , sửa.
- HS đọc , lớp chú ý .
- Trao đổi, điều chỉnh n/dung đã chuẩn bị ở nhà .
- Phát biểu theo chỉ định , lớp bổ sung .
- Theo dõi GV sửa_ tự ghi nhận.
- HS đọc đoạn văn (b) lớp theo dõi 
- Phát biểu , lớp nhận xét , bổ sung 
- Ghi nhận.
1. Phân tích phép lập luận ( mục 1_ SGK ) 
 * Đoạn trích (a) : Từ cái “hay cả hồn lẩn xác , hay cả bài “ t/giả chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay cả bài :
- Cái hay ở các điệu xanh 
- Ở những cử động 
- Ở các vần thơ 
- Ở các chữ không non ép 
 * Đoạn trích (b):
- Đoạn nhỏ mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt 
- Đoạn nhỏ tiếp theo pt từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mọi người .
*HĐ2: Tổ chức cho HS thực hiện BT2,3,4 -sgk
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV nêu vấn đề (BT2) 
- Yêu cầu HS thực hành phân tích .
- Gọi 1 số HS đọc trước lớp.
- GV nhận xét , sửa .
* Tổ chức cho HS thực hiện BT3_ SGK 
- GV nêu vấn đề : phân tích lý do khiến mọi người phải đọc sách .
- Cho HS thảo luận, làm bài .
* Tổ chức cho HS thực hành viết đoạn văn tổng hợp 
1. Nêu tổng hợp tác hại của lối học đối phó ( trên cơ sở pt ở BT2) 
2. Tổng hợp những điều đã phân tích về việc đọc sách (BT3)
- GV nhận xét , sửa
- HS thảo luận, giải thích hiện tượng rồi phân tích ( ghi vào giấy nháp các ý phân tích ) 
- HS đọc trước lớp, HS khác nhận xét , bổ sung.
- HS thảo luận, làm dàn ý phân tích vào giấy .
- HS đọc trước lớp _ HS khác bổ sung .
- HS nhận định viết đoạn tổng hợp theo yêu cầu .
- HS đọc trước lớp, HS khác nhận xét bổ sung.
2.Thực hành phân tích :
* Gợi ý đáp án : ( BT2) 
- Học đối phó là học bị động, cốt đối phó với đòi hỏi của thầy cô, thi cử .
-> Học không hứng thú -> chán học hiệu quả thấp .
- Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học .
- Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch
* Gợi ý đáp án : ( BT3) 
- Sách vở đã đúc kết tri thức của nhân loại 
- Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách 
- Đọc sách không cần đọc nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu ,...
- Bên cạnh đọc sách chuyên sâu, cần phải đọc rộng 
* Gợi ý đoạn văn tổng hợp :
1. Học đối phó là lối học bị động, hình thức không lấy việc học làm mục đích chính . Lối học đó chẳng những làm cho người học mệt mỏi, mà còn không tạo ra được nhân tài đích thực cho đất nước.
2. Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, để hổ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu .
	IV Củng cố: Cho HS đọc đoạn văn phân tích.
	V. Dặn dò: - Nhắc nhở :
 + Sửa lại các đoạn văn cho hoàn chỉnh 
 + Chuẩn bị bài Tiếng nói văn nghệ 
* Nhận xét: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_20_gv_ngo_truong_chinh_trung_hoc_co_s.doc