Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Tiết 96,97,98,99,100

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Tiết 96,97,98,99,100

TUẦN 20

Ngày giảng:

TIẾT 96

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 (Nguyễn Đình Thi)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 Kiến thức: Qua bài giúp học sinh hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.

 Kỹ năng: Hiểu thấu cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Thi.

 Thái độ: Bồi dưỡng thái độ yêu thích môn học Ngữ văn.

II/ CHUẨN BỊ: Thầy: - Ảnh tác giả Nguyễn Đình Thi

 Trò: - Văn bản, trả lời câu hỏi SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1/ Tổ chức: (1')

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Tiết 96,97,98,99,100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày giảng:
Tiết 96
Tiếng nói của văn nghệ
 (Nguyễn Đình Thi) 
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
	 Kiến thức: Qua bài giúp học sinh hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người. 
	 Kỹ năng: Hiểu thấu cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Thi.
	 Thái độ: Bồi dưỡng thái độ yêu thích môn học Ngữ văn.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - ảnh tác giả Nguyễn Đình Thi
 Trò: - Văn bản, trả lời câu hỏi SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I:
2/ Kiểm tra: - Em hãy nêu sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách? Cần đọc như thế nào để có hiệu quả cao?
 3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt độngi I:
 HDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV: Hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Đình Thi.
HS: Nêu theo phần chú giải SGK.
GV: Ông là thành viên Hội Văn hoá cứu quốc, 1945, là tổng thư ký hội văn hoá cứu quốc, đại biểu Quốc hội khoá đầu, từng làm tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, 1996 được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
GV: Tiểu luận "Tiếng nói văn nghệ" của ông được ra đời khi nào?
Hoạt động Ii: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: Đọc mẫu - hướng dẫn học sinh đọc mạch lạc, diễn cảm. Nhận xét cách đọc.
HS: Đọc chú thích SGK.
Hoạt động Iii: HDHS tìm hiểu văn bản.
GV: Theo em, văn bản được viết theo kiểu thể loại nào?
HS: Kiểu văn bản nghị luận, lập luận, giải thích và chứng minh.
GV: Hãy nêu bố cục của văn bản.
HS: Đoạn 1: Từ đầu đến tâm hồn
 Đoạn 2: Còn lại
HS: Đọc đoạn đầu.
GV: Luận điểm từ đầu tác giả nêu ra là gì?
HS: Văn nghệ không chỉ thể hiện thực tại khách quan mà thể hiện tư tưởng tình cảm của nghệ sĩ.
GV: Văn nghệ thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác, anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn gửi muốn đem phần của mình góp vào đời sống xung quanh.
GV: Để làm sáng tỏ nhận định trên, tác giả đã đưa ra và phân tích những dẫn chứng nào?
HS: Truyện Kiều- Nguyễn Du (hai dẫn chứng tiêu biểu).
GV: Hai câu thơ đặc sắc giúp ta hình dung những gì?
HS: Đẹp của thiên nhiên
GV: Đọc hai câu thơ người đọc có cảm nhận ra sao?
- Qua đó em hiểu gì về ý đồ của tác giả?
HS: Lời gửi, lời nhắn về một trong những nội dung của truyện Kiều.
GV: Đọc đoạn nói về cái chết thảm khốc của An-na Ca-rê-nhi-na (LTônxtôi), người đọc có tâm trạng ra sao?
GV: Lời gửi nhắn có nội dung tư tưởng tình cảm như thế nào?
HS: Nội dung tư tưởng độc đáo của tác phẩm văn học.
GV: Lời gửi nhắn này luôn toát lên từ nội dung hình tượng khách quan được biểu hiện trong tác phẩm nhưng nhiều khi được nói ra một cách rõ ràng, trực tiếp, có chủ định.
GV: Gọi học sinh đọc 4 câu thơ SGK/13.
Hoạt động Iv:
4/ Củng cố: - Hệ thống bài
 - Nói về nội dung của văn nghệ tác giả đề cập ở mấy khía cạnh, đó là khía cạnh nào?
4'
5’
5’
26’
3'
ĐA: - Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
- Nếu không có sách, không đọc sách: Là xoá bỏ quá khứ, tụt lùi, lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo ngu xuẩn.
- Đọc sách là chuẩn bị hành trang thực lực để tiến xa.
- Cách đọc: lựa chọn sách tốt để đọc.
+ Đọc từ từ, đọc thuộc lòng
+ Đọc say mê, đọc suy nghĩ
+Đọc hiểu.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: Sinh 1924-2003. Quê ở Hà Nội.
2. Tác phẩm: Viết năm 1948 in trong cuốn "Mấy vấn đề văn học".
II. Đọc- chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích:
III. Tìm hiểu văn bản:
A. Vài nét chung:
1. Kiểu văn bản: Văn bản nghị luận: lập luận giải thích - chứng minh.
2. Bố cục: Chia hai đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến "tâm hồn": Văn nghệ phản ánh thực tại khách quan.
- Đoạn 2: Còn lại: Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ.
B. Phân tích:
1. Nội dung của văn nghệ:
a. Tư tưởng, tình cảm độc đáo.
Tg đưa ra dẫn chứng:
- Truyện Kiều- Nguyễn Du
+ Hai câu tả cảnh mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên.
+ Làm ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả muốn miêu tả.
+ Sức sống tươi trẻ luôn tái sinh.
--> Lời gửi, lời nhắn về một trong những nội dung của truyện Kiều.
- Cái chết thảm khốc của An-na Ca-rê-nhi-na (LTônxtôi) 
--> làm người ta bâng khuâng, thương cảm.
=> Lời gửi, nhắn có nội dung tư tưởng, tình cảm độc đáo của tác phẩm văn học.
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài. Soạn phần còn lại.
Ngày giảng:
Tiết 97 (Tiếp)
Tiếng nói của văn nghệ
 (Nguyễn Đình Thi) 
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
	 Kiến thức: Qua bài giúp học sinh hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người. 
	 Kỹ năng: Hiểu thấu cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Thi.
 	 Thái độ: Bồi dưỡng thái độ yêu thích môn học Ngữ văn.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Bài soạn, tài liệu GV.
 Trò: - Soạn- Trả lời phần hướng dẫn chuẩn bị bài.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I : 
2/ Kiểm tra: - Nội dung của văn nghệ có từ trong tình cảm độc đáo như thế nào?
3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động iI : 
Tìm hiểu văn bản (Tiếp).
GV: Nội dung tác phẩm văn nghệ lấy chất liệu từ đời sống không sao chép.
? Tác phẩm văn nghệ có phải là câu chuyện, là con người ở ngoài đời không? Quan trọng là gì?
HS: Quan trọng là tư tưởng, tấm lòng người nghệ sĩ gửi vào đó.
GV: Tác phẩm văn nghệ thể hiện điều gì?
HS: Tác phẩm văn nghệ chứa đựng say sưa, vui buồn của nghệ sĩ.
GV: Gọi học sinh đọc/14.
? Nội dung văn nghệ có tác động gì đến nhận thức của người tiếp nhận?
HS: Rung cảm nhận thức của từng người tiếp nhận.
GV: Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của bộ môn khác như thế nào?
HS: Khám phá chiều sâu của tính cách.
GV: Văn nghệ mang tính cụ thể sinh động. Nó có vai trò gì với con người?
HS: Là đời sống tình cảm của con người.
GV: Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người ra sao?
HS: Văn nghệ giúp ta sống đầy đủ hơn.
GV: Với những sinh hoạt khắc khổ của con người, văn nghệ có tầm quan trọng như thế nào?
HS: Văn nghệ giúp làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày.
GV: Nếu không có văn nghệ thì đời sống con người sẽ ra sao?
(Liên hệ: "Sống mà thiếu thốn lời ca khác nào cuộc sống cách xa mặt trời").
GV: Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ đâu?
HS: Bắt nguồn từ nội dung của nó à con đường đến với người đọc, người nghe.
GV: Tác phẩm của văn nghệ chứa đựng vấn đề gì?
HS: Chứa đựng tình yêu ghét, sự vui buồn của con người.
GV: Tác phẩm của văn nghệ có tác động gì đến cảm xúc của con người?
HS: Lay động cảm xúc, đi vào nhận thức của tâm hồn qua con đường tình cảm.
GV: Văn nghệ tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy nó góp phần như thế nào với nhận thức của mỗi người?
HS: Giúp mọi người tự nhận thức chính mình.
GV: Văn nghệ thực hiện chức năng của nó ra sao?
HS: Văn nghệ tác động một cách tự nhiên có hiệu quả lâu bền.
GV: Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi?
HS: - Bố cục: chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên.
- Viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng.
- Giọng văn chân thành, say sưa.
* Ghi nhớ: SGK/117.
Hoạt động Iii: HDHS luyện tập.
GV: Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích nhất- phân tích ý nghĩa và tác dụng của tác phẩm văn nghệ với bản thân.
HS: Suy nghĩ và phát triển theo ý hiểu.
GV: Nhận xét - đánh giá.
Hoạt động iv
4/ Củng cố: - Hệ thống bài
 - Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ. 
3'
18’
7’
3'
ĐA: Tg đưa ra dẫn chứng:
- Truyện Kiều- Nguyễn Du
+ Hai câu tả cảnh mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên.
+ Làm ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả muốn miêu tả.
+ Sức sống tươi trẻ luôn tái sinh.
--> Lời gửi, lời nhắn về một trong những nội dung của truyện Kiều.
- Cái chết thảm khốc của An-na Ca-rê-nhi-na (LTônxtôi) 
--> làm người ta bâng khuâng, thương cảm.
=> Lời gửi, nhắn có nội dung tư tưởng, tình cảm độc đáo của tác phẩm văn học.
III. Tìm hiểu văn bản:
2. Nội dung phản ánh.
- Tác phẩm văn nghệ chứa đựng say sưa, vui buồn, yêu ghét của nghệ sĩ.
+ Rung cảm nhận thức của từng người tiếp nhận.
+ Tập trung khám phá thể hiện chiều sâu của tính cách.
3. Vai trò của văn nghệ:
- Văn nghệ giúp ta sống đầy đủ hơn.
- Văn nghệ giúp làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày.
4. Tiếng nói của văn nghệ đến người đọc, khả năng kỳ diệu của văn nghệ.
- Tác phẩm của văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, sự vui buồn của con người.
- Lay động cảm xúc, đi vào nhận thức của tâm hồn qua con đường tình cảm.
--> Giúp mọi người tự nhận thức chính mình => có hiệu quả lâu bền.
5. Nét đặc sắc nghệ thuật:
- Bố cục: chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên.
- Viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng.
- Giọng văn chân thành, say sưa.
* Ghi nhớ: SGK/117.
IV. Luyện tập:
Bài tập SGK/17.
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài theo câu hỏi SGK
 - Chuẩn bị bài Các thành phần biệt lập
Ngày giảng:
Tiết 98
các thành phần biệt lập
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
	 Kiến thức: Qua bài giúp học sinh hiểu về hai thành phần biệt lập: Tình thái- cảm thán. Nắm được công dụng của mỗi thành phần tình thái- thành phần cảm thán.
	 Thái độ: Nghiêm túc khi dùng từ, đặt câu.	
	 Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu.
II/ Chuẩn bị:
 Thầy: - Bảng phụ- ghi ví dụ 1,2 (18).
 Trò: - Làm bài
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
2/ Kiểm tra: Thế nào là khởi ngữ? Khởi ngữ có khả năng kết hợp với từ nào trước nó? cho VD?
3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động iI: HDHS xác định thành phần biệt lập.
GV: Đưa ví dụ (bảng phụ).
HS: Đọc ví dụ a, b/18.
GV: Các từ in đậm trong các câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nói trong câu như thế nào?
HS: Loại thứ nhất nằm trong thành phần của câu, nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu như: CN- VN- BN
Loại thứ hai không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu à thành phần biệt lập.
GV: Theo em hai từ in đậm trên, từ nào có độ tin cậy cao hơn?
HS: Từ Chắc
- Từ có lẽ là ý kiến của người nói.
GV: Nếu như không có từ in đậm trên, thì sự việc của câu chứa chúng có gì khác không? Vì sao?
HS: Không có chúng thì sự việc nói trong câu không có gì thay đổi.
GV: Các từ in đậm là thành phần tình thái. Vậy em hiểu thành phần tình thái là gì?
HS: Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Hoạt động iII: HDHS xác định thành phần cảm thán.
GV: Đưa ví dụ (bảng phụ).
HS: Đọc ví dụ.
GV: Các từ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
GV: Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu: ồ, trời ơi?
HS: Nhờ phần câu tiếp sau tiếng này.
GV: Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?
HS: Giúp người nói giãi bày nỗi lòng.
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/16.
Hoạt động Iv: HDHS luyện tập.
HS: Hoạt động nhóm
GV: Giao việc (bài 1).
HS: Trao đổi- thảo luận
N1-3: Trình bày
N2-4: Nhận xét
GV: Đánh giá, kết luận.
GV: Hãy xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn)?
HS: Sắp xếp- sau đó lên trình bày.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Đọc yêu cầu bài 3.
HS: Làm bài- lên trình bày.
GV: Nhận xét- đánh giá.
Với lòng mong mỏi của anh, chắc anh nghĩ rằng
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài 4 ở nhà.
Hoạt động Iv:
4/ Củng cố: - Hệ thống bài
 - Nêu ghi nhớ /18
17’
10'
3'
ĐA: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề dài nói đến trong câu
- Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
- Nêu được VD.
I. Thành phần biệt lâp (tình thái):
1. Ví dụ: Đoạn trích chiếc lược ngà.
2. Nhận xét:
- Chắc, có lẽ --> là nhận định của người nói với sự việc.
- Nếu không có chúng thì sự việc nói trong câu không có gì thay đổi.
II. Thành phần cảm thán:
1. Ví dụ: (phần 2).
2. Nhận xét:
- Các từ ồ, trời ơi không chỉ sự vật, sự việc gì.
* Ghi nhớ (98).
III. Luyện tập:
Bài 1 (19):
- Các từ tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ
- Cảm thán: chao ôi
Bài 2 (19):
- Dường như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
Bài 3 (19):
- "Chắc chắn", có độ tin cậy cao nhất.
- "Hình như", có độ tin cậy thấp nhất
* Thứ nhất, theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy.
* Thứ hai, do thời gian, ngoại hình sự việc có thể không theo ý muốn chủ quan của người nói.
Bài 4 (19): Về nhà làm.
5/ Dặn dò: (1’) - Học bài, làm bài 4/19 
- Chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
Ngày giảng:
Tiết 99
chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
 (Vũ Khoan) 
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
	 Kiến thức: Qua bài giúp học sinh Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi và công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới. 
	 Kỹ năng: Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả
	 Thái độ: Bồi dưỡng thái độ yêu thích môn học Ngữ văn.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - ảnh tác giả Nguyễn Đình Thi
 Trò: - Văn bản, trả lời câu hỏi SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I:
2/ Kiểm tra: - Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy?
 3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt độngi I:
 HDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV: Hãy nêu những nét chính về tác giả Vũ Khoan.
HS: Nêu theo phần chú giải SGK.
Hoạt động Ii: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: Đọc mẫu - hướng dẫn học sinh đọc mạch lạc, diễn cảm. Nhận xét cách đọc.
HS: Đọc chú thích SGK.
Hoạt động Iii: HDHS tìm hiểu văn bản.
GV nêu vấn đề HS căn cứ vào nội dung văn bản phát biểu.
GV: Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử?
HS Thời điểm Chuyển giao hai thế kỷ và cũng là hai thiên niên kỷ.
GV giảng : Thông thường sau một thời gian dài chuẩn bị bước vào một chặng mới Người ta có nhu cầu nhìn lại, kiểm điểm lại mình trtên chặng đã qua và chuẩn bị hành trang đi tiếp chặng mới, thời điểm chuyển giao này lại đặc biệt có ý nghĩa đó là: Thời điểm Chuyển giao hai thế kỷ và cũng là hai thiên niên kỷ.
GV: Bài viết đã nêu vấn đề gì? 
HS CHuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
GV giảng: đối với DT ta thời điểm này có ý nghĩa quan trọng là chúng ta bước sang thế kỉ mới với mục tiêu phấn đấu rất cao, giải quyết nhiệm vụ cơ bản là một nước công nghiệp vào năm 2020 vì vậy bài viết này có ý nghĩa rất kịp thời.
GV Hãy tìm luận điểm chính ?
HS: Luận điểm nằn ở câu đầu tiên.
GV: Những yêu câu , nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta , cho thế hệ trẻ hiện nay là gì?
GV: Hãy tìm những luận cứ trong văn bản?
HS; Tìm luận cứ - GV cho HS đọc lại văn bản hướng dẫn các em tìm luận cứ.
GV: Tác giả cho rằng chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người điều đó có đúng không? Vì sao?
GV: Sau khi đưa ra luận cứ về con người TG còn đưa ra luận cứ nào nữa?
GV sử dụng bảng phụ.
Điểm mạnh
Điểm yếu
- Thông minh, nhạy bén với cái mới.
- Cần cù, sáng tạo
- Đoàn kết, đùm bọc nhau trong thời chiến.
-Thích ứng nhanh
- Thiếu kiến thức cơ bản, kém năng lực TH
- Thiếu KT tỉ mỉ, K coi trọng qui trình SX, chưa quen cường độ SX CN khẩn trương
- Đố kị nhau trong làm ăn, trong cuộc sống thời bình
- Hạn chế trong nếp nghĩ, kì thị với kinh doanh, quen bao cấp, sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, khôn vặt, ít giữ chữ tín trong làm ăn và trong quan hệ.
GV: Em hãy nhận xét thái độ của tác giả khi nêu lên những điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam?
( TG khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không rơi vào tình trạng đề cao quá mức hay tự ti miệt thị dân tộc)
GV: Hãy chỉ ra những thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong văn bản cho biết ý nghĩa và tác dụng của chúng?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/30
- GV nhấn mạnh các đơn vị kiến thức cơ bản trong phần ghi nhớ.
Hoạt động Iv:Hướng dẫn HS luyện tập 
GV nêu yêu cầu bài tập HS hoạt động nhóm - Cử đại diện trả lời.
- GV nhận xét, củng cố
Hoạt động v
4/ Củng cố: - Hệ thống bài
4'
5’
5’
26’
3'
ĐA: . Tiếng nói của văn nghệ đến người đọc, khả năng kỳ diệu của văn nghệ.
- Tác phẩm của văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, sự vui buồn của con người.
- Lay động cảm xúc, đi vào nhận thức của tâm hồn qua con đường tình cảm.
--> Giúp mọi người tự nhận thức chính mình => có hiệu quả lâu bền.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: Vũ Khoan là một nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, hiện là phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Tác phẩm: Vài viết đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001
II. Đọc- chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích:
III.Tìm hiểu văn bản:
1. Tìm hiểu chung
- Thời điểm: vào đầu năm 2001 khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu của thế kỉ mới -> Thời điểm Chuyển giao hai thế kỷ và cũng là hai thiên niên kỷ.
- Vấn đề được nêu trong bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Luận điểm: "Lớp trẻ Việt Nam ... nền kinh tế mới".-> Vấn đề này không những có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao mà còn có ý nghĩa về lâu dai
- Yêu cầu, nhiệm vụ: 
+ Chỉ ra điểm yếu, điểm mạnh.
+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
-> Điều kiện để phát triển đất nước.
2. Tìm hiểu hệ thống luận cứ.
a/ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
- Các lí lẽ: + Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển LS
 +Trong thời kì nền KT tri thức thì vai trò của con người càng nổi trội.
b/ Nêu bối cảnh của thế giới hiện nay và nhứng mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
- Khoa học công nghệ phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng.
- Nước ta đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ:
+ Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền KT nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh HĐH, CNH.
+ Tiếp cận với nền KT tri thức.
c/ Những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN.
-> Cách lập luận là nêu điểm mạnh và đi liền với nó là điểm yếu - Cách nhìn đó rất thấu đáo, hợp lí.
- Thái độ của tác giả: Tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch.
- Các thành ngữ, tục ngữ:
"Nước đến chân mới nhảy", "Liệu cơm gắp mắm", "trâu buộc ghét trâu ăn", "bóc ngắn, cắn dài"...
-> Cách nói vừa sinh động, cụ thể vừa ý vị sâu sắc mà ngắn gọn.
*/ Ghi nhớ: SGK/30
IV. Luyện tập
1/
2/
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài. Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Ngày giảng:
Tiết 100
Nghị luận về một sự việc, 
hiện tượng đời sống
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
	 Kiến thức: Qua bài giúp học sinh nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống. 
- Tích hợp văn bản qua văn bản Tiếng nói của văn nghệ, với Thành phần biệt lập.
	 Tư tưởng: Yêu quý tiếng việt
	 Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Đoạn văn mẫu
 Trò: - Tìm hiểu văn bản
III/ Các hoạt động dạy và học
 1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
2/ Kiểm tra: - Hãy nêu phương pháp làm bài lập luận phân tích.
 3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt độngi I: HDHS tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống.
GV: Gọi học sinh đọc văn bản.
HS: Đọc 
GV: Văn bản bàn luận về hượng tượng gì?
HS: Bàn về hiện tượng giờ cao su.
GV: Bản chất của hiện tượng đó là gì?
HS: Thói quen thiếu văn hóa.
GV: Nguyên nhân của bệnh lề mề.
HS: Không có lòng tự trọng, không tôn trọng người khác, ích kỷ, vô trách nhiệm với công việc chung.
GV: Bệnh lề mề có tác hại ra sao?
HS: Làm mất thời gian của người khác và tạo thói quen thiếu văn hóa.
GV: Tại sao phải kiên quyết chống bệnh lề mề?
HS: Con người cần tôn trọng lẫn nhau, làm việc đúng giờ là thói quen của người có văn hóa.
* Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động iII: HDHS luyện tập.
HS: Hoạt động nhóm
GV: Giao việc (Nội dung: bài 1/21).
HS: Nghiên cứu, yêu cầu trao đổi- thảo luận
N1-3: Trình bày
N2-4: Nhận xét
GV: Nhận xét, bổ xung, kết luận.
GV: Theo em các hiện tượng trên hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận xã hội, hiện tượng nào thì không cần viết?
HS: Có thể viết một bài nghị luận xã hội cho các vấn đề sau:
Giúp bạn học tốt.
Bảo vệ cây xanh.
Giúp đỡ các gia đình thương binh LS.
GV: ở bài tập 2, hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của hút thuốc lá có đáng để viết một bài nghị luận không? Tại sao?
HS: Nếu viết bài nghị luận vì:
+ Có liên quan đến sức khỏe cộng động- cá nhân.
+ Có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Gây tốn kém tiền bạc.
( GV liên hệ về môi trường, cho HS viết đoạn văn nghị luận về môi trường - trình bày trước lớp - GV nhận xét sửa bài cho HS)
Hoạt động iv
4/ Củng cố: - Hãy nêu điều kiện để viết bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
3'
24’
12'
3'
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống.
1. Ví dụ: Văn bản Bệnh lề mề.
- Bàn luận về hiện tượng “giờ cao su”.
- không tôn trọng người khác, ích kỷ, vô trách nhiệm. 
- Tác hại: không bàn bạc được công việc có đầu có cuối.
+ Làm mất thời gian của người khác.
+ Tạo thói quen kém văn hóa
* Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề: làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.
* Ghi nhớ: SGK/21
II. Luyện tập:
Bài 1 (21):
a, Hiện tượng tốt đáng biểu dương trong nhà trường, xã hội:
+ Giúp bạn học tốt.
+ Góp ý khi bạn mắc khuyết điểm.
+ Bảo vệ cây xanh.
+ Giúp đỡ các gia đình TBLS.
+ Đưa em nhỏ qua đường.
+ Nhường chỗ ngồi.
+ Trả lại của rơi cho người mất.
Bài 2 (21):
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài- Làm bài tập.
	Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_20_tiet_96979899100.doc