Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Tiết 101,102,103

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Tiết 101,102,103

 TUẦN 21

TIẾT 101

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 Kiến thức: Qua bài giúp học sinh nắm được cách làm bài văn nghị luận vè một sự việc hiện tượng của đời sống

 Tư tưởng: Yêu quý tiếng việt

 Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết bài văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc của đời sống.

II/ CHUẨN BỊ: Thầy: - Bài mẫu (SGK).

 Trò: - Ôn lại phương pháp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1/ Tổ chức: (1')

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Tiết 101,102,103", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	Tuần 21
Tiết 101
Cách làm bài nghị luận 
về một sự việc, hiện tượng đời sống
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
	 Kiến thức: Qua bài giúp học sinh nắm được cách làm bài văn nghị luận vè một sự việc hiện tượng của đời sống
	 Tư tưởng: Yêu quý tiếng việt
	 Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết bài văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc của đời sống.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Bài mẫu (SGK).
 Trò: - Ôn lại phương pháp.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I:
2/ Kiểm tra: (không)
3/ Bài mới: 
Vào bài (1’)
 Hoạt động iI:HDHS tìm hiểu các đề bài.
GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1SGK(22).
? Đề bài bàn luận về vấn đề gì?
HS: Bàn luận về tấm gương học sinh nghèo vượt khó- Nêu suy nghĩ của mình.
GV: Theo em tư liệu dùng để viết là gì?
HS: Vốn sống trực tiếp- gián tiếp
GV: Em hiểu vốn sống trực tiếp là gì?
HS: Kinh nghiệm hiểu được hòan cảnh khó khăn đồng cảm, gia đình có văn hóa.
GV: Vốn sống trực tiếp do đâu mà có?
HS: Do học tập, đọc sách báo, xem ti vi...
HS: Đọc đề 4 SGK/22
GV: Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hòan cảnh như thế nào?
HS: Hoàn cảnh nhà rất nghèo
GV: Đó là một hoàn cảnh quá khắc nghiệt với sự phát triển bình thường của một cậu bé. (xin làm chú tiểu quét lá dọn dẹp vệ sinh).
GV: Nguyễn Hiền có đặc điểm gì nổi bật?
HS: Ham học, tư chất “thông mình, mau hiểu”.
GV: Nguyên nhân dẫn đến thành công là gì?
HS: Tinh thần kiên trì vượt khó (cho ví dụ).
GV: Hãy chỉ ra sự giống nhau của hai đề bài?
HS: Đề 1 cần phát hiện sự việc dưới một truyện kể.
GV: Yêu cầu học sinh ra đề bài
Nhà trường với vấn đề giao thông.
Nhà trường với vấn đề môi trường.
Hoạt động II: HDHS tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
HS: Đọc văn bản mẫu: SGK/23
GV: Đề bài thuộc kiểu gì?
HS: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đ. sống.
GV: Đề yêu cầu làm gì?
HS: Đề nêu gương người tốt việc tốt.
Đề yêu cầu nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
GV: Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào?
HS: ý thức sống có ích.
GV: Vì sao thành đoàn phát động phong trào hoc tập bạn Nghĩa?
GV: Mỗi học sinh đều làm như Nghĩa thì đời sống thế nào?
HS: Đời sống vô cùng tốt đẹp, không còn học sinh lười biếng.
GV: Hãy sắp xếp theo bố cục bài nghị luận?
HS: Sắp xếp - lên trình bày.
- HS: Nhận xét
GV: Nhận xét- bổ sung- kết luận. 
 4/ Củng cố: (3’) - Hãy nêu cách tìm hiểu đề, tìm ý của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
20’
13'
5’
2’
I. Đề bài:
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.
1, Đề 1: SGK/22
* Nhận xét:
- Đề bài bàn luận:
+ Tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
+ Nêu suy nghĩ của mình
- Tư liệu chủ yếu
+ Vốn sống trực tiếp
+ Vốn sống gián tiếp.
2, Đề 4: SGK/22.
*Nhận xét:
- Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền:
+ Nhà rất nghèo
--> Hoàn cảnh quá khắc nghiệt
+ Đặc điểm nổi bật: Ham học, tư chất “thông mình, mau hiểu”.
3, Sự giống nhau của các đề:
- Cả hai đều có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi.
- Cả hai đề đều cần nêu suy nghĩ của mình.
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
a. Tìm hiểu đề:
- Đề nêu gương người tốt việc tốt
- Đề yêu cầu nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
b. Tìm ý:
- ý thức sống có ích từ những việc làm bình thường.
- Thành đoàn... phát động phong trào.
* Nghĩa là người thương mẹ.
- Biết kết hợp học với hành.
- Có đầu óc sáng tạo
--> Học tập bạn là noi theo tấm gương có hiếu, kết hợp học với hành.
- Nếu mọi học sinh đều như Nghĩa thì xã hội tốt đẹp.
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu: hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.
- Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương.
* Thân bài:
- Phân tích ý nghĩa những việc làm, đánh giá.
- Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào.
* Kết bài:
- Nêu ý nghĩa giáo dục của tấm gương
III. Luyện tập:
Lập dàn ý cho đề 4
* Ghi nhớ (24).
	5/ Dặn dò: (1’) - Học bài- Làm bài tập SGK
Ngày giảng:
Tiết 102
Hướng dẫn chuẩn bị cho
 chương trình địa phương
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
	 Kiến thức: GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung cho chương trình địa phương phận Tập làm văn cụ thể: Giúp HS tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương, Viết một bài văn dưới dạng nghị luận trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình 
	 Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết bài cho HS 
	 Thái độ: Yêu mến quê hương mình.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Chuẩn bị nội dung hướng dẫn
 Trò: - HS đọc trước bài ở nhà .
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I:
2/ Kiểm tra: Không
 3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt độngi I:
 HDHS các sự việc hiện tượng ở địa phương.
 - GV cho HS phát biểu - Hướng dẫn HS chọn những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa.
- GV gợi một số việc, hiện tượng cụ thể để học sịnh tự chọn.
GV Lưu ý cho HS
- Vì nêu tên thật thì phạm vi Tập làm văn đã trở thành một phạm vi khác.
Hoạt độngi Ii: HDHS viết bài ở nhà.
 - Mỗi em viết một bài
- Nộp bài vào tuần 25
Hoạt động Iv:
4/ Củng cố: - Nhắc lại yêu cầu của tiết học
25’
10'
5'
3'
I. Hướng dẫn HD chọn sự việc , hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương em.
- Viết về môi trường.
- Viết về đời sống của những người sống qunh ta.
- Những thành tựu mới trong xây dựng.
- Sự quan tâm đến trẻ em,
- Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ.
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Vấn đề tệ nạn xã hội.
...
II. Lưu ý
+ Về nội dung: Tình hình, ý kiến và nhận định của cá nhân phải rõ ràng, cụ thể, có lập luận, thuyết minh thuyết phục.
+ Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể có thật. 
III. Hướng dẫn viết ở nhà:
- Yêu cầu:
+ Viết một bài nghị luận hoàn chỉnh về vấn đề đã chọn
+ Có đủ 3 phần:
 - Mở bài.
 - Thân bài.
 - Kết luận.
 5/ Dặn dò: (1’) - Giờ sau chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập.
Ngày giảng:
Tiết 103
các thành phần biệt lập
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
	 Kiến thức: Nhận biết các thành phần biệt lập: Gọi - đáp và phụ chú
	- Năm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
	 Thái độ: Nghiêm túc khi dùng từ, đặt câu.	
	 Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đặt câu có thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú
II/ Chuẩn bị:
 Thầy: - Bảng phụ- ghi ví dụ 1,2 (18).
 Trò: - Làm bài
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
2/ Kiểm tra: Thế nào là thành phần biệt lập tình thán và thành phần cảm thán? Cho VD?
3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động iI: HDHS xác định thành phần biệt lập.
GV: Đưa ví dụ (bảng phụ).
HS: Đọc ví dụ 
GV: Các từ in đậm trong các câu trên từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp
HS: - Từ "Này" dùng để gọi.
 - Từ "Thưa ông" dùng để đáp.
GV: Những từ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
HS: Không nằm trong sự việc được diễn đạt
GV: Trong những từ in đậm đó từ ngữ nào dùng dể tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào dùng duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
HS: - Từ Này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp.
- Thưa ông dùng để duy trì sự giao tiếp.
GV: Các từ in đậm là thành phần gọi - đáp. Vậy em hiểu thành phần gọi - đáp là gì?
HS: Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp .
Hoạt động iII: HDHS xác định thành phần phụ chú
GV: Đưa ví dụ (bảng phụ).
HS: Đọc ví dụ.
GV: Nếu lược bỏ các từ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không?vì sao?
GV: - Khi bỏ những từ in đậm nghĩa của các câu không thay đổi.
GV: Câu a các từ ngữ in đậm thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
HS: Câu a chú thích cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng"
GV: Câu b cụm CV in đậm chú thích điều gì?
( 2 cụm CV còn lại diễn đạt việc tác giả kể)
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/16.
Hoạt động Iv: HDHS luyện tập.
 Hoạt động nhóm
GV: Giao việc (bài 1).
HS: Trao đổi- thảo luận
N1-3: Trình bày
N2-4: Nhận xét
GV: Đánh giá, kết luận.
GV: Tìm thành phần gọi - đáp trong câu cao dao bà cho biết lời gọi - đáp đó hướng tới ai?
HS: Đọc, tìm và trả lời
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Đọc yêu cầu bài 3.
Xác định thành phần phụ chú và chỉ ra công dụng của chúng
HS: Làm bài- lên trình bày.
GV: Nhận xét- đánh giá.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài 4, 5 ở nhà.
Hoạt động Iv:
4/ Củng cố: - Hệ thống bài
 - Khắc sâu ghi nhớ /32
4'
17’
10'
10'
3'
ĐA: TP tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
VD: Tôi nghĩ chắc anh ấy sẽ đến.
- TP cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận)
VD: ồ, sinh nhật Lan vui quá!
I. Thành phần gọi đáp:
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
- Từ "Này" dùng để gọi.
- Từ "Thưa ông" dùng để đáp.
-> Không nằm trong sự việc được diễn đạt.
- Từ Này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp.
- Thưa ông dùng để duy trì sự giao tiếp.
II. Thành phần phụ chún:
1. Ví dụ: Đọc các câu /31 - 32
2. Nhận xét:
- Khi bỏ những từ in đậm nghĩa của các câu không thay đổi -> Là thành phần biệt lập
- Câu a chú thích cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng"
- Chỉ việc diễn ra trong trí của riêng tác giả.
* Ghi nhớ (98).
III. Luyện tập:
Bài 1 (19):
- Này: dùng để gọi
- Vâng: dùng để đáp
-> Quan hệ trên dưới
Bài 2 (19):
- Thành phần gọi - đáp: Bầu ơi
-> Không hướng đến riêng ai
Bài 3 (19):
a/ "kể cả anh" -> Giải thích cho cụm DT "mọi người".
b/ "các thầy ... người mẹ" -> Giải thích cho " những người ..... cửa này".
c/ "Những người chủ ... thế kỉ tới" -> Giải thích cho "lớp trẻ"
d/ Nêu lên thái độ của người nói trước sự việc hay sự vật
Bài 4, 5: Về nhà làm.
5/ Dặn dò: (1’) - Học bài, làm bài 4,5/33 
- Chuẩn bị bài: Giờ sau viết bài số 5
Ngày giảng:
Tiết 104+105
viết bài tập làm văn số 5
(Đề bài, đáp án, biểu điểm do trường quản lý)
Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_21_tiet_101102103.doc