Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - GV: Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS ĐạM’rông

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - GV: Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS ĐạM’rông

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH

ĐỊA PHƯƠNG TLV.

A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương.

B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1/ Kiến thức:

- Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống/

- Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.

 2/ Kĩ năng:

- Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.

- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.

- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.

3/Thái độ: Suy nghĩ trăn trở về một vấn đề còn nan giải ở địa phương, đưa ra ý kiến, đề nghị và biện pháp khắc phục, đó cũng là biểu hiện của tình yêu quê hương.

C/ PHƯƠNG PHÁP

Đàm thoại, thảo luận

D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3 .

2/ Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của hs.

3/ Bài mới: GV giới thiệu bài:

 

doc 68 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - GV: Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS ĐạM’rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 
Tiết 101
Ngày soạn: 07-01-2011
Ngày dạy:10-01-2011
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH 
ĐỊA PHƯƠNG TLV. 
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1/ Kiến thức:
Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống/
Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.
 2/ Kĩ năng:
Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.
Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3/Thái độ: Suy nghĩ trăn trở về một vấn đề còn nan giải ở địa phương, đưa ra ý kiến, đề nghị và biện pháp khắc phục, đó cũng là biểu hiện của tình yêu quê hương.
C/ PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại, thảo luận
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3.
2/ Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của hs.
3/ Bài mới: GV giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho chương trình địa phương:
1.Hướng dẫn học sinh làm công việc chuẩn bị.
a/ Xác định những vấn đề sẽ viết ở địa phương: Học sinh phải xác định được những vấn đề còn tồn tại, khiến mọi người phải âu lo là những vấn đề gì? Gợi ý:
	*/ Vấn đề môi truờng:
	-Nạn chặt phá rừng và hậu quả của nó.
	- Việc đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
	*/ Vấn đề quyền trẻ em.
	-Việc xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan trường học, việc dạy va học.
	- Việc cha mẹ có trách nhiệm, quan tâm dạy dỗ che chở cho con em được vui chơi học hành.
	*/ Vấn đề xã hội.
	- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hy sinh của người lớn hoặc trẻ em.
	- Nạn cờ bạc, rượu chè, hút thuốc, tiêm chích ma tuý
b/ Xác định cách viết
*/Yêu cầu về nội dung.
	-Sự việc hiện tượng mà em viết phải là phổ biến trong xã hội.
	-Viết sự việc phải trung thực, không cường điệu tô vẽ.
	- Phân tích nguyên nhân phải khách quan, thuyết phục.
	- Nội dung giản dị , dễ hiểu, tránh dài dòng không cần thiết.
*/ Yêu cầu về hình thức.
	- Bài viết đầy đủ 3 phần: MB, TB, KB.
	- Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng.
2.Giáo viên đọc tham khảo cho học sinh một số văn bản.
	- “Cô nữ sinh nghèo học giỏi”- Báo Khuyến học
	- “Em May vượt khó”- Báo Khuyến học
	- “Vượt lên số phận” - Báo Khuyến học
	- “Hoàn cảnh nào cháu học cũng giỏi” - Báo Khuyến học 
Hoạt động 2: Về nhà làm bài và soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
E/ RÚT KINH NGHIỆM:
..
***************************************
Tuần 22
Tiết 102
Ngày soạn: 07-01-2011
Ngày dạy:10-01-2011
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI 
( Vũ Khoan)
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của vb.
Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1/ Kiến thức:
Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong vb.
Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong vb.
2/ Kĩ năng:
Đọc – hiểu một vb nghị luận về một vấn đề xã hội.
Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
Rèn luyện them cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3/ Thái độ: Ý thức trách nhiệm góp sức lực và trí tuệ nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước giàu, văn minh.
C/ PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, phân tích, thảo luận.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3
2/ Kiểm tra: Theo tác giả NĐT trong bài Tiếng nói văn nghệ thì khi đọc một bài thơ hay, không bao giờ ta chỉ đọc một lần . Ta đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc với tất cả sức mạnh của tâm hồn. Tại sao vậy? Em hãy đọc một đoạn thơ mà em nhớ và yêu thích nhất, giải thích lí do yêu thích của em? (2hs)
3/ Bài mới: Vào thế kỉ XXI, thiên niên kỷ 3, thanh niên VN chúng ta đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì cho hành trang của mình ? một trong những lời khuyên, lời chuyện trò về một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh niên thể hiện trong bài chúng ta học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
HS : Đọc phần chú thích * sgk. Trình bày vài nét về tác giả và tác phẩm?
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV : Hướng dẫn học sinh đọc bài và giải thích nhan đề của bài.
HS : Thảo luận bàn và báo cáo. 
- Hành trang dùng với nghĩa về những giá trị tri thức kĩ năng, thói quen.
-Thế kỉ mới là thế kỉ XXI.
-Chuẩn bị vào hành trang là sắp sẵn những phẩm chất, trí tuệ, kĩ năng để tiến vào thế kỷ.
GV : Hãy lập dàn ý cho bài văn này ?
-MB:Câu đầu nêu luận điểm chính.
-TB: Tiếp đến kị nhau: 2 luân điểm: Đòi hỏi của thế kỉ mới; Những cái mạnh và cái yếu của người VN.
-KB: Còn lại.
GV : Luận điểm chính được nêu trong lời văn nào? Luận điểm ấy gồm những thông tin gì?
HS : Lớp trẻ VNkinh tế mới. 
-Các thông tin là đối tượng, nội dung và mục đích tác động.
GV : Những vấn đề mà tác giả đưa ra có cần thiết không? Vì sao? Từ đó em hiểu gì về tác giả trong mối quan tâm ấy?
HS : Tự bộc lộ.
-Tác giả có tầm nhìn xa trông rộng, lo lắng cho tiền đồ của đất nước .
GV : Tác giả đã nêu ra những yêu cầu chủ quan và khách quan nào? 
HS : Tự bộc lộ.
GV : Những thuật ngữ và khái niệm mà tác giả sử dụng có tác dụng gì?
HS : Giải thích các thuật ngữ: nền kinh tế tri thức, giao thoa và hội nhập giữa các nền kinh tế.
-Tác dụng: Diễn đạt được những thông tin kinh tế mới một cách nhanh gọn, dễ hiểu.
GV : Trong những hành trang ấy? Sự chuẩn bị nào là quan trọng nhất? Vì sao?
HS : Của bản thân. Vì con người luôn là động lực của mọi nền kinh tế. 
GV : Tóm tắt những điểm mạnh của con người VN theo lời nhận xét của tác giả ? Ý nghĩa?
HS : Tự bộc lộ.
- Ý nghĩa: Đáp ứng yêu cầu sáng tạo của xã hội hiện đại, thích ứng với hoàn cảnh chiến tranh bảo vệ đất nước, tận được mọi cơ hội đổi mới.
GV : Tóm tắt những điểm yếu của con người VN theo nhận xét của tác giả ? Những điểm yếu ấy gây cản trở gì cho chúng ta khi bước vào thế kỉ mới?
HS : Tự bộc lộ.
-Cản trở: Khó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức, không phù hợp với sản xuất lớn, gây khó khăn trong quá trình kinh doanh, hội nhập.
GV : Ở luận điểm này, cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt? Tác dụng?
HS : Tự bộc lộ.
GV : Khi phân tích, em thấy tác giả nghiêng về điểm yếu hay mạnh? Có dụng ý gì?
HS : Nghiêng về điểm yếu. Vì con người VN không chỉ biết tự hào về những truyền thống tốt đẹp mà con phải biết băn khoăn, lo lắng những điểm yếu để khắc phục.
GV : Tác giả đã nêu những yêu cầu nào với con người VN khi bước vào thế kỉ mới? Thể hiện thái độ nào của tác giả ?
HS : Tự bộc lộ.
GV : Em hiểu những thói quen tốt đẹp ngay từ những điều nhỏ nhất là gì?
HS : Là thói quen của nếp sống công nghiệp, giờ giấc học tập, làm việc, nghỉ ngơi, định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
GV : Qua đó thể hiện tình cảm nào của tác giả đối với thế hệ trẻ?
HS : Niềm tin yêu và hi vọng vào thế hệ trẻ.
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
I/ GIỚI THIỆU CHUNG.
1.Tác giả: SGK
2.Tác phẩm.
-Nghị luận xã hội.
II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1/ Đọc, từ khó.
2/ Tìm hiểu văn bản.
a. Bố cục: 3 phần: MB, TB, KB.
b. Phân tích.
b1.Phần mở bài.
-Lớp trẻ VN nền kinh tế mới.
-> Vấn đề cấp bách để hội nhập nền kinh tế thế giới.
b2. Phần thân bài.
* Những đòi hỏi của thế kỷ mới.
- Yêu cầu khách quan : phát triển khoa học và công nghệ và hội nhập giữa các nền kinh tế là tất yếu của đời sống kinh tế thế giới.
-Yêu cầu chủ quan: Nước ta cùng một lúc phải giải quyết ba nhiệm vụ.
- Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
-> Sử dụng nhiều thuật ngữ kinh tế chính trị, thông tin nhanh gọn, dễ hiểu.
=>Mỗi người, toàn nhân loại cần khẩn trương chuẩn bị hành trang trước yêu cầu cao của nền kinh tế.
* Những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN.
*Điểm mạnh:
-Thông minh, nhạy bén với cái mới.
- Cần cù, sáng tạo.
- Đoàn kết trong kháng chiến.
- Thích ứng nhanh.
* Điểm yếu.
-Kiến thức cơ bản và khả năng thực hành.
- Thiếu đức tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động, thiếu coi trọng qui trình công nghệ.
-Đố kị trong nền kinh tế.
- Kì thị với kinh doanh, sùng ngoại, thiếu coi trọng chữ tín.
->Luận cứ nêu song song, sử dụng các thành ngữ, tục ngữ.
=>Nêu bật vấn đề một cách dễ hiểu.
b3.Kết bài.
-Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh.
- Vứt bỏ những điểm yếu.
=>Thái độ trân trọng những gì tốt đẹp, phê phán những biểu hiện yếu kém, biểu hiện của lòng yêu nước.
3. Tổng kết.
*Ghi nhớ : SGK.
a. Nghệ thuật
b. Nội dung.
III. Hướng dẫn tự học
- Luyện viết đoạn văn, bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ về một vấn đề xã hội.
- Học bài phần ghi nhớ.	
- Soạn bài: Các thành phần biệt lập.
E/ RÚT KINH NGHIỆM:
..
************************************
TUẦN 22
TIẾT 103
Ngày soạn: 08-01-2011
Ngày dạy:13-01-2011
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (TT)
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú trong câu.
Biết đặt câu có thành phần tình thái và thành phần cảm than.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1/ Kiến thức:
Đặc điểm của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú
Công dụng của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú
 2/ Kĩ năng:
Nhận biết thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú trong câu.
Đặt câu có sử dụng thành phần gọi- đáp, thành phần phụ chú.
3/Thái độ: Nói năng đúng mực, lịch sự trong giao tiếp.
C/ PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3..
2/ Kiểm tra: Nêu rõ các thành phần biệt lập trong câu mà em đã được học? Lấy ví dụ.
	Đọc bài tập 4 mà em làm ở nhà.
3/ Bài mới: Ngoài các thành phần biệt lập mà các em đã được học ở tiết trước, còn có hai thành phần nữa, các em thử tìm xem chúng có điều thú vị gì khác? 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
HS : Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK.
GV : Những từ đó có dùng để diễn đạt sự việc trong câu không? Tại sao? 
HS : Không, vì chúng là thành phần biệt lập .
GV : Trong những từ gọi – đáp ấy, từ nào dùng để tạo lập cuộc thoại, từ nào để duy trì cuộc thoại?
HS : Tự bộc lộ.
GV : Khái quát công dụng của những từ ngữ này?
HS : Tự bộc lộ.
HS : Đọc ví dụ và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK. Sau đó đọc ghi nhớ sgk.
GV: Chốt lại nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP 
Bài 1: 
GV : Gọi 1 hs lên bảng làm, học sinh ở dưới làm vào vở. (có nhận xét)
Bài 2:
GV : Tổ chức thảo luận cặp sau đó phát biểu, nhận xét.
Bài 3: 
GV : Cho học sinh làm ra phiếu học tập theo nhóm và báo cáo.
Bài 4: Tìm trong các văn bản đã học có những câu có chứa thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú.
-Học sinh tìm và thi đua xem ai tìm được nhiều câu nhất.
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1. Thành phần gọi – đáp. 
*Ví dụ: sgk.
-Này: lời gọi.
-Thưa ông:lời đáp.
*Kết ... 
-Trước khi trình bày phải có lời vào đề: kính thưa
2.
G : Gọi một số học sinh trình bày từng ý , sau đó gọi một hs khá tóm tắt toàn bài.
H : Trao đổi và thống nhất cách trình bày toàn bài.
G : Chia thành từng nhóm trình bày hoàn chỉnh từng ý theo đoạn văn.
H : Thảo luận thống nhất nội dung được giao, sau đó cử đại diện trình bày, các học sình khác ngồi nghe và nhận xét ưu , khuyết điểm về phần trình bày của bạn.
G : Tổng kết từng vấn đề của hs.
I/ HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ
Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
1.Tìm hiểu đề.
-Kiểu bài nghị luận .
-Vấn đề nghị luận : tình cảm bà cháu.
-Phương pháp: Cảm thụ bài thơ, từ đó khái quát thành thuộc tính của con người.
2.Tìm ý:
-Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học.
- Tình yêu quê hương với những nét riêng trong bài thơ này.
II/ HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY.
1.Dẫn vào bài.
-Trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh , chúng ta đã bắt gặp hình ảnh một người lính trẻ trên đường hành quân , nghe tiếng gà gáy trưa chợt nhớ bà với một tình cảm chân thành , cảm động . Một người cháu xa nhà với cuộc sống lam lũ giản dị mà vẫn ngời sáng một vẻ đẹp của tình bà cháu.
- Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm sáu mươi . Thơ của ông thiên về việc tái hiện những kỉ nieua tuổi thơ , mà bài thơ Bếp lửa được coi là một trong những thành công đáng kể.
2.Nội dung.
-Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ản một bếp lửa ở làng quê VN thời thơ ấu. ( từ chờn vờn, ấp iu)
-Kỉ niệm về thời thơ ấu thường rất xa , những bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng, nguyên sơ, nó có sức ám ảnh trong tâm hồn:
 Lên bốn.còn cay!
-Những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương:
 Tám năm.cánh đồng xa?
-Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng, niềm tin:
 Rồi sớmdai dẳng.
-Hình ảnh bếp lửa đã trở thnàh một biểu tượng của quê hương, đất nước, trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa:
 Lận đậnthiêng liêng- bếp lửa!
-Nhà thơ rút ra một bài học đạo lí về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ với hiện tại:
 Giờ cháu đã đi xalên chưa?
* Dặn dò: Làm tiếp phần mà em chưa trình bày được ở trên lớp.
	 Soạn bài: Những ngôi sao xa xôi.
NSND. TUẦN 29
 Tiết :141,142 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng ,tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ ,hy sinh nhưng vẫn lạc quan của 3 cô thanh niên xung phong trên điểm cao trên đường trường sơnthời kỳ chống mỹ; thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện ,tả nhân vật của tác giả 
2/ Kĩ năng:Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm truyện 
3/ Giáo dục tư tưởng:Giáo dục tình cảm yêu nước , tinh thần vượt khó khăn gian khổ 
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ
Tập truyện ngắn Lê Minh Khuê 
-Anh chân dung tác giả ,bài hát : Cô gái mở đường 
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Tóm tắt truyện BẾN QUÊ ? Những quy luật cuộc đời nào đã được nhân vật chính chiêm nghiệm ,khái quát từ chính bản thân cuộc sống và hoàn cảnh thực tại của mình 
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
?Hãy giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm 
H: nêu theo phần chú thích 
G; Hướng dẫn hs đọc và tóm tắt đoạn trích : Giọng đọc tâm tình phân biệt lời kể và lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật 
? Tìm hiểu các chú thích SGK
? Hãy nhận xét về ngôi kể ,giọng điệu ,cấu tạo lời văn và phương thức biểu đạt trong truyện này 
H: Kể chuyện ở ngôi thứ nhất ,giong điệu hồn nhiên nhanh ,sử dụng khẩu ngữ ,kết hợp tự sự với miêu tả ,biểu cảm 
? Tên truyện mang ý nghĩa ẩn dụ ,theo em ý nghĩa ẩn dụ đó là gì 
H: Đó là hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên ,dũng cảm 
? Cuộc sống ở cao điểm diễn ra trên hai phạm vi ,đó là những phạm vi nào 
H:Không gian mặt đường và không gian hang đá 
?Không gian mặt đường hiện lên qua những chi tiết nào trong truyện 
H : Đường bị lở loét ,máy bay rít ,bom nổ ,sau trận bom vắng lặng 
? Một cuộc sống như thế nào gợi lên từ không gian đó 
H:Căng thẳng ,ác liệt ,đe doạ sự sống con người và con đường 
? Cuộc sống của ba cô gái hiện lên như thế nào trong đoạn trích 
H:Cuộc sống chiến đấu nguy nan ,khẩn trương và chấp nhận hi sinh 
?Không gian trong hang đá hiện lên như thế nào 
H: Không gian êm dịu ,bình yên 
Giữa hai không gian có sự tương phản 
? Từ đó em hiểu gì về hiện thực chiến trang trên tuyến lửa trường sơntrong những năm chống mỹ 
H: Chiến tranh tàn phá ác liệt , quân và dân ta dũng cảm đương đầu với giặc Mĩ 
?Hãy tìm những chi tiết kể về nhân vật chị Thao 
H: Tự nêu 
NHững biểu hiện đó cho thấy tính cách của nhân vạt chị Thao như thế nào 
H: Bình yên trước thử thách ,dứt khoát trong cong việc , can đảm ,thích hát ,thích làm duyên và sợ máu 
Là người can đảm trong công việc ,mềm yếu trong tình cảm 
? Hãy tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật Phương Định 
H: Tự bộc lộ 
?Nhữnh chi tiết đó cho thấy Phương Định là người như thế nào 
H;Có cá tính sinh động và chân thực ,tâm hồn trong sáng ,giàu tình cảm , hồn nhiên mềm mại nhưng can đảm 
?Qua phân tích ta thấy những con người như chi Thao ,Phương Định có có điểm chung nào để ta gọi họ là những ngôi sao xa 
H;Can đảm , dũng cảm ,không sợ nguy nan để hoản thành nhiệm vụ ,tâm hồn trong sáng ,lạc quan ,giàu tình cảm 
I/ Giới thiệu chung
(SGK)
II/ Đọc – Hiểu văn bản 
1/Đọc- chú thích 
2/Phân tích 
a/Cuộc sống ở cao điểm 
B/ những ngôi sao xa xôi 
* Nhân vật chị Thao 
* Nhân vật Phương Định 
III/Tổng kết :
(Ghi nhớ SGK)
4/Hướng dẫn về nhà 
nắm nội dung cốt truyện , học thuộc phần ghi nhớ 
Chuẩn bị bài Chương trình địa phương phần tập làm văn
Ngày dạy: Ngày soạn:
Tuần 29 
Tiết: 143
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TẬP LÀM VĂN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:On lại những kiến thức về nghị luận nói chung ,nghị luận về sự việc hiện tượng xã hội nói riêng 
2/ Kĩ năng:Rèn kỹ năng viết bài nghị luận về một sự việc ,hiện tượng xã hội ở địa phương 
3/ Giáo dục tư tưởng:qua các bài nghị luận giáo dục ý thức bảo vệ mội trường , ý thức về quyền lợi của trẻ em ..vv.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài 
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.: viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội ở địa phương tự chọn chủ đề 
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 
3/ Bài mới:
GV : Gọi từng học sinh đọc bài và cả lớp nhận xét về các phương diện sau:
Về nội dung : Sự việc ,hiện tượng đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội ,đặc biệt là trong địa phương đang sinh sống 
-Trung thực ,có tính xây dựng ,không cường điệu ,không sáo rỗng 
-Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục 
-Nội dung bài viết phải giản dị ,dễ hiểu 
Về cấu trúc ;
Bài viết phải gồm đủ ba phần 
Bài viết có luận điểm ,luận cứ rõ ràng 
4/ Hướng dẫn về nhà 
 Học bài 
Chuẩn bị bài mới :Đọc trước bài làm văn số 7 chuẩn bị cho tiết trả bài 
***********************************************************************
Ngày dạy: 
Ngày soạn: 
Tiết 144 : TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Nhận xét đáng giá những kinh nghiệm về ưu điểm , nhược điểm cuả hs khi làm văn nghị luận về một ,đoạn trích ,hoặc tác phẩm truyện .
2/ Kĩ năng:Nhận xét và trình bày, sửa bài trước lớp.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị thống kê những lỗi cụ thể mà hs thường hay mắc phải.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
 3/ Nhận xét:
a/ Nhận xét chung:
*Ưu điểm: Đa số hs đã nắm được cách làm văn nghị luận và biết dưụng đoạn văn.
	-Hs đã nêu được cảm nhận của cá nhân về những nhận vật trong truyện ( đoạn trích).
	- Biết phân tích nhận vật và đánh giá những thành công của tác giả qua những nghệ thuật đắc sắc nhất.
	-Bố cục trình bày tương đối rõ ràng, đã biết trình bày các luận điểm và sử dụng dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu.
*Tồn tại:
	-Một số hs vẫn chưa biết dựng đoạn, dùng dẫn chứng trong bài làm mà chủ yếu đi vào nói suông nên bài ít có thuyết phục .. 
	-Bài làm còn sơ sài, bài ở nhà mà hs chỉ viết được một trang giấy là quá ít. 
	- Một số hs còn chưa biết dựng đoạn văn trong phần TB.(hs lớp 9a3)
	- Cách trình bày chưa cẩn thận, còn xoá tẩy, dùng từ thiếu chính xác, diễn đạt câu lủng củng 
	- Bài làm còn gạch đầu dòng 
Việc sử dụng dấu câu chưa hợp lí, sai lỗi chính tả nhiều, tên riêng không viết hoa
b/ Đọc bài mẫu: Đọc bài của một số hs làm tương đối tốt: Thắm, Hương, Dương.
C/Thống kệ điểm 
 Lớp Giỏi khá TBình yếu kém	
 9C
 9G
4/Hướng dẫn về nhà :
Học bài 
Chuẩn bị bài biên bản 
NS.ND .
 Tuần :29 
Tiết :145 
BIÊN BẢN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Nắm được cách viết biên bản thông dụng 
2/ Kĩ năng:Rèn kỹ năng viết một văn bản hành chính theo mẫu 
3/ Giáo dục tư tưởng:
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài 
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh 
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
? GV: Gọi hai học sinh đọc hai văn bản mẫu trong sách giáo khoa 
?Biên bản ghi lại những sự việc gì 
H: Học sinh tự nêu 
? Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức
a/ Về nội dung :
-Số liệu sự kiện phải chính xác ,cụ thể 
-Ghi chép phải trung thực đầy đủ ,không suy diễn chủ quan 
-Thủ tục phải chăt chẽ
-Lời ời văn ngắn gọn ,chính xác chỉ có một cách hiểu ,tránh mập mờ ,tối nghĩa 
b/ Về hình thức :
-Phải viết đúng mẫu quy định 
-Không trang trí tranh ảnh ,các hoạ tiết minh hoạ ngoài nội dung của văn bản 
?Hãy kể thêm tên của một số văn bản khác thường gặp trong thực tế 
HStự kể 
Qua hai biên bản ta thấy phần đầu của hai biên bản bao gồm những mục nào ?
*Phần đầu bao gồm : Quốc hiệu ,tiêu ngữ ,tên biên bản ,thời gian địa điểm thành phần tham dự lập biên bản 
*Phần nội dung bao gồm các mục :
-Ghi lai diễn biến ,kết quả của sự việc
_Cách ghi phải trung thực khách quan ;không được thêm vao những ý kiến chủ quan của người viết 
-Tinh chính xác cụ thể của biên bản giúp cho ngưòi có trách nhiệm làm cơ sở xem xét để đưa ra kết luận đúng đắn 
* Phần kết thúc :
-thời gian kết thúc ,ho tên và chữ ký của chủ toạ ,thư ký hoặc các bên lập ra biên bản 
- Chữ ký thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản 
I / đặc điểm của biên bản
1/ Nội dung 
2/ Hình thức 
II Cách viết biên bản 
Ba phần :
Phần đầu 
Phần chính 
Phần cuối 
*Ghi nhớ (SGK)
4Hướng dẫn về nhà :
-Học thuộc phần ghi nhớ 
-Soạn bài :Rô –bin- xơn ngoài đảo hoang 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_22_gv_nguyen_thi_nhung_truong_thcs_da.doc