Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23 - Tiết 111,112,113,114,115

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23 - Tiết 111,112,113,114,115

TUẦN 23

TIẾT 111+112 CON CÒ

 (Chế Lan Viên)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. Kiến thức: - Cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẹ con và những lời ru.

 - Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ trân trọng tình cảm mẫu tử và yêu quý những câu ca dao thấm thía của cha ông để lại.

II/ CHUẨN BỊ: Thầy: - Ảnh tác giả

 - Bài soạn

 Trò: - Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn/SGK/48.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23 - Tiết 111,112,113,114,115", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Tuần 23
Tiết 111+112 Con cò
 (Chế Lan Viên)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: - Cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẹ con và những lời ru.
 - Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ trân trọng tình cảm mẫu tử và yêu quý những câu ca dao thấm thía của cha ông để lại.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - ảnh tác giả
 - Bài soạn
 Trò: - Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn/SGK/48.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
 2/ Kiểm tra: (3’) – Hãy nêu nội dung phần ghi nhớ của văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten”?
3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động iI: HDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV: Qua chuẩn bị bài ở nhà em hiểu gì về nhà thơ Chế Lan Viên?
HS: Trả lời
GV: Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. Thơ ông có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo, đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và hiện đại, ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh 1996.
GV: Cho HS quan sát ảnh tác giả.
GV: Cho biết bài thơ được ra đời ở thời điểm nào?
HS: 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão” (1967)
Hoạt động iII: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: Đọc mẫu- HDHS đọc: Giọng thủ thỉ, tâm tình như lời ru. Chú ý điệp từ, điệp ngữ, những câu thơ dựa ca dao.
HS: Đọc bài (2-3 lần), lớp nhận xét
GV: Nhận xét
HS: Đọc chú thích: sgk/47
Hoạt động Iv: HDHS tìm hiểu văn bản.
GV: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
HS: Thể thơ tự do
GV: Các câu thơ dài ngắn không đều theo mạch cảm xúc, số tiếng không cố định
GV: Theo em bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?
HS: Ba đoạn- GV ghi nội dung (bảng phụ).
a, Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu.
b, Đoạn 2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên những chặng đường đời
c, Đoạn 3: Suy ngẫm về ý nghĩa lời ru và tình mẹ.
GV: Như vậy tứ thơ phát triển khai thác từ hình ảnh con cò trong ca dao, trong lời ru của mẹ. Con cò là biểu tượng của tình mẹ bao la qua lời ru ngọt ngào của mẹ thành bầu sữa tinh thần. 
GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm 4 câu thơ đầu.
- Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu như thế nào?
HS: Giới thiệu hình ảnh con cò.
GV: Hình ảnh con cò xuất hiện ra sao?
HS: Con cò xuất hiện qua những lời ru.
GV: Tại sao tác giả viết: “Trong lời mẹ hát có cánh cò đang bay”
HS: ý lời ru con gắn với cánh cò đang bay
GV: Lời ru con gắn với hình ảnh cánh cò có tác dụng như thế nào?
HS: Dần dần thấm vào tâm hồn con.
GV: Như bản năng, như dòng sữa ngọt ngào con chưa hiểu, cũng chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ con không thể thiếu âm điệu ngọt ngào dịu dàng của lời ru.
GV: Gọi học sinh đọc từ “con cò bay la--> xáo măng”
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp câu ca dao hoàn chỉnh ( chú thích 1/47)
GV: Qua đọc các câu ca dao trên em thấy nhà thơ vận dụng sáng tạo như thế nào?
HS: Tác giả không trích nguyên văn mà chỉ trích một phần, một vài từ ngữ. 
GV: Các câu “con cò bay la,con cò bay lả...” gợi cho em cảm nhận điều gì?
HS: Gợi không gian, khung cảnh quen thuộc êm đềm bình lặng thời xưa.
GV: Hình ảnh con cò gợi lên khung cảnh như thế nào?
HS: Đọc “Cò một mình--> xáo măng”
GV: Những câu thơ em vừa đọc gợi cho em hình ảnh gì?
HS: Hình ảnh cò tượng trưng cho người mẹ tảo tần.
GV: Hình ảnh cò mẹ “ Chết trong còn hơn sống đục, đau lòng cò con” cùng nhiều câu ca dao hoặc những câu thơ khác:
Cái cò lặn lội bờ sông
 Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về...
GV: Đoạn thơ khép lại bằng điệp ngữ thanh bình của cuộc sống bình yên:
 “Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên!”
4/ Củng cố- Hệ thống bài: - Nêu cảm nhận của em về hình ảnh biểu tượng con cò?
3'
1'
10'
5’
22’
3'
ĐA: HS nêu được phần ghi nhớ trong SGK.
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: (1920- 1989). Tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ, Quảng Trị - nổi tiếng trong phong trào thơ mới qua tập Điêu tàn.
2. Tác phẩm: 
- Sáng tác 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão” (1967)
II. Đọc- chú thích:
1.Đọc: Sgk
2. Chú thích: sgk
III. Tìm hiểu bài thơ:
A. Vài nét chung:
1. Thể loại: Thơ tự do.
2. Bố cục: ba đoạn
B. Phân tích:
1. Hình tượng con cò
- Giới thiệu hình ảnh con cò một cách tự nhiên: 
+ ý lời ru con gắn với cánh cò đang bay.
+ Lời ru dần dần thấm vào tâm hồn con tự nhiên, âu yếm.
- Tác giả chỉ trích một phần trong những câu ca dao tả con cò.
... “Con cò bay la, con cò bay lả” gợi tả không gian và khung cảnh êm đềm.
--> Hình ảnh nhịp nhàng, thong thả, bình yên.
- Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ nhọc nhằn vất vả, lam lũ nuôi con.
--> Lời ru thấm dần vào tâm hồn bé bởi tình mẹ bao la và sự chở che của mẹ hiền.
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học kĩ bài 
 - Soạn tiếp bài.
Ngày giảng:
Tiết 111+112 Con cò (tiếp)
 (Chế Lan Viên)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: - Cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẹ con và những lời ru.
 - Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ trân trọng tình cảm mẫu tử và yêu quý những câu ca dao thấm thía của cha ông để lại.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - ảnh tác giả, bài soạn
 Trò: - Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn/SGK/48.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
 2/ Kiểm tra: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh biểu tượng con cò qua bài thơ “Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên?
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 
Hoạt động II: HDHS tìm hiểu văn bản (tiếp)
GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm đoạn 2
- Hình ảnh con cò trong đoạn thơ này được phát triển như thế nào trong mối quan hệ với em bé? Với tình mẹ?
HS: ... Cánh cò gần gũi, thân thiết, theo con người suốt cuộc đời trên mỗi chặng đời
GV: Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng gì?
HS: Lòng mẹ
GV: Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và tình mẹ hòa quyện cánh cò bay theo chân con tung tăng đến lớp.
GV: Hình ảnh con cò trong đoạn thứ hai được xây dựng theo cách nào?
HS: Xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
GV: Với cách xây dựng bằng sự liên tưởng, tượng tượng phong phú gợi cho người đọc có cảm nhận ra sao?
HS: Hình ảnh con cò như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người.
GV: Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng như thế nào? 
HS: Biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, dịu dàng và bền bỉ của mẹ.
HS: Đọc đoạn 3
GV: Hình ảnh con cò trong đoạn thơ thứ 3 có gì phát triển hơn so với hai đoạn trên?
HS: Nghiêng về biểu tượng cho tấm lòng mẹ lúc nào cũng ở bên con.
GV: Theo em đoạn thơ trên con cò tượng trưng cho đối tượng nào?
HS: Là bạn, là anh, là chị của bé.
GV: Nhà thơ khái quát quy luật đó thông qua câu thơ nào? 
HS: “ Con dù lớn... lòng mẹ vẫn theo con”
GV: Gọi học sinh đọc bốn câu cuối.
GV: Em có nhận xét gì về âm hưởng của 4 câu thơ cuối?
HS: âm hưởng, lời ru
GV: Điệp ngữ “Ngủ đi, ngủ đi” và hình ảnh con cò, cánh cò vỗ qua nôi đúc kết ý nghĩa phong phú sâu thẳm.
GV: Hãy nhận xét đặc điểm nghệ thuật của bài thơ?
HS: Thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp thể thơ tám chữ. 
- Nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru.
- Giọng điệu suy ngẫm, triết lý
- Hình ảnh biểu tượng phong phú, gần gũi
Hoạt động III: HDHS luyện tập
HS: Hoạt động nhóm
GV: Đối chiếu bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” với bài “Con cò” chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài?
HS: Trao đổi thảo luận
GV: - Gọi nhóm 1-2 trình bày
 - N3-4 bổ sung
GV: Nhận xét, đánh giá, kết luận.
	4/ Củng cố: - Hệ thống bài.
 	 - Nêu nhận xét của em về nghệ thuật của bài thơ “Con cò”?
4'
30'
6’
3'
ĐA: Hình ảnh nhịp nhàng, thong thả, bình yên.( Nêu dẫn chứng)
- Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ nhọc nhằn vất vả, lam lũ nuôi con.
III. Tìm hiểu bài thơ:(tiếp)
1. Hình tượng con cò
2. Hình ảnh con cò trong đoạn 2.
- Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết.
- Biểu tượng về lòng mẹ bao dung, dìu dắt, nâng đỡ, dịu dàng.
+ Hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ.
+ Sống trong tâm hồn con người, theo cùng để nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường.
--> Gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ
3. Hình ảnh con cò biểu tượng cho lòng mẹ bên con suốt đời:
- Nghiêng về biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con.
+ Cò là mẹ đắm đuối vì con.
- Bốn câu cuối trở lại âm hưởng lời ru.
4. Nghệ thuật:
* Ghi nhớ: SGK/48
IV. Luyện tập:
- Bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” giọng điệu gần như lời ru- lời ru trực tiếp của người mẹ--> tình yêu con, yêu cách mạng.
- Bài “Con cò” gợi lại điệu hát ru- ý nghĩa lời ru ngợi ca tình mẹ con.
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học kĩ bài 
 - Soạn “Mùa xuân nho nhỏ”.
Ngày giảng:
Tiết 113+114 
Cách làm bài văn nghị luận
Về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: - Ôn luyện kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí nói riêng.
2. Thái độ: Có ý thức tích hợp các kiến thức Ngữ văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
3. Kỹ năng: Rèn cách làm một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Đề mẫu, bài soạn
 Trò: - Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn/SGK/51,52,53.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I:
 2/ Kiểm tra: Đọc ghi nhớ SGK/36?
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 
Hoạt động II: HDHS tìm hiểu đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
GV: Gọi học sinh đọc các đề bài SGK/51,52.
HS: 3 HS đọc 10 đề bài.
GV: Các đề trên có điểm gì giống nhau?
HS: Đều nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
GV: Các đề trên có điểm gì khác nhau?
HS: - Đề dạng mệnh lệnh: 1, 3, 10.
 - Đề dạng mở: 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
GV: Em có nhận xét gì về sự khác biệt giữa hai dạng đề này?
HS: Sự khác biệt không lớn lắm. Để có mệnh lệnh cần thiết khi đối tượng bài luận là một tư tưởng thể hiện trong một truyện ngụ ngôn. Còn đề chỉ nêu lên một tư tưởng đạo lí là ý ngầm đòi hỏi người viết bài nghị luận lấy tư tưởng, đạo lí ấy làm nhan đề.
GV: Yêu cầu HS tự nghĩ ra một số đề bài tương tự.
Gọi HS trình bày:
+ Đề có kèm theo mệnh lệnh
+ Bàn về chữ hiếu
+ Bàn về công dung ngôn hạnh
+ ăn vóc học hay.
Hoạt động III: HDHS cách làm bài.
GV: Chép đề lên bảng.
- Cho biết tính chất của đề là gì?
HS: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
GV: Nội dung?
HS: Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
GV: Tri thức cần có là gì?
HS: Hiểu về tục ngữ Việt Nam, vận dụng các tri thức về đời sống.
GV: Hãy giải thích nghĩa bóng?
HS: - “Nước” là thành quả con người được hưởng thụ từ giá trị của đời sống.
 - “Nguồn” là những người làm ra thành quả, là lịch sử, là truyền thống sáng tạo, “nguồn” là tổ tiên – xã hội.
GV: Theo em đạo lí “uống nước nhớ nguồn” là gì?
HS: Đạo lí “uống nước nhớ nguồn” là đạo lí của người hưởng thụ đối với “nguồn” của thành quả.
GV: Tại sao phải nhớ “nguồn”?
HS: Là lương tâm, trách nhiệm.
GV: Em hiểu “nhớ nguồn” là gì?
HS: - Giữ gìn, biết ơn
 - Không vong ân bội nghĩa
 - Học “nguồn” để sáng tạo thành quả mới.
GV: Hãy nêu tầm quan trọng của đạo lí này?
HS: Đạo lí này là sức mạnh tinh thần, giữ gìn các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Đạo lí này là một trong những nguyên tắc làm người của dân tộc Việt Nam.
GV: Qua cách tìm hiểu đề và tìm ý, em rút ra kết luận gì?
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Nêu các thao tác làm bài.
 4/ Củng cố: - Hệ thống bài.
 - Nêu các thao tác tìm hiểu đề, tìm ý trong bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
4'
15'
25’
6’
3'
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 
1. Sự giống nhau
Đều nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Sự khác nhau.
- Đề dạng mệnh lệnh: 1, 3, 10.
- Đề dạng mở: 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
* HS trình bày đề bài tương tự.
* Ghi nhớ: SGK/48
II. Cách làm bài:
* Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tính chất của đề:
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nội dung: Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
2. Tìm ý:
- Giải thích nghĩa bóng:
- “Nước” là thành quả con người được hưởng thụ từ giá trị của đời sống.
- “Nguồn” là những người làm ra thành quả, là lịch sử, là truyền thống sáng tạo, “nguồn” là tổ tiên – xã hội.
- Đạo lí “uống nước nhớ nguồn” là đạo lí của người hưởng thụ đối với “nguồn” của thành quả.
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') – ứng dụng làm bài chi tiết.
 - Soạn tiếp bài.
Ngày giảng:
Tiết 113+114 
Cách làm bài văn nghị luận
Về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
(Tiếp)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: - Biết lập dàn bài theo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
2. Thái độ: Có ý thức tích hợp các kiến thức Ngữ văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
3. Kỹ năng: Vận dụng các thao tác làm một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Đề mẫu ở tiết 114, bài soạn
 Trò: - Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn/SGK/51,52,53.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I:
 2/ Kiểm tra: Đọc ghi nhớ SGK/36?
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 
Hoạt động iI: HDHS lập dàn bài bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
GV: Mở bài nêu nội dung gì?
HS: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí.
GV: Hãy nêu các bước lập phần thân bài?
HS: Giải thích câu tục ngữ.
GV: Ngoài nội dung trên, phần thân bài cần giới thiệu tiếp ra sao?
HS: “Uống nước” có ý nghĩa gì?
GV: Em hiêủ “nhớ nguồn” là như thế nào?
HS: Trả lời (SGK)
GV: “Nhận định, đánh giá” có nghĩa là như thế nào?
HS: Tức là bình luận.
GV: Ngoài những nội dung trên, câu tục ngữ còn nêu giá trị gì?
HS: Câu tục ngữ còn là lời nhắc nhở với những ai vô ơn. Khích lệ con người cống hiến cho xã hội, cho dân tộc.
GV: Cần nêu nội dung chính của phần kết bài.
Hoạt động IV: HDHS viết bài.
GV: Giới thiệu phần viết bài SGK.
HS: Hình dung trình bày các khâu bước. Chú ý cách diễn đạt, dẫn dắt khác nhau.
GV: Yêu cầu HS sau khi viết bài cần xem lại, sửa chữa cho hoàn thiện.
GV: Hãy lập dàn ý cho đề ở mục I/SGK.
HS: Đọc yêu cầu đề bài.
GV: HDHS tìm ý.
HS: Lên bảng trả lời.
GV: Gợi ý giải thích rõ thế nào là tự học và cần có tinh thần tự học như thế nào? 
 4/ Củng cố: - Hệ thống bài.:
 - Nêu các thao tác làm bài trong bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
3'
15'
6’
1’
15'
3'
III. Lập dàn bài
1. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí.
2. Thân bài.
a. Giải thích câu tục ngữ:
- “Nước” có nghĩa là gì?
Cụ thể hóa các ý nghĩa của “nước”
- “Uống nước” có ý nghĩa gì?
- “Nguồn” có nghĩa là gì?
Cụ thể hóa các ý nghĩa của “Nguồn”
- “Nhớ nguồn” là như thế nào?
Cụ thể hóa những nội dung “Nhớ nguồn”.
b. Nhận định, đánh giá (Tức bình luận)
- Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người
- Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3. Kết bài
Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống con người Việt Nam.
IV. Viết bài:
* Ghi nhớ: SGK/54
V. Luyện tập:
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - ứng dụng làm bài chi tiết đề 7/ SGK.
 - Soạn bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
Ngày giảng:
Tiết 115 Trả bàI tập làm văn số 5
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
- Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận. Sửa các lỗi về bố cục, liên kết, dùng từ, đặt câu, hành văn. 
- Rèn kỹ năng hoàn thiện quy trình viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Chấm - chữa bài
 Trò: - Ôn tập
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
2/ Kiểm tra: không
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 
Hoạt động II
HDHS nhắc lại đề bài.
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề.
HS: Yêu cầu của đề:
- Thể loại: Nghị luận.
- Phạm vi: Nội dung phong phú (nhiều lĩnh vực khác nhau) trong một địa phương.
Mở bài nêu vấn đề gì?
- Nêu những luận điểm chính?
(GV gợi ý cho HS tìm những dẫn chứng trong thực tế để làm sáng tó các luận điểm)
Phần Kết bài nêu vấn đề gì?
Hoạt động iII: Trả bài cho học sinh.
GV: Trả bài viết tới tay từng học sinh.
HS: - Đọc kỹ bài viết của mình trên cơ sở lời phê, sửa lỗi của giáo viên cho bài viết của mình, ưu điểm và hạn chế mắc phải trong quá trình làm bài.
- Ưu điểm về nội dung?
- Ưu điểm về hình thức?
- Nêu những nhược điểm mà học sinh thường mắc trong quá trình làm bài.
Hoạt độngIII: HDHS chữa bài.
GV: Nêu một số lỗi chính tả:
HS: Chữa.
GV: Giải thích rõ ràng cho các em.
GV: Nêu một số cách chữa lỗi diễn đạt:
- Tình trạng tai nạn giao thông là một hồi chuông reo lên để cảnh báo mọi người.
- Các ban ngành cần có chính sách khắc phục
- Họ nghĩ rằng báo hiếu là đi kiếm tiền gửi cho bố mẹ nhưng họ không biết rằng cái bố mẹ cần là sự quan tâm chăm sóc và tình cảm của con dành cho bố mẹ.
...
Hoạt độngIV: HDHS đọc và bình bài tốt.
GV: Chọn bài khá, tốt đọc mẫu.
HS: Nghe-sửa chữa.
GV: Bình ngắn nội dung từng bài.
HS: Nhận xét các bài của bạn.
GV: Yêu cầu học sinh chữa, hoàn thiện bài của mình, đáp ứng yêu cầu của đề.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Nhấn mạnh việc học bài và cách diễn đạt hành văn nghị luận.
- Giúp học sinh suy ngẫm và cảm nhận được những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình làm bài, từ đó phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 4/ Củng cố: - Hệ thống bài
- Hướng dẫn học sinh tiếp tục ôn tập kiến thức đã học.
1'
15'
10’
5'’
10'
3'
Đề bài
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngpòi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện vứt rác xuống ... Em hãy đặt một nhan đề gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Dàn ý:
 Mở bài: (1,5 đ) - Giới thiệu về hiện tượng xảy ra trong xã hội
	 - Đặt nhan đề cho hiện tượng đó.
 Thân bài: (7 đ)
	 1/ Nêu được nguyên nhân của các hiện tượng ấy
- Do ý thức của mỗi người
- Do thói quen vứt rác bừa bãi, tiện đâu vứt đấy
	(Lấy dẫn chứng trong thực tế để làm sáng tỏ luận điểm)
	2/ Tác hại
- Làm mất vẻ đẹp của cảnh quan môi trường.
- Làm ô nhiễm môi trường sống.
	(Lấy dẫn chứng trong thực tế để làm sáng tỏ luận điểm)
	3/ Khắc phục
- Tuyên truyền cho mọi người có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
- Liên hệ bản thân em về việc giữ gìn vệ sinh môi ttrường.
	(Lấy dẫn chứng trong thực tế để làm sáng tỏ luận điểm)
 Kết bài: (1,5 đ) Nêu suy nghĩ của mình về vâvs đề đã nêu .
II. Nhận xét, đánh giá chung:
1. Ưu điểm
- Nhìn chung các em đã hiểu rõ yêu cầu của đề bài (Nghị luận về một vấn đề xã hội).
- Biết trình bày các luận cứ phục vụ cho các ý.
+ Nêu vấn đề, hiện tượng xã hội.
+ Nêu nguyên nhân
+ Hậu quả (tác hại)
+ Biện pháp khắc phục
- Trình bày khá đủ nội dung, nêu bật yêu cầu của đề, một vài em có sự sáng tạo khi viết.
- Về bố cục theo đúng 3 phần. Diễn đạt cơ bản là được.
2. Nhược điểm
- Một số em trình bày chưa đúng trọng tâm, xa đề, lạc ý.
- Bố cục bài viết chưa rõ ràng.
- Trình bày thiếu sự liên kết.
III. Chữa bài
1. Lỗi chính tả.
Sai
đồi chọc
cầu Móc Rằng
cục đường bộ
công ty quản lí đô thị
Đúng
đồi trọc
cầu Móc Giằng
Cục Đường bộ
Công ty Quản lí đô thị
1. Lỗi diễn đạt.
- Tình trạng tai nạn giao thông lại reo lên để cảnh báo mọi người.
- Các ban ngành cần có yêu sách khắc phục
- Họ nghĩ rằng báo hiếu là ở nhà chăm sóc bố mẹ, đi kiếm tiền gửi cho bố mẹ nhưng chúng ta không biết rằng cái bố mẹ cần là sự quan tâm chăm sóc và tình cảm của con dành cho bố mẹ.
IV. Đọc bình:
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học bài, soạn “Mùa xuân nho nhỏ”.
	 Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_23_tiet_111112113114115.doc