Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Giáo viên: Vũ Thị Mai - Trường THCS Trực Phú

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Giáo viên: Vũ Thị Mai - Trường THCS Trực Phú

Tuần 27 – Tiết 121

SANG THU;

 (Hữu Thỉnh)

I-Mục tiêu cần đạt:

 1, Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.

 2, Thái độ: Bồi dưỡng học sinh tình cảm, tâm hồn y11êu thiên nhiên, cảm nhận sự chuyển đổi tinh tế của thiên nhiên.

 3, Kĩ năng: Rèn năng lực đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

II- Chuẩn bị của GV và HS:

Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án; bảng phụ; chân dung nhà thơ.

Trò: Học bài; chuẩn bị nội dung bài mới theo sgk.

III- Tiến trình lên lớp.

 1, Ổn định lớp.

 2, Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

 ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?

 3, Bài mới.

doc 20 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Giáo viên: Vũ Thị Mai - Trường THCS Trực Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 3/2/2011
 Ngày dạy:
Tuần 27 – Tiết 121
Sang thu;
 (Hữu Thỉnh)
I-Mục tiêu cần đạt:
 1, Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.	
 2, Thái độ: Bồi dưỡng học sinh tình cảm, tâm hồn y11êu thiên nhiên, cảm nhận sự chuyển đổi tinh tế của thiên nhiên.
 3, Kĩ năng: Rèn năng lực đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
II- Chuẩn bị của GV và HS:
Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án; bảng phụ; chân dung nhà thơ.
Trò: Học bài; chuẩn bị nội dung bài mới theo sgk.
III- Tiến trình lên lớp.
 1, ổn định lớp.
 2, Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
 ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?
 3, Bài mới.
 Sang thu – thụứi khaộc giao muứa giửừa haù vaứ thu. Thụứi khaộc deó rung ủoọng hoàn thụ cuỷa nhieàu thi sú, song nhaứ thụ Hửừu Thổnh ủaừ khaộc hoùa ủửụùc khoaỷnh khaộc aỏy moọt caựch taứi tỡnh bụỷi sửù caỷm nhaọn heỏt sửực tinh teỏ cuỷa taực giaỷ. Baựi thụ Sang thu laứ baống chửựng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (5 phút).
H? Trình bày những hiểu biết khái quát của em về nhà thơ Hữu Thỉnh?
 GV: Trong quân đội ông từng làm cán bộ văn hóa, tuyên huấn. Tham gia ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá 3, 4, 5. 2000 Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 2000 Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam.
 *, HT là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm gác bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
 H? Bài thơ “Sang thu” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 GV: Bài thơ in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Bài thơ rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố” NXB Văn học, Hà nội 1991.
Hoạt động 2: (8 phút).
 GV: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.
 GV đọc mẫu - gọi học sinh đọc - nhận xét
H? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
H? Chú ý văn bản: có hai từ: “chùng chình”, “dềnh dàng”, em hiểu nghĩa của hai từ này như thế nào/
H? Xét về từ loại. hai từ này thuộc từ loại nào?
 GV: Việc tác giả sử dụng hai từ láy này có tác dụng gì trong bài thơ chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tìm hiểu giá trị bài thơ.
H? Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc nào?
 GV: Quan sát và cảm nhận của tác giả về thiên nhiên khi vào thu như thế nào chúng ta cùng đọc khổ thơ 1.
Hoạt động 3: (15 phút).
 GV gọi HS đọc khổ thơ 1.
H? Theo dõi khổ thơ 1 em thấy những hình ảnh, hiện tượng nào thể hiện sự biến đổi của đất trời?
H? Theo em “gió se” là gió như thế nào?
H? Hương ổi thoảng trong gió se được tác giả thể hiện qua từ nào?
H? Tại sao ở đây tác giả không dùng từ “bay” “lan” mà lại dùng “phả”?
H? trong khổ thơ tín hiệu đầu tiên nào giúp nhà thơ nhận ra sự biến đổi của đất trời?
H? Qua từ ngữ nào thể hiện rõ cái nhìn của nhà thơ về những dâu hiệu biến đổi đó?
H? Những từ ngữ này thể hiện rõ cảm giác gì của tác giả?
 GV: Cảm giác bất ngờ chợt đến với nhà thơ qua cụm từ “bỗng nhận” ra mùi ổi chín phả vào trong gió se.
H? Theo em hiểu gió se là gió như thế nào?
H? Ngoài tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra sự chuyển mùa tác giả còn thể hiện qua chi tiết nào?
H? Em hiểu câu thơ này như thế nào?
H? Đọc diễn cảm khổ thơ 1? ở khổ thơ 1 những hình ảnh, hiện tượng nào thể hiện sự biến đổi của đất trời sang thu?
H? Theo em mùa ổi chín thường vào giai đoạn nào?
 GV: Và đó cũng chính là thời gian đầu thu khi những vườn ổi chín rộ mùi thơm hoà vào gió heo may lan toả khắp không gian.
H? Em hiểu từ phả ở đây có nghĩa như thế nào?
H? Ngoài tín hiệu nhận ra sự giao mùa, tác giả miêu tả qua hình ảnh “sương chùng chình... qua ngõ”? Em hiểu từ chùng chình thuộc loại từ nào? ý nghĩa?
H? Việc tác giả sử dụng từ láy tượng hình để miêu tả sương qua ngõ có ý nghĩa gì?
 GV: Quả thực những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng màn qua ngõ (dường như có thêm sương nên thu dễ nhận ra hơn) một cách nhẹ nhàng như cố ý chậm lại chuyển động chầm chậm sang thu. 
H? Qua sự phân tích trên giúp các em cảm nhận được gì về sự giao mùa từ hạ sang thu?
 GV: Đoạn thơ có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ: có hương ổi, có gió và sương-> tất cả đã báo hiệu thu đã về.
H? Trước sự giao mùa của đất trời, nhà thơ Hữu Thỉnh đã bộc lộ tâm trạng gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào?
H? Từ bỗng, hình như tac giả sử dụng ở đâu có tác dụng gì?
H? Qua đây giúp em hiểu gì về tâm trạng nhà thơ trước sự giao mùa?
 GV: Bằng sự kết hợp các từ ngữ- bỗng, hình như đã thể hiện cái cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự biến đổi của thiên nhiên. Từng cảnh vật sang thu như kéo theo hồn người sang thu, cũng chùng chình, bịn rịn bâng khuâng lưu luyến.
 Chốt: Khổ thơ đầu nói lên cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh vật sang thu của đất trời. Thiên nhiên được cảm nhận từ cái gì vô hình - hương gió, mờ ảo (sương), nhỏ hẹp và gần (ngõ) cái ngỡ ngàng ban đầu dần được cụ thể hoá như thế nào chúng ta cùng sang khổ thơ thứ hai.
H? Gọi học sinh đọc khổ thơ thứ 2.
H? Trong khổ thơ này hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ phát hiện bằng những chi tiết nào?
H? Khi miêu tả con sông mùa thu, tác giả sử dụng từ “dềnh dàng”. Em hiểu từ này như thế nào?
H? Từ cách hiểu đó giúp em hiểu dòng sông thu như thế nào?
H? Dòng sông trôi một cách nhàn hạ, thanh thản là thế mà sao “chim lại bắt đầu vội vã”?
 GV: Cũng có thể mùa thu sang cũng là đông sắp tới, những cánh chim vội vã tìm những miền ấm áp hơn để cư trú đông vì sợ lạnh.
H? Các em chú ý hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ 2 “Hình ảnh đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu” em hiểu như thế nào?
 GV: đây là một sự liên tưởng khá sáng tạo, độc đáo và thú vị, cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng một đám mây mùa hạ cũng còn rơi rớt như đang bước vào ngưỡng cửa của mùa thu vậy. Quả thật thu về làm cho bao cảnh vật đổi thay và ngay cả đám mây cũng có điểm khác lạ.
H? Từ sự phân tích trên giúp em có cảm nhận gì về không gian và cảnh vật lúc sang thu được thể hiện ở khổ thơ này?
 GV: Bằng sự cảm nhận qua nhiều yếu tố bằng nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của tác giả làm cho tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu.
H? Thiên nhiên vào thu được tác giả tiếp tục gợi ra ở khổ thơ thứ 3 như thế nào mời một em đọc?
H? Khổ thơ thứ 3 thiên nhiên sang thu được gợi bằng những hình ảnh nào?
H? Em hiểu gì về cái nắng trong thời điểm giao mùa này?
 GV: Quả thật cảm nhận được không gian đó, thời điểm đó thú vị đến nhường nào.
H? Khi miêu tả về những cơn mưa tác giả sử dụng từ “vơi dần” điều đó có ý nghĩa gì?
 GV: Như vậy, cái nắng mùa hè khi sang thu thì nhạt dần, những cơn mưa hối hả, ào ạt bất ngờ của mùa hạ cũng thưa và ít dần đi. Tất cả sự biến đổi đều chầm chậm, từ từ không vội vã.
H? Ngoài những cơn mưa mùa hạ thưa dần đi kéo theo hiện tượng nào cũng biến đổi?
H? Em hiểu câu thơ này như thế nào?
 GV: Và những hàng cây cổ thụ bên đường không còn phải giật mình vì tiếng sấm nữa. Và cũng có thể hiểu hàng cây đã đứng tuổi, đã trải nghiệm nhiều nên không còn bất ngờ, giật mình vì tiếng sấm nữa.
H? Theo em ngoài lớp nghĩa thực mà chúng ta vừa khai thác, hai câu thơ cuối cùng còn lớp nghĩa nào nữa?
 GV: Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc đời.
Chính nhà thơ đã tâm sự với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông còn gửi gắm những suy ngẫm về con người: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
H? Từ sự phân tích trên giúp các em có cảm nhận như thế nào về khổ thơ cuối?
 GV: Qua bài thơ giúp chúng ta nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng rõ rệt của thời tiết và thiên nhiên trong khoảng khắc giao mùa bằng đội mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh. Đồng thời cũng thể hiện triết lí về cuộc sống con người.
Hoạt động 4: (4 phút).
 Một em đọc diễn cảm bài thơ. 
H? Bài thơ có những nét đặc sắc về nghệ thuật như thế nào về ngôn ngữ, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh?
 GV: Đặc biệt với sự cảm nhận tinh tế, thú vị gợi những liên tưởng bất ngờ của nhà thơ.
H? Với những thành công về nghệ thuật làm nổi bật nội dung gì?
H? Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 5: (4 phút).
 Bài tập 1: Sự chuyển đổi của thiên nhiên khi đất trời sang thu được miêu tả như thế nào?
I, Vài nét về tác giả, tác phẩm.
1, Tác giả: Hữu Thỉnh: sinh 1942 quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc.
- Ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
2. Tác phẩm: Sang Thu được sáng tác vào cuối năm 1977. Những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ “Sang thu” lắng sâu cảm xúc.
II- Đọc, tìm hiểu chú thích.
1. Đọc
- HS nghe và thực hiện yêu cầu.
2. Tìm hiểu chú thích
- Thể thơ 5 chữ.
- Chú thích sgk.
- Từ láy.
- Cả bài thơ là những quan sát và cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu (từng khổ nối tiếp nhau đều như vậy).
III- Tìm hiểu giá trị bài thơ.
1. Khổ thơ 1:
*, HS đọc.
- Hương ổi thoang thoảng trong gió se.
- Gió se là gió hơi lạnh và hơi khô.
- Qua từ “phả”.
- Dùng từ “phả” thể hiện cái nghĩa bất ngờ đột ngột.
- Bỗng nhận hương ổi phả vào trong gió se.
- Bỗng, nhận ra; phả...
- Cảm giác đột ngột và ngỡ ngàng.
- Gió se có đặc điểm hơi lạnh và hơi khô hay còn gọi là gió heo may.
- Sương chùng chình qua ngõ.
- Sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
- Hương ổi phả trong gió se.
Sương chùng chình qua ngõ.
- Cuối tháng 7 đầu tháng 8 là mùa ổi chín rộ.
- “Phả” thể hiện mùi hương ngọt mát thơm nồng quyến rũ đang hoà vào trong gió heo may lan toả khắp không gian làm ta dễ nhận ra mùi hương nồng nàn hấp dẫn đó.
- Từ láy tượng hình: cố ý chậm lại.
- Sương thu giăng mắc nhẹ nhàng, cố gắng chuyển động chậm lại nơi đầu thôn, ngõ xóm.
*, Thiên nhiên đất trời vào thu những dấu hiệu chưa thật rõ ràng nhưng hết sức đặc trưng - từ ngọn gió se mang hương theo ổi - 
sương đầu thu giăng mắc chuyển động chầm chậm nơi đầu ngõ.
- Bỗng, hình như.
- Bỗng thể hiện sự đột ngột bất ngờ.
 Hình như: thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên...
*, Nhà thơ với cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng trước sự biến chuyển nhịp nhàng, trước sự giao mùa của cảnh vật.
2. Khổ thơ thứ 2:
*, học sinh đọc khổ thơ thứ 2.
- Sông... sang thu.
- Từ láy dềnh dàng thể hiện sự chậm rãi, nhẩn nha.
- Dòng sông trôi một cách nhàn hạ, thanh thản gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên.
- Cánh chim bắt đầu sự vội vã tìm về tổ nhanh hơn vì buổi chiều  ...  hoạ sĩ già dày dặn kinh nghiệm thì nhiều.
 2, Bài tập 2: 
 ? Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích?
 - Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá.
đ Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
3, Bài tập 3: 
 ? Tìm câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý
 - Cơm chín rồi đ Ông vô ăn đi.
 4, Bài tập 4: 
 ? Tìm câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý
 - Hà, nắng gớm, về nào... đ Không có hàm ý (câu nói trổng).
 - Tôi thấy người đàn bà đồn... đ Không có hàm ý (câu nói lửng).
4, Củng cố: (3 phút).
 Yêu cầu HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ sgk.
5, Hướng dẫn về nhà: (2 phút).
	- Học thuộc ghi nhớ. Thực hành làm bài tập. 
 - Soạn bài mới: Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
	 Đọc kỹ bài học. Trả lời câu hỏi SGK
 Ngày soạn: 3/2/2011
 Ngày dạy:
Tuần 27 - Tiết 124
nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ;
I- Mục tiêu cần đạt:
 1, Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và biết cách làm một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
 2, Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện được bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Tạo lập văn bản nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
II- Chuẩn bị của GV và HS:
	Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án; bảng phụ.
	Trò: Học bài; chuẩn bị nội dung bài mới.
III- Tiến trình lên lớp
 1, ổn định lớp.
 2, Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
 ? Nêu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện?
 3, Bài mới.
	Hoạt động của thầy	
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (15 phút).
H? Gọi học sinh đọc văn bản: “Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời” sgk/77
H? Vấn đềe nghị luận của văn bản này là gì?
H? Văn bản chia bố cục thành mấy phần?
 GV: Mở bài (đoạn 1)
 Thân bài (5đoạn tiếp theo).
 Kết bài (đoạn 10).
H? Phần thân bài triển khai thành mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
H? Đoạn thơ cuối có nhiệm vụ gì?
H? Các luận cứ trong bài có làm nổi bật được luận điểm không?
H? Em hãy nhận xét về bố cục của văn bản?
H? Em hãy nhận xét về cách diễn đạt của bài văn?
 GV: Văn bản trên thuộc văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ, ...
H? vậy theo em hiểu thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
Hoạt động 2: (10 phút).
H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
 - Xác định thêm những luận điểm ở văn bản trên?
H? Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong văn bản, em hãy tìm thêm các luận điểm khác làm về bài thơ?
I- Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
1. Ví dụ: sgk.
- HS đọc.
*, Vấn đề: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
A, Mở bài: Giới thiệu bài thơ, bước đầu đánh giá, khái quát cảm xúc của bài.
B, Thân bài: 
 *, Luận điểm 1: Hình ảnh mùa xuân trong thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu.
 *, Luận điểm 2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ.
*, Luận điểm 3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà mình dâng hiến được kết nối tự nhiên với hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên.
*, LĐ 1: + Luận cứ: + Qua 1 loạt những hình ảnh: Dòng sông, bông hoa, lộc.
 + Qua âm thanh.
 + Qua ngôn ngữ.
 + Liên tưởng của đất nước ngàn năm.
*, LĐ 2: + Luận cứ: 
+ Hình ảnh thơ đặc sắc.
+ Cảm xúc giọng điệu trữ tình.
+ Biện pháp nghệ thuật của bài thơ, kết cấu.
C, Kết bài.
- Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ mùa xuân nho nhỏ.
- Các luận cứ là các câu thơ, hình ảnh dặc sắc, giọng điệu kết cấu bài thơ. Các luận cứ trong từng đoạn đã làm sáng tỏ các luận điểm.
- Bố cục đủ 3 phần, giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý nghĩa và diễn đạt.
- Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải.
2. Kết luận
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu. Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét đáng giá cụ thể, xác đáng.
 - Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
II- Luyện tập
Bài tập sgk/78
- Kết cấu bài thơ chặt chẽ, cân đối: mở đầu là mùa xuân đất nước, kết thúc lại là một giai điệu dân ca.
 - Giọng điệu trữ tình của bài thơ chân thành tha thiết.
 - Ước nguyện cống hiến, hoà nhập của Thanh Hải.
4, Củng cố: (3 phút).
 Yêu cầu HS khái quát nội dung bài học.
5, Hướng dẫn về nhà: (2 phút).
 - Nắm vững nội dung bài học. Làm bài tập.
 - Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	 Đọc kỹ bài học. Trả lời câu hỏi SGK.
_________________________________________
 Ngày soạn: 4/2/2011
 Ngày dạy:
Tuần 27 - Tiết 125
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ;
I- Mục đích yêu cầu:
 1, Kiến thức: giúp học sinh nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	- Tích hợp với các văn bản Văn và Tiếng Việt đã học.
 2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng về các bước viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ theo các yêu cầu nhất định của kiểu bài. Cách triển khai các luận điểm.
II- Chuẩn bị của GV và HS:
	Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án; bảng phụ.
	Trò: Học bài; chuẩn bị nội dung bài mới.
III- Tiến trình lên lớp
 1, ổn định lớp.
 2, Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
 ? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm thơ (đoạn thơ).
 3, Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (10 phút).
 Gọi học sinh đọc các đề bài trong sgk
H? Nhắc lại cấu tạo một đề bài nói chung?
H? Em cho biết trong 8 đề, những đề nào có cấu tạo đủ 2 phần?
H? Những đề còn lại có đặc điểm gì?
 H? Nhưng thực chất 2 đề này thuộc thể loại nào?
 GV: Về thực chất 2 đề bài này có chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “hình tượng...”, “ những đặc sắc...”.
H? Từ sự phân tích trên em hãy so sánh sự giống và khác nhau của các đề bài trên?
 GV: - Đề yêu cầu phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
 - Đề yêu cầu cảm nhận: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
 - Đề yêu cầu phân tích: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh đến nhận định đánh giá của người viết.
H? Qua phân tích em hiểu gì về một đề bài nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ.?
Hoạt động 2: (25 phút).
 Gọi học sinh đọc đề bài 
H? Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì?
H? Thể loại cần làm?
H? Tư liệu làm bài này?
 H? Em cho biết nội dung chính của văn bản quê hương là gì?
H? Nêu những thành công về nghệ thuật?
H? Phần mở bài theo em phải đảm bảo yêu cầu gì?
H? Phân tích phần nội dung em triển khai thành những luận điểm nào?
H? Để làm nổi bật nội dung trên tác giả thành công về những nghệ thuật gì?
H? Phần kết bài ta nên làm như thế nào?
H? Qua phân tích cách làm đề bài trên, em thấy một bài nghị luận về tác phẩm thơ có bố cục mấy phần? Yêu cầu từng phần?
 GV: Phần thân bài để triển khai mạch lạc rõ ràng các luận điểm ta làm như thế nào?
H? Đọc văn bản “quê hương trong tình thương nỗi nhớ” 
Xác định bố cục của văn bản này?
H? Các em chú ý vào phần thân bài người viết thể hiện những đánh giá, nhận xét của mình về bài thơ bằng những luận điểm nào? mỗi luận điểm triển khai như thế nào?
H? Em thấy tác giả triển khai các phần như thế nào?
H? So sánh với dàn ý đề bài trên và cách triển khai luận điểm của bài văn này em có nhận xét gì?
 H? Tuy nhiên những nhận xét đánh giá ấy phải đảm bảo yêu cầu gì?
H? Yêu cầu cách trình bày bài nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ như thế nào?
I- Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Ví dụ: sgk.
*, HS đọc.
 - Đề bài gồm hai phần: 
 + Phần mệnh lệnh
 + Phần nội dung.
- Các đề: 1, 2, 3, 5, 6, 8.
- Đề: 4, 7 đề không có lệnh.
- Thuộc thể loại nghị luận.
 - Giống nhau: đều thuộc văn nghị luận.
 - Khác nhau: 
 + Đề có mệnh lệnh đề không có mệnh lệnh.
 + Đề yêu cầu phân tích, đề yêu cầu cảm thụ, đề yêu cầu suy nghĩ.
2. Kết luận: Đề nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ có 2 dạng: có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh.
II- Cách làm bài nghị luận .
Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
1. Tìm hiểu đề.
 *, HS đọc
 - Vấn đề nghị luận tình yêu quê hương.
 - Nghị luận phân tích.
2. Tìm ý.
- Văn bản “ Quê hương” của Tế Hanh.
- Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị của quê hương qua từng cảnh cụ thể.
- Nghệ thuật miêu tả: Miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu tiết tấu.
3. Lập dàn ý.
A. Mở bài.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận “tình yêu quê hương” thể hiện trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
B.Thân bài.
*, Nội dung:
*, Luận điểm 1: Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang.
 *, Luận điểm 2: Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên.
 *, Luận điểm 3: Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại vẻ đẹp sức mạnh mùi nồng mặn của quê hương.
 *, Nghệ thuật:
 - Cấu trúc ngôn từ, hình ảnh, nhịp...
C. Kết bài
- Khẳng định lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
*Kết luận: bài văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
4. Cách tổ chức triển khai luận điểm.
- HS đọc.
*, Mở bài: Đoạn 1: Giới thiệu chung về nhà thơ TH với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ “Quê hương”.
 *, Thân bài: Tiếp đến thành thực của Tế Hanh, nhận xét những thành công của bài thơ.
 *, Kết bài: phần còn lại: khẳng định những đóng góp có giá trị.
- Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết trong sáng đầy thơ mộng:
 + Hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức sống khi ra khơi.
 + Cảnh lao động tấp nập và cuộc sống no đủ, bình yên.
 + Vẻ đẹp dung dị của người dân chài giữa một không gian biển trời thơ mộng.
 + Hình ảnh âm thanh, màu sắc.
 - Một tâm hồn nhớ nhung chẳng thể nhạt nhoà.
 + Nỗi nhớ quê ở đoạn kết đã đọng lại thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.
 + Câu thơ cuối làm rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.
 - Phần thân bài liên kết với mở bài bằng các luận điểm, luận cứ có tác dụng cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở mở bài.
 - Phần kết bài liên kết với phần thân bài bằng những kết luận mang tính quy nạp về giá trị bài thơ.
- Nhận xét, đánh giá, cảm thụ của mỗi người viết có cách riêng.
 - Phải xoay quanh phân tích, bình giá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
* Kết luận: sgk
 Ghi nhớ: sgk: HS đọc.
4, Củng cố: (3 phút).
 Yêu cầu HS khái quát nội dung của giờ học.
5, Hướng dẫn về nhà: (2 phút).
 - Học, nắm chắc nội dung bài. Làm bài tập.
 - Soạn bài: : Mây và sóng
	 Đọc kỹ bài thơ. Trả lời câu hỏi SGK.
_______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_27_giao_vien_vu_thi_mai_truong_thcs_t.doc