Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - Chuẩn KTKN

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - Chuẩn KTKN

Tuần 28 Ngày soạn: 24/2/2011

Tiết 131,132 Ngày dạy : 07/3/2011

TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG

A. Mục tiêu: Giúp HS.

1. Kiến thức: - Đặc trưng của VBND là tính cập nhật về nội dung

- Những nội dung cơ bản của văn bản nhật dụng đã học.

2. Kĩ năng: - Tiếp cận một văn bản nhật dụng

 - Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức

3. Thái độ: - Tích cực, chủ động tìm hiểu nội dung yêu cầu bài học.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, bài giảng

- Học sinh: SGK, vở bài soạn.

C. Phương pháp, kĩ thuật.

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.

- Kĩ thuật: động não.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Bài cũ : Qua bài thơ Mây và Sóng, cho thấy Ta-go muốn nhắn nhủ tới chúng ta những vấn đề gì?

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 24/2/2011
Tiết 131,132 Ngày dạy : 07/3/2011
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
A. Mục tiêu: Giúp HS.
1. Kiến thức: - Đặc trưng của VBND là tính cập nhật về nội dung
- Những nội dung cơ bản của văn bản nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng: - Tiếp cận một văn bản nhật dụng
 - Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức
3. Thái độ: - Tích cực, chủ động tìm hiểu nội dung yêu cầu bài học.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, bài giảng
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
C. Phương pháp, kĩ thuật.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.
- Kĩ thuật: động não.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Bài cũ : Qua bài thơ Mây và Sóng, cho thấy Ta-go muốn nhắn nhủ tới chúng ta những vấn đề gì? 
 3. Bài mới:
* HĐ I.
Gv gọi Hs đọc mục I (sgk).
Qua việc học các vb nhật dụng, em hiểu ntn gọi là vb nhật dụng?
Trong vb nhật dụng đề cập tới những vấn đề nào, hãy chỉ rõ yêu cầu của những vấn đề đó?
Trong đó yêu cầu nào là quan trọng nhất vì sao?(tính cập nhật).
Vb nhật dụng có những chức năng nào?(đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giánhững vấn đề, những hiện tượng trong cuộc sống).
Tính cập nhật là yêu cầu cao của vb nhật dụng, như vậy vb nhật dụng đề cập tới những vấn đề nào của cuộc sống, chỉ rõ các tác phẩm đó?(vấn đề gần gũi, bức thiết của con người, của cộng đồng như rác thải, môi trường, chiến tranh).
Chính vì vậy, có những môn học nào có liên quan tới vb nhật dụng? Vì sao?(vấn đề bức thiết của cuộc sống).
Tại sao giá trị văn chương không phải là một yêu cầu cao nhất nhưng vẫn là một yêu cầu quan trọng? Cho ví dụ? (vì nó đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nghệ thuật, phương thức biểu đạt.).
Vậy VBND có những đặc điểm khác biệt nào?
Bởi vậy, VBND sẽ phản ánh những nội dung gì mà chức năng, đề tài đã đề cập các em chuyển sang phần II.
*HĐ II.
Hs đọc mục II.
Hs thảo luận tổ(4 tổ) câu hỏi sau:
Tại sao vb nhật dụng lại đề cập tới những vấn đề lâu dài của xã hội, đó là những vấn đề nào?
 Tổ 1: lớp 6; Tổ 2: lớp 7: 
 Tổ 3: lớp 8: Tổ 4: lớp 9. 
Đại diện mỗi tổ trình bày Gv và các Hs tổ khác nhận xét, bổ sung.
Các nội dung đó có ý nghĩa ntn đối với cuộc sống hiện tại và tương lai, tác dụng của việc vb nhật dụng phản ánh các vấn đề đó?(xây dựng môi trường tốt hơn, phản đối chiến tranh, khủng bố.). Em có thái độ ntn trước những vấn đề đặt ra đó?
Nói đến văn hóa,ở Tây Nguyên chúng ta có một không gian văn hóa riêng, đó là không gian văn hóa đặc sắc nào? Em có thái độ và kiến nghị gì về không gian văn hóa đặc sắc đó? (Giữ gìn, bảo vệ và phát huy......).
Các nội dung được đề cập đó cho thấy VBND đã đề cập tới những đề tài nào, có những chức năng gì? (chức năng bàn luận: Bức thư..., Thông tin về....Phong cách HCM.....).
 Em đã rút ra được bài học gì cho bản thân và có những kiến nghị gì?(phải đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp; đảm bảo an ninh lương thực, hòa bình).
Như vậy, nội dung các VBND đã học có đề tài phản ánh như thế nào?
I. Khái niệm văn bản nhật dụng.
1. Khái niệm: (sgk trang 94).
2. Đặc điểm. Đảm bảo ba yếu tố:
- Đề tài: Thiên nhiên, môi trường, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.....
- Chức năng: Bình luận, tường thuật, miêu tả, đánh giá....về những hiện tượng của con người và xã hội.
- Tính cập nhật: Tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày có ý nghĩa cơ bản...
II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học.
Lớp
Nội dung
Tên văn bản
6
- Di tích lịch sử
- Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.
- Danh lam thắng cảnh.
- Động Phong Nha
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.	 
7
- Giáo dục, về vai trò của phụ nữ.
- Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Văn hóa.
- Ca Huế trên sông Hương.
8
- Môi trường.
- Thông tin về Nngày Trái Đất năm 2000.
- Tệ nạn ma túy, thuốc lá.
- Ôn dịch, thuốc lá.
- Dân số và tương lai loài người
- Bài toán dân số.
9
- Quyền sống của con người.
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn và quyền..
- Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
- Đấu tranh cho một
- Hội nhập và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 thế giới hòa bình.
- Phong cách Hồ Chí Minh.
=> Nội dung phản ánh đa dạng, phong phú.
TIẾT 2
* HĐ III.
Hs đọc mục III.
Vb nhật dụng gồm những thể loại nào? GV phát phiếu học tập để HS điền vào.
Vb nhật dụng giống với các tác phẩm văn chương ở điểm nào? ( ptbđ).
Hs thảo luận nhóm câu hỏi sau: 
Văn bản nhật dụng sử dụng nhiều phương thức biểu đạt nhằm mục đích gì?
- Nhóm 1. Thuyết minh, miêu tả trong văn bản “ Động phong Nha” ( Ngữ Văn 6 T2)
- Nhóm 2. Tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn bản: “ Cầu long Biên – Chứng nhân lịch sử”. ( Ngữ Văn 6 T2).
- Nhóm 3. Tự sự, miêu tả trong văn bản: “ Cuộc chia tay của những con búp bê”.( Ngữ văn 7 T1 ).
- Nhóm 4. Nghị luận, biểu cảm trong vb: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”,(NV 6T2).
- Nhóm 5:Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm trong vb “Ôn dịch, thuốc lá”,(NV 8 T1).
- Nhóm 6: Nghị luận trong vb “Thông tin về ngày Trái đất năm 2000”, (NV 8 T1).
Đại diện mỗi tổ trình bày, Gv và Hs nhận xét, góp ý, bổ sung.
Như vậy, vbnd không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu vb “nhưng” nó có giá trị như một tác phẩm văn học là vì sao? (vì nó sử dụng đầy đủ các ptbđ mà các tác phẩm vh khác đều có). Trong đó, đặc biệt là những kiểu vb nào? (nghị luận, thuyết minh).
Vậy, ở VBND em học được gì để nâng cao kiến thức TLV và TV?
- TLV: Lập luận phản bác ở bài “Ôn dịch, thuốc lá”, thuyết minh: về danh lam thắng cảnh, về các vấn đề xã hội
- TV: Các phép tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ
Như vậy, hình thức VBND bao gồm những yếu tố nào?(thể loại, ptbđ).
Để học tốt VBND các em chuyển sang mục IV
* HĐ IV.
Để đảm bảo hiệu qủa khi học VBND chúng ta cần lưu ý những đặc điểm nào?
Gv gọi Hs đọc mục IV.
Tại sao phải đọc chú thích? Cho vd. (Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử).
Tạo thói quên liên hệ các vấn đề trong cuộc sống với bản thân nhằm mục đích gì?
Qua các phương tiện thông tin đại chúng em thấy những vấn đề nào được đặt ra và cập nhật thường xuyên? Chiến tranh, khủng bố
Em hãy đưa ra những kiến nghị và giải pháp về các vấn đề sau:
 Bảo tồn, phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Tại sao phải vận dụng kiến thức môn học khác vào vbnd và ngược lại? Em hãy chỉ ra những mối liên quan đó qua các môn học từ lớp 6 đến lớp 9?
Môi trường ở địa lí 6,7 và môn sinh học 9; Quyền trẻ em ở Ngữ văn 7, 9 và gdcd 6,7; Ma túy ở Ngữ văn 8 và gdcd 8
Vậy khi phân tích vbnd cần quan tâm tới những đặc điểm nào của loại vb này? cho vd?(nghệ thuật lập luận sắc bén trong vb: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ).
Như vậy, để học tốt VBND cần nắm vững mấy phương pháp?
* HĐ V.
Thế nào là VBND, nội dùng, hình thức và các yêu cầu cơ bản của VBND?
Gv gọi 2 Hs đọc ghi nhớ.
III. Hình thức văn bản nhật dụng.
- Đa dạng về thể loại: Thư, bút kí, hồi kí, thông báo, xã luận
Thể loại
Tên tác phẩm
- Bút kí
- Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.
- Thư.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- Hồi kí.
- Cổng trường mở ra
- Truyện.
- Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Thông báo.
- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
- Xã luận.
- Phong cách HCM.
- Sử dụng và kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để tăng sức hấp dẫn, tăng tính thuyết phục.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng.
- Đọc chú thích để hiểu biết sự kiện.
- Liên hệ với các vấn đề đặt ra của cuộc sống, bản thân và xã hội để đưa ra quan điểm riêng, kiến nghị, giải pháp.
- Vận dụng kiến thức môn học khác vào văn bản nhật dụng và ngược lại.
- Khi phân tích cần căn cứ vào đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt.
V. Tổng kết.
* Ghi nhớ: (sgk).
4 Củng cố: Hs nhắc lại nội dung bài học.
E. Hướng dẫn, dặn dò: Học kĩ nội dung và soạn Chương trình địa phương phần tiếng Việt.
F. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 28 Ngày soạn: 02/3/2011
Tiết 133 Ngày dạy : 09/3/2011
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
CÂU PHÂN LOẠI THEO CẤU TẠO NGỮ PHÁP
A. Mục tiêu: Giúp HS.
1. Kiến thức: 
 Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, có thể chia câu thành hai loại: câu đơn và câu ghép.
2. Kĩ năng: Tìm và phâm tích đặc điểm cấu tạo của mỗi kiểu câu.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động tìm hiểu và học bài nghiêm túc.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, bài giảng
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
C. Phương pháp, kĩ thuật.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.
- Kĩ thuật: động não.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Bài cũ.
 3. Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
* Hoạt động I.
Hs thảo luận tổ về các vấn đề sau:
Xác định các cụm C-V trong hai đoạn trích và phân tích để chỉ ra câu có 1 cụm C-V, câu có chứa 2 cụm C-V trở lên có bao chứa hoặc không bao chứa nhau và cho biết những câu nào là câu đơn, những câu nào là câu ghép.
* Hoạt động II.
HS xác định yêu cầu bài tập 1 và phân tích
HS xác định yêu cầu bài tập 2 và phân tích, chỉ rõ.
I. Bài học.
1. Xét các ví dụ:
a. Các câu có nhiều cụm C-V là:
Câu (1) có 3 cụm C-V không bao chứa nhau
Câu (3) có 2 cụm C-V bao chứa nhau
Câu (4) có 2 cụm C-V bao chứa nhau
→ Câu ghép
b. Các câu có nhiều cụm C-V là:
Câu 1,2,4 có 1 cụm C-V.
→ Câu đơn.
2. Kết luận: ghi nhớ
II. Luyên tập
1. a. 1 cụm C-V; 
b. 1 cụm C-V lớn bao chứa 2 cụm c-v nhỏ
c. 2 cụm C-V không bao chứa nhau.
2. Các câu đơn: 1, 2, 6 còn các câu con lại là câu ghép.
4. Củng cố: 
E. Hướng dẫn, dặn dò: 
F. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
Tuần 28 Ngày soạn: 02/3/2011
Tiết 134,135 Ngày dạy : 10/3/2011
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A. Mục tiêu: Nhằm đánh giá các phương diện sau:
1. Kiến thức: - Biết cách vân dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoan trích, bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã học.
 - Có những cảm nhận suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, bình luận.trong quá trình làm bài.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn nói chung.
3. Thái độ: - Tích cực, chủ động, tự tin khi viết bài.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, bài giảng
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
C. Phương pháp, kĩ thuật.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.
- Kĩ thuật: động não.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Bài cũ : 
 3. Các hoạt động kiểm tra.
	* HĐ I. Gv chép đề lên bảng:
 Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.
 * HĐ II. Yêu cầu:
 1. Nội dung: Viết đúng nội dung, có sáng tạo và cảm thụ riêng.
 2. Hình thức: Bài viết có bố cục rõ ràng, không có lỗi chính tả.
 * HĐ III. Gv thu bài, chấm và trả bài đúng qui định.
E. Hướng dẫn, dặn dò:: Soạn vb “Bến quê”.
F. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_28_chuan_ktkn.doc