Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - GV: Ngô Trường Chinh - Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - GV: Ngô Trường Chinh - Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận

TUẦN 28

Ngày soạn: 05/03/2009 Dạy lớp: 9/2, 9/6

PHẦN VĂN - TIẾT 131, 132 : TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG

A/ Mục tiêu.

 Giúp HS:

 -Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của VBND là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hóa các chủ đề của VBND trong chương trình Ngữ văn THCS.

 -Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp nhận VBND.

B/Phương tiện.

 -GV: sgk, sgv, giáo án, bảng phụ.

 -HS: sgk, vở ghi, tập soạn.

C/Các hoạt động chủ yếu trên lớp.

TIẾT 131

I/Ổn địnhlớp.

II/Kiểm tra:-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

III/Bài mới.

1/ĐVĐ: -Nêu mục tiêu, nhiệm vụ của tiết học.

2/ Các hoạt động:

*HĐ 1: tìm hiểu khái niệm VBND.

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - GV: Ngô Trường Chinh - Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Ngày soạn: 05/03/2009 Dạy lớp: 9/2, 9/6
PHẦN VĂN - TIẾT 131, 132 : TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG
A/ Mục tiêu.
	Giúp HS:
	-Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của VBND là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hóa các chủ đề của VBND trong chương trình Ngữ văn THCS.
	-Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp nhận VBND.
B/Phương tiện.
	-GV: sgk, sgv, giáo án, bảng phụ.
	-HS: sgk, vở ghi, tập soạn.
C/Các hoạt động chủ yếu trên lớp.
TIẾT 131
I/Ổn địnhlớp.
II/Kiểm tra:-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III/Bài mới.
1/ĐVĐ: -Nêu mục tiêu, nhiệm vụ của tiết học.
2/ Các hoạt động:
*HĐ 1: tìm hiểu khái niệm VBND.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-Chỉ định một HS đọc mục I- sgk.
-Hỏi:em hiểu như thế nào về khái niệm VBND?
-Giảng: 
+Tính cập nhật- kịp thời đưa những vấn đề gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống.
+VBND có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu VB.
+VBND không phải là bài học GDCD- nó có giá trị như một tác phẩm văn học.
-HS đọc, lớp chú ý.
-Phát biểu theo y/c, lớp bổ sung.
-Theo dõi, nhận thức.
I/ Khái niệm VBND
VBND không phải là khái niệm thể loại, không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.
*HĐ 2:tìm hiểu tính cập nhật của nọi dung các VBND.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-Chỉ định 1 hs đọc mục II-sgk.
-Hỏi:có phải VBND đề cập tới tất cả những vấn đề trong cuộc sống xã hội? Vì sao?
-Bổ sung: cập nhật- ngoài tính bức thiết hàng ngày cần phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.
-Hỏi: những đề tài, chủ đề của các VBND đảm bảo các tiêu chuẩn ấy chưa? 
-Lệnh: hãy hệ thống lại các chủ dề từ lớp 6 đến lớp 9.
-HS đọc, lớp theo dõi.
-HS phát biểu theo y/c.
-Theo dõi, nhận thức.
-Phát biểu theo y/c.
-Hệ thống lại nội dung.
II/ Nội dung các VBND đã học.
-Do nội dung chương trình sgk tương đối ổn định, nên VBND chỉ đề cập tới những vấn đề xã hội có tính ổn định, lâu dài.
Lớp
Chủ đề.
6
Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
7
Những VB viết về giáo dục, về vai trò của người phụ nữ, văn hóa.
8
Vấn đề môi trường, tệ nạn ma túy, thuốc lá, dân số và tương lai loài người.
9
Quyền sống của con người, bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
IV/ Củng cố.
-Cho HS đọc lại VB Phong cách Hồ Chí Minh.
-Hỏi: VB cho em nhận thức điều gì?( trong thời kì hội nhập hiện nay, càng phải biết trân trọng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như gương Bác Hồ vĩ đại)
V/ Dặn dò.
-Nhắc nhở HS:
+Nắm vững khái niệm, nội dung các VBND đã học.
+Chuẩn bị hai phần còn lại.
* Nhận xét : 
* Bổ sung: 
TIẾT 132
I/Ổn định lớp.
II/Kiểm tra bài cũ. 
1/Em hiểu thế nào về k/n VBND ?
2/Nêu các chủ đè VBND đã học. Em thích VB nào nhất? Vì sao ?
III/Bài mới.
1/ĐVĐ: GT tiếp nội dung bài học.
2/Các hoạt động.
*HĐ 3:tìm hiểu các hình thức VBND
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-Chỉ định một HS đọc mục III-sgk.
-Lệnh: hãy nêu một cách có hệ thống hình thức VB và các phương thức biểu đạt mà các VBND đã dùng.
-Nhấn mạnh: giống như các VB tác phẩm văn học, VBND thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức đẻ tăng tính thuyết phục, hấp dẫn.
 Ta vấn xem VBND có giá trị như một Tp văn học để qua đó vận dụng, củng cố kiến thức, kĩ năng về TLV và TV.
-HS đọc, lớp chú ý.
-Dựa vào nội dung mục II, phát biểu.
-HS theo dõi, nhận thức.
III/ Nội dung các VBND đã học.
-Các VBND được trình bày dưới những hình thức đa dạng: truyện, thư, bút kí, hồi kí, thông báo, công bố, xã luận,...
-Có sự kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau:
 +Tự sự-miêu tả.
 +Tự sự- miêu tả- biểu cảm.
 +Nghị luận- biểu cảm.
 +Nghị luận- biểu cảm- thuyết minh.
 +VBHC sử dụng yếu tố nghị luận.
*HĐ 4:tìm hiểu phương pháp học VBND.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-Chỉ định một học sinh đọc mục III-sgk.
-Hỏi: để đạt được hiệ quả mong muốn trong việc học loại VB đặc biệt này, cần lưu ý điều gì?
-Chốt ý.
-Nhấn mạnh: bản thân k/n “nhật dụng” đã bao hàm ý “vận dụng thực tiễn”-> học nó, không phải chỉ để biết mà còn phải làm, phải bày tỏ quan niệm, ý kiến.
 Nội dung VBND đạt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác và ngược lại.
-HS đọc, lớp theo dõi.
-Phát biểu theo yêu cầu. (dựa vào ND mục III-sgk).
-HS nhận thức.
IV/ Phương pháp học VBND.
Học VBND cần lưu ý:
-Các sự kiện có liên quan đến vấn đề đạt ra trong văn bản.
-Liên hệ vấn đề trong văn bản với cuộc sống bản thân và cộng đồng.
-Cần có quan điểm, giải pháp, ý kiến...đối với vấn đề...
-Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ vấn đề đạt ra trong VB và ngược lại.
-Khi phân tích caanfcawn cứ vào đặc điểm hình thức của VB.
IV.Củng cố.
-Chốt lại nội dung bài học, cho HS đọc phần GN.
-Cho HS bày tỏ quan điểm của bản thân đối với vấn đề môi trường qua bài Thông tin....2000.
V/Dặn dò
-Nhắc nhở:
+Xem lại các VBND.
+Nắm vững nội dung bài học.
+Chuẩn bị bài Luyện nói: NL về .... bài thơ.
* Nhận xét : 
* Bổ sung: 
Ngày soạn: 05/03/2009 Dạy lớp: 9/2, 9/6
PHẦN TLV – TIẾT 133 : LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.
A/ Mục tiêu:
	*Giúp HS:
	-Củng cố kiến thức về văn NL- NL về một đoạn thơ, bài thơ.
	-Có kĩ năng trình bày một cách mạch lạc hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
B/ Phương tiện:
	-GV: sgk, sgv, giáo án.
	-HS: sgk, vở ghi, dàn ý cho bài luyện nói.
C/ Các hoạt động chủ yếu trên lớp.
I/Ổn định lớp.
II/Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III/Bài mới:
1/ĐVĐ: Giới thiệu y/c và ý nghĩa của tiết luyện nói.
2/Nội dung.
*HĐ 1: nêu vấn đề cho bài luyện nói.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-Nêu lại đề bài (mục I,2-sgk) lên bảng.
-Gợi ý cho HS điều chỉnh dàn ý.
+ Bài thơ Bếp lửa được sáng tác khi nào? 
+Hình ảnh bếp lửa gợi lên hoàn cảnh sống thuộc thời kì nào của đất nước, gia đình? 
+Nó được gắn với người bà tần tảo ra sao?
+Hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nhà thơ những tình cảm gì? 
+Ý nghĩa nhiều mặt của bài thơ? 
-Ghi lại đề bài.
-Điều chỉnh dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.
- trả lời- điều chỉnh dàn ý.
I/ Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời- bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
II/Dàn ý:
1/ Mở bài:
-Lời vào đề.
-GT nhà thơ Bằng Việt, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
-Nhận xét khái quát: Bếp lửa là lời tâm tình của dứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gởi về người bà thân yêu ở quê nhà.
 2/ Thân bài.
-H/ả bếp lửa trong bài thơ:
+H/ả bếp lửa thực – h/ả mang tính biểu tượng.
+H/ả bếp lửa không chỉ khơi dậy k/n mà còn khơi dậy niềm tin vào cái đẹp của tâm hồn và tình cảm.
+H/ả bếp lửa luôn gắn với h/ả người bà ->màu sắc trữ tình và màu sắc triết lí trở nên sâu hơn, có sức lan tỏa hơn.
-H/ả người bà trong hồi tưởng và cảm nhân của cháu:
+Phía sau h/ả ngọn lửa là bàn tay khéo léo, là tình yêu thương chăm chút của người bà.
+Trong những năm gian khó nhất, bà luôn ở cạnh cháu, nuôi dạy cháu nên người.Bà là người phụ nữ tần tảo, chịu thương, chịu khó.
+Bà là điểm tựa tinh thần cho cháu-ngọn lửa bà nhen-> biểu tượng: ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của tình yêu, ngọn lửa của niềm tin.
-Cháu luôn nhớ bà dù cháu ở xa quê.
 3/ Kết bài:
-Sức hấp dẫn của bài thơ: sáng tạo hình ảnh bếp lửa-> khơi gợi những cảm xúc, đánh thức những k/n đẹp.
-Bài thơ biểu hiện một triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ của mỗi con người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ họ trong suốt cuộc đời; bài thơ gợi cho người đọc những k/n về cuộc sống gia đình, về truyền thống của gia đình, DT Việt Nam.
*HĐ 2: cho HS nói trước lớp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
-Cho lớp nhận xét, đánh giá.
-Các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
-Cả lớp theo dõi, đánh giá sau mỗi lượt trình bày.
III/ Luyện nói.
Tác phong nhiêm túc, tạo mối quan hệ giao hòa với người nghe; giọng nói phù hợp, rõ ràng, truyền cảm, chuyển tải được nội dung tư tưởng của bài nghị luận; lí lẽ thuyết phục, hấp dẫn người nghe.
IV/ Củng cố.
-Đánh giá chung-nêu những mặt tích cực cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục.
V/ Dặn dò.
-Nhắc nhở HS:
+RLKN nói- phát biểu ở các tiết học.
+Chuẩn bị bài viết số 7.
* Nhận xét : 
* Bổ sung: 
Ngày soạn: 05/03/2009 Dạy lớp: 9/2, 9/6
PHẦN TLV – TIẾT 134, 135: VIẾT BÀI TLV SỐ 7.
A/ Mục tiêu:
	-HS biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng làm bài NL về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước.
	-Có những cảm nhận và những suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh... trong quá trình làm bài.
	-Có kĩ năng làm bài TLV nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả).
B/ Phương tiện:
	-GV: đề, đáp án, biểu điểm.
	-HS: dụng cụ làm bài.
C/ Nội dung.
 I/ Đề: Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
 II/ Dàn ý và biểu điểm:
 1/ Mở bài: (1đ)
	-GT nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.(0.5 đ)
	-Nhận xét khái quát: cảm xúc của tác giả trong bài thơ là cảm xúc chung của toàn dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.(0.5 đ)
 2/ Thân bài: (8 đ)
	-Lòng kính yêu chân thành: (4 đ)
	 +Nỗi xúc động thiên liêng của nhà thơ khi đến lăng Bác. (2 đ)
	 +Tự hào tôn kính và biết ơn sâu lắng.(2 đ)
	-Niềm tiếc thương vô hạn: (3 đ)
	 +Nỗi nhớ Bác ngàn thu. (1,5 đ)
	 +Lưu luyến không rời. (1,5 đ)
	-Toàn bài là giọng điệu thành kính trang nghiêm. (1 đ)
 3/ Kết bài.(1 đ)
	-Nhiều h/ả ẩn dụ thiêng liêng cao cả; giọng điệu chậm rãi trang nghiêm mà tha thiết. (0,5 đ)
	-Diễn tả một cách xúc động tình cảm kính yêu, nhớ thương và biết ơn sâu lắng của nhân dân MN nói riêng, của dân tộc VN nói chung đối với Bác Hồ.(0,5 đ).
 *Yêu cầu về hình thức: có đủ 3 phần, cân đối; diễn đạt mạch lạc, câu cú rõ ràng, ít sai lỗi chính tả...; trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. 
* Nhận xét : 
* Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_28_gv_ngo_truong_chinh_trung_hoc_co_s.doc