Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3, 4 - Nguyễn Thi Thanh Minh

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3, 4 - Nguyễn Thi Thanh Minh

TUẦN 3

Tiết 11-12 TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,

 BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

 ( Trích Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới.)

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến Thức: Giúp học sinh thấy được phần nào cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọngcủa vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

 -Hiểu được tầm quan trọngvà sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

2.Kĩ năng: RL kĩ năng đọc , cảm thụ VB chính luận.

3.Thái độ: Cảm nhận sự quan tâm và ý thức được sống trong sự bảo vệ chăm sóc của cộng đồng.

II-CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Kế hoạch tiết dạy, nghiên cứu kĩ SGK- sách bài soạn

-Tranh ảnh về các nhà lãnh tụ quan tâm đến thiếu nhi (Hồ Chủ Tich – Nông Đức Mạnh)

-Học Sinh: Đọc kĩ văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK.

III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1-Ổn định:

2-Kiểm tra bài cũ:

+Câu hỏi: Nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?

+Trả lời: Nội dung: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất, phá hủy cuộc sống tốt đẹp và đi ngược lí trí và sự tiến hóa của thiên nhiên. Đấu tranh cho thế giới hòa bìh là nhiệm vụ cấp bách.

 Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, xác thực, giàu cảm xúc nhiệt tình của nhà văn.

 

doc 27 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3, 4 - Nguyễn Thi Thanh Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUẦN 3 
Tiết 11-12 TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
 BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
 ( Trích Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới...)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến Thức: Giúp học sinh thấy được phần nào cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọngcủa vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
 -Hiểu được tầm quan trọngvà sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
2.Kĩ năng: RL kĩ năng đọc , cảm thụ VB chính luận.
3.Thái độ: Cảm nhận sự quan tâm và ý thức được sống trong sự bảo vệ chăm sóc của cộng đồng.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Kế hoạch tiết dạy, nghiên cứu kĩ SGK- sách bài soạn
-Tranh ảnh về các nhà lãnh tụ quan tâm đến thiếu nhi (Hồ Chủ Tich – Nông Đức Mạnh)
-Học Sinh: Đọc kĩ văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
+Câu hỏi: Nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
+Trả lời: Nội dung: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất, phá hủy cuộc sống tốt đẹp và đi ngược lí trí và sự tiến hóa của thiên nhiên. Đấu tranh cho thế giới hòa bìh là nhiệm vụ cấp bách.
 Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, xác thực, giàu cảm xúc nhiệt tình của nhà văn. 
3.Bài mới: 
 Giới thiệu bài: “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”- Điều đó thể hiện sự quan tâm của thế giới nói chung và nhà nước ta nói riêng đối với các quyền lợi của trẻ em .VB nhật dụng trích từ lời tuyên bố của hội nghị cấp cao của thế giới họp tại trụ sở LHQ ngày 30-09-1990 đã phần nào thể hiện khá sâu sắc vấn đề này
Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung 
Hoạt động 1:
-Hdẫn đọc và tìm hiểu thông tin liên quan đến VB.
-Yêu cầu HS đọc chú thích.
 Hãy nêu những nét chung về tác giả và VB?
(GV nêu lại khó khăn thế giới cuối thế kỉ XX liên quan đến vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em. Thuận lợi, khó khăn.
-GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
-GV đọc mẫu một đoạn
-Gọi HS đọc phần còn lại
-Tìm hiểu các chú thích.
Bố cục của văn bản chia làm mấy phần? Tính liên kết chặt chẽ của văn bản?
(Dựa vào nội dung các phần để giải thích)
-Thể loại và PTBĐ của VB này là gì ?
Hoạt động 2:
Hướng dẫn đọc tìm hiểu chi tiết văn bản.
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
- Văn bản chỉ ra những thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới như thế nào?
-Chỉ ra những mặt gây hiểm họa cho trẻ em thế giới?
-Giải thích chế độ “apác thai”?
(Chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo)
- Em có nhận xét gì về cách phân tích các nguyên nhân trong văn bản?
-GV đưa tranh ảnh về nạn đói ở Nam Phi, giới thiệu một số bộ phận.
 -GV đưa tranh ảnh về tình trạng đói nghèo của trẻ em trên thế giới hiện nay.
Luyện tập T1
Câu hỏi: Em biết gì về tình hình đời sống trẻ em trên thế giới và ở nước ta hiện nay?
Tiết2
Hoạt động 3:
-Hướng dẫn phân tích phần cơ hội.
 -Tóm tắt các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em?
- Em hãy giải thích nghĩa của các từ “ Công ước , quân bị ....” ? 
-Trình bày suy nghĩ về điều kiện của đất nước ta hiện nay đối với trẻ em?
**GV dùng tranh minh hoạ , băng hình.
- Em biết những tổ chức nào của nước ta thể hiện ý nghĩa chăm sóc trẻ em Việt Nam?
- Đánh giá những cơ hội trên?
Hoạt động 4: 
-Hướng dẫn phân tích phần nhiệm vu.
- Phần này có bao nhiêu mục? Mỗi mục nêu nhiệm vụ gì?
-Nhận xét các nhiệm vụ được nêu ra ở các mục?
@Tích hợp KNS: Hd hs tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
-Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay.
- Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.)
Hoạt động 3: Hdẫn Luyện tập.
- HS đọc chú thích *
- 
VB trích Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em. 
+Hoàn cảnh: 30/09/1990
- Nghe GV hdẫn đọc và đọc mẫu.
-HS đọc VB – Nhận xét .
-HS đọc chú thích.
- HS trả lời 
* Bố cục: 3 phần
+Sự thách thức: thực trạng cuộc sống và hiểm họa.
+Cơ hội: Khẳng định những điều kiện sống thuận lợi -> bảo vệ chăm sóc trẻ em.
+ Nhiệm vụ: Nêu nhiệm vụ cụ thể
-Thể loại : Vb nhật dụng.
-PTBĐ: nghị luận 
(VB chính luận)
- HS đọc Đ1
- HS trả lời - nhận xét 
 +Tình trạng rơi vào hiểm họa, cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt của trẻ em trên thế giới.
+Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+Chịu những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư bệnh dịch, mù chữ, môi trường xuống cấp.
-1 HS trả lời -> 1 HS khác nhận xét 
+Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
- Ngắn gọn nhưng nêu lên khá đầy đủ cụ thể các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người-> đặc biệt là trẻ em. 
-Thảo luận trả lời , nhận xét
- HS đọc phần 2, trả lời yêu cầu câu hỏi
+ Có công ước LHQ về quyền trẻ em 
+ Có hợp tác quốc tế 
( Giải nghĩa: công ước ; quân bị)
+Công ước: Điều do nhiều nước cùng kí kết.
+Quân bị: Vũ khí- lực lượng vũ trang 
+Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.
+Sự hợp tác và đoàn kết quốc ttế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể chuyển sang phục vụ mục tiêu kinh tế tăng cường phúc lợi xã hội.
 +Sự quan tâm của Đảng và nhà nước:Tổng bí thư thăm và tặng quà cho các cháu thiếu nhi, sự nhận thức và tham gia tích cực của nhiều tổ chức XH vào ptrào chăm sóc bvệ trẻ em , ý thức cao của toàn dân về vđề này.
+UB chăm sóc , bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
+Đội TNTP Hồ Chí Minh
+Các tổ chức xã hội. 
-Những cơ hội khả quan đảm bảo cho công ước thực hiện.
-HS theo dõi P3
+ Gồm 8 mục, nêu các nhiệm vụ:
+Quan tâm đến đời sống vật châùt dinh dưỡng cho trẻ em -> giảm tử vong.
+Vai trò của phụ nữ cần được tăng cường, trai gái bình đẳng, củng cố gia đình, xây dựng nhà trường xã hội, khuyến khích trẻ tham gia sinh hoạt văn hóa. 
+Các nhiệm vụ nêu ra cụ thể, toàn diện mang tính cấp thiết .
-Các nhóm thảo luận- cử đại diện trả lời-> HS khác nhận xét .
 +Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và quốc tê.
-Là vấn đề liên quan đến trực tiếp tương lai của 1 đất nước & toàn nhân loại.
-Thực hiện chủ trương chính sách , những hoạt động cụ thể với việc bảo vệ chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của 1 XH.
-Vấn đề bv ch sóc trẻ em được quốc tế quan tâm thích đáng với các chủ trương nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể toàn diện.
-Đọc ghi nhớ SGK.
-Làm BT 1 SGK
I-Tìm hiểu chung 
1. Tác giả : 
2. Văn bản : 
+ VB trích từ bản“ tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.” Trích trong “ Việt Nam và các văn kiện quốc tế vè quyền trẻ em” 
+Hoàn cảnh: 30 / 09 / 1990
3. Đọc, tìm hiểu chú thích,bố cục 
-Đọc 
-Chú thích ( SGK)
- Bố cục: 3 phần. 
-Thểû loại : Vb nhật dụng.
-PTBĐ: nghị luận 
(VB chính luận)
II.Tìm hiểu chi tiết 
1- Sự thách thức:
-Nêu lên những thực tế , những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt , về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới.
+Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+Chịu những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư bệnh dịch, mù chữ, môi trường xuống cấp.
+Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
=> Lập luân ngắn gọn đầy đủ cụ thể . 
2- Cơ hội: 
-Công ước LHQ về quyền trẻ em.
-Sự hợp tác quốc tế.
( Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.
+Sự hợp tác và đoàn kết quốc ttế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể chuyển sang phục vụ mục tiêu kinh tế tăng cường phúc lợi xã hội.)
-Có điều kiện thuận lợi để chăm sóc trẻ em.
3- Nhiệm vụ:
-Tăng cường sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục , gia đình, môi trường , quyên bình đẳng ..cho trẻ em.
 -Nhiệm vụ cụ thể , toàn diện mang tính cấp thiết.
Ghi nhớ: SGK
IV- Luyện tập:
4-Củng cố :
Nêu vai trò của trẻ em trong xã hội ? Tình hình trẻ em trên thế giới hiện nay? Chúng ta cần làm những gì để bảo vệ và phát triển quyền của trẻ em ? 
5. Dặn dò :
Đọc lại văn bản , nắm các luận điểm , luận cứ của bài , nắm kĩ cách lập luận .
Học ghi nhớ.
-Nêu nhận thức về bài học và liên hệ bản thân
-Chuẩn bị văn bản tiếp theo.
Tiết 13 
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 (TIẾP THEO)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến Thức: 
-Giúp HS nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
-Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại đoi khi không được tuân thủ.
2.Kĩ năng:Vận dụng một cách phù hợp các phương châm hội thoại đã học
3.Thái độ: Ý thức được sự giàu đẹp của tiếng Việt và sự phong phú đa dạng của ngữ pháp tiếng Việt.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Kế hoạch tiết dạy. Nghiên cứu kĩ SGK, SGV. Bảng phụ.
-Học Sinh: Nghiên cứu kĩ bài trong sách giáo khoa, soạn các nội dung đã hướng dẫn ở tiết 12( phần hướng dẫn học tập ở nhà)
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
+ Câu hỏi: Nêu các phương châm hội thoại đã học? 
+ Trả lời: 5 phương châm hội thoại đã được học:
 Phương châm về lượng.
 Phương châm về chất.
 Phương châm quan hệ .
 Phương châm cách thức.
 Phương châm lịch sự.
3-Bài mới: 
Giới thiệu bài : 
Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung 
Hoạt động 1:
-Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao? 
-Trong trường hợp nào thì được coi là lịch sự?
-Em hãy tìm một số VD tương tự như câu chuyện trên?
-Vậy cần rút ra bài học gì khi giao tiếp?
Hoạt động 2: 
-Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
-Hướng dẫn HS phát hiện các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
 -Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn không? Vì sao?
-Có PC HT nào đã không được tuân thủ?
-Vì sao người nói không tuân thủ PC ấy?
-Hdẫn HS bổ sung VD.
 Tìm hiểu VD 3.
-Lời nói của bác sĩ về bệnh nan y của bệnh nhân không tuân thủ PC HT nào?
-Việc không tuân thủ PC HT về chất có thể chấp nhận được không ? Vì sao?
-Hdẫn HS bổ sung VD.
Hoạt động 3:
-Hướng dẫn luyện tập
 Từ bài học em cần rèn luyện kĩ năng sống gì cho bản th ... số ví dụ có lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp
 - Bảng phụ Ghi các ví dụ SGK
-Học sinh: Đọc kĩ bài trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi ở nhà.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
+Câu hỏi: Trong hội thoại, người nói xưng hô cần phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+Trả lời: Người nói tùy thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô.
3-Bài mới: 
Giới thiệu :
Trong quá trình giao tiếp, chúng ta có thể nêu lại lời nói hoặc ý của người khác. Có khi nhắc lại đầy đủ từng từ, nhưng cũng có khi chỉ nhắc lại ý của người khác.Vậy cách nhắc nào là dẫn trực tiếp và cách nhắc nào là lời dẫn gián tiếp. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách dẫn trực tiếp.
GV dùng thiết bị đưa ngữ liệu và yêu cầu HS tìm hiểu.
H: Trong đoạn trích a, bộ phận diễn tả lời nói hay ý nghĩ của nhân vật được ngăn cách với các bộ phận khác trong câu bằng các dấu hiệu gì?
H: Tìm các dấu hiệu ngăn cách ý nghĩ của nhân vật với các bộ phận khác?
H: Có thể đảo vị trí của phần đặt trong ngoặc kép với các bộ phận khác không? vì sao?
H: Qua hai VD trên, em rút ra bài học gì về cách dẫn trực tiếp?
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 1 trong SGK- 54.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách dẫn gián tiếp.
GV đưa ngữ liệu để HS tìm hiểu.
H: Trong VD a, phần in đậm là lời hay ý nghĩ?
H: Phần đó được tách khỏi phần đứng trước bằng dấu gì?
H: Trong VD b, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
H: Giữa phần in đậm và phần đứng trước có từ nào? Có thể thay từ “ là” vào chỗ đó được không?
H: Em có nhận xét gì về cách dẫn trên?
GV : gọi đó là cách dẫn gián tiếp, em hiểu thế nào là cách dẫn gián tiếp?
Điểm giống và khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp?
H: Đọc lại phần ghi nhớ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1( nhận diện lời dẫn)
Bài tập 2: 
HS đọc và tìm hiểu VD.
-VD a:Trước bộ phận diễn tả lời của nhân vật được đánh dấu bằng từ “nói” và ngăn cách bởi dấu hai châm, được đặt trong ngoặc kép.
VD b: Trước từ ngữ diễn đạt ý nghĩ của nhân vật có từ “ nghĩ” và được ngăn cách bởi dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
HS: Có thể thay đổi vị trí được vì đặt ở vị trí nào thì bộ phận diễn tả lời nói hoặc ý nghĩ cũng được đặt trong ngoặc kép và đứng sau dấu gạch ngang.
HS dựa vào phần ghi nhớ 1 để trình bày.
HS đọc.
HS đọc và tìm hiểu VD.
* HS thảo luận và trả lời.
- Phần in đậm là lời nói.
- Là nội dung của lời khuyên vì trước dó có từ “ khuyên” trong phần lời dẫn.
* HS thảo luận và trả lời:
- Phần in đậm là ý nghĩ, vì có từ “ hiểu” trong lời của người dẫnở trước; giữa ý nghĩ được dẫn và phần lời người dẫn có từ “rằng”.
- Có trường hợp có thể thay bằng từ “ là”.
HS trình bày sự hiểu biết của mình qua phân tích VD 
*Giống: Đều là dẫn lời hoặc ý nghĩ của nhân vật.
*Khác:
- Cách dùng các từ ngữ đứng trước và dấu câu.
HS đọc ghi nhớ trong SGK trang 54.
- HS thực hành :
a. Từ câu a có thể tạo ra:
* Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong “ Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc , vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
* Câu có lời dẫn gián tiếp: Trong Báo cáo chính trị, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc , vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Phần c:
*Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc , ông Đặng Thai Mai khẳng định: “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”.
* Dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc , ông Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
I. Cách dẫn trực tiếp:
1. Ví dụ : SGK
- Lời nói của anh thanh niên -> tách bằng dấu (:) và dấu 
( “” )
b-Ý nghĩ tách bằng dấu (:) và đặt trong dấu (“”).
2. Kết luận :
- Khi trích dẫn lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật -> đặt bbộ phận đó trong ngoặc kép và ngăn cách bằng dấu hai chấm.
*Ghi nhớ 1:
- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hợac nhân vật; lời dẫn được đặt trong ngoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp:
1. Ví dụ : SGK
a- Lời nói được dẫn (khuyên)
b- Ý nghĩ được dẫn (hiểu)
+Không dùng dấu (:) bỏ dấu ( “” ). Thêm rằng, là đứng trước.
2. Kết luận :
*Ghi nhớ 2: SGK- 54.
-> Dẫn gián tiếp là thuâtj lại ý nghĩ hay lời nói của người khác có điều chính cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong ngoặc kép.
III. Luyện tập:
- Cả trường hợp a và b đều là dẫn trực tiếp.
- Trường hợp a là dẫn lời; b là dẫn ý.
Phần b:
*Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại ; đồng chí Phạm Văn Đồng viết” “ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được”.
*Dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách Hồ Chủ tịch, đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ tịch là người giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong. Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được”.
4.Củng cố:
`H.Thế nàp là lời dẫn trực tiếp,lời dẫn gián tiếp?
Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học thường được dẫn bằng cách nào?
5.Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ: SGK-54.
- Làm bài tập 3 SGK- 55.
- Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng.
TUẦN 4
TIẾT: 20 LUYỆN TẬP TÓM TẮT
 VĂN BẢN TỰ SỰ 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1-Kiến Thức: Giúp học sinh ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
2-Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự, kĩ năng diễn đạt bằng miệng về tóm tắt một câu chuyện , một sự việc 
3-Tư tưởng : Có ý thức trong việc sử dụng và tóm tắt văn bản tự sự.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ để phân tích.
 Nghiên cứu kĩ SGK, SGV và một số tài liệu có liên quan.
-Học Sinh: Đọc kĩ các ví dụ trong SGK và trả lời câu hỏi.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: 
 - Thế nào là tự sự ?Nêu tác dụng của tự sự ?
 - Trả lời: -Tự sự là phương thức trình bày một chuổi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
 -Tự sự giúp người kể giải thích được sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
3-Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Từ lớp 6 đến nay các em đã được tiếp cận rất nhiều văn bản tự sự. Trong số đó có rất nhiều văn bản khá dài chúng ta cần phải tóm tát ngắn gọn để dễ nắm được nội dung. Vậy tóm tắt văn bản bằng cách nào, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1:
-Yêu cầu HS đọc các tình huống trong SGK và trao đổi để rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
H: Trong cả 3 tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản ?
-GV khái quát thành ý cơ bản.
H - Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự ?
HOẠT ĐỘNG 2
-Thực hành tóm tắt văn bản tự sự.
-Yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK.
H3- Theo em các chi tiết sự việc đó đủ chưa? Có thiếu sự viêc nào quan trọng không?
Vì sao ?
H Hãy sắp xếp các ý có sẵn và tóm tắt truyện bằng một đoạn văn ? ( Không quá 20 dòng ) 
H Em hãy nhận xét 2 bản tóm tắt mà hai ban vừa đọc?
H6- Em hãy khái quát mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự?
*HOẠT ĐỘNG 3:
-Hướng dẫn luyện tập.
*Bài tập 1:
-Yêu cầu HS đọc bài tập, chọn tác phẩm tự sự thống nhất cả lớp tóm tắt. Đó là văn bản “ Lão Hạc” 
GV nhận xét , biểu dương và cho điểm .
Bài tập 2:
-Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
Gọi 1-2 em kể tóm tắt sự việc.( Có thể là một việc làm tốt , một mẫu chuyện cười ) 
-2 HS đọc 3 tình huống: a,b,c trong SGK 
-1 HS khác nhận xét cách đọc.
-Cả lớp thảo luận – cử đại diện trả lời. – HS khác nhận xét 
+Tóm tắt để giúp người đọc, nghe nắm được nội dung chính của một câu chuyện.
+Văn bản được tóm tắt sẽ nổi bật các yếu tố tự sự và nhân vật chính.
-Các nhóm thảo luận và đưa ra một số tình huống khác.
+ Sự việc xảy ra với thời gian dài và có nhiều tình tiết .
-1HS đọc ví dụ SGK
- 1 HS khác nhận xét .
- HS trả lời – các HS khác nhận xét 
+SGK nêu lên 7 sự việc khá đầy đủ của cốt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”
+Tuy vậy vẫn còn thiếu 1 sự việc: Trương Sinh nghe con kể về người cha là cái bóng -> hiểu ra nỗi oan của vợ.
-HS thực hành tóm tắt .
-2 HS đọc bản tóm tắt ( Nói tóm tắt ) 
-2 HS nhận xét độ dài ngắn, các sự việc có đầy đủ không.
-1 HS trả lời nội dung phần ghi nhớ – 1 HS khác nhận xét 
-1HS nêu những ý cơ bản của truyện “Lão Hạc”
-Cả lớp viết đoạn.
-2 HS khá trình bày.
- Các em khác nhận xét , bổ sung 
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
-2 HS khá kể
+Chuyện việc tốt
+Chuyện cười. 
I- SỰ CẦN THIẾT PHẢI TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ:
+Tóm tắt để giúp người đọc, nghe nắm được nội dung chính của một câu chuyện.
+Văn bản được tóm tắt sẽ nỗi bật các yếu tố tự sự và nhân vật chính.
=> Ngắn gọn dễ nhớ.
II- THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN:
*Ví dụ: SGK
Các sự việc chính “Chuyện người con gái Nam Xương”.
-Bổ sung: Trương Sinh nghe con kể về người cha là cái bóng -> hiểu ra nỗi oan của vợ.
GHI NHỚ:
 Tóm tắt văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản cần tóm tắt.
III- LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
 Tóm tắt truyện “Lão Hạc”
-Lão Hạc có một đứa con trai, một mãnh vườn và một con chó
-Con trai lão không lấy được vợ, bỏ đi cao su.
-Lão làm thuê dành dụm tiền gửi ông giáo cả mãnh vườn cho con.
-Sau trận ốm lão không kiếm được việc làm-> bán chó vàng, lão kiếm gì ăn nấy.
-Lão xin Binh Tư ít bả chó.
-Lão đột ngột qua đời không ai hiểu vì sao.
-Chỉ có ông giáo hiểu 
-> buồn
Bài tập 2:
+Kể chuyện việc tốt
+Kể chuyện cười.
4-Củng cố : 
Qua việc luyện tập , hãy nhắc lại tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản tự sự ? -Nêu những yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự?
Nếu ta không tóm tắt một văn bản dài mà để nguyên như người viết thì người đọc , người nghe sẽ tiếp nhận nó như thế nào ? 
5-Dặn dò 
-Hoàn thiện các bài tập còn lại
-Tóm tắt “Chiếc lá cuối cùng”, 
-Soạn “Chuyện cũ trong phủ chúa”, Sự phát triển của từ vựng , Miêu tả trong văn tự sự 
	.....................................
 .....................................
	.....................................
 ....................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_3_4_nguyen_thi_thanh_minh.doc