Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 3 - Người soạn: Nguyễn Ngọc Tiến - Trường THCS C Ninh Hòa

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 3 - Người soạn: Nguyễn Ngọc Tiến - Trường THCS C Ninh Hòa

Bài 3: TUYÊN BỐ VỚI THẾ GIỚIVỀ SỰ SỐNG CÒNQUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM

I/Mục tiêu.

 1. Kiến thức: Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em; sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. Về nghệ thuật, văn nghị luận chính trị xã hội mạch lạc rõ ràng, liên kết chặt chẽ, luận chứng đầy đủ toàn diện.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng- nghị luận.

II/ Chuẩn bị.

 1. GV: Nghiên cứu tài liệu liên quan.

 2. HS: Soạn bài.

III/ Tiến trình bài dạy.

 1. Kiểm tra bài cũ.

 2. Bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 3 - Người soạn: Nguyễn Ngọc Tiến - Trường THCS C Ninh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 3
Ngày soạn: 25/82008 Tiết: 11-12
Bài 3: TUYÊN BỐ VỚI THẾ GIỚIVỀ SỰ SỐNG CÒNQUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM
I/Mục tiêu.	
 1. Kiến thức: Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em; sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. Về nghệ thuật, văn nghị luận chính trị xã hội mạch lạc rõ ràng, liên kết chặt chẽ, luận chứng đầy đủ toàn diện.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng- nghị luận.
II/ Chuẩn bị.
 1. GV: Nghiên cứu tài liệu liên quan.
 2. HS: Soạn bài.
III/ Tiến trình bài dạy.
 1. Kiểm tra bài cũ.
 2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc.
Đưa một số từ lên bảng như: tăng trưởng, tiến bộ.
Văn bản trên thuộc thể loại văn bản gì?
Văn bản được chia làm bao nhiêu đoạn?
Em hãy cho biết vai trò vị trí của mục 3 -7? 
Bản tuyên bố đã nêu ra thực tế cuộc sống của trẻ em thế giới ra sao?
Nhận thức, tình cảm của em khi đọc phần này như thế nào?
Qua phần cơ hội em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiệm thuận lợi gì?
Em thấy việc quan tâm của Đảng và nhà nước ta hiện nay ntn đối với sự phát triển của trẻ em?
Ở phần nhiệm vụ bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế phải nổ lực phối hợp hành động. Hãy phân tích tính toàn diện của nội dung này. 
3 HS đọc tiếp hết văn bản.
Giải thích.
Nhật dụng- nghị luận.
Dựa SGK chia đoạn.
Muc 3: có vai trò chuyển ý, đoạn, giới hạn vấn đề.
Mục 7: kết thúc cho phần thách thức.
Trả lời
Cảm nhận, phát biểu.
Thảo luận nhóm(3p).
- Công ước quốc tế về quyền và trẻ em làm cơ sở.
-Những cải thiện về chính trị.
- Sự hợp tác đoàn kết quốc tế.
Phân tích, trả lời.
- Tăng cường sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tử vong.
- Chăm sóc trẻ em tàn tật.
- Đảm bảo tính bình đẳng ở trẻ.
-Xoá mù chữ.
- Bảo vệ bà mẹ mang thai.
- Giáo dục tính tự lập, tự do.
I. Tìm hiểu chung
 1. Đọc
 2. Giải thích từ khó
 3. Thể loại.
 4. Bố cục.
II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Sự thách thức
 - Vai trò
 - Trẻ em đứng trước nhiều thực tế như:
 + Trở thành nạn nhân chiến tranh., bạo lực.
 +Chịu thảm hoạ đói nghèo, bệnh dịch, suy dinh dưỡng.
 2. Những cơ hội.
 Những điều kiện thuận lợi: Công ước quốc tế, chính trị được cải thiện, hợp tác quốc tế.
3. Nhiệm vụ.
 - Bảo đảm quyền lợi chăm lo sự phát triển của trẻ.
 - Qua các chủ trương chính sách.
. Cũng cố
Em có nhận thức ntn về tầm quan trọngcủa vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em?
4. Hướng dẫn: Học bài cũ, soạn bài “ Các phương châm hội thoịa”.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 25/8/2008 Tiết: 13 
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I/Mục tiêu.
 1. Kiến thức: Hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng có hiệu quả các phương châm hội thoạivào thực tế giao tiếp xã hội.
II/ Chuẩn bị.
 1. GV: Bảng phụ.
 2. HS: Soạn bài.
III/ Tiến trình bài dạy.
 1. Kiểm tra bài cũ.
 2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Yêu cầu học sinh đọc.
-Câu hỏi của chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Tại sao?
-Câu hỏi ấy có sử dụng đúng chỗ, đúng lúc không? Tại sao?
-Từ đó chúng ta rút ra bài học gì trong giao tiếp?
-Em hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học.
- Trong các bài học ấy , những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
- Tổ chức cho HS thảo luận hệ thống câu hỏi còn lại SGK.
Yêu cầu HS đọc.
Gọi HS lên bảng làm.
Gọi HS lên bảng làm.
 Đọc
- Câu hỏi tuân thủ phương châm lịch sự. Vì thể hiện quan tâm người khác.
- Sử dụng không đúng chỗ. Vì người ấy đang ở trên cao.
- Dựa vào tim hiểu ví dụ rút ra bài học.
- Các PCHT đã học: PC về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự.
- Các PCHT ko được tuân thủ: về lượng, về chất, quan hệ, cách thức.
Thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày ý kiến.
Đọc
Lên bảng, nhận xét.
Lên bảng, nhận xét.
I. Quan hệ phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
 1.Tìm hiểu ví dụ. 
 2. Kết luận: Trong giao tiếp ko những tuân thủ các PCHT, nắm được đặc điểm các tình huống giao tiếp.
II. Những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
 Bài tâp1:
 Câu trả lời ko tuân thủ PC cách thức. Vì đối với đứa bé là mơ hồ.
 Bài tập2: 
 Thái độ của chân, tai, tay, mắt, miệng ko tuân thủ phương châm lịch sự.
 Việc ko tuân thủ là vô lí.
3. Củng cố:
 Các phương châm hội thoại đã học giúp gì cho em trong giao tiếp?
4. Hướng dẫn:
 - Về nhà học bài cũ.
 - Học bài chuẩn bị làm bài viết số 1.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:25/8/2008	 Tiết:14-15
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. Mục tiêu:
 -Viết được một bài văn thuyết minh, trong đó sử dụng yếu tố miêu tả ( con người, thiên nhiên, đồ vật) tuy nhiên yêu cầu thuyết minh khoa học.
 - Rèn kĩ năng thu thập tài liệu, hệ thống, chọn tài liệu,viết văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
II. Chẩn bị:
 1. GV: Đề bài.
 2. HS: Học bài.
III. Đề bài:
 Thuyết minh con trâu làng quê Việt Nam.
IV. Đáp án – thang điểm:
 1. Đáp án:
 * Mở bài: Giới thiệu chung vê con trâu trên đồng quê Việt Nam.
 * Thân bài:
 - Đặc điểm chung về con trâu.
 - Cấu tạo của con trâu.
 - Lợi ích của con trâu:
 + Trong nông nghiệp trâu là sức kéo.
 + Cung cấp thực phẩm trong sinh hoạt hàng ngày.
 * Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về con trâu.
 Trong quá trình thuyết minh phải đưa yếu tố miêu tả vào bài viết.
 2. Thang điểm:
 - Từ 9-10: Đảm bảo nội dung trên, sai không quá 2 lỗi chính tả, cách diễn đạt chôi chảy, thể hiện được yếu tố miêu tả trong bài văn.
 - Từ 7-8: Đảm bảo được các nội dung trên, diễn đạt chôi chảy, Có sử dụng yếu tố miêu tả, sai không quá 5-6 lỗi chính tả.
 - Từ 5-6: Đảm bảo được 2 nội dung trên, có sử dụng yếu tố miêu tả, sai không quá 9-10lỗi chính tả.
 - Từ 3-4: Đảm bảo được một số nội dung, sai không quá 12-14 lỗi chính tả.
 - Từ 1-2: Các trường hợp còn lại.
DUYỆT TUẦN 3
27/8/2009
..
Trần Minh Luận

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_3_nguoi_soan_nguyen_ngoc_tien_truong.doc