Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3 và 4

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3 và 4

Tiết 11-12:

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CUẢ TRẺ EM

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.

- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.

- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng.

- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.

- tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.

3. Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng về các quyền của trẻ em.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

1. Tự nhận thức: Về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân với trẻ em

2. Làm chủ bản thân: Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay.

3. Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.

III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học

 

doc 28 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3 và 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
( Từ tiết 11 đến tiết 15)
_ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Các phương châm hội thoại (tt)
- Viết bài tập làm văn số 1
NS: 
ND: 
Tiết 11-12: 
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CUẢ TRẺ EM
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
3. Thái độ: 
- Nhận thức được tầm quan trọng về các quyền của trẻ em.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Tự nhận thức: Về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân với trẻ em
2. Làm chủ bản thân: Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay.
3. Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận thức, hiện trạng và nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
2. Minh họa bằng tranh ảnh về thực trạng trẻ em hiện nay
3. Động não: suy nghĩ , phân tích để nhận thức rõ về nhiệm vụ bảo vệ và phát triển của trẻ em.
IV. Phương tiện dạy học
1. GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về một số trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn.
2. HS: tìm những câu chuyện của những bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu 1:. Hãy khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất?
a/ Nội dung nào không được đặt ra trong VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của G. G. Mác két?
A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang de dọa toàn bộ sự sống trên trái đất.
B. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.
C. Cần kích thích khoa học kỹ thuật phát triển nhưng khong phải bằng con đường chạy đua vũ trang.
D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.
b/ Nói VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là kiểu VB thuyết minh kết hợp với phương thức nghị luận. Đúng hay sai?
- Câu 2: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
3. Bài mới: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đúng vậy, trẻ em luôn được quan tâm mọi lúc mọi nơi, phải được hưởng những quyeền lợi thỏa đáng. Đó cũng là nội dung mà các quốc gia quan tâm và thể hiện trong VB Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.
- Cách đọc: rõ ràng, mạch lạc, đọc đúng các số liệu, các từ phiên âm tiếng nước ngoài.
- Yêu cầu học sinh đọc từ đầu đến phải đáp ứng.
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho học sinh.
? Vb” Tuyên bố..... trẻ em” ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV: Gợi lại một vài nét chính về bối cảnh thế giới những năm cuối thế kỉ XX liên quan đến vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
? Văn ban rtreen thuộc loại văn bản nào? Được viết theo phương thức biểu đạt nào?
? VB trên được chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần.
- Phần I: Mục 1-2: Lí do của bản tuyên bố
- Phần II: mục 3-7: thực trạng cuộc sống và những hiểm họa của trẻ em nghèo trên thế giới.
- Phần III: mục 8,9: những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc chăm sóc trẻ em.
- Phần IV: mục 10-17: những nhiệm vụ cụ thể
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết về văn bản
- Nhắc lại nội dung phần mở đầu: nêu lí do của bản tuyên bố.
GV: Yêu cầu học sinh xem tranh và thảo luận chung cả lớp nội dung phần II
HS: Thảo luận trong 3 phút và trình bày.
- Yêu cầu học sinh đọc lại phần II và cho biết nội dung chính nói về vấn đề gì?
? Theo nhận xét của tác giả thì hiện nay trên thế giới đang gặp phải những hiểm họa gì?
? Em hiểu gì về chế độ A- pác- thai?
- GV: Nhận xét và giải thích thêm
? Em có nhận xét gì về những dẫn chứng trên? Qua đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- GV: Kết luận: Những dẫn chứng cụ thể, đủ sức thuyết phục và làm rõ cuộc sống của trẻ em hiện nay trên thế giới. Đưa ra một số dẫn chứng cụ thể để minh họa.
- Yêu cầu HS đọc lại phần III và cho biết nội dung chính nói về vấn đề gì?
? Theo báo cáo, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc TE trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì.
? Em hiểu “công ước” là gì. Trẻ em có những quyền nào.
- Giúp HS nhớ lại các quyền: chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng, đến trường, vui chơi .
? Theo em, điều kiện trên có thực hiện được chưa. Nêu dẫn chứng cụ thể.
? Ngoài điều kiện trên còn có điều kiện nào khác.
? Em hiểu thế nào là “giải trừ quân bị”.
? Hiện nay nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- GV liên hệ thực tế, lấy dẫn chứng và làm rõ thêm về:
+ Hoàn cảnh đất nước
+ Thành tựu khoa học, kỹ thuật
+ Quan hệ quốc tế
+ Nền kinh tế
+ Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
? Theo em, những điều kiện trên có ý nghĩa gì.
- Yêu cầu 1 HS đọc phần IV và cho biết nội dung chính.
? Theo em có mấy nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia, đó là những nhiệm vụ nào. 
- GV liên hệ với thực tế địa phương giải thích, phân tích làm rõ từng nhiệm vụ; qua đó giáo dục HS vấn đề đến lớp học và tuyên truyền mọi người dân kế hoạch hóa gia đình.
? Em có nhận xét gì về các nhiệm vụ được nêu ra trong đoạn này.
? Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, theo tác gỉa cần phải làm gì.
- Đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.
- Em hiểu “nỗ lực”, “liên tục” và “phối hợp với nhau trong hành động” là gì? 
- Nghĩa là các nươcù phải cùng chung tay, giúp sức để giải quyết các nhiệm vụ trên làm sao để đạt hiệu quả tốt nhất.
HĐ3: Hướng dẫn HS khái quát lại nội dung bài học.
? Qua văn bản trên tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Văn bản trên thuyết phục người đọc nhờ những biện pháp nào (cách bố cục, đưa ra các tiêu chí, lời văn giàu sức thuyết phục, lý lẽ sắc bén).
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ. 
HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập và hướng dẫn HS cách làm.
- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến theo sự chuẩn bị sẵn ở nhà.
- GV nhận xét, bổ sung thêm.
- Vì sao cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em 
- Hiện nay tình hình đời sống của trẻ em nghèo ở nước ta đang hưởng những đặc lợi gì. Em biết những chương trình nào đang hỗ trợ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn?
I. Đọc và tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Hoàn cảnh ra đời
Ngày 30/9/1990, trích từ bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em
3. Thể loại
- Văn bản nhật dụng
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận chính trị, xã hội
II. Tìm hiểu chi tiết về văn bản
1. Thực trạng cuộc sống và những hiểm họa đối với trẻ em
- Là nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc, xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
- Chịu đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh.
- Chết do suy dinh dưỡng.
→ Là những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại.
2. Những điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên cơ sở Công ước về quyền trẻ em.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
→ Tạo cơ hội khả quan và điều kiện thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng.
3. Nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia
- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.
- Quan tâm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Vai trò người phụ nữ và quyền bình đẳng.
- Phát triển giáo dục.
- Vấn đề kế hoạch hóa gia đình.
- Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
→ Nêu ra rất cụ thể, rõ ràng, mạch lạc.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/ 35
IV. Luyện tập, củng cố
4. Hướng dẫn tự học: 
- Học bài, hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Soạn bài “ Các phương châm hội thoại” – tiếp theo:
- Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi. Làm bài tập phần Luyện tập.
*****************************************************************
NS: 
ND: 
Tiết 13: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI( TT)
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
- Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
3. Thái độ: Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương châm trong hội thoại sao cho đúng trong quan hệ giao tiếp.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Tự nhận thức: Nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan trọng.
2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.
3. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Phân tích một số tình huống để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong giao tiếp
2. Thực hành có hướng dẫn: Đóng vai luyện tập các tình huống giao tiếp theo các vai để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
3. Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại.
IV. Phương tiện dạy học
1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại, bảng phụ.
2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 
2. KTBC: 
- Câu 1. Điền vào chỗ trống các phương châm hội thoại đã học sao cho phù hợp với các câu sau ?
a/ Khi giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm .............................
b/ Khi giao tiếp, không tế nhị và không tôn trọng người khác là vi phạm phương châm
c/ Khi giao tiếp, nói dài dòng, rườm rà là vi phạm phương châm.........
đ/Tục ngữ: Ăn nên đọi, nói nên lời phù hợp với phương châm........
e/ Tục ngữ: Một câu nhịn chín câu lành phù hợp với phương châm........ 
- Câu 2. Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập 5/ 24.
3. Bài mới: giới thiệu bài
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
HĐ1: Giúp HS tìm hiểu mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huốn ... i đó.
- Nhận xét, kết luận các ý kiến.
? Qua ví dụ, em hãy cho biết: khi sử dụng từ ngữ xưng hô, người nói cần căn cứ điều gì.
- Giải thích cho HS cụm từ “các đặc điểm khác” như hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nói...
? Trong hội thoại, khi dùng từ ngữ xưng hô cần chú ý điều gì.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và trình bày kết quả.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn trích.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS đọc đoạn trích.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và trình bày kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 6.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày kết quả.
GV: Yêu cầu lớp chia hai nhóm trong 3 phút tự đặt tình huống và cho biết trong tình huống đó cách xưng hô như vậy trong giao tiếp đúng hay sai? Sau đso các nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi củng cố bài.
- Nhận định nào sau đây nói đúng nhất những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp.
Xem xét mối quan hệ giữa người nói với người nghe.
Cả A và B đều đúng.
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
1. Ví dụ:
VD1: Một số từ ngữ dùng để xưng hô như: anh, em, tôi, tao, ông, bà, chúng tôi...
VD2: Đọc các đoạn trích...
a, Dế Choắt nói với Dế Mèn: em - anh → kẻ ở vị thế yếu, muốn nhờ vả.
- Dế Mèn nói với Dế Choắt: ta-chú mày→ kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng.
b, Dế Choắt và Dế Mèn xưng hô: anh - tôi: → xưng hô bình đẳng.
2. Ghi nhớ: SGK/39
II. Luyện tập, củng cố
1. Lời mời trên...
- Chúng ta = chúng em
→ Do ảnh hưởng của thói quen trong tiếng mẹ đẻ.
3. Đọc đoạn trích sau...
- Cách xưng hô với mẹ: thông thường.
- Xưng hô với sứ giả: TG là đứa bé khác thường.
5. Đọc đoạn trích sau...
 Từ xưng hô của Bác: “tôi” tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết.
6. Đọc đoạn trích sau...
- Các từ ngữ xưng hô của:
+ Cai lệ ( kẻ có quyền lực ) và chị Dậu ( người dân bị áp bức ).
+ Cai lệ: thể hiện sự trịch thượng, hống hách.
+ Chị Dậu: hạ mình, nhẫn nhục.
- Về sau thay đổi → sự phản kháng quyết liệt của người bị dồn đến bước đường cùng.
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, làm các bài tập còn lại 2, 4/39, 41.
- Tìm các ví dụ về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường và tôn trọng người đối thoại.
- Soạn bài Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp:
+ Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi SGK.
+ Làm các bài tập phần Luyện tập.
*********************************************************
NS: 
ND: 
 Tiết 19: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật.
- Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp .
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp sao cho phù hợp.
II. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ, một số ví dụ.
- HS: soạn bài, lấy ví dụ.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: 
- Câu 1. Đọc đoạn văn sau, tìm từ ngữ xưng hô và nêu tác dụng của việc dùng từ ngữ đó? 
 Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi với toàn thể nhân loại: hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.
? Trong giao tiếp, để xưng hô cho thích hợp cần chú ý điều gì.
- Câu 2. Yêu cầu HS làm bài tập 4/40.
3. Bài mới: 
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Giúp HS nắm được khái niệm cách dẫn trực tiếp.
- Gọi 2 HS đọc 2 đoạn trích SGK.
? Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hiệu nào.
? Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu nào.
? Có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không.
? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì.
- GV kết luận: có thể thay đổi và giữa 2 bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
- Cách dẫn như trong hai đoạn trích a và b là cách dẫn trực tiếp. Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp?
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ 1.
HĐ2: Giúp HS nắm được cách dẫn gián tiếp.
? Trong hai đoạn trích a, b bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ.
? Cách dẫn ở hai đoạn trích này có gì khác với cách dẫn ở ví dụ phần I.
? Ở đoạn trích b, giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì. Có thể thay thế từ đó bằng từ gì.
- Cách dẫn trên gọi là cách dẫn gián tiếp. Thế nào là cách dẫn gián tiếp?
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ 2 SGK
? Hãy nêu ví dụ về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- GV nhận xét và đưa ra ví dụ:
+ Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta.... ta sẽ phá tan lũ giặc này”.
+ Cô ấy khuyên tôi phải cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng thầy cô, cha mẹ.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận:
+ Nhóm 1,2: câu a
+ Nhóm 3,4: câu b
+ Nhóm 5,6: câu c
- Nhận xét, uốn nắn cách viết cho HS.
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3.
- Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ?
Lấy ví dụ.
I. Cách dẫn trực tiếp:
1. Ví dụ:
a, Là lời nói của nhân vật, ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
b, Là ý nghĩ của nhân vật, ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
2. Ghi nhớ 1: SGK/ 54
II. Cách dẫn gián tiếp:
1. Ví dụ:
a, Là lời nói.
b, Là ý nghĩ.
- Không dùng dấu hai chấm hoặc dấu ngoặc kép.
- Thay từ “rằng” = từ “là”
2. Ghi nhớ 2: SGK/54
III. Luyện tập, củng cố
1/54. Tìm lời dẫn...
a,“A! lão già tệ lắm...này à?” là ý nghĩ → Dẫn trực tiếp.
b, “Cái vườn..... rẻ cả” là ý nghĩ. → Dẫn trực tiếp.
2. Viết đoạn văn...
a, Lời dẫn trực tiếp:
 Trong “ báo cáo .... của Đảng” chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: Chúng ta...... anh hùng.
3.
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, làm các bài tập còn lại.
- Sửa chữa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong một bài viết của bản thân.
- Soạn bài Sự phát triển của từ vựng:
+ Đọc các ví dụ SGK và trả lời câu hỏi.
+ Làm các bài tập phần Luyện tập.
********************************************************************
NS: 
ND: 
Tiết 20: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự kết hợp với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.
- Củng cố kiến thức về thể loại tự sự.
- Các yếu tố của thể loại tự sự.
- Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng:
- Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
3. Thái dộ:
- Tóm tắt ngắn gọn văn bản tự sự theo từng mục đích.
II. Chuẩn bị:
- GV: văn bản tóm tắt mẩu truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
- HS: xem lại bài Tóm tắt văn bản tự sự - SGK Ngữ văn 8, tập II.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. Nêu cách tóm tắt một văn bản tự sự?
- GV nhắc lại: Tóm tắt VB tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của VB đó.
- VB tóm tắt phải trung thành nội dung của VB được tóm tắt.
- Muốn tóm tắt VB tự sự, cần đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề VB, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý, sau đó viết thành VB tóm tắ
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Giúp HS thấy được sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Yêu cầu 3 HS đọc 3 tình huống trong SGK.
? Cả 3 tình huống trên yêu cầu điều gì.
- TH1: nhờ bạn kể lại bộ phim Chiếc lá cuối cùng.
- TH2: tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
- TH3: tóm tắt nội dung và nghệ thuật một tác phẩm văn học mà mình yêu thích.
? Qua các tình huống, em thấy việc tóm tắt văn bản tự sự có cần thiết không, vì sao.
- GV nhận xét và kết luận: việc tóm tắt một VB tự sự là cần thiết vì nó sẽ giúp người người đọc và người nghe năm được nội dung chính của VB đó.
? Hãy nêu thêm một số tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt VB tự sự.
- Gợi ý: lấy ví dụ trong các lĩnh vực lao động, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt Đội... và trình bày các nhân.
HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành tóm tắt VB tự sự.
- Gọi HS đọc ví dụ 1.
? Theo em, các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa.
? Có thiếu sự việc nào quan trọng không. Nếu có thì đó là sự việc gì, tại sao đó là sự việc quan trọng.
? Các sự việc trên nêu đã hợp lý chưa. Có gì cần thay đổi không.
? Hãy viết một VB tóm tắt câu chuyện khoảng 20 dòng ( HS viết vào phiếu học tập và trình bày theo sự chỉ định).
- GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
? Có thể tóm tắt ngắn gọn hơn không, nếu được em sẽ tóm tắt như thế nào (gợi ý HS viết khoảng 8 - 10 dòng nhưng phải đảm bảo nội dung ).
? Qua các ví dụ, em rút ra điều gì khi tóm tắt văn bản tự sự.
? Hãy nhắc lại vì sao việc tóm tắt văn bản tự sự là cần thiết, nêu cách tóm tắt.
- Khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập và hướng dẫn HS về nhà làm ( đặc biệt là tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và Hoàng Lê nhất thống chí.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm vào phiếu học tập.
- Gọi 1-2 em trình bày, ghi điểm khuyến khích đối với những bài làm tốt.
Hãy khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất?
- Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?
A. Ngắn gọn nhưng đầy đủ.
B. Nêu được các nhân vật chính và sự việc chính của tác phẩm.
C. Không thêm vào văn bản “ tóm tắt những suy nghĩ chủ quan của người tóm tắt”.
D. Cả ba nội dung trên.
I. Sự cần thiết cuả việc tóm tắt văn bản tự sự:
1. Ví dụ: SGK/58
2. Nhận xét:
 Giúp người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của câu chuyện.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự:
1. Tóm tắt truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương”
- Thiếu sự việc Trương Sinh hiểu ra vợ mình bị oan.
- Tóm tắt 20 dòng.
- Tóm tắt 10 dòng.
→ Nêu ngắn gọn, đầy đủ nhân vật và sự việc chính.
* Ghi nhớ: SGK/59
III. Luyện tập, củng cố
1/59. Viết văn bản tóm tắt...
2/59. Tóm tắt miệng...
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, làm bài tập 1/59
- Rút gọn hoặc mở rộng một văn bản tóm tắt theo mục đích sử dụng.
- Tóm tắt một tác phẩm vừa đọc vói mục đích:
+ Giới thiệu cho bạn bè cùng biết
+ Đưa vào bài văn nghị luận về một tác phẩm làm dẫn chứng cho một nhận xét về đặc điểm cốt truyện.
- Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh:
+ Đọc kỹ văn bản, tóm tắt những nội dung chính.
+ Đọc các chú thích và trả lời các câu hỏi trong sách

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_3_va_4.doc