Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Tiết 146,147,148,149,150

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Tiết 146,147,148,149,150

TUẦN 30

Ngày giảng:

TIẾT 146 + 147

RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

(Trích Rô-bin-xơn Cru- xô)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình trên đảo hoang, bộc lộ qua bức chân dung tự họa của nhân vật.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tả chân dung nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần lạc quan khi gặp khó khăn.

II/ CHUẨN BỊ: Thầy: Tranh minh hoạ Rô-bin-xơn (SGK)

 Trò: Trả lời phần Hướng dẫn chuẩn bị bài.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1/ Tổ chức: (1')

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Tiết 146,147,148,149,150", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Ngày giảng:
Tiết 146 + 147
Rô-bin-Xơn ngoài đảo hoang
(Trích Rô-bin-xơn Cru- xô)
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình trên đảo hoang, bộc lộ qua bức chân dung tự họa của nhân vật.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tả chân dung nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần lạc quan khi gặp khó khăn.
II/ Chuẩn bị: Thầy: Tranh minh hoạ Rô-bin-xơn (SGK)
 Trò: Trả lời phần Hướng dẫn chuẩn bị bài.
III/ Các hoạt động dạy và học.
1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
2/ Kiểm tra: Hãy khái quát những phẩm chất chung cùng những nét riêng của ba cô gái thanh niên xung phong trong bài "Những ngôi sao xa xôi".
3/ Bài mới: Tiết 1
Vào bài (1’)
Hoạt động I: HDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV: Học sinh đọc chú thích */SGK.
GV: Hãy nêu những nét chính về tác giả.
GV: Nói thêm: Ông đến với tiểu thuyết khá muộn khi gần 60 tuổi. Đây là tác phẩm đầu tay của ông.
GV: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
GV: Đoạn trích "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang" kể chuyện Rô-bin-xơn đã một mình sống ngoài đảo hoang trong nhiều năm.
Hoạt động Ii: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: HDHS đọc- giọng trầm tĩnh vui vui, pha chút hóm hỉnh.
HS: Đọc bài.
GV: Nhận xét
HS: Đọc chú thích, lưu ý một số từ khó.
Hoạt động III: HDHS tìm hiểu VBản.
GV: Văn bản thuộc thể loại nào?
HS: Thuộc tiểu thuyết phiêu lưu.
GV: Đoạn trích miêu tả chân dung tự họa ngôi thứ nhất đặt vào Rô-bin-xơn.
GV: Bố cục đoạn trích chia làm mấy phần?
HS: Hoạt động cá nhân, phát biểu ý kiến
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận (bảng phụ).
GV: Nhân vật Rô-bin-xơn đã hình dung mình đang ở đâu? tự cảm nhận về chân dung của mình như thế nào?
HS: Hình dung đang đi dạo trên quê hương nước Anh.
GV: Anh hình dung về thái độ của mọi người như thế nào khi thấy anh?
HS: Sợ hãi hoặc cười sằng sặc.
GV: Thái độ đó chứng tỏ điều gì?
HS: Chứng tỏ hình dáng, bộ dạng kỳ lạ.
HS: Cuộc sống thiếu thốn, khắc nghiệt ngoài đảo.
4/ Củng cố: Khái quát nội dung tiết 1
5/ Dặn dò: Soạn phần còn lại
Ngày dạy: 
Tiết 2
1/ Tổ chức:
2? Kiểm tra: Hãy tóm tắt nội dung chuyện? Nhân vật Rô-bin-sơn tự cảm nhận về chân dung mình như thế nào?
3/ Bài mới: 
HS: Đọc đoạn 2.
GV: Tác giả tả trang phục như thế nào?
HS: Mũ, áo, quần, giầy, ủng.
GV: Tả hình dáng, chất lượng, công dụng.
GV: Nét đặc sắc là gì?
HS: Do nhân vật chế tạo bằng da dê.
GV: Tuy lôi thôi, cồng kềnh nhưng rất tiện lợi.
HS: Đọc đoạn trang bị của Rô-bin-xơn.
GV: Trang bị của Rô-bin-xơn có gì đặc biệt?
HS: Thắt lưng rộng bản bằng da dê, có rùi con, cưa nhỏ giắt hai bên sườn, túi đạn, túi thuốc lủng lẳng.
GV: Qua trang phục và trang bị độc đáo của Rô-bin-xơn em rút ra nhận xét gì?
GV: Rô-bin-xơn tả diện mạo của mình như thế nào?
HS: Nhận xét về màu da hài hước, ria mép vừa dài, vừa to.
GV: Tại sao anh chỉ tả hai nét đó?
HS: Là hai nét nổi bật nhất
GV: Chúng ta thấy gì đằng sau bức chân dung ấy?
HS: Cuộc sống gian nan vất vả.
GV: Do đâu anh vượt qua được thử thách đó?
HS: Nghị lực, trí thông minh, khéo léo, thực tế, quyết tâm sống là sức mạnh.
GV: Anh không hề kêu xin, cầu nguyện, mong ước hão huyền hoặc buông xuôi, anh đã suy nghĩ chí lí, hành động kiên quyết. Đó là một con người hài hước, yêu đời, ham sống mạnh mẽ biết bao.
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động IV: HDHS luyện tập.
GV: Tại sao tác giả tả trang phục, trang bị (kĩ hơn) diện mạo (sơ sài)?
GV: Gợi ý: Đó là chân dung tự họa, tác giả muốn nhấn mạnh hoàn cảnh sống, tinh thần và kết quả sáng tạo của nhân vật cho thấy sự lạ lùng đến kỳ quái của chân dung nhân vật.
GV: Nêu bài học cho bản thân.
	4/ Củng cố: - Hệ thống bài
 - Đằng sau bức chân dung nhân vật là điều gì?
3'
1'
6’
10’
20’
3'
1'
1'
3'
27'
3'
7'
ĐA: - Những cô gái trẻ, cá tính, hoàn cảnh riêng nhưng có nét chung.
+ Tinh thần trách nhiệm
+ Lòng dũng cảm, sẵn sàng hy sinh
+ Tình đồng chí gắn bó.
+ Hay xúc động, nhiều mộng mơ.
à Phẩm chất vừa cao đẹp, bình dị, hồn nhiên, lạc quan.
- Những nét riêng:
+ Phương Định: nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng.
+ Thao: sợ máu, bình tĩnh, cương quyết, táo bạo 
+ Nho: có lúc bướng bỉnh, bình tĩnh, mạnh mẽ
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: 
Đe-ni-ơn-mi Đi-phô (1660-1731) là nhà văn lớn nước Anh thế kỷ XVIII. 
2. Tác phẩm: Trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô.
II. Đọc- chú thích:
1. Đọc 
2. Chú thích
III. Tìm hiểu văn bản:
A. Vài nét chung: 
1, Thể loại: Tiểu thuyết phiêu lưu, hình thức tự truyện.
2- Bố cục: Chia 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu à dưới đây: Cảm giác chung khi ngắm bản thân và bộ dạng chính mình.
- Đoạn 2: à Khẩu súng của tôi: Trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn.
- Đoạn 3: Còn lại: Diện mạo của vị chúa đảo.
B. Phân tích: 
1. Các đường nét bức chân dung tự học:
- Hình dung đang đi dạo trên nước Anh à Điệu bộ, hình dáng kì cục.
- Thái độ của mọi người: sợ hãi hoặc cười sằng sặc
à Cuộc sống thiếu thốn, khắc nghiệt ngoài đảo.
ĐA: HS kể tóm tắ được nội dung truyện.
- Hình dung đang đi dạo trên nước Anh à Điệu bộ, hình dáng kì cục.
- Thái độ của mọi người: sợ hãi hoặc cười sằng sặc
2. Trang phục và trang bị của chúa đảo.
a. Trang phục:
- Do nhân vật tự chế tạo bằng da dê.
+ Đội chiếc mũ to tướng chẳng ra hình thù gì.
+ Mặc chiếc ao bằng tấm da dê vạt dài tói gối.
+ Quần loe cũng bằng da dê
+ Chân đi một đôi chẳng biết gọi là gì.
b. Trang bị: Độc đáo.
+ Thắt lưng rộng bản bằng da dê, có rùi con, cưa nhỏ giắt hai bên sườn, túi đạn, túi thuốc lủng lẳng.
à Trang phục, trang bị độc đáo, đặc biệt là kết quả lao động sáng tạo.
3. Diện mạo
- Hai nét đặc biệt là màu da, bộ ria mép, đây là hai nét nổi bật nhất.
4. Đằng sau bức chân dung:
- Cuộc sống gian nan vất vả, chống lại với đói rét, nắng mưa.
à Nhờ nghị lực, trí thông minh, khéo léo, thực tế, quyết tâm sống khiến anh vượt lên tất cả.
* Ghi nhớ: SGK/130.
IV. Tổng kết - luyện tập
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài. Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp.
Ngày giảng:
Tiết 148
tổng kết về ngữ pháp
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về ngữ pháp đã học. 
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói, viết, giao tiếp xã hội và trong việc viết bài tập làm văn.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức một cách nghiêm túc.
II/ Chuẩn bị: Thầy: Hệ thống hoá kiến thức.
 Trò: Trả lời phần ôn tập.
III/ Các hoạt động dạy và học.
1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
2/ Kiểm tra: Không.
3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động I: HDHS ôn tập về từ loại.
HS: Đọc yêu cầu bài 1 (SGK/130).
GV: Tìm DT, ĐT, TT trong các từ in đậm?
HS: Trao đổi, trình bày.
GV: Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
HS: Nhắc lại các khái niệm từ loại đã học.
GV: Hãy thêm các từ sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới, cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc loại từ nào?
HS: Thêm từ cho thích hợp.
 - Lớp nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
 a/ Những, các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáo.
 b/ Hãy, đã, vừa + đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
 c/ Rất, hơi, quá + hay, đột ngột, phải, sung sướng.
GV: Ghi ví dụ (Bảng phụ) 
HS: Tìm hiểu, trả lời: 
 a/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
 (Nguyễn Quang Sáng)
 b/ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
 (Nguyễn Thành Long)
 c/ Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội hoạ không nhận xét được gì ở cô gái ngồi trước mặt đằng kia.
 (Nguyễn Thành Long)
1'
40’
I. Từ loại:
1. Danh từ, động từ, tính từ: 
- Danh từ: lần, lăng, làng
- Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
- Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng.
2. Khả năng kết hợp của DT, ĐT, TT
 a/ DT có thể kết hợp với các từ: những, các, một.
 b/ ĐT có thể kết hợp với các từ: hãy, đã, vừa
 c/ TT có thể kết hợp với các từ: rất, hơi, quá.
3. Tìm hiểu sự chuyển loại từ.
a/ Từ "tròn" là tính từ được dùng như động từ.
b/ Từ "lí tưởng" là danh từ được dùng như tính từ.
c/ Từ "băn khoăn" là tính từ được dùng như danh từ.
III. Các từ loại khác: 
A. Lập bảng thống kê.
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
QH từ
Trợ từ
TT từ
Thán từ
ba
năm
Tôi
bao nhiêu
bao giờ
bấy giờ
những
ấy 
đâu
đã
mới
đã
đang
ở
của
nhưng
như
chỉ
cả
ngay
chỉ
hả
trời ơi
Hoạt động II: HDHS ôn cụm từ.
HS: Đọc câu hỏi (SGK/130).
GV: Tìm phần trung tâm các cụm danh từ, chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ?
HS: Trao đổi, trình bày.
 - Lớp nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá.
 - Dấu hiệu nhận biết là từ "những" ở phía trước; hoặc có thể thêm từ "những" ở trước phần trung tâm.
GV: Tìm phần trung tâm của cụm từ in đậm. Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ?
HS: Đọc, trao đổi, trình bày.
 - Lớp nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá.
- Dấu hiệu nhận biết là các từ: đã, sẽ, vừa
GV: Tìm phần trung tâm của cụm từ in đậm. Chỉ ra yếu tố phụ đi kèm với nó?
HS: Tìm phần trung tâm, xác định tính từ.
GV: Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là gì?
HS: Có từ "rất" hoặc thêm từ "rất" vào trước.
	4/ Củng cố: - Hệ thống về 3 từ loại đã ôn.- Nhắc lại khái niệm và khả năng kết hợp của DT, ĐT, TT?
40’
3'
B. Cụm từ.
1. Cụm danh từ: 
Ví dụ a:
-  ảnh hưởng
-  nhân cách
-  lối sống
Ví dụ b: 
-  ngày
Ví dụ c:
- Tiếng
=> Các từ trên là phần trung tâm của các cum danh từ.
2. Cụm động từ: 
 a/ đến, chạy, ôm.
 b/ lên
=> Các từ trên là phần trung tâm của cụm động từ.
3. Tìm phần trung tâm của cụm tính từ.
Các từ in đậm là phần trung tâm của cụm tính từ.
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập viết biên bản.
Ngày giảng:
Tiết 149
luyện tập viết biên bản
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh ôn lại lí thuyết và cách viết biên bản
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng lập biên bản theo những yêu cầu về hình thức và nội dung.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tích hợp với văn bản, tiếng Việt và vốn sống thực tế.
II/ Chuẩn bị: Thầy: Hệ thống hoá kiến thức.
 Trò: Ôn tập, luyện tập ghi biên bản.
III/ Các hoạt động dạy và học.
1/ Tổ chức: (1') 9B: 
2/ Kiểm tra: (3') Hãy nêu các bước viết biên bản? Người ghi biên bản cần đảm bảo nội dung như thế nào?
3/ Bài mới: 
Vào bài (1’)
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: HDHS ôn tập lí thuyết.
GV: Biên bản nhằm mục đích gì?
HS: Là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.
GV: Người ghi biên bản cần có thái độ, trách nhiệm như thế nào?
HS: Phải ghi chính xác, trung thực, khách quan.
GV: Nêu bố cục của văn bản?
HS: Gồm 3 phần: + Mở đầu
 + Nội dung
 + Kết thúc.
GV: Lời văn ghi biên bản cần lưu ý những gì?
HS: Ghi rõ ràng, ngắn gọn, trung thực.
Hoạt động II: HDHS luyện tập. 
GV: Nêu yêu cầu:
 Lớp 9A vừa tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hộc tập môn Ngữ văn, phấn đấu để cuối năm có 100% học sinh đạt yêu cầu, trong đó có 60% đạt khá, giỏi. Hãy viết biên bản cho cuộc họp đó.
HS: Đọc nội dung biên bản SGK/134+135. Dựa vào các tình tiết trong SGK để ghi biên bản.
GV: Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Nội dung ghi chép như vậy đã cung cấp đủ dữ kiện để lập một biên bản chưa? Cân
- Cần thêm bớt những gì?
HS: Trả lời.
GV: Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không? Cần sắp xếp lại như thế nào?
HS: Trình bày theo ý kiến của mình.
GV: Sau khi học sinh trả lời, GV hướng dẫn lập biên bản như sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm, thời gian tiến hành
- Tên biên bản
- Thành phần tham dự
- Diễn biến và kết quả hội nghị
- Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận.
GV: HDHS trao đổi, thảo luận để xác định các nội dung chủ yếu:
- Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai?
- Nội dung bàn giao như thế nào?
(Nội dung kết quả công việc đã làm trong tuần, nội dung kết quả công việc cần làm trong tuần tới, các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao).
GV: Yêu cầu HS vận dụng những kết quả vừa kết luận để viết biên bản vào vở.
HS: Làm bài.
GV: Kiểm tra kết quả làm bài của HS.
	4/ Củng cố: - Hệ thống bài.
 - Muốn ghi chép biên bản tốt cần chú ý những gì?
10’
26'
3'
I. Ôn lại lí thuyết:
II/ Luyện tập:
1/ Hướng dẫn viết: Biên bản hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn.
2/ Hướng dẫn làm bài tập
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài. Ôn cách thức ghi biên bản.
	- Chuẩn bị bài "Hợp đồng"
Ngày giảng:
Tiết 150
hợp đồng
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh nắm được hình thức, nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản hành chính.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức vận dụng tạo lập văn bản hợp đồng vào cuộc sống thực tế.
II/ Chuẩn bị: Thầy: Văn bản mẫu..
 Trò: Đọc, tìm hiểu trước bài.
III/ Các hoạt động dạy và học.
1/ Tổ chức: (1') 9B
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
2/ Kiểm tra: Em hiểu biên bản là gì? Nêu cách thức lập biên bản? 
3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động I:
 HDHS tìm hiểu đặc điểm củ hợp đồng.
HS: Đọc hợp đồng SGK/ 136-138.
GV: Tại sao phải có hợp đồng?
HS: Vì đó là văn bản có tính pháp luật, là cơ sở để các tập thể và các cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật.
GV: Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
HS: Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng đã thoả thuận với nhau.
GV: Hợp đồng cần đạt yêu cầu nào?
HS: Cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và có sự ràng buộc của hai bên trong khuôn khổ của pháp luật.
GV: Em hãy kể tên các hợp đồng thường gặp?
HS: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng cung cấp thiết bị, hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng xây dựng, hợp đồng đào tạo 
Hoạt động II: HDHS tìm hiểu cách làm hợp đồng. 
GV: Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào?
HS: Quốc hiệu, tên hợp đồng.
GV: Cơ sở pháp lí của việc kí hợp đồng, thời gian, địa điểm kí hợp đồng  của hai bên kí hợp đồng.
GV: Phần nội dung cần đề cập đến vấn đề gì?
HS: Các điều khoản cụ thể, cam kết của hai bên kí hợp đồng. 
GV: Hãy nêu phần kết thúc của văn bản hợp đồng?
HS: Đại diện hai bên kí hợp đồng, kí và đóng dấu.
Hoạt động III: HDHS luyện tập.
GV: Đọc yêu cầu SGK: Hãy lựa chọn những tình huống cần kí hợp đồng trong các tình huống sau?
- Các trường hợp a,b,c,d,e.
HS: Nghiên cứu và lựa chọn một trong năm tình huống có thể kí hợp đồng và trình bày phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung.
GV: Gọi HS lên trình bày.
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, sửa sai cho HS đảm bảo yêu cầu.
HS: Đọc ghi nhớ SGK.
GV: Để làm văn bản hợp đồng được tốt, người viết cần lưu ý những vấn đề gì?
HS: Lời văn phải gọn rõ, chính xác. Hợp đồng phải chặt chẽ, đảm bảo tính pháp lí và có sự thỏa thuận của hai bên. 
	4/ Củng cố: - Hệ thống bài.
 - Nêu các bước của văn bản hợp đồng?
3'
1'
12’
13'
12'
2'
I. Đặc điểm của hợp đồng:
* Hợp đồng mua bán sách giáo khoa.
1/ Đặc điểm của văn bản hợp đồng
- Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng đã thoả thuận với nhau.
- Cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, chặt chẽ
2/ Cách làm hợp đồng
a. Phần mở đầu:
Gồm:- Quốc hiệu, tên hợp đồng
 - Cơ sở pháp lí của việc kí hợp đồng 
 - Thời gian, địa điểm kí hợp đồng 
 - Đơn vị, chức danh, địa chỉ
b. Phần nội dung:
 - Các điều khoản cụ thể
 - Cam kết của hai bên kí hợp đồng.
c. Phần kết thúc:
 - Đại diện hai bên kí hợp đồng, kí và đóng dấu.
II/ Luyện tập:
* Ghi nhớ: SGK/138.
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài. Vận dụng làm bài.
 Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_30_tiet_146147148149150.doc