Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32, 33

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32, 33

Tuần : 32 Ngày soạn : 09.04.2011

Tiết : 155 Ngày dạy : 16.04.2011

 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (Tiếp theo)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hệ thống hóa những kiến thức về từ loại và cụm từ đã học từ lớp 6 đến lớp 9

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến Thức:

 - Hệ thống hóa những kiến thức về từ loại và cụm từ đã học (DT,ĐT,TT,CDT,CĐT,CTT,và những từ loại khác) từ lớp 6 đến lớp 9

 2. Kĩ năng:

 - Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ

 - Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại từ đã học

 3. Thái độ:

 - Giúp HS có kỹ năng sử dụng các từ loại đã học vào cuộc sống hằng ngày , vào cách viết

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Đàm thoại ,vấn đáp, thảo luận

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 Bài học hôm nay sẽ giúp các em tổng kết lại phần ngữ pháp trong chương trình THCS.

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32, 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 32 	 	Ngày soạn : 09.04.2011
Tiết : 155	Ngày dạy : 16.04.2011
	 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (Tiếp theo)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hệ thống hóa những kiến thức về từ loại và cụm từ đã học từ lớp 6 đến lớp 9 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 
1. Kiến Thức:
 - Hệ thống hóa những kiến thức về từ loại và cụm từ đã học (DT,ĐT,TT,CDT,CĐT,CTT,và những từ loại khác) từ lớp 6 đến lớp 9 
 2. Kĩ năng: 
 - Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ 
 - Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại từ đã học
 3. Thái độ: 
 - Giúp HS có kỹ năng sử dụng các từ loại đã học vào cuộc sống hằng ngày , vào cách viết
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại ,vấn đáp, thảo luận
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 Bài học hôm nay sẽ giúp các em tổng kết lại phần ngữ pháp trong chương trình THCS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức .
*GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập 1 mục 1 sách giáo khoa.
*HS: Trao đổi và trả lời theo nội dung :
*GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 mục I sách giáo khoa.
* a.- Chủ ngữ : Đôi càng tôi.
-Vị ngữ : mẫm bóng
b. -Trạng ngữ :sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi
-Chủ ngữ: mấy người học trò cũ
-Vị ngữ : đến sắp hàng dưới hiên (VN.1), đi vào lớp (VN.2)
c.- Khởi ngữ: (Còn ) tấm gương thuỷ tinh tráng bạc
- Chủ ngữ : Nó 
-Vị ngữ: vẫn là ngừơi bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác..
Hoạt động 2: Ôn tập thành phần biệt lập .
*GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập 1 mục II SGK
Hoạt động 3: Hướng học sinh ôn tập các kiểu câu
*HS: nhóm lớp thực hiện trên bản phụ : Xác định các câu đặc biệt.
-a- Có tiếng nói léo nhéo ở gian trên.
- Tiếng mục chủ 
b.Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi.
c. Những ngọn điện trên quảng trường lunglinh  những xứ sở thần tiên.
-Hoa trong công viên.
-Những quả bóng sút vô tội vạ  một góc phố .
-Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu.
- Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó .
*GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập 1 mục II SGK.
*HS: Tiếp tục thực hiện bài tập trên bảng phụ . Tìm câu ghép trong đoạn trích.
a. Anh gởi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
b. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
c. Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng.
d. Còn nhà họa sĩ và cô gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.
*GV: Giáo viên hướng dẫn học sinh bài tập 2 mục II SGK.
*HS: Trả lời nhanh : 
a.Quan hệ bổ sung.
b.Quan hệ nguyên nhân.
c.Quan hệ bổ sung.
d.Quan hệ nguyên nhân.
e. Quan hệ mục đích .
*GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 mục II SGK.
*HS:Trả lời nhanh .
a. Quan hệ tương phản
b. Quan hệ bổ sung.
c. Quan hệ điều kiện – giả thiết.
*GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 mục III SGK
*HS: Cho học sinh thực hiện bằng trò chơi tiếp sức :
a. Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này .
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta xây dựng lên từ hàng trăm năm trước .
- HS làm việc theo nhóm.
- GV cho học sinh treo bảng phụ, xác định câu nghi vấn, câu cầu khiến và mục đích sử dụng những câu này trong một văn bản cụ thể.
I. Hệ thống hóa kiến thức .
1.Khái niệm, dấu hiệu nhận biết, các thành phần câu (thành phần chính, thành phần phụ, thành phần biệt lập).
a.Kiến thức:
- Thành phần chính: Chủ ngữ, vị ngữ.
-Thành phần phụ: Trạng ngữ, khởi ngữ, bổ ngữ, định ngữ
- Thành phần biệt lập: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
b. Bài tập :
Bài tập 2: Nhận diện các thành phần câu trong một số câu cụ thể.
a.- Chủ ngữ : Đôi càng tôi.
-Vị ngữ : mẫm bóng
b. -Trạng ngữ :sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi
-Chủ ngữ: mấy người học trò cũ
-Vị ngữ : đến sắp hàng dưới hiên (VN.1), đi vào lớp (VN.2)
c.- Khởi ngữ: (Còn ) tấm gương thuỷ tinh tráng bạc
- Chủ ngữ : Nó 
-Vị ngữ: vẫn là ngừơi bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác 
2. Thành phần biệt lập .
a.Kiến thức:
-Thành phần tình thái.
- Thành phần gọi- đáp.
- Thành phần cảm thán.
- Thành phần phụ chú
b. Bài tập
Bài tập 2:
a.Thành phần biệt lập : có lẽ.
b. Tình thái : Ngẫm ra.
c.Phụ chú :dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nép lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ,vỏ hồng
d. Gọi-đáp: Bẩm. 
Tình thái :Có khi.
2. Khái niệm, dấu hiệu nhận biết câu đơn, câu ghép.
a.Kiến thức
-Câu đơn.
- Câu ghép .
- Câu đặc biệt
b. Bài tập: Xác định câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt.
*Câu đơn:
Bài tập 1:
a. -Chủ ngữ: nghệ sĩ
 -Vị ngữ : ghi lại cái đã có rồi.
 -Vị ngữ: muốn nói một điều gì mới mẻ
b. -Chủ ngữ: lời gởi của..cho nhân loại
- Vị ngữ: phức tạp hơn, phong phú và sâu sắc hơn
c. Chủ ngữ : Nghệ thuật
-Vị ngữ : là tiếng nói của tình cảm
d. Chủ ngữ :Tác phẩm.
Vị ngữ : là kết tinh của sáng tác
Vị ngữ : là sợi dâytrong lòng 
e. Chủ ngữ: Anh
-Vị ngữ: thứ sáu và cũng là tên Sáu
3. Cách biến đổi câu: rút gọn câu, tách thành phần phụ thành một câu riêng, biến đổi câu chủ động thành câu bị động.
Bài tập 2: Nhận biết các hiện tượng biến đổi câu: câu rút gọn, tách câu.
-a- Có tiếng nói léo nhéo ở gian trên.
- Tiếng mục chủ 
b.Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi.
c. -Những ngọn điện trên quảng trường lung linh  những xứ sở thần tiên .
-Hoa trong công viên.
-Những quả bóng sút vô tội vạ  một góc phố .
-Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu.
- Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó .
*Câu ghép :
Bài tập 1: Xác định, phân tích kiểu quan hệ giữa các vế trong câu ghép. 
a. Anh gởi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
b. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
c. Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng.
d. Để nhà họa sĩ và cô gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.
Bài tập 2: Tạo nên các câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, nhượng bộ theo chỉ dẫn bằng quan hệ từ thích hợp tứ các câu đơn cho trước.
a.Quan hệ bổ sung.
b.Quan hệ nguyên nhân.
c.Quan hệ bổ sung.
d.Quan hệ nguyên nhân.
e. Quan hệ mục đích .
Bài tập 3.
a. Quan hệ tương phản
b. Quan hệ bổ sung.
c. Quan hệ điều kiện – giả thiết.
Bài tập 3: Biến đổi câu chủ động thành câu bị động.
a. Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này .
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta xây dựng lên từ hàng trăm năm trước .
 E. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 	======================== 
 KIỂM TRA VỀ TRUYỆN
A. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS về các tác phẩm truyện HKII.
2. Kĩ năng : Bèn luyện kĩ năng tóm tắt, phân tích tác phẩm truyện.
3. Giáo dục : Giáo dục ý thức học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP : gợi mở
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
 1. Ổn định tổ chức :
 2. Đề bài .
Trình bày ý nghĩa và nghệ thuật đặc sắc của văn bản Bến Quê của Nguyễn Minh Châu.(3đ)
Trình bày những tình huống đặc sắc của truyện ngắn Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.(2đ)
Xác định ngôi kể và nêu tác dụng của ngôi kể trong văn bản Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê. (1đ)
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định.(4đ)
 4. Thu bài:
 ĐÁP ÁN:1. *Ý nghĩa (1.5đ)
 - Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định và toan tính của chúng ta.
- Trên đường đời, con người khó lòng tránh khỏi những vòng vèo, chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống.
- Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
* Nghệ thuật (1.5đ)
 - Lựa chọn người kể chuyện ở ngôi thứ ba.
- Sáng tạo trong việc tạo nên tình huống của truyện nghịch lí.
- Xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong văn bản: hình ảnh bãi bồi bên kia sông; những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này; cậu con trai của Nhĩ sa vào đám phá cờ thế; hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện.
2. Tình huống truyện (2đ)-TH1: cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 8 năm xa cách, con không nhận ra cha, khi con nhận ra cha thì cha phải đi xa.
TH2:Ở khu căn cứ người cha dồn hết tình cảm làm cây lược tặng con.Lúc sắp hi sinh ông chỉ kịp trao cho đồng đội nhờ đưa cho con.
3.Ngôi kể thức nhất- tác dụng bội lộ chân thật tâm lí nhân vật. (1đ)
4. Viết đúng hình thức đoạn văn, đầy đủ nội dung (4đ)
- Là một cô gái đến từ Hà Nội, tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, duyên dáng: thích hát, thích mưa đá, thích thả hồn mình và mơ về Hà Nội, về nhà, về mẹ-Là người có tinh thần đồng đội cao, tinh thần đoàn kết: Tuy sống ở thành phố mới vào nhưng cô sớm hoà nhập vào cuộc sống nơi chiến trường, luôn quan tâm tới đồng đội, đặc biệt là trong lần Nho bị thương.Là một người có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm: Luôn hoàn thành nhiệm vụ. NHiệm vụ tuy nguy hiểm nhưng cô vẫn luôn hoàn thành tốt. Trong lần phá bom:Miêu tả tâm lí nhân vật: lo lắng nhưng nghĩ tới ánh mắt của các anh cao xạ tiến tới gần quả bon bột cách bình tĩnh, hiên ngang, đi thẳng..khi đào đất có nghĩ tới cái chết nhưng là cái chết mờ nhạt-> bất chất nguy hiểm vì công việc. Hồi hộp chờ bom nổ. Bằng lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao cô hoàn thành nhiệm vụ trong lần phá bom.
E. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần :33	 Ngày soạn : 10.4.2011
Tiết : 156	 Ngày dạy : 11.4.2011
CON CHÓ BẤC
 Giắc Lân Đơn
A.Mức độ cần đạt:
-Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện của Giắc Lân Đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thoóc-tơn và con chó Bấc và sự đền đáp của con chó với Thoóc- tơn.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. kiến thức: Cảm nhận được những nét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân-đơn khi viết về những con chó. Tình yêu thương , sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó.
2.kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3. thái độ: Bồi dưỡng học sinh tình yêu thương loài vật.
C.Phương pháp: đọc diễn cảm, gợi mở, diễn giảng
D.Tiển trình lên lớp: 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ Bố của Xi-mông
Câu hỏi 1: Hãy nêu tâm trạng của nhân vật Xi-mông qua đoạn trích.
Câu hỏi 2 : Hãy nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật chị Blăng-sốt và bác Phi-lip.
3.Bài mới 
Nước Mĩ có nền văn học trẻ tuổi với những nhà văn xuất sắc. Năm học lớp 8, chúng ta đã làm quen với kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri – Nhà văn Mĩ ở thế kỉ XIX. Thì giờ đây, ta đến với G.Lân-đơn qua một đoạn trích trong tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” lấy đề tài cuộc sống của những người đi tìm vàng ở Bắc Mĩ (Can-na-đa) với nhân vật trung tâm: Con chó Bấc. 
Hoạt động của trò và thầy
Nội dung bài học
Hoạt động 1 (15’ ) Đọc diễn cảm, vấn đáp.
Dựa vào SGK hãy trình bày đôi nét về tác giả.
Em hiểu gì về “Tiếng gọi nơi hoang dã”?
Hoạt động 2
GV hướng dẫn: Thể hiện tình cảm giữa người - vật và ngược lại.
(Gọi 3 HS lần lượt đọc theo trình tự
Giải thích từ khó.
Hoạt động 3: 
Cách cư xử của Thooc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? (HS tái hiện)
GV nói thêm về các ông chủ khác của Bấc: Pê-rôn và Phơ-răng-xoanuôi Bấc vì kinh doanh lợi nhuậnluôn đánh đập Bấc.
Tại sao trong phần phần mở đầu, tại sao tác giả lại đưa ra những ngày Bấc sống trong gia đình thẩm phán Mi-lơ? (so sánh, nhớ lại để làm nổi bật tình cảm hiện tại của Bấc với Thooc-tơn)
Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn (thảo luận nhóm 5’)- đại diện nhóm trình bày.
Hoạt động 4:
Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết văn của G.Lân-đon?
Qua câu chuyện của con chó Bấc và ông chủ Thooc-tơn, em có thể rút ra cho bản thân tình cảm và cách cư xử như thế nào đối với những con vật nuôi trong nhà? (Liên hệ giáo dục tình yêu thương vật nuôi)
I.Giới thiệu chung 
1.Tác giả 
- G.Lân đơn( 1876-1916), là nhà văn người Mĩ
- Trải qua thời niên thiếu vất vả, từng làm nhiều nghề, sớm tiếp cận với tư tưởng CNXH
2. Tác phẩm: 
 Tiếng gọi nơi hoang dã- 1903: Thể hiện quan niệm: đạo đức, tình cảm là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại
II. Đọc- Hiểu văn bản
1.Đọc- chú thích: 
2. Tìm hiểu văn bản
a.Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc
Cứu sống Bấc.
Chăm sóc như con cái.
Chào hỏi thân mật và trò chuyện với Bấc.
Nựng nịu, âu yếm Bấc
 => Một ông chủ lí tưởng.
b.Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn
Cắn vờ vào tay của chủ rồi ép răng xuống mạnh hồi lâu.
Nằm phục dưới chân chủ hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước lên nhìn mặt chủ.
Nằm xa hoặc một bên hoặc đằng sau để quan sát hình dáng của chủ.
Lo sợ mất chủ, nửa đêm vùng dậy, trườn qua giá lạnh đến trước lều để lắng nghe hơi thở của chủ.
=> Tác giả là người yêu quý loài vật.
3.Tổng kết
a. Nghệ tuật:
Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát, nghệ thuật nhân hoá của nhà văn.
b. Ý nghĩa: Ca ngợi tình yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người và loài vật. 
III.Hướng dẫn tự học:
1. Học thuộc nội dung bài.
2. Chuẩn bị kiểm tra tiếng việt
E. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	==================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_32_33.doc