Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32 - GV: Trần Huy Thao - Trường THCS Ngô Mây

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32 - GV: Trần Huy Thao - Trường THCS Ngô Mây

Tuần 32 Tiết 117 Ngày soạn: Ngày dạy:

 ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÝ

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Nhận ra được và hình thành được những hiểu biết sơ bộ về các thể loại truyện và ký trong loại hình tự sự

- Nhớ được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, ký hiện đại đã học

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn; Bảng phụ viết mục I và II

- Học sinh: Soạn bài

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định lớp.

 II. Bài cũ:

 - Nêu ý nghĩa của văn bản “ Lao xao” của Duy Khán.

 III. Bài mới:

 - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)

 - Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32 - GV: Trần Huy Thao - Trường THCS Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Tiết 117 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
	ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÝ	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
Nhận ra được và hình thành được những hiểu biết sơ bộ về các thể loại truyện và ký trong loại hình tự sự
Nhớ được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, ký hiện đại đã học
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn; Bảng phụ viết mục I và II
- Học sinh: Soạn bài 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	- Nêu ý nghĩa của văn bản “ Lao xao” của Duy Khán. 
 III. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)
	- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hệ thống hoá nội dung cơ bản trong những truyện kí hiện đại đã học
I. HỆ THỐNG HOÁ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG NHỮNG TRUYỆN KÍ HỊÊN ĐẠI ĐÃ HỌC: 
-Yêu cầu mỗi tổ trình bày bài của mình theo mẫu
- Đại diện tổ trình bày
- GV đưa bảng tổng kết của mình
- HS đối chiếu và nhận xét
TT
Tên tác phẩm
(hoặc đoạn trích) 
Tác giả
Thể loại
Tóm tắt nội dung
1
Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu ký)
Tô Hoài
Truyện đồng thoại
Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc đẫn đến cái chết của Dế Choắt. Mèn ân hận lắm.
2
Sông nước Cà Mau (Trích đất rừng phương Nam)
Đoàn Giỏi
Truyện dài
Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn hùng vĩ đầy sức sống, hoang dã và hình ảnh cuộc sống tấp nập trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.
3
Bức tranh của em gái tôi 
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
4
Vượt thác (Trích Quê nội)
Võ Quảng
Truyện dài
Một đoạn trong hành trình ngược dòng sông Thu Bồn, vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy.
5
Buổi học cuối cùng (Trích truyện ngắn những vì sao)
An-phông-xơ Đô-đê
Truyện ngắn
Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An-dác bị quân Phổ Đức chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé học trò Phrăng.
6
Cô Tô (Trích tuỳ bút)
Nguyễn Tuân
Kí (Tuỳ bút)
Vẻ đẹp đảo, biển, cảnh mặt trời lên và một vài nét cuộc sống sinh hoạt của người dân Cô Tô.
7
Cây tre Việt Nam (Trích bài kí - Thuyết minh cho bộ phim tài liệu Cây tre Việt Nam)
Thép mới
Kí - Thuyết minh phim
Cây tre - Người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, anh hùng trong lao động, anh hùng trong chiến đấu, biểu tượng cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
8
Lòng yêu nước (Trích tập bút kí Thời gian ủng hộ chúng ta)
Ilia Ê-ren-mua
Bút kí - Chính luận
Lòng yêu nươc được khơi nguồn từ những vật bình thường gần gủi, từ tinh yêu gia đình, quê hương được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cộng đồng và bảo vệ Tổ quốc.
9
Lao xao (Trích Tuổi thơ im lặng)
Duy Khán
Hồi kí - Tự truyện
Tả, kể về các loài chim ở làng quê, qua đó thể hiện vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian
Hoạtđộng 2: Hệ thống hoá đặc điểm về hình thức và thể loại của truyện và kí
II. HỆ THỐNG HOÁ VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN VÀ KÍ:
- HS trình bày phần chuẩn bị của tổ mình ở nhà 
- GV đưa ra bảng đã chuẩn bị
Tên tác phẩm
(hoặc đoạn trích)
Thể loại
Cốt truyện
Nhân vật
Nhân vật kể chuyện
Bài học đường đời đầu tiên
Truyện đồng thoại
Có: Kể theo trình tự thời gian
- Nhân vật chính: Dế Mèn
- Nhân vật phụ: Dế Choắt, chị Cốc
- Dế Mèn
- Ngôi thứ nhất
Sông nước Cà Mau
Truyện dài
Không
Ông Hai, thằng An, thằng Cò
- Thằng An
- Ngôi kể thứ nhất
Bức tranh của em gái tôi
Truyện ngắn
Có: trình tự thời gian
- Người anh, Kiều Phương
- Người anh trai
- Ngôi kể thứ nhất
Vượt thác
Truyện dài
Không
- Dượng Hương Thư cùng các bạn chèo thuyền
- Chú bé Cục và Cù Lao
- Chọn ngôi kể thứ nhất
Buổi học cuối cùng
truyện ngắn
Có: Theo trình tự thời gian
- Chú bé Phrăng và thầy giáo
- Chú bé Phrăng
- ngôi kể thứ nhất
Cô Tô
Kí
Không
- Anh hùng Châu Hoà Mãn...
- Tác giả
- Ngôi kể thứ nhất
Cây tre Việt Nam
Bút kí
Không
- Cây tre và họ hàng của cây tre
- Giấu mình
- xung ngôi thú ba
Lòng yêu nước
Bút kí- chính luận
Không
- Nhân dân các dân tộc các nước Cộng Hoà trong đất nước Liên Xô.
- Giấu mình
- Xung ngôi thứ ba
Lao xao
Hồi kí - tự tuyện
Không
- Các loài hoa, ong bướm, chim
- Tác giả
- Chọn ngôi kể thứ nhất
- Yêu cầu HS phân biệt hai thể loại truyện và kí
- HS trao đổi cặp sau đó trình bày
GV: Bổ sung thêm một số dặc điểm của thể loại truyện và kí:
- Đều thuộc loại hình tự sự
- Khác:
+ Truyện phần lớn dựa voà sự tưởng tượng của tác giả.
+ Kí: Chú trọng ghi chép theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả.
Như vậy: Những gì được tả và kể trong truyện không phải là hoàn toàn xảy ra, còn kí là những gì xảy ra đúng như thực tế.
+ Truyện: Có cốt truyện
+ Kí: Không có cốt truyện
Lưu ý: Thực tế không có thể loại nào hoàn toàn riêng biệt, các thể loại truyện thường pha trộn, thâm nhập vào nhau.
Hoạt động 3: 
III. TRÌNH BÀY HIỂU BIẾT, CẢM NHẬN:
- Yêu cầu HS trình bày
- GV: Tổng kết
- HS trình bày ý kiến cá nhân
- HS trình bày cảm nhận cá nhân
1. Những tác phẩm truyện, kí đã học để lại cho em những cảm nhận gì về đất nước, về cuộc sống và con người?
- Các tuyện kí hiện đại đã giúp ta hình dung được cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, phong phú, giàu có của đất nước VN ta từ Bắc đến Nam, từ biển đảo đến rừng núi, qua đó thể hiện cuộc sống tươi đẹp của con người VN trong LĐ và trong chiến đấu, trong học tập và trong mơ ước, thật giản dị, khiêm tốn, thông minh, tài hoa và rất anh hùng.
- Ngoài ra một số truyện kí hiện đại nước ngoài cũng mở rộng tầm hiểu biết cho chúng ta về lòng yêu nước của nhân dân Pháp, Liên Xô trong những năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (Thế kỉ 19)
2.Nhân vật nào em yêu thích và nhớ nhất trong các truyện đã học? Em hãy phát biểu cảm nhận về nhân vật ấy?
 IV. Củng cố: Phân biệt truyện và kí
 V. Dặn dò: soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ là
Tuần 32 Tiết 118 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
	 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Nắm vững: Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. Cấu tạo của câu miêu tả và câu tồn tại.
Luyện kĩ năng nhận diện và câu phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn; Bảng phụ viết VD
- Học sinh: Soạn bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ: 
Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là?
Kể tên các kiểu câu trần thuật đơn có từ là? Ví dụ?
 III. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)
	- Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1. HD tìm hiểu phần I
GV treo bảng phụ đã viết VD
- Gọi HS đọc
- Xác định CN - VN trong hai câu
- VN ở hai câu này do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?
- Chọn những từ ngừ thích hợp điền vào trước VN?
- Em hãy nhận xét về cấu trúc của câu phủ định?
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “ là”
1. Ví dụ:
a. Bức tranh này// đẹp lắm.
 C V
b. Chúng tôi//tụ hội ở góc sân.
 C V
* Nhận xét:
 - Câu a: VN do cụm tính từ tạo thành. 
 - Câu b: VN do cụm động từ tạo thành.
- Chọn từ:
+ Bức tranh này không (chưa, chẳng) đẹp lắm.
+ Chúng tôi không (chẳng, chưa) tụ hội ở góc sân.
- Cấu trúc phủ định: Từ phủ định kết hợp trực tiếp với cụm ĐT hoặc cụm TT.
2. Ghi nhớ: SGK - Tr 119 
Hoạt động 2. HD tìm hiểu phần II
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc
 - Xác định CN - VN trong các câu?
- Em có nhận xét gì về vị trí của của VN trong câu b?
- Dựa vào kiến thức đã học về văn miêu tả, em hãy cho biết đoạn văn ở mục II.2 có phải là văn miêu tả không?
- Theo em, em điền câu nào vào chỗ trống của đoạn văn? Vì sao?
II. Câu miêu tả và câu tồn tại . 
1. Ví dụ:
a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con// tiến lại.
 TN C V
b. Đằng cuối bãi, tiến lại// hai cậu bé con.
 TN V C
* Nhận xét:
- Câu b: VN được đảo lên trước CN: Câu tồn tại
- Câu a: là câu miêu tả
- Đoạn văn là văn miêu tả câu a vì đó là câu văn miêu tả
2. Ghi nhớ: SGK - Tr 119
Hoạt động 3. HD luyện tập
GV treo bảng phụ
- HS đọc bài tập
- Mỗi em lên bảng làm một câu
- HS làm vào vở bài tập
- Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập
- GV đọc
III. Luyện tập 
1. Xác định CN _ VN và cho biết câu nào là cây miêu tả và câu nào là câu tồn tại?
a. Bóng tre //trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn.Þ Câu miêu tả
 - ...Thấp thoáng// mái đình, mái chùa cổ kính. Þ Câu tồn tại
- ...Ta// gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Þ Câu miêu tả
b. - ...Có// cái hang của dế Choắt. Þ Câu tồn tại
 - .. Tua tủa //những mầm măng. Þ Câu tồn tại
- Măng //chồi lên nhọn hoắt như một cái gai khổng lồ. 
 Þ Câu miêu tả
2. Bài 2:Viết đoạn:
- Độ dài: 5 - 7 câu
- Nội dung: Tả cảnh trường em
- Kĩ năng: có sử dụng các kiểu câu:
+ Câu trần thuật đơn có từ là
+ Câu trần thuật đơn không có từ là.
+Ccâu miêu tả và câu tồn tại.
VD: Trường em nằm ở trung tâm thành phố. Giữa những tòa nhà cao tầng, trường chúng em trở nên gọn gàng xinh xắn. Mỗi sáng đi học, từ xa em đã thấy ánh bình minh thoa một màu hồng phấn lên cả bức tường chính đông. Dưới mái vòm cửa đông, nhộn nhịp những cô cậu HS.
3. Bài 3: Viết chính tả: Đoạn dầu bài Cây tre Việt Nam
Yêu cầu xác định từ ghép, từ láy trong đoạn văn đó:
- Từ ghép: muôn mgàn, cây lá, tre nứa, thân mật, mấy chục, mầm non, xanh tốt,, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
- Từ láy: thân thuộc, ngút ngànm, đâu đâu, mộc mạc, nhũn nhặn, cuứng cáp, dẻo dai.
- Có cặp từ gần nghĩa: Vũng chắc - cúng cáp; giản dị - mộc mạc.
 IV. Củng cố: Gọi học sinh đọc ghi nhớ
 V. Dặn dò: Học bài, thuộc ghi nhớ; Hoàn thiện bài tập; Chuẩn bị tiết: Ôn tập văn miêu tả
*****************************************************
Tuần 32 Tiết 119 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
	 ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Nắm vững đặc điẻm và yêu cầu của một bài văn miêu tả. Nhận biết, phân biệt được đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự.
- Thông qua các bài tập thực hành đã nêu trong văn 6 ta rút ra những điểm cần ghi nhớ chung cho cả văn tả cảnh và văn tả người.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn; Bảng phụ viết VD
- Học sinh: Soạn bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ: (trong quá trình ôn tập)
 III. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)
	- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN MIÊU TẢ:
- Các em đã học về văn miêu tả có những loại nào?
- Vậy tả người và tả cảnh có những điểm nào chung, điểm nào khác?
- Làm thế nào để phân biệt một đoạn văn tự sự và một đoạn văn miêu tả?
- Khi làm bài văn miêu tả cần có kĩ năng gì?
- Nêu bố cục của bài văn miêu tả?
1. Tả cảnh, tả người:
- Tả cảnh: 
 + Xác định đối tượng miêu tả (tả cảnh gì?)
 + Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu về cảnh đó
 + Trình bày theo một trình tự hợp lí
- Tả người:
 + Tả người trong cảnh
 + Tả người trong hoạt động
 + Tả chân dung người
2. Các kĩ năng cần có để làm bài văn miêu tả:
Quan sát, tưởng tượng, so sánh lựa chon, hồi tưởng, hệ thống hoá...
3. Bố cục của một bài văn miêu tả:
a. Mở bài: Tả khái quát
b. Thân bài: Tả chi tiết
c. Kết bài: Nêu ấn tượng, nhận xét về đối tượng
Hoạt động 2: 
II. LUYỆN TẬP:
- GV gọi HS đọc bài tập 1
- HS trao đổi cặp trong 2 phút
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- HS trao đổi nhóm trong 5 phút sau đó trình bày
- Gọi HS đọc bài tập
- HS làm ra giấy nháp trong 5 phút sau đó trình bày, lớp nhận xét
- HS đọc ghi nhớ
1. Bài tập 1: Tả cảnh biển - Đảo Cô Tô ( Nguyễn Tuân)
Những điều làm cho bài văn trở nên hay và độc đáo:
- Tác giả lựa chon được những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của tạo vật.
- Có những so sánh liên tưởng mới lạ, độc đáo và rất thú vị.
- Tình cảm và thái độ rõ ràng đối với cảnh vật.
Bài 2: Dàn ý tả cảnh đầm sen đang mùa hoa nở.
a. Mở bài: Đầm sen nào? Mùa nào? Ở đâu?
b. Thân bài: 
- Theo trình tự nào? Từ bờ ra giữa đầm? Hay từ trên cao?
- Lá? Hoa? Nước? Hương? Màu sắc? Gió? Không khí?
c. Kết bài: Ấn tượng của du khách.
Bài 3: Tả một em bé bụ bẫm, ngây thơ đang tập đi, tập nói.
a. Mở bài: Em bé con nhà ai? Tên? Tháng tuổi? Quan hệ với em?
b. Thân bài:
- Em bé tập đi (chân, tay, mắt, dáng đi...)
- Em bé tập nói (miệng, môi, lưỡi, mắt...)
c. Kết bài:
- Hình ảnh chung về em bé
- Thái độ của mọi người đối với em.
* Ghi nhớ: SGK - tr 121
 IV. Củng cố: cách miêu tả: cảnh, người
 V. Dặn dò: Ôn tập văn miêu tả + làm bài tập 3,4; Sọan : Chữa lỗi về chủ ngữ , vị ngữ .
************************************************
Tuần 32 Tiết 120 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
	CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : 
Hiểu thế nào là câu sai về chủ ngữ, vị ngữ. Phát hiện ra các câu sai về chủ ngữ , vị ngữ .
Có ý thức nói, viết câu đúng ngữ pháp .
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn; Bảng phụ viết VD
- Học sinh: Soạn bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
- Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là? Làm bài tập 2 trang 120.
- Thế nào là câu miêu tả? Câu tồn tại? VD?
 III. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)
	- Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1. HD tìm hiểu phần I
* GV treo bảng phụ đã viết VD
- Gọi HS đọc
- Em hãy xác định CN và VN của mỗi câu trên?
- HS đứng tại chỗ xác định
- Tìm nguyên nhân và cách sửa lỗi cho câu thiếu CN
I. Câu thiếu chủ ngữ 
1. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 TN VN
2. . Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", em //thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 TN CN VN
 * Nhận xét:
- Câu a thiếu CN.
- Nguyên nhân: Lầm TN với CN
- Cách sửa:
+ Thêm CN: Tác giả (hoặc viết như câu b)
+ Biến TN thành CN bằng cách bỏ từ "qua": Truyện... cho ta thấy
Hoạt động 2. HD tìm hiểu phần II
* GV treo bảng phụ đã viết VD
- Gọi HS đọc
- Gọi HS lên bảng xác định CN - VN
- Em hãy nêu nguyên nhân và cách sửa
II. Câu thiếu vị ngữ 
* VD:
a. Thánh Gióng //cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
 CN VN
b. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
 CN
c. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6 A.
 CN
d. Bạn Lan //là người học giỏi nhất lớp 6 A.
 CN VN 
* Nhận xét:
- Câu b,c thiếu VN
- Nguyên nhân mắc lỗi:
 + Câu b: Lầm ĐN với VN
 + Câu c: Lầm phụ chú với VN
- Cách sửa:
 + Câu b: Thêm bộ phận VN
 ...đã để lại trong em niềm kính phục.
 ...là một hình ảnh hào hùng và lãng mạn.
 + Câu c: 
 .Thêm VN: ...là bạn thân của tôi.
 ... đang phổ biến kinh nghiệm học tập cho chúng tôi.
 .Thay dấu phẩy bằng từ “là” để viết như câu d.
Hoạt động 3. HD luyện tập
* GV treo bảng phụ đã viết sẵn các bài tập
- HS đứng tại chỗ, mỗi em làm một câu
- HS yếu mỗi em điền 1 câu
- HS TB mỗi em điền một câu
- HS đứng tại chỗ biến đổi
III. Luyện tập : 
Bài 1: Đặt câu hỏi để tìm Cn và VN
a. Ai? (Bác Tai). Như thế nào? (Không làm gì nữa) Þ Có đủ CN và VN
b. Con gì? (Hổ). Làm gì? (Đẻ) Þ Có đủ CN và VN
c. Ai? (Bác tiều) Làm sao? (Già rồi chết) Þ Có đủ CN và VN
Bài 2: Phát hiện câu mắc lỗi và chỉ ra nguyên nhân:
a. Cái gì? (Kết quả học tập của năm học). Như thế nào? (Đã động viên)Þ đủ CN và VN
b. Cái gì? (Không có). Như thế nào? (Đã động viên) Þ Câu thiếu CN
 Cách chữa: bỏ từ "với"
c. Câu thiếu VNà Thêm bộ phận VN: ...đã đi theo tôi suốt cuộc đời.
d. Câu đầy đủ
Bài 3: Điền CN thích hợp
a. Chúng em... c. Những bông hoa...
b. Chim hoạ mi... d. Cả lớp...
Bài 4: Điền VN thích hợp vào chỗ trống
a. ...rất hồn nhiên. c.....bừng lên thật là đẹp.
b. ....vô cùng ân hận. d...đi du lịch ở miền Nam.
Bài tập 5: Biến đổi câu ghép thành câu đơn.
 IV. Củng cố: Muốn biết được câu có đủ Cn hay VN thì phải đặt câu hỏi để tìm CN - VN.
 V. Dặn dò: Chuẩn bị viết bài TLV miêu tả sáng tạo; 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_32_gv_tran_huy_thao_truong_thcs_ngo_m.doc