TIẾT 157
CON CHÓ BẤC
(Giắc Lân-đơn)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích văn bản văn học nước ngoài.
3. Thái độ: Qua tình cảm của nhà văn với con chó Bấc bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương động vật.
II/ CHUẨN BỊ: Thầy: Truyện "Tiếng gọi nơi hoang dã".
- Bảng phụ ghi bố cục (hoặc sử dụng đèn chiếu)
Trò: Đọc, tìm hiểu trước bài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1/ Tổ chức: (1') 9B:
Tuần 32 Ngày giảng: Tiết 156 kiểm tra văn (Phần truyện) (Đề bài, đáp án, biểu điểm do trường quản lí) Tiết 157 Con chó bấc (Giắc Lân-đơn) I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích văn bản văn học nước ngoài. 3. Thái độ: Qua tình cảm của nhà văn với con chó Bấc bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương động vật. II/ Chuẩn bị: Thầy: Truyện "Tiếng gọi nơi hoang dã". - Bảng phụ ghi bố cục (hoặc sử dụng đèn chiếu) Trò: Đọc, tìm hiểu trước bài. III/ Các hoạt động dạy và học. 1/ Tổ chức: (1') 9B: Hoạt động của Thầy và trò tg Nội dung bài học 2/ Kiểm tra: Em hãy nêu nội dung chính văn bản "Bố của Xi-mông" của Mô-pa-xăng. 3/ Bài mới: Vào bài : Đối với mỗi người, đặc biệt là đối với người phương Tây, chó là vật nuôi trong gia đình đồng thời cũng là ngời bạn thân thiết trong cuộc sống. Có lẽ điều này là do sự quấn quýt, gần gũi và đặc tính trung thành của loài chó. Đã có rất nhiều những tác phẩm văn học, điện ảnh nói về tình cảm gắn bó của những chú chó với chủ. Một trong số đó là tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” rất nổi tiếng của nhà văn người Mỹ- Giắc Lân-đơn. Hoạt động I: HDHS tìm hiểu TGTP. GV: Hãy nêu những nét chính về tác giả? HS: Trả lời. GV: Ông trải qua thời thanh niên vất vả, từng phải làm nhiều nghề kiếm ăn, năm 18 tuôỉ ông tham gia vào cuộc tuần hành của những người thất nghiệp về Oa-sinh-tơn đòi công ăn việc làm, ít lâu sau ông vào học ở trường đại học Bơ-cơ-li. Ông sớm tiếp cận tư tưởng chủ nghĩa xã hội, bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng những truyện ngắn đăng trên một tờ báo của sinh viên. Thời kì nở rộ trong sáng tác của ông vào đầu thế kỷ XX, là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng. GV: Nêu hiểu biết của em về sự ra đời của tác phẩm? Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ ở Ca-na-đa trở về. - Đoạn trích thuộc chương 6: Tình yêu thương đối với một con người (Nguyễn Công ái và Vũ Tuấn Phương dịch). Hoạt động II: HDHS đọc, chú thích. GV: Đọc mẫu- hướng dẫn đọc. HS: Đọc tiếp. GV: Nhận xét. HS: Đọc chú thích giải nghĩa từ. Hoạt động III: HDHS tìm hiểu tác phẩm. GV: Theo em văn bản thuộc thể loại nào? gồm mấy chương? HS: Thể loại tiểu thuyết gồm 7 chương. GV: Bố cục chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? HS: Chia làm 3 đoạn. - Đoạn 1: Đoạn mở đầu - Đoạn 2: Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc - Đoạn 3,4,5: Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn. GV: Em có nhận xét gì về dung lượng ở phần 3 so với phần 1 và 2? HS: Phần 3 dài hơn hai phần 1,2 cộng lại. GV: Điều đó có ý nghĩa gì? HS: Lân-đơn chủ yếu muốn nói đến con chó Bấc và mọi biểu hiện tình cảm của nó. HS: Đọc đoạn 1. GV: Thoóc-tơn đối xử với những con chó kéo xe của anh như thế nào? Đặc biệt đối với Bấc. HS: Như thể với những đứa con đẻ của anh. GV: Trong ý nghĩ và trong tình cảm của anh, anh xem chúng ra sao? HS: Xem chúng như người, như bạn bè, như người thân của anh, cùng làm việc, cùng chịu đựng gian khổ để đạt mục đích của cuộc đời. GV: Còn các ông chủ khác chăm sóc chó vì điều gì? HS: Chăm sóc chó vì nghĩa vụ, vì kinh doanh, lợi nhuận. (Chó được dùng để kéo xe trượt tuyết đi tìm vàng). GV liên hệ việc quan tâm chăm sóc loài vật của con người GV: Qua cách so sánh như vậy, tác giả muốn thể hiện điều gì? HS: Là một ông chủ lí tưởng. GV: Tìm những biểu hiện tình cảm của Thoóc-tơn? HS: Trò chuyện tầm phào không biết chán. GV: Tình cảm còn biểu hiện như thế nào nữa" GV: Câu nói của Thoóc-tơn với Bấc: "Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!" chứng tỏ điều gì? HS: Ngạc nhiên, yêu thương vô hạn, nồng nàn của một ông chủ. Dường như trước mắt Thoóc -tơn bây giờ không phải là con chó nữa mà là con anh, bạn anh, GV: Cao hơn, thể hiện tình cảm của con người với bạn bè thân thiết, tình cảm của người cha đang yêu thương. */ Như vậy trong văn bản này tác giả muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc. Nhưng trước đó tác giả lại xen đoạn nói về tình cảm của Thoóc- tơn đối với các con chó của anh nói chung và đối với con Bấc nói riêng, mục đích là để làm sáng tỏ tình cảm của Bấc đối với anh. Không phải bất cứ ông chủ nào Bấc cũng đối xử tốt đâu, Bấc cũng đã qua tay nhiều ông chủ độc ác khác. Chỉ riêng Thoóc - tơn là có lòng nhân từ với nó . Chính vì thế nó có tình cảm đặc biệt đối với anh - Tình cảm đó như thế nào chúng ta tiếp tục tìm hiểu ở tiết sau. 4/ Củng cố: - Em có nhận xét gì về bố cục của đoạn trích? 3' 1' 7’ 10' 20' 2' ĐA: Tác giả đã thể sắc nét diễn biến, tâm trạng của 3 nhân vật Xi-mông, chị Blăng-sốt, bác Phi-líp trong truyện ngắn "Bố của Xi-mông, qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè, mở rộng ra là lòng thuơng yêu con người, sự thông cảm với nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 1/ Tác giả - Giắc Lân-đơn (12/1/1876 -22/11/1916) là nhà văn Mĩ. 2/ Tác phẩm - Trích trong cuốn "Tiếng gọi nơi hoang dã". II/ Đọc - Chú giải: 1/ Đọc 2/ Chú giải (SGK) III/ Tìm hiểu bài A. Vài nét chung 1. Thể loại: Tiểu thuyết, gồm 7 chương. 2. Bố cục: 3 phần. - Phần 3 dài hơn hai phần 1,2 cộng lại. -> Lân-đơn chủ yếu muốn nói đến con chó Bấc và mọi biểu hiện tình cảm của nó. 3/ Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc - Đối xử với Bấc như con của mình. - Trong ý nghĩ, trong tình cảm xem chúng như người, là bạn bè, là đồng loại với anh. - Cùng làm việc, cùng chịu đựng gian khổ. -> Là một ông chủ lí tưởng. - Chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ. - TRò chuyện tầm phào. -Túm chặt lấy đầu Bấc. - Dựa đầu mình vào, đẩy tới, đẩy lui. - Tình cảm còn thể hiện cả ngay trong tiếng rủa rủ rỉ bên tai Bấc -> Lối nói yêu, nói nựng âu yếm. - Câu nói của Thoóc-tơn với Bấc: "Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!" à Ngạc nhiên, yêu thương vô hạn, nồng nàn của một ông chủ. Tóm lại: Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bác là tình cảm yêu thương vô hạn của một ông chủ. 5/ Dặn dò: (1’) - Đọc kĩ bài và soạn các câu hỏi còn lại. Ngày giảng: Tiết 158 (Tiếp) Con chó bấc (Giắc Lân-đơn) I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích văn bản văn học nước ngoài. 3. Thái độ: Qua tình cảm của nhà văn với con chó Bấc bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương động vật. II/ Chuẩn bị: Thầy: Truyện "Tiếng gọi nơi hoang dã". Trò: Đọc, tìm hiểu trước bài. III/ Các hoạt động dạy và học. 1/ Tổ chức: (1') 9B: Hoạt động của Thầy và trò tg Nội dung bài học 2/ Kiểm tra: Em hãy nhận xét về bố cục của đoạn trích "Con chó Bấc"? 3/ Bài mới: Vào bài (1’) Hoạt động III: HDHS tìm hiểu tác phẩm (Tiếp). HS: Đọc đoạn tiếp. GV: Trong đoạn đầu tác giả có ý so sánh những ngày Bấc sống với gia đình ông Thẩm phán Mi-lơ để làm gì? HS: So sánh để làm nổi bật tình cảm hiện tại. GV: Với Bấc, những ngày đó có ý nghĩa gì? HS: An nhàn, chẳng có gì đặc biệt: ông bà chủ là những người chủ giàu có nhưng bình thường. GV: Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn có gì đặc biệt? HS: Đó là tình yêu thương thực sự. Hoạt động nhóm GV: Giao việc: Hãy so sánh cách biểu hiện tình cảm với chủ của Xơ-kít, Ních và Bấc, nhận xét. HS: - Thảo luận và lập bảng so sánh. - Đại diện nhóm 1,3 trình bày. - Đại diện nhóm 2,4 nhận xét. GV: Nhận xét, đánh giá và đưa ra kết quả đúng (bảng phụ). GV: Bấc quả là một con chó có tâm hồn, khác hẳn những con chó khác. Tất nhiên không phải với ông chủ nào Bấc cũng có tình cảm như vậy. Hoạt động IV: HDHS luyện tập. - Dựa vào nội dung đoạn trích, tưởng tượng và kể về cuộc trò chuyện giữa Bấc và Thoóc-tơn. HS: Thảo luận (theo bàn), đại diện trình bày. GV: Nhận xét, chốt lại. HS: Đọc ghi nhớ SGK/154. 4/ Củng cố: - Hệ thống bài. - Do đâu bấc có tình cảm đặc biệt với Thoóc-tơn? 3' 1' 25' 10' 2' 2' I. II/ III/ Tìm hiểu bài A. Vài nét chung B. Tìm hiểu chi tiết 2/ Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn * So sánh để làm nổi bật tình cảm hiện tại. + Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn là tình yêu thương thực sự: sôi nổi, nồng cháy, thương yêu, tôn thờ, cuồng nhiệt. + Xơ-kít: Thọc mũi dưới bàn tay Thoóc-tơn rồi hích, hích mãi đến khi được vỗ về => Nũng nịu, đơn giản, đơn điệu. + Ních: Chồm lên, tì cái đầu to tướng lên đầu gối Thoóc-tơn => mạnh mẽ, đơn giản, đơn điệu. + Bấc: - Tỏ tình cảm sung sướng, ngây ngất mỗi khi được chủ ôm đầu. - Há miệng cắn vờ vào tay - Không săn đón mà tôn thờ chủ toàn tâm toàn ý - Nỗi sợ bị mất Thoóc-tơn luôn ám ảnh. => Tình cảm rất phong phú và đặc biệt sâu sắc, vừa thương yêu vừa tôn thờ. IV/ Luyện tập * Ghi nhớ: SGK/154. 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài. Ôn tập văn học nước ngoài. - Tiết 159 kiểm tra Tiếng Việt. Tiết 159 kiểm tra tiếng việt (Đề bài, đáp án, biểu điểm do trường quản lí) Ngày giảng: Tiết 160 tổng kết văn học nước ngoài I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã học từ lớp 6 đến lớp 9 THCS. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng hệ thống, ghi nhớ. 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học tập, tổng hợp qua văn bản văn học. II/ Chuẩn bị: Thầy: Hệ thống văn bản, so sánh đối chiếu rút ra điểm chung riêng. Trò: Hệ thống, tìm hiểu trước bài. * Lưu ý: Không tính các văn bản nhật dụng nước ngoài và các bài đọc thêm. III/ Các hoạt động dạy và học. 1/ Tổ chức: (1') 9B: 2/ Kiểm tra: (3') Việc chuẩn bị bài của học sinh. 3/ Bài mới: Vào bài (1’) I/ Bảng thống kê: STT Tên tác phẩm Tên tác giả Châu-nước Thế kỉ Thể loại Lớp 1 Xa ngắm thác núi Lư Lí Bạch (Trương Như dịch) á- Trung Quốc 8 Thơ trữ tình thất ngôn bát cú ĐL 7 2 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lí Bạch (Trương Như dịch) á- Trung Quốc 8 Thơ trữ tình ngũ ngôn tứ tuyệt ĐL 7 3 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương (Phạm Sí Vĩ, Trần Trọng Ban dịch) á- Trung Quốc 8 Thơ trữ tình thất ngôn bát cú ĐL 7 4 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ (Khương Hữu Dụng dịch) á- Trung Quốc 8 Thơ trữ tình thất ngôn trường thiên 7 5 Mây và sóng R. Ta-go (Nguyễn Phách Phi dịch) á- ấn độ 19 Thơ trữ tình Thơ tự do 9 6 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Mô-li-e (Tuấn đô dịch) Âu - Pháp 17 Hài kịch 8 7 Lòng yêu nước Ê-ren-bua Nga 20 Bút kí chính luận 6 8 Đi bộ ngao du G-ru-xô (Phùng Văn Tửu dịch) Âu - Pháp 18 Nghị luận xã hội 8 9 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông Ten Ten Pháp 19 NL văn chương 9 10 Buổi học cuối cùng Đô Đê Pháp 19 Truyện ngắn 6 11 Cô bé bán diêm An-đéc-xen (Nguyễn Minh Hải, Vũ Minh Toàn dịch) Âu - Đan Mạch 19 Truyện cổ tích 8 12 Đánh nhau với cối xay gió Xéc-van-tét (Phùng Văn Tửu dịch) Âu - Tây Ban Nha 16-17 Tiểu thuyết 8 13 Chiếc lá cuối cùng O-hen-ri (Ngô Vĩnh Viễn dịch) Mỹ - Hoa Kì 19 Truyện ngắn 8 14 Hai cây phong Ai-ma-tốp (Ngọc Bằng, Cao Xuân Hạo dịch) Âu - Kiếc-ghi-dơ 20 Truyện ngắn 8 15 Cố hương Lỗ Tấn (Trương Chính dịch) á- Trung Quốc 20 Truyện ngắn 9 16 Những đứa trẻ M.Gor-ki (Trần Khuyến dịch) Âu- Nga 20 Tiểu thuyết tự luận 9 17 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Đ. Đi-phô (Phùng Văn Tửu dịch) Âu - Anh 17-18 Tiểu thuyết phiêu lưu 9 18 Bố của Xi-mông G. Mô-pa-xăng (Lê Hồng Xâm dịch) Âu - Pháp 19 Truyện ngắn 9 19 Con chó bấc Giắc Lân-đơn (Vũ Tuấn Phương, Nguyễn Công ái dịch) Mỹ - Hoa Kì 20 Truyện ngắn 9 Kết luận: Bộ phận văn học viết nớc ngoài phát triển rực rỡ từ thế kỉ VII đến thế kỉ XX với những tác giả tiêu biểu của nhiều nớc trên thế giới. Bộ phận văn học nớc ngoài mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới và đề cập đến nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở các nớc thuộc những thời đại khác nhau. Bộ phận văn học nớc ngoài giúp ta bồi dỡng những tình cảm đẹp (yêu cái thiện, ghét cái ác). Ngoài ra còn cung cấp kiến thức bổ ích về nhiều mặt nh nghệ thuật thơ, văn; phong cách văn xuôi chính luận, văn xuôi nghệ thuật 4/ Củng cố: (3') Hệ thống kiến thức. 5/ Dặn dò: (1') Về nhà ôn tập. Ngày giảng: Tiết 161 (Tiếp) tổng kết văn học nước ngoài I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Qua bài giúp học sinh nhớ lại nội dung kiến thức ở một số văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9 THCS: Hai cây phong, Chiếc lá cuối cùng, Cố hương, Những đứa trẻ, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, ghi nhớ chủ đề của từng văn bản. 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học tập, tổng hợp qua văn bản văn học. II/ Chuẩn bị: Thầy: Chuẩn bị nội dung, chủ đề của các văn bản. Trò: Ôn bài. III/ Các hoạt động dạy và học. 1/ Tổ chức: (1') 9B: Hoạt động của Thầy và trò tg Nội dung bài học 2/ Kiểm tra: Kể tên một số tác phẩm, tác giả văn học nước ngoài mà em đã được học? 3/ Bài mới: Vào bài Hoạt động III: HDHS ôn tập (Tiếp). GV: Yêu cầu HS dựa vào các phần ghi nhớ để nhắc lại chủ đề tư tưởng của một số văn bản. - Hai cây phong - Chiếc lá cuối cùng - Cố hương - Những đứa trẻ - Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. HS: Lần lượt nêu chủ đề tư tưởng của từng văn bản. Lớp nhận xét. GV: Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh . GV: Tại sao nói bộ phận văn học nước ngoài mang đậm sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới? HS: Trình bày ý kiến của mình. GV: Văn học nước ngoài thể hiện nhân sinh ở các nước thuộc nhiều thời đại khác nhau giúp ta bồi dưỡng những tình cảm đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác. GV: Về nghệ thuật cần chú ý những điều gì? HS: Thơ Đường. GV: Lối thơ văn xuôi, bút kí chính luận, hài kịch, nhiều phương thức tự sự vì phong cách văn xuôi khác, các kiểu văn nghị luận. 4/ Củng cố: - Hệ thống bài. 4' 1' 35' 3' I. Bảng thống kê II/ Ôn tập giá trị nội dung - Hai cây phong - Chiếc lá cuối cùng - Cố hương - Những đứa trẻ - Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang 1/ Văn học nước ngoài mang đậm sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới. 2/ Cung cấp nhiều kiến thức nghệ thuật. 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài. Ôn tập kĩ văn học nước ngoài ở lớp 6,7,8,9. - Chuẩn bị bài Bắc Sơn. Xác nhận của tổ chuyên môn
Tài liệu đính kèm: