Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Chuẩn KTKN

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Chuẩn KTKN

Tuần 4 tiết 16 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh

 - Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô tiếng Việt.

 - Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.

II / Trọng tâm kiến thức :

1. Kiến thức.

- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.

- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.

2. Kĩ năng.

- Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.

- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.

III / Hướng dẫn thực hiện .

 1 / Ổn định tổ chức : KT SS học sinh . Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn .

 2 / Kiểm tra bài cũ :

 ? Em hãy cho biết mối quan hệ giữa p/c hội thoại và tình huống giao tiếp. Cho ví dụ cụ thể .

 ? Việc không tuân thủ p/c hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào ? Cho ví dụ cụ thể .

  Giáo viên kiểm tra bài tập về nhà của học sinh .

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 tiết 16 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
Soạn : 12/9/2011
Dạy : 13/9/2011
I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh 
 - Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô tiếng Việt.
 - Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
II / Trọng tâm kiến thức :
Kiến thức.
Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
Kĩ năng.
Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
III / Hướng dẫn thực hiện .
 1 / Ổn định tổ chức : KT SS học sinh . Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn .
 2 / Kiểm tra bài cũ : 
 ? Em hãy cho biết mối quan hệ giữa p/c hội thoại và tình huống giao tiếp. Cho ví dụ cụ thể .
 ? Việc không tuân thủ p/c hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào ? Cho ví dụ cụ thể .
 ▲ Giáo viên kiểm tra bài tập về nhà của học sinh .
 3 / Bài mới .
 3.1 / Giới thiệu bài .
 Xưng hô không phải là nội dung mới đối với các em . Sự phong phú và tinh tế giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các phương tiện xưng hô lả một đặc điểm nổi bật của hệ thống tiếng Việt .
 3.2 / Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của giáo viên
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : HD tìm hiểu từ ngữ xưng hô và cách sử dụng .
? Hãy nêu một số từ ngữ xưng hô và cho biết cách dùng.
- Các từ ngữ xưng hô : tôi tao , mầy chúng t ôi , nó , cô , dì , chú , bác , ông , bà. 
GV nhận xét và ghi tóm tắt lên bảng :
- Cách dùng : 
1 / Dùng theo ngôi :
- Ngôi thứ nhất : tôi , tao , chúng tôi 
- Ngôi thứ hai : mày , chúng mày.
- Ngôi thứ ba : nó , họ , chúng nó 
2 / Thể hiện thái độ .
- mày, tao → suồng sã .
- anh ,chị → thân mật .
- quí ông → trang trọng . 
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn trích 2 sau đó hỏi :
? Xác định từ ngữ xưng hô trong đoạn trích . Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô trong đoạn trích.
Giáo viên nhận xét :
Đoạn a : Từ ngữ xưng hô : Ta; chú mầy ; anh; em.
■ Sự thay đổi về cách xưng hô trong đoạn trích : Khi dế Choắt nói với dế Mèn ,Choắt xưng em-anh; còn Mèn xưng ta – chú mầy →cách xưng hô bất bình đẳng , Dế Choắt có mặc cảm thấp hèn , còn dế Mèn thì ngạo mạn hách dịch.
Đoạn b : Cả hai nhân vật đều xưng tôi-anh → cách xưng hô bình đẳng Dế Mèn không còn ngạo mạn hách dịch ; dế Choắt không còn mặc cảm thấp hèn .
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ .
Hoạt động 2 : HD luyện tập.
Bài 1 ; Giáo viên gọi học sinh làm theo yêu cầu SGK.
GV nhận xét ,ghi tóm tắt :
 Ở đây có sự nhầm lẫn từ ngữ xưng hô : Chúng ta với chúng tôi ( chúng em)
- Chúng ta : bao gồm cả người nói và người nghe .
- Chúng tôi : bao gồm người nghe.
Bài 2 : Gv gọi học sinh đọc và làm bài .
GV nhận xét và ghi bảng .
Dùng“chúngtôi”thay”tôi”trong văn bản khoa học nhằm :
- Tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học .
- Thể hiện sự khiêm tốn .
Bài 3 : Gv gọi học sinh đọc và làm bài .
GV nhận xét và ghi bảng .
Chú bé gọi người sinh ra mình là mẹ → chuyện bình thường.
Chú bé xưng hô với sứ giả là ta-ông là khác thường, mang màu sắc thần thoại.
Hoạt động 3: HD tự học.
I / Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng.
 1 / Từ ngữ xưng hô .
Tôi ,tao , mầy , chúng t ôi nó , cô , dì , chú , bác , ông , bà .
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. 
 2 / Cách dùng .
A / Dùng theo ngôi.
- Ngôi thứ nhất : tôi, tao, chúng tôi ( người nói)
- Ngôi thứ hai : mày, chúng mày.(người nghe)
- Ngôi thứ ba : nó, họ, chúng nó ( người được nói đến )
B / Thể hiện thái độ.
- Suồng sã .
- Thân mật .
- Trang trọng .
 3 / Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích.
Đoạn a .
 -Dế Choắt : Choắt xưng em gọi Mèn là anh → mặc cảm thấp hèn .
- Dế Mèn x ưng ta gọi Choắt bằng chú mày → thái độ ngạo mạn ,hách dịch.
Đoạn b .
Cả hai nhân vật đều xưng tôi-anh → ngang hàng 
=> Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác nhau của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
II / Luyện tập .
Bài 1 : Nhầm lẫn từ ngữ xưng hô : Chúng ta với chúng tôi (chúng em)
Bài2 : Dùng“chúng tôi”thay”tôi”trong văn bản khoa học nhằm :
- Tăng thêm tính khách quan.
- Thể hiện sự khiêm tốn .
Bài 3 :
 - Gọi người sinh ra mình là mẹ → chuyện bình thường.
 - Xưng hô với sứ giả là ta-ông là khác thường ,mang màu sắc thần thoại.
III/ HD tự học.
Tìm các ví dụ về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường và tôn trọng người đối thoại.
 4 / Củng cố : 
 ? Kể tên một số từ ngữ xưng hô v à cho biết cách dùng ?
 ? Trong giao tiếp để xưng hô ,người ta cần phải căn cứ vào điều gì?
 5 / Dặn dò : 
 - Về nhà học bài .
 - Làm các bài tập còn lại .
 - Soạn bài TT “Cách dẫn gián tiếp và cách dẫn trực tiếp”
 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Tuần 4 tiết 17-18
Soạn : 13/9/2011 ( TRÍCH TRUYỀN KÌ MẠN LỤC) Nguyễn Dữ.
Dạy : 14/9/2011
I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh 
 - Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.
 - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sang tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
II / Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức.
 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
 - Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
 - Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
 - Mối lien hệ giữa tác phẩm với truyện Vợ chàng Trương.
III / Hướng dẫn thực hiện .
 1 / Ổn định tổ chức : Kiểm tra SS học sinh .Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn .
 2 / Kiểm tra bài cũ :
 - Phần trắc nghiệm : 1a , 2d , 3d , 4b .
 - Tự luận :
 ? Những nhiệm vụ cấp bách đưa ra trong bảng tuyên bố là gì .
 ? Nêu ý kiến của em về sự quan tâm chăm sóc của chính quyền địa phương nơi em ở hiện nay đối với trẻ em . 3 / Bài mới :
 3.1 / Giới thiệu bài : 
 - Chế độ phong kiến nhà Hậu-Lê, sau một thời kì phát triển rực rỡ cuối thế kỉ XV, đến nay đã bắt đầu lâm vào sự khủng hoảng trầm trọng.Một số những nhà văn viết những tác phẩm phản ánh cuộc sống và con người, đặc biệt là người phụ nữ.
 - Truyền kì mạn lục ( Nguyễn Dữ ) mô phỏng những cốt truyện dân gian, đã gởi gắm cả tâm tư tình cảm, khát vọng trước những vấn đề lớn của thời đại, con người .
 3.2 / Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của giáo viên
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : HD học sinh đọc hiểu chú thích .
O : Học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm. 
? Hãy nêu đôi nét chính về tác giả Nguyễn Dữ . Học sinh trả lời .
GV nhận xét và ghi tóm tắt : Nguyễn Dữ ( ?-?) sống ở thế kỉ XVI là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm ( thời kì nhà Lê bắt đầu khủng hoảng ). Các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh-Mạc gây ra cuộc nội chiến .
Là người học rộng tài cao làm quan một năm rồi xin nghỉ về quê sống ẩn dật .
Tư liệu: Nguyễn Dữ hay Nguyễn Dư: Theo bản Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú in năm 1763, thì tên tác giả là Nguyễn Dư. Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu (bản in lần thứ nhất, 1944, trang 290), của Dương Quảng Hàm, in là Nguyễn Dữ, nhưng ở cuối sách, tác giả có đính chính lại là Nguyễn Dư. 
? Hãy giải thích nhan đề “Truyền kì mạn lục” Học sinh phát biểu. GV giới thiệu thêm:Tân biên Truyền kì mạn lục.
GV nhấm mạnh : : “Truyền kì mạn lục” là ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền, từng được đánh giá là “thiên cổ kì bút ” (áng văn lạ ngàn đời), nội dung phong phú thấm đậm tinh thần nhân văn – nhân đạo .
Giáo viên hỏi một số từ khó trong SGK.
? Hãy cho biết thể loại nguồn gốc và nhân vật chính .
Gv nói :Từ cốt truyện cổ tích quen thuộc vợ chàng Trương ,tác giả đã sáng tác thành thành truyện truyền kì chữ Hán . 
? Hãy cho biết bản chất của Vũ Nương Giáo viên nhận xét ghi tóm tắt
 Hoạt động 2 : HD đọc hiểu văn bản.
? Qua nhân vật Vũ Nương, truyện muốn nói điều gì .
GV nói : Truyện một mặt ca ngợi và cảm thương số phận một người đàn bà trinh tiết mà bất hạnh , mặt khác chê trách người đàn ông ghen tuông, cố chấp đã đẩy vợ đến chỗ đường cùng ,tự mình tước đi hạnh phúc của chính mình
? Hãy cho biết truyện có thể chia làm mấy đoạn. Nêu ý chính của từng đoạn
GV nhận xét : Văn bản chia 3 đoạn .
- Từ đầu→cha đẻ mình: cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sự xa cách vì chiến tranhvà phẩm hạnh của nàng thời gian xa cách.
- TT→ đã qua rồi : Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Phần còn lại : Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương .Nỗi oan được giải .
? Tác giả giới thiệu Vũ Nương là người phụ nữ như thế nào .
GV nhận xét và ghi tóm tắt .
? Hãy cho biết thái độ của nàng đối với chồng và mẹ chồng ra sao .
? Khi chồng đi lính ,nàng đã dặn gì ? Hãy đọc lại lời dặn dò và cho biết ý tứ trong lời dặn dò này .
GV nhận xét và ghi tóm tắt ý chính lên bảng :
- Không mong vinh hiển, chỉ mong chồng trở về bình an.
- Lời dặn dò chứa đựng một ý tứ sâu sắc đó là sự cảm thông trước những vất vả ,gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng ; nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình.
? Khi xa chồng,thái độ của Vũ Nương như thế nào .Chi tiết nào chứng tỏ điều ấy .
Học sinh đọc lại lời dặn dò của Vũ Nương sau đó phát biểu .
GV nói : Vũ Nương là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết, nỗi buồn cứ kéo dài theo năm tháng
? Những hình ảnh nào thể hiện nỗi buồn,nhớ thương chồng .
□ GV nói : Đây là hình ảnh ước lệ tượng trưng mà ta sẽ gặp nhiều ở truyện Kiều .
? Đối với mẹ chồng nàng có thái độ như thế nào .
GV nhận xét : Đối với mẹ chồng ,là nàng dâu hiếu thảo ,tận tình chăm sóc lúc đau yếu ,lo thuốc thang ,cầu khấn thần phật, lúc nào cũng dịu dàng ân cần ; Mẹ chồng mất nàng hết lời thương sót ,lo liệu ma chay như đối với mẹ đẻ mình .
 GV nói : Một người phụ nữ đẹp nết như Vũ Nương đáng lí phải được sống hạnh phúc . Nhưng trong XH phong kiến đầy bất công ,Vũ Nương đành phải chấp nhận nỗi oan nghiệt và chỉ có cái chết mới được giải oan.
? Nỗi oan của Vũ Nương là gì .
□ GV nói : Trương Sinh là người đa nghi + lời con trẻ → Trương tin chắc là vợ thất tiết không nghe vợ giải thích .
? Khi bị oan ,Vũ Nương đã làm gì ? Ý nghĩa từng lời thoại là gì.
GV nhấn mạnh :
- Lời thoại 1: “Thiếp vốnnghi oan”→nàng phân trần để Trương Sinh hiểu rõ tấm lòng mình, nhằm hàn gắn hạnh phúc có nguy cơ bị tan vỡ .
- Lời thoại 2 : “Thiếp sở dĩkia nữa” → nỗi đau đớn thất vọng ,không hiểu sao bị đối xử bất công .Hạnh phúc niềm khát khao cả đời bị tan vỡ.
- Lời thoại 3 : “kẻ bạc mệnhphỉ nhổ”→thất vọng đến tột cùng,cuộc hôn nhân tan vỡ,nàng chọn cái chết để tỏ tấm lòng trong trắng của mình.
? Vì sao Vũ Nương lại chịu nỗi oan khuất ? Do những nguyên nhân nào ? Từ đó em có cảm nhận gì về thân phận người phụ nữ trong XH phong kiến .
GV nhận xét :
-Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng .
- Trương Sinh đa nghi ,tâm trạng nặng nề vì mất mẹ.
- Lời con trẻ.
▲ GV liên hệ truyện Kiều
GV nhắc lại bối cảnh lịch sử (nêu ở đầu) và lời dặn dò của hai người ...  – tình cờ gặp Vũ Nương cũng được Linh Phi cứu . Vũ Nương gởi chiếc hoa vàng , nhắn chồng giải oan cho mình . Nhưng khi chàng Trương lập đàn tràng ở bờ sông thì nàng chỉ ngồi kiệu hoa ẩn hiện giữa dòng , nói vọng vào lời từ biệt rồi biến mất .
Tuần 4 tiết 19 CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP 
Soạn : 15/9/2011
Dạy : 16/9/2011
I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh 
 - Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lới của một người hoặc một nhân vật.
 - Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và người lại.
II / Trọng tâm kiến thức.
Kiến thức.
Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
Kĩ năng.
Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
 III / Hướng dẫn thực hiện .
 1 / Ổn định tổ chức : KT ss học sinh . TT báo cáo tình hình soạn bài của các bạn.
 2 / KT bài cũ : Xưng hô trong hội thoại .
 ? Kể một số từ ngữ xưng hô và cho biết cách dùng .
 ? Trong giao tiếp , để xưng hô người nói cân phải căn cứ vào điều gì .
 3 / Bài mới .
 3.1 / Giới thiệu bài .
 Trong giao tiếp chúng ta thường nhắc lại lời hoặc ý nghĩ của người khác.Vậy cách dẫn lời hoặc ý nghĩ của người khác như thế nào? Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu.
 3.2 / Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của giáo viên
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : HD cách dẫn trực tiếp .
? Trong đoạn trích a ,bộ phân in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì .
A / Câu cháu nói :”Đấy ,bác cũng chẳng thèm người là gì?”
→ đây là lời nói ,được phát ra thành lời vì trước nó có từ “nói” trong phần lời của người dẫn .Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép .
Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt .
? Giáo viên hỏi đoạn trích b tương tự như câu a .
▲ Học sinh thảo luận và phát biểu .
Phần in đậm là ý nghĩ vì có từ nghĩ trước nó . Dấu tách 2 phần câu cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép .
Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt .
? Giáo viên hỏi câu 3 trong SGK.
 ▲ Học sinh thảo luận và phát biểu .
Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận .Hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu ngang .
GV nhận xét : Đây là cách dẫn trực tiếp .
? Vậy em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp .
Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt 
Hoạt động 2 : HD cách dẫn gián tiếp.
 ? Trong đoạn trích a ,bộ phân in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì .
O : Học sinh đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi .
Câu a : phần in đậm là lời nói (khuyên) không có ngăn cách với bộ phận trước nó .
Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt .
? Giáo viên hỏi đoạn trích b tương tự như câu a .
Câu b : phần in đậm là ý nghĩ (trước nó có “hiểu” ) giữa hai phần có từ rằng 
Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt 
? Thế nào là lời dẫn gián tiếp .
? Để nhận diện lời dẫn trực tiếp và gián tiếp ,ta căn cứ vào dấu hiệu nào .
▲ Học sinh thảo luận và phát biểu .
Xem lời dẫn có đặt trong dấu ngoặc kép hay không 
Hoạt động 3 : HD cách chuyển lời dẫn.
Gv hướng dẫn học sinh những lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
- Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp.
+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
+ Thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp.
+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái.
+ Thêm từ là hoặc rằng trước lời dẫn.
+ Phải dẫn đúng ý.
- Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp.
+ Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn ( thay đổi đại từ nhân xưng, thêm bớt các từ ngữ cần thiết)
+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Hoạt động 3 : HD luyện tập .
Bài 1 : Giáo viên gọi học sinh đọc sau đó làm .
O : Học sinh làm theo yêu cầu trong SGK.
Một bạn nhận xét .
GV nhận xét chung và ghi bảng .
Bài 2 : GV gọi học sinh viết theo yêu cầu SGK .
GV gọi một học sinh đọc và nhận xét .
A / - Dẫn trực tiếp .
Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng , HCM nhấn mạnh : “ Chúng ta .anh hùng” .
Dẫn gián tiếp .
Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng , HCM nhấn mạnh rằng chúng ta .anh hùng . 
GV ghi tóm tắt ý .
B / - Dẫn trực tiếp .
Trong cuốn sách HCT, hình ảnh của dân tộc ,tinh hoa của thời đại, đồng chí Phạm Văn Đồng viết : “ Giản dịlàm được”
Dẫn gián tiếp.
Trong cuốn sách HCT ,hình ảnh của dân tộc ,tinh hoa của thời đại, đồng chí Phạm Văn Đồng viết rằng HCM là .
Bài 3 : GV gọi học sinh làm theo yêu cầu SGK .
GV nhận xét chung và ghi bảng .
O : Học sinh làm .
Gọi một em nhận xét.
Hoạt động 4. HD tự học.
I / Cách dẫn trực tiếp .
Câu cháu nói :”Đấy ,bác cũng chẳng thèm người là gì?”
- Là lời nói .
- Nó được tách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép .
Câu :” Khách tới bất ngờ  chẳng hạn”
- Lá ý nghĩ.
- Nó được tách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép .
Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ và được đặt trong dấu ngoặc kép →cách dẫn trực tiếp .
II / Cách dẫn gián tiếp .
A / Lời nói →không ngăn cách với bộ phân trước nó .
B / Ý nghĩ →hai phần có từ rằng (có thể thay là)
- Cách dẫn lời hay ý nghĩ có điều chỉnh →dẫn gián tiếp.
- Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
Lưu ý khi chuyển lời dẫn trực 
tiếp thành lời dẫn gián tiếp 
III / Luyện tập .
Bài 1 : 
A / Lời dẫn : “ A ! Lão giànày à ?” →Lời dẫn trực tiếp (ý nghĩ mà Lão Hạc đã gắn cho con chó)
B / Lời dẫn : “ Cái vườn là của con ta ..còn rẻ cả” →Lời dẫn trực tiếp ( Ý nghĩ của nhân vật)
Bài 2 :
Học sinh tự ghi.
Bài 3 : 
..và dặn Phan về nói với chàng Trương rằng..
IV. HD tự học.
 Sửa chữa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong một bài viết của bản thân,
 4 / Củng cố : 
 ? Em hiểu thế nào là dẫn trực tiếp . Cho ví dụ .
 ? Em hiểu thế nào là dẫn gián tiếp . Cho ví dụ .
 5 / Dặn dò :
 - Về nhà làm lại các bài tập .
 - Học bài và soạn bài tiếp theo .
Tuần : 4 tiết 20 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
Soạn : 17/9/2011
Dạy : 18/9/2011
I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh hiểu được 
 Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc.
II / Trọng tâm kiến thức :
Kiến thức.
Sự biến đổi và phát triển của nghĩa từ ngữ.
Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
 2. Kĩ năng.
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
III / Hướng dẫn thực hiện .
 1 / Ổn định tổ chức : KT ss học sinh . Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn .
 2 / Kiểm tra bài cũ : 
 ? Em hiểu thế nào là dẫn trực tiếp . Cho ví dụ .
 ? Em hiểu thế nào là dẫn gián tiếp . Cho ví dụ .
 ? GV kiểm tra bài tập về nhà của học sinh .
 3 / Bài mới :
 3.1 / Giới thiệu bài : 
 - Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội . Nó không ngừng biến đổi và phát triển theo sự vận động của xã hội . Sự phát triển của tiếng Việt cũng như ngôn ngữ nói chung được thể hiện trên cả ba mặt : ngữ âm ; từ vựng ; ngữ pháp .
 - Bài này đề cập đến sự phát triển của từ vựng .
 3.2 / Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1 : HD tìm hiểu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng.
O : Học sinh đọc bài : “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu 
? Từ “Kinh tế” trong bài thơ này mang nghĩa gì .
O : “ Kinh tế” trong bài thơ này là hình thức nói tắt của kinh bang tế thế nghĩa là trị nước cứu đời .
? Ngày nay chúng ta có hiểu nghĩa từ này theo như PBC đã dùng không. Cho biết nghĩa của từ này .
O : Không dùng theo nghĩa của PBC mà dùng theo nghĩa “toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất trao đổi và phân phối ,sử dụng của cải vật chất .
? Qua từ kinh tế ,em có nhận xét gì về nghĩa của từ .
▲ Học sinh thảo luận và phát biểu .
Nghĩa của từ không phải bất biến mà nó có thể thay đổi theo thời gian . Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được tạo thành .
Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt .
? Gọi học sinh đọc câu 3 trong SGK và thực hiện theo yêu cầu
▲ Học sinh thảo luận và phát biểu .
A / Xuân (1)→mùa chuyển tiếp→mùa xuân (nghĩa gốc)
 Xuân (2)→tuổi trẻ (nghĩa chuyển)→phương thức chuyển nghĩa : Ẩn dụ .
B / Tay (1)→bộ phận cơ thể từ vai đến ngón để cầm,nắm (nghĩa gốc)
 Tay (2)→kẻ buôn người (nghĩa chuyển)→lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể →phương thức chuyển nghĩa là hoán dụ .Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt .
? Từ hai ví dụ trên ,em hãy cho biết có mấy phương thức chuyển nghĩa từ .
O : Có hai phương thức chuyển nghĩa của từ là :Ẩn dụ và hoán dụ.
Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt .
Hoạt động 2 : HD luyện tập .
Giáo viên gọi học sinh làm bài tập 1 trong SGK.
▲ Học sinh thảo luận và phát biểu .
A / Chân : nghĩa gốc (bộ phận cơ thể con người).
B / Chân : nghĩa chuyển (một vị trí trong đội tuyển)→phương thức chuyển nghĩa : Hoán dụ.
C / Chân : nghĩa chuyển ( vị trí tiếp xúc với đất ) →phương thức chuyển nghĩa là ẩn dụ.
D / Chân : như câu C .
Giáo viên nhận xét và ghi bảng .
Giáo viên gọi học sinh đọc và làm bài tập 2 trong SGK .
▲ Học sinh thảo luận và phát biểu .
Trong các trường hợp sau từ trà dùng với nghĩa chuyển bằng phương thức ẩn dụ ( trà: sản phẩm từ thực vật ,chế biến thành dạng khô ,pha nước uống )
Giáo viên nhận xét và ghi bảng .
Giáo viên gọi học sinh đọc và làm bài tập 3 trong SGK .
▲ Học sinh thảo luận và phát biểu .
Nghĩa chuyển của từ đồng hồ:
- Đồng hồ điện:đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ .
- Đồng hồ nước :.
- Đồng hồ xăng ..
Giáo viên nhận xét và ghi bảng .
Hoạt động 3: HD tự học.
I / Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ .
1 / Kinh tế : nghĩa là trị nước cứu đời .
 2 / Kinh tế : chỉ tất cả các tổ chức nhằm tạo ra cơ sở vật chất phục vụ đời sống con người .
→Nghĩa của từ không phải bất biến , có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được tạo thành .
3 / 
A / Xuân (1)→mùa chuyển tiếp→mùa xuân (nghĩa gốc)
 Xuân (2)→tuổi trẻ (nghĩa chuyển)→phương thức chuyển nghĩa : Ẩn dụ .
B / Tay (1)→bộ phận cơ thể từ vai đến ngón để cầm,nắm (nghĩa gốc)
 Tay (2)→kẻ buôn người (nghĩa chuyển)→lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể → phương thức chuyển nghĩa là hoán dụ .
=> Có hai phương thức chuyển nghĩa của từ là :Ẩn dụ và hoán dụ .
II / Luỵện tập .
Bài 1 :
A / Chân : nghĩa gốc.
B / Chân : nghĩa chuyển→phương thức chuyển nghĩa : Hoán dụ.
C ,D / Chân : nghĩa chuyển→phương thức chuyển nghĩa là ẩn dụ.
Bài 2 : 
Trà →nghĩa chuyển,phương thức chuyển nghĩa là ẩn dụ.
Bài 3 : Học sinh tự ghi .
III/ HD tự học.
Đọc trong từ điển và xác định nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ ngữ đó.
 4 / Củng cố : 
 ? Em hiểu thế nào là sự phát triển nghĩa của từ ngữ .
 ? Phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ ngữ là gì .
 5 / Dặn dò : 
 - Về nhà làm các bài tâp còn lại và học bài .
 - Soạn bài tiếp theo .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_4_chuan_ktkn.doc