Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần: 5

Tiết: 21

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1. Kiến thức:

- Ôn lại kiến thức về từ vựng trong Tiếng Việt.

- Nắm được các cách phát triển từ vựng

- Sự phát triển của từ vựng được diễn ra theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở: hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ

2. Kỹ năng:

- Vận dụng sự phát triển của từ vựng vào quá trình tạo lập văn bản

- Mở rộng vốn từ theo các cách phát triển của từ vựng

3. Thái độ:

- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

- Đúng đắng thận trọng khi sử dụng Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị:

-Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Dạy – học Ngữ văn 9, bảng phụ.

-Học sinh: Đọc SGK, thực hiện các bài tập tìm hiểu.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/09/2009
Ngày dạy: 19/09/2009
Tuần: 5
Tiết: 21
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức về từ vựng trong Tiếng Việt.
- Nắm được các cách phát triển từ vựng
- Sự phát triển của từ vựng được diễn ra theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở: hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ
2. Kỹ năng:
- Vận dụng sự phát triển của từ vựng vào quá trình tạo lập văn bản
- Mở rộng vốn từ theo các cách phát triển của từ vựng
3. Thái độ:
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
- Đúng đắng thận trọng khi sử dụng Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Đọc SGK, SGV, Dạy – học Ngữ văn 9, bảng phụ.
-Học sinh:
Đọc SGK, thực hiện các bài tập tìm hiểu.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu:Kiểm tra việc chuẩn bị bài và định hướng bài mới.
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Thế nào là lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp? Cho ví dụ minh hoạ về một trong hai cách 
trên ?
Câu 2. Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào.
a. Gián tiếp
b. Trực tiếp
Thực hiện theo yêu cầu
-Nội dung ghi nhớ
-Chọn câu b
2. Giới thiệu bài mới:
GV nêu vấn đề: Dòng nào sau đây không phải là mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự ? ( bảng phụ )
a. Để dễ ghi nhớ nội dung của văn bản.
b. Để giới thiệu cho người nghe biết nội dung của văn bản.
c. Giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản.
d. Thể hiện trình độ hiểu biết sâu rộng của người đọc. ( bảng phụ )
-GV dẫn vào bài mới
Lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu sự biến đổi và phát triển của từ ngữ.(15’)
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
ơ Mục tiêu:Hiểu từ vựng của một ngôn ngữ phát triển không ngừng. Sự phát trển của từ vựng diễn ra trước hết theo cách phát triển của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chuyển nghĩa chủ yếu là ẩn dụ và hoán dụ.
1. Tìm hiểu ví dụ:
-Lệnh: Đọc lại bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông.
-Đọc các phần trích.
1. Kinh tế:
_Trong Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác: Kinh bang tế thế – trị nước cứu đời.
-Trong bài thơ có câu Bủa tay ôm chặt bầu kinh tế, từ kinh tế ở đây có nghĩa là gì?
-Giải nghĩa từ (theo chú thích ở SGK lớp 8).
-Lưu ý HS dựa vào chú thích ở SGK lớp 8 để thực hiện.
[Nhận xét.
-Nghe, ghi chép.
-Từ kinh tế ngày nay có còn được sử dụng theo nghĩa đó không? Ngày nay nó có nghĩa là gì?
[Nhận xét, kết luận.
-Trả lời.
-Nhận xét.
-Nghe, ghi chép.
-Theo nghĩa hiển nay: các hoạt động sản xuất, trao đổi, mua bán hàng hoá.
[Theo thời gian, nghĩa cũ mất đi, nghĩa mới xuất hiện.
-Lệnh: Đọc các phần trích.
-Ở a. từng từ xuân có nghĩa là gì? (tại sao từ xuân thứ hai có nghĩa như vậy, nghĩa này được hình thành theo phương thức nào?)
[Nhận xét, kết luận.
-Đọc các phần trích.
-Xác định nghĩa và trình bày.
-Nhận xét.
-Nghe, ghi nhận
2. Xuân:
(1): Mùa đầu tiên trong năm.
(2): Tuổi trẻ (ẩn dụ).
-Tay:
(1): chi trên cơ thể người.
(2): chuyên môn (hoán dụ).
-Ở b. từng từ tay có nghĩa là gì? (Tại sao từ tay thứ hai lạ có nghĩa như vậy? Nghĩa này được hình thành theo phương thức nào?)
[Nhận xét chung.
-Xác định nghĩa và trình bày.
-Nhận xét.
-Nghe, ghi nhận
-Chuyển ý: việc hình thành những nghĩa mới như vậy là một trong những cách quan trọng để phát triển từ vựng.
*Hướng dẫn qui nạp kiến thức:
-Qua nội dung vừa tìm hiểu, em biết có những cách nào để phát triển từ vựng? Những phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ.
[Nhận xét, kết luận.
-Treo bảng phụ (nội dung ghi nhớ), yêu cầu HS đọc.
*Chốt: Aån dụ và hoán dụ là hai phương thức quen thuộc để phát triển nghĩa từ. Có những ẩn dụ, hoán dụ là sự chuyển nghĩa thông thường nhưng cũng có khi những phương thức này là hình thức nghệ thuật trong ngôn ngữ văn chương và nó mới lạ, là sự phát hiện độc đáo của tác giả. (Xem lại bài ẩn dụ và bài hoán dụ ở lớp 7).
-Khái quát nội dung và trình bày.
-Nhận xét.
-Nghe.
-Đọc, theo dõi.
2. Ghi nhớ:
_Cùng với sự phát triển của XH, từ vựng của gôn ngữ cũng phát triển không ngừng. Một trong những cách phát triển của từ ngữ là phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
_Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
HĐ3:Hướng dẫn HS thực hiện luyện tập.(22’)
II. Luyện tập
ơMục tiêu: Củng cố kiến thức; Có ý thức sử dụng từ ngữ với nghĩa chính xác, phù hợp nhất. Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển của từ vựng.
-Lệnh : Đọc các phần trích và chobiết từ chân nào được sử dụng theo nghĩa gốc, từ chân nào được sử dụng theo nghĩa chuyển, nghĩa chuyển đó được thực hiện theo phương thức nào?
[Nhận xét, nhấn mạnh hai phương thức chuyển nghĩa.
-Đọc các phần trích.
-Xác định và trả lời (có giải thích lí do)
-Nhận xét.
-Nghe, ghi chép.
Bài tập 1. Xác định nghĩa từ chân:
a.Nghĩa gốc.
b.Nghĩa chuyển (hoán dụ).
c.Nghĩa chuyển (ẩn dụ).
d.Nghĩa chuyển (ẩn dụ).
-Lệnh: Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
-Nhấn mạnh yêu cầu, hướng dẫn HS làm việc nhóm thực hiện yêu cầu bài tập 2.
[Nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm.
-Đọc, xác định yêu cầu.
-Làm việc nhóm thực hiện các yêu cầu.
-Đại diện trình bày.
-Nhận xét chéo.
Bài tập 2.Trà sâm, trà khổ qua: sản phẩm từ thực vật, chế biến dạng khô, dùng như trà. (phương thức ẩn dụ)
-Gọi HS diện trung bình thực hiện bài tập 3 (hướng dẫn HS về nhà hoàn chỉnh lại dựa vào kết quả bài tập 2).
-Nghe, ghi chép.
Bài tập 3. Đồng hồ điện, đồng hồ nước : dụng cụ đo chính xác lượng điện, nước tiêu thụ.
-Lệnh: Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS thực hiện mẫu 1-2 từ, còn lại HS về nhà thực hiện tiếp.
(Lưu ý HS phải giải thích được nghĩa những từ tìm được)
-Đọc và xác định yêu cầu.
-Giải thích nghĩa từ.
-Nhận xét.
Bài tập 4. Từ nhiều nghĩa:
-Hội chứng (y học): tập hợp cùng lúc nhiều triệu chứng [ hội chứng suy thoái kinh tế.
-Ngân hàng [ ngân hàng gen, ngân hàng máu 
-Lệnh: Đọc hai câu thơ và thực hiện yêu cầu.
[Nhận xét, nhấn mạnh nội dung phân biệt giữa chuyển nghãi bằng phương thức ẩn dụ và biện pháp tu từ từ vựng ẩn dụ.
-Đọc, theo dõi.
-Xác định nội dung ý nghĩa.
-Nhận xét.
Bài tập 5. Mặt trời: chỉ Bác -nguồn ánh sáng, hơi ấm của dân tộc Việt Nam (ẩn dụ nghệ thuật).
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(3’)
-Học bài, hoàn chỉnh yêu cầu luyện tập.
-Chuẩn bị văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
+Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, so sánh đặc điểm của thể tùy bút (cổ) và thể truyện.
+Thực hiện các câu hỏi đọc - hiểu văn bản.
Ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 18/09/2009
Ngày dạy: 21/09/2009
Tuần: 5
Tiết: 22
Văn bản: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 (Trích Vũ trung tùy bút) Phạm Đình Hổ
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác phẩm.
- Nắm được giá trị nghệ thuật của đoạn văn tuỳ bút.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút.
- Đọc và phân tích thể loại văn bản tuỳ bút trung đại
3. Thái độ:
- Thông cảm với những cảnh khổ của người dân qua đoạn tuỳ bút.
- Phê phán lối sống xa hoa của vua chúa, nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh.
- Sống đúng đắn, không xa hoa lãng phí.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Đọc SGK, SGV, Dạy – học Ngữ văn 9, ghi bảng phụ (nội dung mục tổng kết).
-Học sinh:
Đọc VB, tìm hiểu chú thích, thực hiện các câu hỏi đọc hiểu văn bản. 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơ Mục tiêu:Kiểm tra việc chuẩn bị bài và định hướng bài mới.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy tóm tắt lại “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
-Phân tích nhân vật Vũ Nương.
Thực hiện theo yêu cầu
-Tóm tắt đúng và đủ nội dung.
-Nội dung bài học
2. Giới thiệu bài mới:
Xã hội loạn lạc thời Lê – Trịnh với vô vàn những điều bất công, gây chướng tai gai mắt cho những kẻ thức giả. Là một ngưòi như vậy, với ngòi bút của mình, Phạm Đình Hổ đã phần nào khái quát được hiện thực đó qua bài tuỳ bút Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu phần giới thiệu chung.(5’)
I. Giới thiệu chung.
ơMục tiêu: Khái quát tác giả, tác phẩm, nắm nghĩa các từ khó.
1. Tác giả.
- Những nét chính cần nhờ về tác giả Phạm Đình Hổ.
[Nhận xét, hướng HS chú ý về đặc điểm nhân cách và sự nghiệp văn chương của ông.
-Đọc thầm chú thích.
-Trình bày ngắn gọn về tác giả.
-Nghe, ghi chép
-Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) quê ở Hải Dương.
- Vũ trung tùy bút có nghĩa là gì? Những nội dung được trình bày trong Vũ trung tùy bút?
- Giới thiệu thêm về tập tùy bút, chú ý về tính đa dạng trong nội dung và tính xác thực của nó.
-Khái quát vềå tác phẩm Vũ trung tùy bút.
-Nghe.
-Giải thích nghĩa từ.
2. Tác giả.
 Vũ trung tuỳ bút (Tuỳ bút viết trong những ngày mưa) là tập hợp 88 câu chuyện giới thiệu sinh động về hiện thực XH, văn hoá truyền thống, địa lí, lịch sử thời Lê – Trịnh.
- Hướng dẫn HS chú ý các từ Hán Việt.
HĐ3:Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản.(22’)
II. Đọc – hiểu văn bản.
ơ Mục tiêu:Thấy được đời sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và hàm ý phê phán của tác giả. Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ và phân tích những đ ... sắc cơ bản, nổi bật của phần trích.
-Treo bảng phụ (tổng kết), yêu cầu HS đọc.
ơBình: Như thế là bức phác thảo về nhân vật Quang Trung đó vừa hoàn tất với những đường nét sắc sảo. Bức tượng đài có một khơng hai trong văn học nước nhà cứ sừng sững hiện lên dười bấu trời trong veo còn sặc mùi thuốc đạn của kinh thành. Trong khải hoàn môn của người thắng cuộc, vua Quang Trung mang ý nghĩa những gì của dân tộc: đó là tài trí Việt Nam, đạo lí Việt Nam, sức mạnh Việt Nam. Bên cạnh còn hiện lên một Tôn Sĩ Nghị mà tư cách tiện nhân hèn hạ của hắn cũng được đặc tả trong nhiều trường hợp .Hay những giọt nước mắt đưa tiễn Tôn Sĩ Nghị ở biên cương phía Bắc của vua Lê thực sự thàm hại mà cũng thật nực cười.
_Khái quát nội dung, nghệ thuật văn bản và trình bày.
_Nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
_Nghe.
_Đọc tổng kết và theo dõi.
Với quan điểm lịch sử chân chính và niềm tự hào dân tộc, Ngô gia văn phái đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê chiêu Thống.
2. Nghệ thuật:
-Khắc hoạ hình tượng anh hùng độc đáo.
-Ghi lại được những sự việc thực, con người thực, trở thành tư liệu quí về sự kiện hào hùng của dân tộc.
HĐ3:Hướng dẫn HS luyện tập.(10’)
IV. Luyện tập
ơMục tiêu:Khắc sâu kiến thức; có thái độ đúng với các nhân vật lịch sử.
-Nêu yêu cầu luyện tập.
-Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà.
-Nghe hướng dẫn, về thực hiện ở nhà.
Nêu những cảm nhận của em về hai nhân vật: Nguyễn Huệ và Lê Chiêu Thống.
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nha.ø(3’)
-Học bài, thực hiện yêu cầu luyện tập.
-Chuẩn bị bài Sự phát triển của từ vựng (tt):
+ Đọc ngữ liệu SGK, thực hiện các yêu cầu tìm hiểu.
+ Chuẩn bị Từ điển Tiếng Việt.
Ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 21/09/2009
Ngày dạy: 24/09/2009
Tuần: 5
Tiết: 25
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG ( tt)
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Mở rộng vốn từ, cung cấp kiến thức vốn từ và chính xác hoá vốn từ.
- Nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: 
+ Tạo thêm từ ngữ mới.
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kỹ năng:
- Mở rộng vốn từ.
- Giải thích ý nghĩa của từ ngữ mới.
3. Thái độ:
- Tôn trọng vốn từ ngữ.
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
- Tránh vay mượn từ nước ngoài tràn lan.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Đọc SGK, SGV, soạn bài, ghi bảng phụ (nội dung ghi nhớ, các yêu cầu luyện tập khó).
-Học sinh:
Đọc SGK, thực hiện các bài tập tìm hiểu (chú ý tìm từ điển Tiếng Việt giải nghĩa các từ mới, lạ).
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu:Kiểm tra việc chuẩn bị bài và định hướng bài mới.
1. Kiểm tra bài cũ:
1.Trong các câu trích sau, từ in đậm nào được dùng theo nghĩa gốc?
a. Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thàng con con.
b.Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
c.Cái gậy có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã.
d.Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
2.Nêu các cách phát triển từ vựng đã tìm hiểu.
Thực hiện theo yêu cầu
-Câu a dùng theo nghĩa gốc.
2. Giới thiệu bài mới:
Việc tạo thêm từ ngữ được hình thành trên cơ sở những yếu tố có sẳn theo hai phương hướng cấu tạo cơ bản là ghép và láy. Các từ ngữ mới chủ yếu được hình thành theo cách dùng các yếu tố có sẳn ghép lại với nhau. Ngoài ra, chúng ta còn mượn tiếng nước ngoài để từ vựng phát triển phong phú, đa dạng.
Lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS việc tạo từ mới.(7’)
I. Tạo từ mới.
ơ Mục tiêu:
-Lệnh: Đọc yêu cầu tìm hiểu 1.
-Từ những từ ngữ có sẵn đó, chúng ta có thể kết hợp chúng thành những từ ngữ mới nào tương tự như điện thoại di động hoặc kinh tế tri thức? Nghĩa của chúng là gì?
-Hướng dẫn HS lần lượt giải nghĩa các từ đã có và từng từ ngữ mới hình thành.
-Nhận xét và kết luận từng nội dung.
-Lệnh: Đọc yêu cầu tìm hiểu.
-Theo mô hình đó, ta có những từ ngữ nào mới xuất hiện gần đây? Nghĩa của nó là gì?
[Nhận xét, kết luận.
ơHướng dẫn qui nạp kiến thức:
-Qua các nội dung vừa tìm hiểu, em thấy cón có cách phát triển từ vựng nào ngoài việc phát triển nghĩa của từ?
[Nhận xét, kết luận nội dung.
-Treo bảng phụ (ghi nhớ), yêu cầu HS đọc.
ơChốt: Theo sự phát triển của XH, vốn từ của một ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một việc làm quan trọng nhưng tương đối dễ dàng là tạo từ ngữ mới dựa trên những từ ngữ có sẵn.
-Đọc, theo dõi.
-Lần lượt giải thích nghĩa các từ ngữ – tìm những từ ngữ mới và giải nghĩa.
-Nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
-Nghe, ghi nhận.
-Đọc, theo dõi.
-Tìm từ mới và giải nghĩa.
-Nhận xét.
-Nghe.
-Khái quát nội dung và trình bày.
-Nhận xét.
-Đọc, theo dõi.
-Nghe.
1. Tìm hiểu ví dụ:
1.Các từ mới xuất hiện trên cơ sở kết hợp các từ vốn có:
_Điện thoại di động.
_Kinh tế tri thức.
_Sở hữu trí tuệ.
_Đặc khu kinh tế.
2.Một số từ ngữ mới theo mô hình cấu tạo có sẵn: lâm tặc, tin tặc, không tặc
2. Ghi nhớ:
Tạo từ ngữ mới để làm cho vôán từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ ngữ tiếng Việt.
HĐ3:Hướng dẫn tìm hiểu việc mượn từ ngữ nước ngoài.(7’)
II. Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài.
ơMục tiêu: Nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách mượn từ ngữ tiếng nước ngoài.
ơHướng dẫn phân tích ngữ liệu:
-Lệnh: Đọc phần trích a.
-Trong phần trích có những từ Hán Việt nào?
[Nhận xét, ghi nhận.
-Lệnh: Đọc phần trích b.
-Trong phần trích có những từ Hán Việt nào?
[Nhận xét, ghi nhận.
-Em có nhận xét gì về số lượng từ ngữ Hán Việt được sử dụng trong hai phần trích?
[Kết luận chung.
-Đọc yêu cầu tìm hiểu.
-Lệnh: Tìm từ ngữ thích hợp chỉ cho những khái niệm đó.
-Những từ ngữ đó có nguồn gốc nào?
[Nhận xét, kết luận chung.
ơHướng dẫn qui nạp kiến thức:
-Cách thức phát triển số lượng từ ngữ vừa tìm hiểu? (Từ mượn từ nguồn gốc nào là qua trọng nhất?)
[Nhận xét, kết luận.
-Treo bảng phụ (ghi nhớ), yêu cầu HS đọc.
-Đọc, theo dõi.
-Tìm các từ Hán Việt.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc, theo dõi.
-Tìm các từ Hán Việt.
-Nhận xét.
-Nêu ý kiến (số lượng khá lớn)
-Nghe.
-Tìm từ và trình bày.
-Xác định nguồn gốc các từ.
-Khái quát nội dung và trình bày.
-Nhận xét.
-Đọc, theo dõi.
-Nghe.
1. Tìm hiểu ví dụ:
1. Những từ Hán Việt:
a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, tài tử, giai nhân.
b. Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
2. a. AIDS b. Marketing
(Có nguồn gốc từ ngôn ngữ phương Tây)
2. Ghi nhớ:
Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất là tiếng Hán.
- GV nêu một số từ cho học sinh xác định từ mượn ( trong đó có các từ về môi trường ): cỏ cây, um tùm, môi trường, sinh thái, khí quyển, sinh vật.
HS xác định các từ mượn:
môi trường, sinh thái, khí quyển, sinh vật
ơChốt: Từ ngữ Hán Việt là một bộ phận quan trọng của tiếng Việt, do được sử dụng từ rất sớm nên hầu hêt đã bị Việt háo và được người Việt sử dụng thành thạo không kém từ thuần Việt.
Lắng nghe
HĐ3:Hướng dẫn HS luyện tập.(23’)
III.Luyện tập
ơ Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kĩ năng tìm hiểu và sử dụng từ ngữ mới.
-Lệnh: Đọc yêu cầu bài tập.
-Chốt yêu cầu, gọi 4 HS lên bảng thực hiện.
[Nhận xét.
(Có thể yêu cầu thêm HS giải thích nghĩa của một số từ tìm được)
-Lệnh: Đọc yêu cầu bài tập.
-Lần lượt gọi từng HS nêu từ mình tìm được và giải thích nghĩa của từ đó.
[Nhận xét, tuyên dương.
-Lệnh: Đọc các từ mượn.
-Từng từ trong số đó có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào?
-Hướng dẫn HS trình bày từng từ.
[Nhận xét và ghi nhận vào cột thích hợp.
-Lệnh: Đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn HS làm việc nhóm và trình bày nội dung.
[Nhận xét.
ơChốt: Việc mượn từ ngữ tiếng nước ngoài để làm tăng vốn từ là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng từ ngữ tiếng nước ngoài. Đó là một trong những yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà mỗi người Việt Nam cần phải nhớ.
-Đọc, theo dõi.
-Lên bảng thực hiện – theo dõi.
-Nhận xét.
-Đọc, theo dõi.
-Nêu các từ tìm được và giải nghĩa.
-Nhận xét.
-Đọc, theo dõi.
-Xác định nguồn gốc từ.
-Nhận xét, sửa chữa.
-Đọc, theo dõi.
-Làm việc nhóm.
-Đại diện trình bày – nhận xét.
Lắng nghe
Bài tập 1. Tạo từ ngữ mới theo mô hình:
a. X + HÓA: ô xi hóa, lão hóa, hiện đại hóa, bê tông hóa
b. X + ĐIỆN TỬ: giáo án điện tử, thư điện tử, sách điện tử
Bài tập 2. Một số từ ngữ mới xuất hiện: cầu truyền hình, cơm bụi, công viên nước, đa dạng sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới
Bài tập 3. Tìm nguồn gốc từ:
_Tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, ca sĩ, nô lệ.
_Châu Aâu: xà phòng, ra đi ô, ô tô, cà phê.
Bài tập 4.(Gợi ý)
Từ ngữ luôn thay đổi theo sự phát triển và vận động của XH để đáp ứng nhu cầu giao tiếp và nhận thức.
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(3’)
- Học bài, xem lại và hoàn chỉnh các yêu càu tìm hiểu và luyện tập.
- Chuẩn bị bài Truyện Kiều của Nguyễn Du: 
+ Học thuộc lòng phần tóm tắt văn bản ( vào lớp sẽ tóm tắt cho các bạn tham khảo )
+ Tìm đọc Truyện Kiều.
+ Tóm tắt những nội dung cơ bản về tác giả và giá trị của tác phẩm dựa vào SGK.
Ghi nhận, thực hiện ở nhà
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_5_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_th.doc