Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Tuần 5Tiết: 21

NS:6/9 . NG: 8/9/2010

 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

A.Mức độ cần đat:

 Nắm được cách phát triển từ vựng thông dụng nhất: từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.

 Sự phát triển của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

B. Trọng tâm kiến thức:

1. Kiến thức:- Sự biến đôi và phát triển của từ ngữ.

 - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ.

2. Kỹ năng: - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩamới của từ ngữvới các phép tu từ ẩn

 dụ, hoán dụ.

C. Phương pháp : Thuyết trình, phân tích, phát vấn, thảo luận.

D.Tiến trình hoạt động.

1. On định. 9D: 9E:

2) bài cũ: a. Thế nào là cách dẫn trực tiếp ? làm BT 2 – b.

 b. Thế nào là cách dẫn gián tiếp ? lam BT 2 – c.

 

doc 20 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5Tiết: 21 
NS:6/9 . NG: 8/9/2010
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A.Mức độ cần đat:
 Nắm được cách phát triển từ vựng thông dụng nhất: từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
 Sự phát triển của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.
B. Trọng tâm kiến thức:
1. Kiến thức:- Sự biến đôi và phát triển của từ ngữ.
 - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ.
2. Kỹ năng: - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩamới của từ ngữvới các phép tu từ ẩn 
 dụ, hoán dụ. 
C. Phương pháp : Thuyết trình, phân tích, phát vấn, thảo luận.
D.Tiến trình hoạt động.
1. Oån định. 9D: 9E:
2) bài cũ: a. Thế nào là cách dẫn trực tiếp ? làm BT 2 – b.
	b. Thế nào là cách dẫn gián tiếp ? lamø BT 2 – c.
3. Bài mới:	* Vào bài
	* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1:
- HS đọc yêu cầu 1 và cho biết câu thơ của PBC có nghĩa gì? Ngày nay chúng ta hiểu từ “ kinh tế’ như thế nào?
- Qua đó em nhận xét gì về nghĩa của từ này?
- Hãy tìm nghĩa của từ “xuân” và “ tay” ?
- Cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
- Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành p/ thức c/nghĩa nào?
I.Tìm hiểu chung.
1. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
a. Phân tích ví dụ.
VD a. kinh tế (1)-> trị nước cứu đời .
 kinh tế (2)-> là toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi , phân phối , sử dụng của cải vật chất .
=> Từ vựng không ngừng được bổ sung và phát triển.
VD b. Đọc các câu thơ (sgk/55)
* Xuân (1) một trong 4 mùa trong năm , mở đầu của một năm.
(2) Năm tính tuổi con người trôi qua -> nghĩa chuyển-> theo phương thức ẩn dụ.
* Tay (1) Bộ phận của con người tính từ vai cho tới ngón, dùng để cầm, nắm, lao động
(2) chỉ con người về mặt khả năng hoạt động nào đó -> nghĩa chuyển => theo phương thức hoán dụ.
=> Biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.
2.. Ghi nhớ
 II. Luyện tập.
Bài tập 1: a. Từ “ chân”: nghĩa gốc -> một bộ phận của cơ thể người.
	b. Nghĩa chuyển -> Một vị trí trong đội tuyển -> phương thức hoanù dụ.
	c. Nghĩa chuyển : Vị trí tiếp đất của cái kiềng -> ẩn dụ.
	d. Nghĩa chuyển : “ mây -> ẩn dụ.
Bài tập 2: Trong cách dùng như trà atrisô, 	trà sâm, trà linh chi. Từ “ trà” được dùng với nghĩa chuyển. Có nghĩa nó là sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống => phương thức ẩn dụ.
Bài tập 3: Trong cách dùng: đồng hồ điện, đồng hồ xăng thì nghĩa chuyển được dùng theo phương thức ẩn dụ chỉ những dụng cụ để do có bề ngoài gống đồng hồ.
Bài tập 4: * Hội chứng : (1) tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh: VD: hội chứng viêm đường hô hấp cấp -> nghĩa gốc.
(2) Tập hợp những hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề XH, cùng xuất hiện ở nhiều nơi: VD : lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế -> Nghĩa chuyển.
* Ngân hàng: (1) tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, tin dụng .
VD: Ngân hàng ngoại thương, ngân hàng NN và PTNT. - > Nghĩa gốc.
(2) kho lưu trữ những thành phần, bộ phận bộ của cơ thể để sử dụng khi cần như: ngân hàng máu, ngân hàng lưu trữ trí nhớ. -> nghĩa chuyển.
III. Hướng dẫn tự học:
	* Học bài : Học thuộc và nắm vững bài học. Làm BT4 c,d và BT 5.
	* Soạn : “ chuyện cũ trong phú chúa Trịnh “ (1t ) và “ Hoàng lê nhất thống chí”(2t)
E.Rút kinh nghiệm : 
.......
Tuần 5.Tiết: 22 
NS: 6/9 NG: 8/9/2010 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
 (TT).
A. Mức độ cần đạt:
Giúp HS nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: Tạo thêm từ ngữ mới.Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
B. Trọng tâm kiến thức:
1. Kiến thức: - Tạo thêm từ ngữ mới.
 - Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng: - Nhận biết từ ngữ sđược tạo ra và những từ ngữ mượn nước ngoài.
 - Sử dụng từ ngữ mượn nước ngoài phù hợp. 
C. Phương pháp: Phân tích, thuyết trình, thảo luận.
D. Tiến trình hoạt động.
1. Oån định. 9D: 9E:
2) bài cũ: Từ vựng TV có sự biến đổi và phát triển như thế nào? 
 Làm BT 5 /sgk/57.
	TL: Mặt trời (2) là một ẩn dụ nghệ thuật -> chuyển nghĩa mặt trời (1) : chỉ sự vật, một hành tình trong vũ trụ -> tác giả đã dựa trên mối quan hệ tương đồng, giữa 2 đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ . Đây không phải là từ phát triển thành nhiều nghĩa vì sự chuyển nghĩa của từ “ mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất tạm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.
3. Bài mới:
Hoạt động 1.
HS đọc và trả lời yêu cầu 1.
- Giải thích nghĩa của từ ngữ mới. Cấu tạo đó?
- HS giải thích nghĩa , GV nhận xét.
+ Điện thoại di động: ĐT vô tuyến nhỏ mang theo ngừơi, được người sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
+ Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao .
+ Đặc khi kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi.
+Sở hữ trí tuệ : Quyền sỡ hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại được PL bảo hộ như quyền tác giả , quyền đối với sáng chế
Hãy tìm những từ ngữ ó cấu tạo theo mô hình x tặc ?
Vậy việc tạo từ ngữ mới nhằm mục địch gì?
Hoạt động 2.
Tìm từ Hán Việt trong hai đoạn trích.
Tiếng Việt dùng từ ngữ nào để chỉ bệnh mặt khả năng miễn dịch gây tử vong ? và ở (b) ?
- Qua VD em có nhận xét gì về vai trò của từ mượn?
Hoạt động 3
I. Tìm hiểu chung:
1. Tạo từ ngữ mới.
a. Phân tích ví dụ:
VD a. Điện thoại , kinh tế, di động, sỡ hữu , tri thức, đặc khu, trí tuệ.
VD b. Từ ngữ cấu tạo theo mô hình x + tặc: không tặc, hải tặc, lâm tặc, tin tặc (những kẻ dùng kỷ thuật xâm nhập trái phép vào dự liệu trên máy tính của người khác để khai thác, phá hoại) .
Gian tặc : kẻ bất lương, trộm cắp.
Gia tặc: kẻ cắp trong nhà.
Nghịch tặc: kẻ phản bội , làm giặc .
-> tạo từ ngữ mới làm tăng vốn từ ngữ -> phát triển từ vựng.
2. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
a.Phân tích ví dụ
 Các từ Hán Việt:
Đoan a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mô, hội , đạm thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
Đoạn b: bạc mệnh , duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh, bạch, ngọc.
b* AIDS(ết): bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.
* Ma-ket tinh: => có nguồn gốc tiếng anh.
=> Mượn từ ngữ nước ngoài cũng là cách phát triên từ vựng.
3. Ghi nhớ.
	II. Luyện tập
Bài 1: x + trường : chiến trường, công trường, thương trường, hậu trường
	X+ hoá: ô xi hoá , lão hoá, cơ giới hoá, công nghiệp hoá.
	X+ tập : học tập, thực tập, kiến tập, luyện tập.
	X + học : văn học, hải dương học, vật lý học
Bài 2: - bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, kheo léo hiếm có trong việc thực hiện theo tác lao động hoặc kỷ thuật nhất định.
- Thương hiệu : nhãn hiện thương mại ( của cơ sở SX, kinh doanh)
Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy tốc độ cao ( khoảng từ 100 km/h trở lên),
- Hiệp định khung: hiệp định có t/ chất nguyênt ắc chung về một vấn đề lớn được ký kết giữa 2 nước, có thể dựa vào đó để triển khai , ký kết những điều cụ thể.
Bài 4: Những cách páht triển từ vựng: phát triển về nghĩa của từ ngữ và phát triển về số lượng từ ngữ . Sự phát triển về số lượng từ ngữ có thể diễn ra = 2 cách : tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
	* Khẳng định: từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi.
III. Hướng dẫn tự học.
 * Tra từ điển để xác định nghĩa cua một số từ Hán việt thông dụng được sư dụng trong các văn ban đã học.
	* Học: nắm vững nội dung bài học, thuộc ghi nhớ.
	* soạn : Hoàng Lêê nh ất th ống ch í
E.Rút kinh nghiệm: 
.......
Tuần 5. Tiết: 23 
NS: 7/9 NG: 11/9/2009 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 (Trích “ Vũ trung tùy bút”)
	-Phạm Đình Hổ-
A. Mức độ cần đạt:
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tùy bút thời trung đại và giá trị nghệ thuật của đoạn văn tùy bút này.
- C ảm nh ận đ ư ợc n ội dung ph ản ánh x ã h ội cua tuỳ bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện.
B. Trọng tâm kiến thức:
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về thể văn tuỳ bút thời trung đại.
- Hiểu được cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại dưới thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả; 
- Những đặc điểm nghệ thuật cua một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút thời trung đại ơ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
2. Kỹ năng:
- Đọc –hiêu văn bản thuộc thể loại văn bản tùy bút trung đại.
- Tự tìm hiểu một số địa danh , chức sắc, nghi lễ thời Lê- Trịnh.
3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ tôn trọng sự thật lịch sử dân tộc, biết tự giáo dục bản thân sống có trách nhiệm với gia đình, quê hương, đất nước.
C. Phương pháp: .phát vấn, thuyết trình, thảo luận, tái hiện.
D. Tiến trình hoạt động.
1. Oån định. 9D: 9E:
2) bài cũ: a. Tóm tắt văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương”
	 b. Nêu giá trị của tác phẩm.
3. Bài mới:	* Vào bài
	* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1:
- HS đọc chú thích và nêu vài nét chính về tác giả?
- Em có nhận xét gì về tác phẩm “ Vũ trung tùy bút”?
Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn HS đọc bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.
* Từ khó :+ hoạn quan ( Thái Giám): những viên quan bị thiến, giúp việc hoàng hậu và các phi tần trong cung.
+ Cung gi ... .
 -Phủ dụ quân lính.
ð trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
 -Bốn ngày tới Nghệ An, vừa duyệt binh vừa
tổ chức đội ngũ trong một ngày, tiến quân thần tốc, đi xa nhưng quân luôn chỉnh tề.
ð tài dùng binh như thần. 
 - Lẫm liệt trong chiến trận.
à sử dụng yếu tố tả, kể, thuật thể hiện sự oai phong, lẫm liệt của người anh hùng manh tính chất sử thi Quang Trung.
 2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và 
số phận thảm hại của bọn vua, tôi bán nước.
 -Tôn Sĩ Nghị sang An Nam nhằm mục đích 
riêng.
 - Là tướng bất tài, kiêu căng, tự mãn.
 - Cho quân lính mặc sức ăn chơi.
 - Khi quân Tây Sơn đến nơi:
 + Tướng: Sợ mất mật.
 Ngựa không kịp đóng yên
 Người không kịp mặc giáp.
 Bỏ chạy, xin hàng.
 + Quân: Nghe tin hoảng hồn, tan tác bỏ chạy.
 Tranh nhau qua sông, xô đẩy nhau mà chết.
 -Vì lợi ích cá nhân, cầu xin kẻ thù, mất tư cách vua.
 -Vội vã “đưa thái hậu ra ngoài”.
 - Cướp thuyền dân qua sông.
 - Mấy ngày không ăn, xin chỉ đường chạy trốn.
ð tình cảnh thảm thương, khốn đốn.
ð lòng thương cảm và ngậm ngùi của tác giả.
IV. Tổng kết.
 1. Nghệ thuật :
 2. Nội dung : 
 Ø Ghi nhớ : sách giáo khoa trang 72.
4.Hướng dẫn về nhà.
 - Học bài, tóm tắt đoạn trích.
 - Soạn “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. 
Ø Rút kinh nghiệm : 
TUẦN 5 - BÀI 4 & 5
TIẾT 25	SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 
Ngày soạn :03.10.06	 	(Tiếp theo)
Ngày dạy :06.10.06
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh thấy được ngoài sự phát triển nghĩa của từ, từ vựng của một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm về số lượng các từ ngữ mới nhờ tạo thêm từ mới và mượn từ củanước ngoài.
 2. Giáo dục : Thông qua việc giúp học sinh thấy được sự phong phú của tiếng Việt, giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ và tạo thêm từ mới.
B. Chuẩn bị.
	Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo 
 Học sinh : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định 
 2. Bài cũ : Nghĩa của từ vựng được phát triển theo mấy cách? Đó là những cách nào? Nêu rõ 
 những phương thức phát triển chủ yếu? Lấy ví dụ minh hoạ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 :
 Học sinh đọc các từ ở bảng phụ : điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức 
Hỏi:Trong thời gian gần đây, có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở những từ nêu trên?
Giải nghĩa các từ mới được cấu tạo và đặt câu với những từ ngữ đó?
Hỏi: Trong tiếng việt, có những từ cấu tạo theo mô hình X + tặc như : hải tặc, lâm tặc 
Tìm những từ ngữ mới xuất hiện theo mô hình đó?
Hỏi:Qua hai ví dụ trên, hãycho biết từ vựng có thể phát triển bằng cách nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
 Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 73. 
Hoạt động 2 :	
Hỏi:Tìm những từ ngữ Hán - Việt trong hai đoạn trích trên? Giải thích nghĩa của các từ đó?
Hỏi:Tiếng việt dùng từ ngữ nào để chỉ khái niệm: bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong; nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá?
 Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 74.
Hoạt động 2 :
 Học sinh thảo luận phần luyện tập.
Hỏi :Tìm hai mô hình cấu tạo từ ngữ mới theo hướng X + tặc?
Hỏi : Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ đó?
 Đọc yêu cầu và các từ trong bài tập 3.
Hỏi : Trong các từ đó, từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu? 
I. Tạo từ ngữ mới.
 1. Ví dụ : sách giáo khoa trang 72.
 - Đặc khu kinh tế : khu vực dành thu hút vốn.
 - Điện thoại di động : điện thoại vô tuyến nhỏ 
mang theo người, sử dụng trong vòng phủ sóng của cơ sở thuê bao.
 - Sở hữu trí tuệ : quyền sở hữu sản phẩm do 
hoạt động trí tuệ mà có
 - Kinh tế tri thức : nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm có lượng trí thức cao.
 Ø Mô hình : X+ tặc : lâm tặc, không tặc, tin tặc,hải tặc 
 2. Ghi nhớ : sách giáo khoa trang 73.
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 1.Ví dụ : sách giáo khoa trang 73.
 -Từ Hán - Việt :
 Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
 Bạc mệnh, hẩm hiu, duyên phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết trinh.
 - Từ mượn từ ngôn ngữ khác :
 AIDS, maketing 
 2. Ghi nhớ : sách giáo khoa trang 74.
II. Luyện tập
 1. Bài tập 1. Tìm mô hình cấu tạo từ ngữ mới.
 X + trường : chiến trường, nông trường 
 X + hóa : ô xi hoá, lão hóa 
 2. Bài tập 2. Tìm từ.
 - Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong hàng quán nhỏ, tạm bợ.
 -Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại.
 - Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau 
qua hệ thống camera giữa các điểm cách xa nhau 
 3. Bài tập 3. Xác định nguồn gốc từ mượn.
 -Từ mượn của tiếng Hán : mãng xà, biên 
 phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, 
ca sĩ, nô lệ.
 -Từ mượn của ngôn ngữ châu Âu : xà phòng ô tô, ra-đi-ô, ô xy, cà phê, ca nô.
4. Hướng dẫn về nhà.
 - Học bài. Hoàn chỉnh các bài tập.
	- Chuẩn bị tiết “Thuật ngữ”. Chú ý tìm hiểu khái niệm và các đặc điểm của thuật ngữ.
	Ø Rút kinh nghiệm: .
KIỂM TRA 15 PHÚT
	 Ngày soạn :08.10.06
	 Ngày kiểm tra :10.10.06
 Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng.
1. Nguyễn Dữ là nhà văn sống ở thế kỉ nào?
 a.Thế kỉ XV.	b.Thế kỉ XVI.
 c.Thế kỉ XVII.	d.Thế kỉ XVIII.
2. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết bằng chữ?
	a.Chữ Hán.	b. Chữ Nôm.	c.Chữ Quốc ngữ.
3.Tác phẩm trên thành công về nghệ thuật ở mặt nào?
	a.Nghệ thuật dựng truyện.	b.Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
	c.Tự sự + trữ tình.	c.Cả a.b.c.đúng.
4. Nội dung chính của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” là gì?
	a.Phê phán chế độ phụ quyền.
	b.Tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
	c.Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ và cảm thông với số phận oan 	nghiệt của họ.
	d.Cả a.b.đúng.
5. Sắp xếp các sự việc sau theo một trình tự hợp lí :
	a.Mẹ Trương Sinh ốm chết.
	b.Giặc tan, Trương Sinh trở về.
	c.Vũ Nương bị oan, không thể giải bày nên tự vẫn.
	d.Trương Sinh đi đầu quân.
	e.Trương Sinh lập đàn giải oan.
	f.Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan.
6. Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?
 a.Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
 b.Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn.
 c.Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
 d.Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.
7. Nhận định nào nói đúng nhất về nhân vật Trương Sinh?
	a.Con nhà giàu nhưng không có học.
	b.Có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.
	c.Có cách sử sự hồ đồ, độc đoán, thô bạo với vợ.
	d.Cả a.b.c.đúng.
8.Theo em, những lời bộc bạch trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” có góp phần thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật không?
	a.Có.	b.Không.
9.Văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh “ được viết theo thể loại nào?
	a.Tiểu thuyết chương hồi.	b.Truyện ngắn.
	c.Tùy bút.	d.Truyện truyền kì.
10. Nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng, cảm xúc chủ đạo của tác giả trong văn bản trên?
	a.Phê phán thói ăn chơi xa xỉ của bọn vua chúa đương thời.
	b.Phê phán tệ nhũng nhiễu dân chúng của bọn quan lại hầu cận chúa.
	c.Thể hiện lòng thương cảm đối với nhân dân của tác giả.
	d.Cả a.b.c đúng.
11.Cụm từ “triệu bất thường” trong văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” có nghĩa là gì?
	a.Dấu hiệu không lành, điềm gở. b. Không biết gì.
	c.Điềm lành, tin vui.	 d. Sự biến đổi tự nhiên.
12.Ý nào nói đúng nhất thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh?
 a.Chúa cho xây nhiều cung điện, đình đài. c.Cả a.b đúng.
 b.Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi ở Tây Hồ. d.Cả a.b.sai.
13.Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?
	a.Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
	b.Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.
	c.Ý chí trước sau như một của vua Lê.
	d.Cả a.b.c đúng.
14.Ý nào nói đúng nhất nội dung của Hồi thứ mười bốn trích trong “Hoàng Lê nhất thống chí”?
	a.Ca ngợi hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
	b.Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
	c.Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
	d.Cả a.b.c. đúng.
15.Nhận định nào nói đúng và đủ về người anh hùng Quang Trung ở Hồi thứ mười bốn?
	a.Có hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
	b.Có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
	c.Có ý chí quyết tâm và tầm nhìn xa trông rộng.
	d.Có tài dụng binh như thần.
	e.Oai phong, lẫm liệt trong chiến trận.
	f.Tất cả các ý trên.
16. Vì sao tác giả vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết rất chân thật và hay về Quang Trung – kẻ thù của họ?
	a.Vì họ tôn trọng lịch sử.	b.Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh.
	c.Vì họ có ý thức dân tộc.	d.Cả a.c.đúng.
17.Cảm xúc mà tác giả gửi gắm vào khi miêu tả cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống là gì?
	a.Sự căm phẫn.	b.Lòng thương cảm.
	c.Thái độ bênh vực.	d.Sự nuối tiết.
18.Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?
 a.Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. b.Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
 c.Thân chinh cầm quân ra trận. d.Sai mở tiệc khao quân.
	Gợi ý đáp án.
 1b, 2a, 3a, 4c, 5d,a,b,c,f,e, 6a, 7d, 8a, 9c, 10d, 11a, 12c, 13b, 14d, 15f, 16d, 17b, 18a.
 Câu 5 một điểm, tất cả các câu còn lại mỗi câu 0,5 điểm.
THỐNG KÊ ĐIỂM
0 - 0.75
1 - 1.75
2 - 2.75
3 - 3.75
4 - 4.75
5 - 5.75
6 - 6.75
7 - 7.75
8 - 8.75
9 - 10.0
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_5_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs_t.doc