Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 5 - Vũ Xuân Đông - Trường THCS Yên Bình

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 5 - Vũ Xuân Đông - Trường THCS Yên Bình

Tuần 5

NS: 10/9/2011

ND:

 Tiết 21

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

A.Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức: - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ

- Hai phương thức phát triển nghĩa cuả từ ngữ

 2. Kĩ năng: - Trau dồi vốn từ

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản

- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt

B – Kĩ năng sống được giáo dục

- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản.

- Ra quyết định: lựa chọn lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.

C- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học

- Thực hành có hướng dẫn: luyện tập sử dụng từ theo tình huống giao tiếp cụ thể

- Động não: suy nghĩ, phân tích, hệ thống hoá các vấn đề từ vựng tiếng Việt.

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 5 - Vũ Xuân Đông - Trường THCS Yên Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 
NS: 10/9/2011
ND:
Tiết 21
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A.Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: 
- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
- Hai phương thức phát triển nghĩa cuả từ ngữ
 2. Kĩ năng: 
- Trau dồi vốn từ
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
 3. Thái độ: 
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt
B – Kĩ năng sống được giáo dục
- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản.
- Ra quyết định: lựa chọn lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
C- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học
- Thực hành có hướng dẫn: luyện tập sử dụng từ theo tình huống giao tiếp cụ thể
- Động não: suy nghĩ, phân tích, hệ thống hoá các vấn đề từ vựng tiếng Việt.
D. Tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức
9A /40
9B /35
9C /34
2. Kiểm tra bài cũ
Em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp và gián tiếp? VD
3. Bài mới
HĐ1 KĐ
HĐ của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 HĐ2 Khám phá và kết nối
- H/s đọc VD1(SGK trang 55, 56)
- Từ "kinh tế" trong bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" có ý nghĩa là gì?
- Nghĩa ấy hiện nay có còn dùng nữa không? (Không) Nó thường được dùng theo nghĩa ntn? 
- Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
- Đọc VD2 (a, b)
? Trong VD 2a các từ "xuân" có ý nghĩa gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc?
? Xuân chuyển nghĩa theo phương thức nào?
? Từ "tay" câu thơ 1 có nghĩa là gì?
- Từ "tay' chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Tổng kết
- Từ các VD trên giáo viên khái quát lại nội dung chính.
- Gọi h/s đọc SGK.
HĐ3 Luyện tập
GV HD HS làm các bài tập
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ:
1. Ví dụ 1:
2. Nhận xét:
-"Kinh tế" : Có nghĩa là kinh bang tế thế: lo việc nước việc đời. Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
- Hiện nay hiểu theo nghĩa: Toàn bộ hành động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
=>Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
* Ví dụ 2 :
Nhận xét:
-"Xuân" : Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, được coi là mở đầu của năm 
- "Xuân" câu 2 - có nghĩa tuổi trẻ (nghĩa chuyển) - theo phương thức ẩn dụ
-Tay 1: Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón dùng để cầm, nắm (nghĩa gốc)
-Tay2: Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (kẻ buôn người)
- Phương thức hoán dụ
3. Ghi nhớ:(SGK)
a. Nghĩa gốc: chỉ bộ phận cụ thể người
b. Nghĩa chuyển: 1 vị trí trong đội tuyển (phương thức hoán dụ)
c. Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc đất của cái kiếng. (phương thức ẩn dụ)
d. Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc với đất của mây (phương thức ẩn dụ)
 II. Luyện tập:
1, Bài tập 1( trang 56):
Xác định nghĩa gốc và các nghĩa chuyển của từ "chân"
- Nêu rõ phương thức chuyển nghĩa?
2. Bài tập 2 (T 57) 
Nhận xét những nghĩa của từ trà trong những trà atisô, trà sâm...
- Trà atisô, trà sâm từ "trà" được dùng với nghĩa chuyển dùng để chữa bệnh. Đó là những sản phẩm từ TV đựơc chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống. (Từ "trà" chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ)
HĐ4 Vận dụng
- Củng cố: 1. Nhắc lại nội dung chính của bài.
 2. Tìm VD có từ nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- HDVN: - Làm BT 3, 4, 5 trang 57 SGK, Học kĩ phần ghi nhớ
------------------------------------------------------------------------------------------------
NS: 10/9/2011
ND:
Tiết 22
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
A.Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: 
- Bước đầu làm quen với thể loại tuỳ bút thời kì trung đại.
- cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tuỳ bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh .
- Thấy được nghệ thuật độc đáo của truyện.
- Sơ giản về thể văn tuỳ bút thời trung đại
- Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh.
- Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh .
 2. Kĩ năng: 
- Đọc-hiểu một văn bản tuỳ bút thời trung đại
- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời phong kiến.
 3. Thái độ: 
Lên án sự xa hoa của vua chúa, bộ mặt thối nát của chế độ phong kiến.
B – Kĩ năng sống được giáo dục
- Tự nhận thức về hiện thực xã hội thời phong kiến
- Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh của người dân, lên án những kẻ tham quan, ô lại.
C- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học
- Động não: suy nghĩ, phân tích để nhận thức rõ hơn về hiện trạng, cơ hội, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Tư duy phê phán: đánh giá về hiện thực xã hội thời phong kiến
- Thể hiện sự cảm thông: đối với số phận của những người dân bị áp bức, bóc lột
D. Tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức
9A /40
9B /35
9C /33
2. Kiểm tra bài cũ Kể tóm tắt chuyện "Người con gái Nam Xương" 
3. Bài mới
HĐ1 KĐ
 Nêu khái quát về xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. Điều ấy được thể hiện rất sinh động qua ngòi bút của Phạm Đình Hổ trong Tuỳ bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
HĐ của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 Khám phá và kết nối
- Nêu những hiểu biết của em về Phạm Đình Hổ
- Qua tìm hiểu ở nhà, em thấy tác phẩm Vũ Trung tuỳ bút viết trong thời gian nào? (Đầu Tk 19)
- Chuyện cũ .. ghi chép về những điều gì? ở đâu?
?G/v hướng dẫn cách đọc:
 Đọc giọng bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.
- Chuyện cũ . gần với kiểu VB nào em đã học (VB tự sự)
- Khi ghi chép những chuyện xảy ra trong phủ chúa, tác giả đã kể theo ngôi nào? (kể theo ngôi thứ 3)
- Tác dụng của ngôi kể đó là gì?
- H/s theo dõi vào phần 1 của VB
- Phần đầu VB, tác giả đã giới thiệu các thú chơi của Trịnh Sâm diễn ra ntn?
- Qua những chi tiết trên, em có thể hình dung 1 cảnh tượng ăn chơi ntn?
- Ngoài thú chơi đèn đuốc, Trịnh Sâm còn có thú chơi gì? Tìm những sự việc minh hoạ điều đó?
- Những sự việc đó cho thấy chúa Trịnh đã thoả mãn thú chơi cây cảnh của mình theo cách nào? Em nghĩ gì về cách hưởng thụ đó?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
- Thông qua NT ấy, em hiểu gì cách sống của vua chúa thời p/k suy tàn?
- Đọc câu văn "Mỗi khi đêm thanh cảnh - triệu bất tường" 
- Em hình dung đó là một cảnh tượng ntn?
- Từ cảnh tượng đó, có người đã liên tưởng đến những điềm gở trong phủ chúa Trịnh, đó là những điềm gì?
Quả thực điều đó sẽ xảy ra không lâu sau khi Thịnh Vượng mất.
- H/s theo dõi tiếp đoạn còn lại.
- Dựa vào thế chúa, bọn hoạn quan thái giám đã làm gì?
- Vì sao chúng làm được như vậy?
- Thực chất những hành động đó là gì? (ăn cướp)
- Kết thúc đoạn văn tác giả đã kể lại 1 sự việc gì từng xảy ra ngay tại gia đình mình?
- Sự việc đó có thực không?
- Điều đó nhằm mục đích gì?
- Đọc chuyện, em hiểu thêm sự thật nào về đời sống của Vua chúa, quan lại p/k thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn?
- Từ đó em hiểu tác giả có thái độ ntn đối với đời sống khi cầm bút viết văn?
HĐ3 Luyện tập
- Thảo luận nhóm.
- So với các bài tuỳ bút đã học như "Mùa xuân của tôi" NV 7 em thấy: 
+ Tuỳ bút cổ có gì khác với tuỳ bút hiện đại?
- Sự khác biệt đó giúp cho tuỳ bút "chuyện cũ.. chúa" có ưu thế gì?
- Kết hợp nội dung bài đọc thêm SGK và kiến thức lịch sử đã học, em bình luận gì về chế độ p/k thời kì suy vong?
I. Tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- (1768 - 1839) còn gọi là Chiêu Hổ
- Quê xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang Hải Dương, từng là sinh đồ Quốc tử giám.
- Thời vua Minh Mạng có ra làm quan rồi lại mấy lần từ quan.
- Ông để lại nhiều công trình biên soạn thuộc nhiều lĩnh vực văn hoá văn học bằng chữ Hán.
2. Tác phẩm:
- Vũ trung tuỳ bút viết khoảng đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, viết theo thể tuỳ bút (ghi chép tuỳ hứng tản mạn, không cần hệ thống, không cầu kì.
 Tác phẩm viết về những vấn đề xã hội, con người mà tác giả chứng kiến suy ngẫm. Tác phẩm ghi lại 1 cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó.
 Chuyện cũ trong phủ chúa trích trong "Vũ Trung tuỳ bút" là 1 trong 88 mẩu chuyện nhỏ mà tác giả tuỳ theo ngọn bút viết trong mưa một cách tự nhiên.
Chuyện cũ  chúa ghi chép về cuộc sống và sinh hoạt ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm (1742 - 1782), một vị chúa nổi tiếng thông minh, kiêu căng, xa xỉ.
II. Đọc – chú thích
1.Đọc
2. Chú thích: 
- Tuỳ bút
- Hoạn quan: những viên quan đàn ông bị thiến
- Cung giám: nơi ở và làm việc của các hoạn quan
3. Thể loại VB: 
- Tuỳ bút
III. Bố cục : 2 phần.
- Từ đầu - bất thường. thú ăn chơi của chúa Trịnh.
- Còn lại: Sự tham lam nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa.
IV. Phân tích:
- Đảm bảo tính khách quan của sự ghi chép.
1. Thú ăn chơi của chúa Trịnh
- Thích chơi đèn đuốc.
+ Cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi.
+ Mỗi tháng 3, 4 lần Vương ra cung Thuỵ Liên trên bờ Tây Hồ khúc nhạc.
+ Cách chơi: tốn kém, lố lăng.
- Thích chơi cây cảnh.
+ Ra sức vơ vét những của quí trong thiên hạ. Bao nhiêu loài trân cầm dị thú.. chậu hoa, cây cảnh ở chốn dân gian.. thứ gì.
+ Lấy cả cây đa to
+ Trong phủ chúa bày vẽ cảnh núi non.
® Dùng quyền lực cưỡng đoạt. Đó không phải là sự hưởng thụ cái đẹp chính đáng. Đó là sự chiếm đoạt.
- Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực và khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê, có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để gây ấn tượng. 
® Chỉ lo ăn chơi xa xỉ, không lo việc nước, ăn chơi bằng quyền lực và hết sức tham lam.
® Rùng rợn, bí hiểm, ma quái
® Nơi đây không phải là cuộc sống bình thường, vì nó gợi sự chết chóc, một sự sống cận kề với cái chết, với ngày tận thế, một điềm chẳng lành. Nó như dự báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt của dân lành.
 2. Sự tham lam, nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa.
- Dò xét nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quí thì biên 2 chữ phụng thủ (lấy để dâng chúa)
- Đêm đến, lẻn ra, sai lính đem về, có khi phá nhà, đập tường để khiêng ra.
- Buộc tội cất giấu vật cung phụng
- Doạ lấy tiền.
® Được chúa dung dưỡng, vì theo lệnh chúa, vì chúng đắc lực giúp chúa thoả mãn thú chơi xa xỉ.
® Hành động vừa ăn cướp vừa la làng của bọn nương bóng chúa.
- Sự việc ở nhà tác giả: Bà mẹ của tg phải sai chặt cây quý để tránh tai hoạ.
=> Làm cho các sự việc được kể trong bài khách quan hơn, người đọc tin hơn. Tính chân thực đáng tin cậy của câu chuyện tăng thêm.
III. Tổng kết:
a. Nội dung: ghi nhớ SGK
b. NT: ghi nhớ SGK
- Tôn trọng hiện thực.
- Phê phán, báo trước sự diệt vong của chế độ.
- Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí.
HĐ4 Vận dụng
- Củng cố: Chế độ phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
- HDVN: Soạn Hoàng Lê nhất thống chí
------------------------------------------------------------------------------------------------ ... - Thanh Oai(Nay thuộc Hà Nội)
2. Tác phẩm:
II. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc:
- Chú ý đọc với ngữ điệu phù hợp với từng nhân vật. Lời kể, tả trận đánh cần đọc với giọng khẩn trương, phấn chấn.
2. Chú giải:
- Đốc suất đại binh: chỉ huy, cổ vũ đoàn quân lớn.
3. Thể loại:
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán. Phương thức tự sự
III. Bố cục:
- 3 đoạn (SGK)
IV. Phân tích
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
a. Con người mạnh mẽ, quyết đoán.
- Giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân để đánh đuổi chúng.
- Nghe lời tướng sĩ lên ngôi hoàng đế, đốc quân ra Bắc.
- Tổ chức hành quân thần tốc.
- Tuyển binh, duyệt binh lớn ở Nghệ An.
- Dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc
HĐ3 Vận dụng
- Củng cố: Bố cục, thể loại của văn bản và hình ảnh Quang Trung Nguyễn Huệ
- HDVN: Soạn tiếp “Hoàng Lê nhất thống chí”
------------------------------------------------------------------------------------------------
NS: 10/9/2011
ND:
Tiết 24
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ(tiếp theo)
A.Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: 
- Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi, hiểu đượcdiễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta : Quang trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
 2. Kĩ năng: 
- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
- cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thưc nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
 3. Thái độ: 
Lòng tự hào dân tộc, kính trọng biết ơn anh hùng Nguyễn Huệ
B – Kĩ năng sống được giáo dục
- Tư duy phê phán: Ca ngơi tài năng, phẩm chất của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đồng thời lên án tố cáo bọn vúa chúa phản dân hại nước, sự thảm bại của bọn cướp nước
- Giao tiếp: thảo luận về tài năng, phẩm chất của Nguyễn Huệ
C- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học
- Động não: tài thao lược của Nguyễn Huệ.
- trình bày 1 phút
- Minh hoạ bằng bản đồ: Bản đồ chiến thắng Kỉ Dậu 1789
D. Tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức
9A /40
9B /35
9C /33
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HĐ1 KĐ
HĐ của thầy và trò
Nội dụng cần đạt
HĐ2 Khám phá và kết nối
- Theo dõi tiếp VB, Quang Trung không chỉ là con người mạnh mẽ, quyết đoán mà ông còn là người ntn nữa?
- Giáo viên phân tích lời dụ quân lính (trang 66)
- Việc Quang Trung dùng Ngô Thì Nhậm chủ mưu rút quân khỏi Thăng Long, tha tội cho Ngô Văn Sở cho em thấy ông là người ntn?
? ý muốn lâu dài tránh chuyện binh đao ở phương Bắc để phúc cho nhân dân cho em thấy thêm khả năng nào của Quang Trung?
?Theo dõi tiếp phần VB, em thấy trong việc đại phá quân Thanh Nguyễn Huệ có những tài gì trong việc dùng binh?
- Dùng dẫn chứng trong bài minh hoạ điều đó?
- Hình ảnh vua Quang Trung trong chiến trận được miêu tả ntn?
- Hãy liệt kê mưu kế đánh giặc của Nguyễn Huệ?
- Thông qua các sự việc trên, em thấy Quang Trung là vị vua ntn?
- H/s theo dõi "Lại nói Tôn Sĩ Nghị được nữa" (trang 69)
- Trong khi quân Tây Sơn tiến đánh như vũ bão, thì cuộc sống của các tướng lĩnh nhà Thanh ở Thăng Long diễn ra ntn?
- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi thì tướng quân nhà Thanh ntn?
- Em thấy chi tiết nào bi thảm nhất?
Thảo luận: Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại mau chóng và thảm hại của quân Thanh?
Vua tôi Lê Chiêu Thống đã có hành động gì khi nghe tin quân Tây Sơn tiến đến nơi?
- Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật?
- Thảo luận: H/s so sánh hai cuộc tháo chạy (một quân tướng nhà Thanh và một của Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
- Hồi 14 của tác phẩm đã mang lại cho em những hiểu biết gì về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
Số phận của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống?
- Em có nhận xét gì về NT của hồi 14?
- Có thể nói "Hoàng Lê nhất thống chí" là tiểu thuyết lịch sử vì sao?
b. Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
- Sáng suốt trong việc phân tích thời cuộc và thế tương quan giữa ta và địch.
 + Khẳng định chủ quyền " đất nào sao ấy"
 + Nêu bật dã tâm của giặc
 + Nhắc lại truyền thống chống giặc
 + Kêu gọi quân lính
 + Kỉ luật nghiêm.
- Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán, dùng người " Sở và Lân mang gươm chịu tội"
c. Có tầm nhìn xa trông rộng.
d. Kỳ tài trong việc dùng binh
- 25 tháng Chạp xuất quân ở Phú Xuân (Huế)
- Một tuần sau đã ra đến Tam Điệp cách Huế 500 km.
- 30 tháng Chạp sẽ vào ăn tết ở Thăng Long mà tất cả đều đi bộ.
- 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, thực tế vượt mức 2 ngày.
- Chiều mùng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu, đoàn quân đã tiến vào kinh thành Thăng Long 
® Cưỡi voi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế.
đ. Có nhiều mưu kế đánh giặc:
- Bắt gọn quân do thám.
- Đánh nghi binh.
- Dùng đội quân cảm tử khiêng ván
- Lùa voi dày đạp.
® Quang Trung là vị vua yêu nước, sáng suốt có tài cầm quân. là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
2. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước.
a. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
- Mấy ngày tết chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui chơi, không đề phòng cảnh giác.
- Tướng: sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp
chuồn trước qua cầu phao.
- Quân: Tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống chết rất nhiều, sông Nhị Hà tắc nghẽn.
® Do: + Chủ quan khinh địch, kiêu căng. 
 + Chiến đấu không vì mục đích chính nghĩa
 + Quân Tây Sơn quá hùng mạnh.
b. Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân.
- Vội vã rời bỏ cung điện đem mẹ chạy theo Tôn Sĩ Nghị, cướp cả thuyền của dân để qua sông.
- Bị Nghị bỏ rơi
- Thu nhặt tàn quân kéo theo.
® Kể chuyện xen kẽ miêu tả 1 cách sinh động.
* Cả 2 cuộc tháo chạy đều tả thực, với những chi tiết cụ thể, những âm hưởng khác nhau.
- Đoạn miêu tả quân Thanh: nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả - thể hiện sự hả hê sung sướng của người thắng trận.
- Đoạn miêu tả vua Lê Chiêu Thống: nhịp điệu chậm hơn, âm hưởng có phần ngậm ngừ, chua xót.
® Vì là những cựu thần của nhà Lê, tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ.
V. Tổng kết:
- H/s đọc phần ghi nhớ (SGK trang 72)
HĐ3 Vận dụng
- Củng cố: Tài năng của Vua Quang Trung
- HDVN: Soạn : Sự phát triển của Từ vựng
------------------------------------------------------------------------------------------------
NS: 10/9/2011
ND:
Tiết 25
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG(tt)
A.Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: 
Nắm được thêm hai cách quan trong để phát triển của từ vựng tiếng Việt là tạo từ ngữ mới và cách mượi từ ngữ của tiếng nươc ngoài.
- Việc tạo từ ngữ mới, Việc mượn từ ngữ của tiêng snước ngooài.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ mượn của tiếng nước ngoài.
- Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
- Trau dồi vốn từ
 3. Thái độ: 
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ
B – Kĩ năng sống được giáo dục
- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản.
- Ra quyết định: lựa chọn lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
C- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học
- Thực hành có hướng dẫn: luyện tập sử dụng từ theo tình huống giao tiếp cụ thể
- Động não: suy nghĩ, phân tích, hệ thống hoá các vấn đề từ vựng tiếng Việt.
D. Tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức
9A /40
9B /35
9C /34
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HĐ của thầy và trò
Nội dụng cần đạt
HĐ2Khám phá và kết nối
- Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: Điện thoại, kinh tế, di động, trí thức.
Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.
- Hướng dẫn h/s tìm những từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình x+tặc.
Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó.
- Tạo từ ngữ mới trong tiếng Việt như vậy nhằm mục đích gì?
- Hãy tìm những từ Hán Việt trong 2 đoạn trích a, b (trang 73)
- H/s đọc VD2 (a, b) trang 73 cho biết những từ nào để những khái niệm nêu ra ở mục a, b.
- Những từ này có nguồn gốc từ đâu?
- Vậy muốn phát triển từ vựng, ngoài cách tạo từ ngữ mới, ta còn có cách nào?
- H/s đọc ghi nhớ.
HĐ3 Luyện tập
- Tìm 2 mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu x+tặc ở trên (mục 1, 2)
- Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.
- H/s đọc yêu cầu của tập.
I. Phát triển từ vựng bằng cách tạo từ ngữ mới:
1. Mẫu: x+y (x và y là các từ ghép)
- Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
- Kinh tế trí thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
2. Mẫu x+tặc: 
- Không tặc : Những kẻ chuyên cướp máy bay.
- Hải tặc: Những kẻ chuyên cướp trên tàu biển.
- Lâm tặc: Những kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng.
- Nghịch tặc: Kẻ phản bội làm giặc.
® Làm cho vốn từ ngữ tăng lên.
3. Ghi nhớ:
II. Mở rộng vốn từ bằng cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
1. Các từ Hán việt là:
a. Thanh minh, lễ, tiết, tảo mộ, hội đạp thanh.
b. Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám.
2. Các từ:
a. AIDS, đọc là "ết"
b. Ma - két - tinh.
- Từ mượn của tiếng nước ngoài.
* Ghi nhớ: SGK trang 74.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1 (T74)
a. x+tập: học tập, kiến tập, sưu tập, luyện tập.
b. x+sạch: rau sạch, công nghệ sạch, bàn tay sạch
c. x+điện tử: chợ điện tử, sách điện tử, chính phủ điện tử
2. Bài tập 2 (T 74)
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống (camera) giữa các địa điểm cách xa nhau.
- Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong hàng quán nhỏ.
- Công viên nước: Công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước như: trượt nước, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo
- Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao dành cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao (khoảng 100km/h)
3. Bài tập 3 (T74)
a. Từ mượn của tiếng Hán.
- Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
b. Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu:
- Xà phòng, ô tô, ra đi ô, cà phê, ca nô.
HĐ4 Vận dụng
- Củng cố: Muốn phát triển từ vựng của ngôn ngữ TV cần chú ý các cách nào?
- HDVN: Làm BT 4 (trang 74)
------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày tháng 9 năm 2011
 Kí duyệt
------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_5_vu_xuan_dong_truong_thcs_yen_binh.doc