Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Tiết 26 đến 30

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Tiết 26 đến 30

TUẦN 6

TIẾT 26

TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

-Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại

-Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du cho kho tang văn học dân tộc.

II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG

 1-Kiến thức

-Cuộc đời và sự nghiệp sang tác của nguyễn Du

-Nhân vật,sự kiện,cốt truyện của truyện kiều.

-thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.

-Những giá trị nội dung,nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm truyện kiều

 2- Kĩ năng

-Đọc-hiểu một tác phẩm truyện thơ nôm trong văn học trung đại

-Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại

III/ CHUẨN BỊ :

 -Đồ dung dạy học: Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học, phiếu học tập

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Tiết 26 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4/9/2010
Ngày dạy:
TIẾT 26
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
 TUẦN 6 
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại
-Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du cho kho tang văn học dân tộc.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1-Kiến thức
-Cuộc đời và sự nghiệp sang tác của nguyễn Du
-Nhân vật,sự kiện,cốt truyện của truyện kiều.
-thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
-Những giá trị nội dung,nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm truyện kiều
 2- Kĩ năng 
-Đọc-hiểu một tác phẩm truyện thơ nôm trong văn học trung đại
-Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học, phiếu học tập
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ :
-Hình ảnh Quang Trung Nguyễn Huệ được miêu tả như thế nào?
-Hình ảnh bọn cướp nước và bọn bán nước được miêu tả như thế nào?
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài :Có 1 nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không mến yêu và kính phục, có 1 truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đó là nhà thơ Nguyễn Du với tác phẩm kiệt tác của ông là “Truyện Kiều”.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả.
GV: Treo tranh “Khu lưu niệm Nguyễn Du”.
Thời đại mà Nguyễn Du sống là khoảng thời gian nào? Có đặc điểm gì và có ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông hay không?
- HS: Nguyễn Du sống vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
GV giảng: Vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đất nước ta hết sức sôi động, bão táp: Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, đỉnh cao là diệt Nguyễn, diệt Trịnh, diệt Xiêm đại phá quân Thanh nhưng rồi lại nhanh chóng thất bại Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, thiết lập vương triều phong kiến cuối cùng:
 “Một phen thay đổi Sơn hà.
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu!”.
Thời đại xã hội như thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời, sự nghiệp và tâm hồn, tính cách Nguyễn Du.
GV: Gọi HS đọc phần tác giả. GV treo chân dung tác giả.
- HS: Đọc.
Cho biết sơ lược về tác giả Nguyễn Du?
- HS: Trả lời.
- GV: Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
“Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều”.
Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tình Hà Tĩnh, sinh trưởng trong 1 gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về VH.
Về cuộc đời và con người nhà thơ, có những điều gì cần lưu ý?
- HS: Trả lời.
GV giảng:
+ Cha là Nguyễn Nghiễm, tể tướng của chúa Trịnh.
+ Anh là Nguyễn Khản nổi tiếng hào hoa.
+ Mẹ Trần Thị Tần người kinh Bắc.
Nguyễn Du mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Sống và học tập ở Thăng Long trong gia đình quan lại quí tộc phong gấm, trướng rủ màn che, hào hoa phong nhã, học giỏi nhưng đi thi chỉ đỗ tam trường
Về bản thân của Nguyễn Du như thế nào?
- HS: Trả lời.
GV giảng: Sống cuộc đời gió bụi ở quê vợ Thái Bình (1786-1796) được 10 năm, ở Hà Tĩnh từ (1796-1802) khi kiêu binh nổi loạn mưu chống Tây Sơn (vì lòng trung với nhà Lê) không thành. Giai đoạn này Nguyễn Du có điều kiện nếm trải và gần gũi với nhân dân => Nguyễn Du là 1 nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Cho biết những tác phẩm chính của Nguyễn Du?
 Chữ Hán? Chữ Nôm?
- HS: + Chữ Hán sáng tác 243 bài.
 + Chữ Nôm: Truyện Kiều.
GV giảng: Thác lời trai phường nón, văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu (chữ Nôm). Trong tất cả các tác phẩm của Nguyễn Du, “Truyện Kiều” là 1 kiệt tác số 1 nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xác định được chính xác thời điểm tác giả viết “Truyện Kiều”, cũng chưa tìm thấy bản thảo của chính tác giả. Bản in “Truyện Kiều” cổ nhất là bản từ thời Tự Đức (1875). Từ đó đến nay “Truyện Kiều” đã được in lại nhiều lần, đã được phiên âm quốc ngữ dịch ra tiếng Pháp, phát hành rộng rãi ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm.
Nguyễn Du dựa vào tác phẩm nào? Của ai? ở đâu? Để sáng tác nên tác phẩm “Truyện Kiều”?
- HS: Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc).
GV giảng: “Truyện Kiều” còn có tên là “Đoạn trường tân thanh”: Tiếng kêu đau đớn đứt ruột mới, là 1 truyện thơ viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát. Toàn truyện dài 3254 câu. Cốt truyện không phải của Nguyễn Du mà ông mượn từ tiểu thuyết chương hồi văn xuôi chữ Hán.
Một nhà văn Trung Quốc sống ở đời nhà Thanh. Câu chuyện cuộc đời Thuý Kiều xảy ra vào thế kỉ XVI đời nhà Minh. Nhưng “Truyện Kiều” không phải là 1 tác phẩm dịch mà là sáng tạo của Nguyễn Du. Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, nhà thơ Việt Nam đã thay máu đổi hồn, làm cho 1 tác phẩm trung bình trở thành 1 kiệt tác vĩ đại.
 Tác phẩm gồm có mấy phần khi tóm tắt?
- HS: 3 phần.
+ Phần 1: Gặp gỡ và đính ước.
+ Phần 2: Gia biến và lưu lạc.
+ Phần 3: Đoàn tụ.
GV: Gọi HS tóm tắt từng phần.
 Hãy cho biết giá trị nội dung của tác phẩm?
- HS: Giá trị hiện thực và nhân đạo.
GV giảng: 
+ Bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
+ Số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến.
+ Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo.
+ Cảm thương trước số phận bi kịch của con người.
+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và ước mơ, khát vọng chân chính của con người.
 Chính vì thế tác phẩm có giá trị hiện thực cao và giá trị nhân đạo sâu sắc.
GV nói thêm: Theo Hoài Thanh có thể khái quát giá trị và hạn chế về nội dung tư tưởng của “Truyện Kiều” trong một câu, 4 vế sau: “Đó là 1 bản án, 1 tiếng kêu thương, 1 ước mơ và 1 cái nhìn bế tắc”.
Hãy cho biết giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
- HS: Ngôn ngữ văn học dân tộc thơ lục bát, tự sự.
GV giảng: Kết tinh thành tựu nghệ thuật văn hoá dân tộc trên tất cả các phương diện ngôn ngữ và thể loại.
+ Về ngôn ngữ: Tiếng Việt VH trở nên giàu và đẹp với khả năng miêu tả, biểu cảm vô cùng phong phú.
+ Về thể loại: Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện, nhuần nhuyễn. Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, tả hành động nhân vật, đặc biệt là miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật đã đạt được những thành công vượt bậc.
Câu hỏi liên hệ:Theo các em “Truyện Kiều” hiện nay còn được lưu truyền rộng rãi hay không?
- HS: Trả lời.
- GV: Kiệt tác “Truyện Kiều” hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi cho đến nay và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS: Đọc ghi nhớ.
- GV: Nhấn mạnh ghi nhớ:
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
-Tóm tắt tác phẩm
-Nắm chắc nội dung, nghệ thuật truyện Kiều.
I.Giới thiệu về tác giả
1.Về thời đại của Nguyễn Du (cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX)
-Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng
-Cao trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ, tiêu biểu là khởi nghĩa -Tây Sơn=>triều đại Tây Sơn thành lập
-Chính quyên triều Nguyễn ra đời
2.Thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du
*Thân thế: Nguyễn Du(1765-1820), quê ở Hà Tĩnh, sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc quan lại, có truyền thống văn học
*Cuộc đời: 9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ, từng trải qua những năm tháng vất vả gian nan
*Sự nghiệp: từng làm quan dưới triều Nguyễn.Để lại cho đời nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm nổi tiếng, tiêu biểu nhất là Truyện Kiều. 
II.Giới thiệu tác phẩm
1.Lai lịch Truyện Kiều
-Ra đời vào đầu thế kỉ XIX (1805-1809), lúc đầu có tên là “Đoạn trường tân thanh”
-Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), nhưng mang cảm hứng nhân đạo Việt Nam.
2.Tóm tắt tác phẩm
(Sgk/78)
3.Giá trị tác phẩm
-Nội dung: giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực
-Nghệ thuật: xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ
Ghi nhớ: SGK/80
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
4/Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
Soạn bài: T.27 “Chị em Thuý Kiều” Tiết sau các em học bài này.
Chú ý phân tích cái đẹp của chị em Kiều và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
Ngày soạn:5/9/2010
Ngày dạy:
 TIẾT 27
CHỊ EM THUÝ KIỀU
(Trích “Truyện Kiều”)
Nguyễn Du
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào dân tộc Nguyễn Du qua một đoạn trích trong Truyện Kiều.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1-Kiến thức
 - Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
 - Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du : ngợi ca vẻ đẹp tài năng của con ngời qua một đoạn trích cụ thể. 
 2- Kĩ năng 
- Đọc hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
- Phân tích được một số chi tiết Nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học, phiếu học tập
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ :
-Hãy tóm tắt tác phẩm?
-Nêu vài nét về tác giả? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
3: Bài mới:
 	Giới thiệu bài: - Trong Truyện Kiều Nguyễn Du miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật rất đặc sắc. Hai chân dung đầu tiên mà mà người đọc được thưởng thức chính là chân dung hai người con gái họ Vương- hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích.
Em hãy nhắc lại tiểu sử của tác giả Nguyễn Du?
- HS: Trả lời.
Hãy cho biết vị trí của đoạn thơ?
- HS: Nằm ở phần đầu của tác phẩm.
Gv gọi hs giải thích từ khó
- GV: Nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Gv hướng dẫn hs đọc:Giọng vui tươi, trân trọng, trong sáng, nhịp nhàng.
GV: Đọc trước đoạn thơ.
GV: Gọi 4 HS đọc.
HS 1: Đọc 4 câu đầu.
HS 2: Đọc 4 câu tiếp theo
HS 3: Đọc 12 câu tiếp theo.
HS 4: Đọc 4 câu cuối.
- GV: Nhận xét cách đọc của HS.
 Hãy nêu đại ý của đoạn thơ?
- HS: Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của 2 chị em Thuý Kiều.
Hãy tìm bố cục của bài?
- HS: Chia làm 4 phần.
GV giảng:
+ Phần 1: 4 câu đầu: Vẻ đẹp chung của 2 Kiều.
+ Phần 2: 4 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thuý Vân.
+ Phần 3: 12 câu tiếp: Tài, sắc của Kiều.
+ Phần 4: 4 câu cuối: Đức hạnh chung của 2 Kiều.
GV: Các em dựa vào bố cục để phân tích đoạn thơ:
GV: Gọi HS đọc 4 câu đầu
- HS: Đọc.
Nêu ý chính của 4 câu đầu?
- HS: 4 câu đầu nói về vẻ đẹp chung của 2 Kiều.
Vẻ đẹp của 2 Kiều được giới thiệu bằng hình ảnh nào?
- HS: Miêu tả 2 chị em như mai, như tuyết.
Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả, giới thiệu nhân vật?
- HS: Ước lệ gợi tả.
Hãy nêu nhận xét của em về câu thơ cuối?
- HS: Mỗi người đẹp 1 nét riêng.
GV giảng: 
+ Cách giới thiệu ngắn gọn nhưng nổi bật đặc điểm 2 chị em Thuý Kiều.
+ Trong  ... âu thơ vừa đọc?
- HS: Gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
GV: Đến ngày thanh minh là đi viếng mộ người thân, nếu mộ đất thì làm cỏ, mộ đá thì quét vôi cho sáng sủa.
Lễ tảo mộ có nghĩa là gì?
- HS: Viếng mộ người thân.
GV giảng: Đến ngày thanh minh là tại các nghĩa trang người thân đến viếng mộ, đem lễ vật đến cúng lạy, thắp hương, dọn thức ăn ra cúng như bánh, thịt quay, xôi, rồi cả gia đình xúm lại ăn tại chỗ.
 “Hội đạp thanh” có nghĩa là gì?
- HS: Đi du xuân ở đồng quê.
GV giảng: “Lễ tảo mộ”, “đạp thanh” là 2 từ Hán Việt.
 Tìm từ ghép trong 8 câu thơ này?
- HS: Gần xa, nô nức, yến anh, tài tử, giai nhân sắm sửa, dập dìu.
Chia từ ghép từng loại và nêu ý nghĩa của từng loại?
- HS: 
+ Tính từ: gần xa, nô nức.
+ Danh từ: Yến anh, tài tử, giai nhân.
+ Động từ: sắm sửa, dập dìu.
Những từ ghép này gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
- HS: hôg khí và hoạt động củ lễ hội ồn ào.
GV: Gọi HS đọc 6 câu thơ cuối.
- HS: Đọc.
 - GV: Nhận xét cách đọc của HS.
Nhắc lại ý chính của 6 câu thơ cuối.
- HS: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có gì khác với 4 câu thơ đầu? Vì sao?
- HS: Không khí lặng dần, không nhộn nhịp, rộn ràng.
GV giảng: Cảnh chị em Kiều trở về lúc buổi chiều.
Hãy tìm các từ láy trong 6 câu thơ cuối?
- HS: Tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.
Các từ láy có ý nghĩa biểu đạt như thế nào?
- HS: Diễn tả khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người.
Nêu cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người trong 6 câu cuối?
- HS: Thảo luận (mỗi nhóm 2 em).
GV: Gọi HS đại diện nhóm trả lời.
- HS: trả lời.
- GV: Nhận xét.
+ Linh cảm điều gì sắp xảy ra.
+ Cảnh với những hình ảnh: nắng nhạt, khe nước, nhịp cầu => gợi vẻ thanh nhẹ.
+ Từ láy biểu đạt tâm trạng, dự cảm về việc Kiều gặp mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS: Đọc ghi nhớ.
- GV: Nhấn mạnh ghi nhớ.
+ Bức tranh thiên nhiên về cảnh lễ hội mùa xuân trong tiết thanh minh.
+ Nghệ thuật: Từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Gọi HS đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập?
- HS: Đọc – Phân tích, so sánh để thấy sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
- HS: Thảo luận 4 nhóm.
GV: Gọi HS đại diện nhóm trả lời.
- HS: trả lời.
- GV: Nhận xét cho HS ghi.
2/87: Về nhà:
Học thuộc lòng đoạn thơ.
GV: Về nhà học thuộc đoạn thơ.
Hướng dẫn tự học
- Đọc diễn cảm, học thuộc lòng đoạn trích.
- Đọc lại bài thơ - Ghi nhớ Học bài, làm tiếp
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả: Nguyễn Du.
2/Tác phẩm
- Vị trí đoạn thơ: Sau đoạn tả tài sắc chị em Thuý Kiều.
3/Từ khó:( Xem SGK.)
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
- Đại ý: Đoạn thơ tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều.
- Bố cục: 3 phần
1) Bức tranh thiên nhiên màu xuân:
- Hình ảnh:
+ Chim én đưa thoi.
=> Ẩn dụ, nhân hóa.
+ Thiều quang: ánh sáng.
+ Cỏ non.
+ Cành lê trắng điểm.
=> Gợi không gian sáng sủa, trong trẻo, giàu sức sống.
- Bức họa mùa xuân:
+ Màu sắc “cỏ non” xanh mướt, trải rộng làm nền.
+ Hoa lê trắng điểm: gợi sự hài hòa.
=> Bức tranh mùa xuân thật tươi sáng, mát mẻ, sống động.
2) cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
- Lễ tảo mộ: dọn dẹp, sửa sang phần mộ của người thân thấp hương.
- Hội đạp thanh: Đi du xuân ở chốn đồng quê.
- Các từ ghép:
+ Tính từ: gần xa, nô nức => gợi tâm trạng náo nức của người đi hội.
+ Danh từ: Yến anh, tài tử, giai nhân => gợi sự đông vui.
+ Động từ: sắm sửa, dập dìu => gợi sự náo nhiệt.
=> Không khí tấp nập nhộn nhịp, vui vẻ, ríu rít.
3) cảnh chị em Kiều du xuân trở về
- Bóng ngả về tây: thời gian, không gian thay đổi.
- Tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ (từ láy).
=> Diễn tả khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người: bâng khuâng xao xuyến về 1 ngày vui xuân nhộn nhịp đã hết.
* Ghi nhớ: SGK/87.
*Luyện tập
1/87.
- Sự tiếp thu: cỏ, chân trời, cành lê.
- Sự sáng tạo:
+ “xanh tận chân trời” => không gian bao la rộng lớn.
+ “Cành lê trắng điểm” => Bút pháp đặc tả gợi sự thanh cao, tinh khiết.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
4/Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
Soạn: T.31 “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Tiết sau học TV. Tiết 29 “Thuật ngữ”.
Ngày soạn:10/9/2010
Ngày dạy:
 TIẾT 29
THUẬT NGỮ
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.
 - Nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1-Kiến thức
- Khái niệm thuật ngữ.
 - Những đặc điểm của thuật ngữ.
 2- Kĩ năng 
- Tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ trong từ điển.
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ : - Phân biệt cách dẫn trực tiếp và gián tiếp ?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Cùng với sự phát triển của xã hội, các thuật ngữ biểu thị cho khai niệm khoa học, công nghệ của ngôn ngữ cũng không ngừng phat triển . Mỗi thuật ngữ biểu thị cho một khái niệm.Và ngược lại mỗi khái niệm được biểu thị bằng một thuật ngữ.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu “thuật ngữ”
GV: Gọi HS đọc phần 1
- HS: Đọc.
Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học?
- HS: Cách 2.
GV: Gọi HS đọc
- HS: Đọc
Em đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào?
- HS: + Thạch nhũ (Địa)
 + Ba- dơ (Hoá)
 + Ẩn dụ (Ngữ văn)
 + Phân số thập phân (Toán).
Những từ ngữ được định nghĩa: Thạch nhũ; Ba-dơ; Ẩn dụ; Phân số thập phân chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?
- HS: Văn bản khoa học, công nghệ.
Gv cho hs đọc ghi nhớ
Hs: đọc ghi nhớ
- GV: Nhấn mạnh ghi nhớ:
 + Biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ.
 + Dùng trong văn bản khoa học, công nghệ.
HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của “Thuật ngữ”.
Thử tìm xem những thuật ngữ dẫn trong mục 1, 2 ở trên còn có nghĩa nào khác không?
- HS: không có nghĩa khác.
Cho biết trong 2 ví dụ sau, ở ví dụ nào từ “muối” có sắc thái biểu cảm?
- HS: Ví dụ b.
GVG: Từ “muối” ở câu a là thuật ngữ, định nghĩa về đặc điểm của muối.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS: Đọc ghi nhớ.
- GV: Nhấn mạnh ghi nhớ.
 + Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm
 + Mỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng 1 thuật ngữ.
Câu hỏi liên hệ và giáo dục hs: Thuật ngữ thường được dùng trong văn bản nào? Như vậy khi viết văn chúng ta không nên sử dụng quá nhiều thuật ngữ, như vậy sẽ làm cho bài văn khô khan
HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS luyện tập
1) GV chia 4 nhóm, mỗi nhóm tìm 3 từ điền vào chỗ trống, cho biết mỗi thuật ngữ thuộc lĩnh vực khoa học nào.
 Chia nhóm: nhóm 1:3 từ đầu; nhóm 2, 3,4 tiếp theo, Ghi vào bảng phụ treo lên.
- HS: treo bảng phụ.
- GV: Nhận xét, sửa, cho HS ghi vào tập.
GV chia nhóm thảo luận:
Nhóm 1 câu 5
Nhóm 2 câu 3
Nhóm 3 câu 4
Nhóm 4 câu 2
- HS: Treo bảng phụ
- GV: Nhận xét, sửa, cho HS ghi vào tập
4/90: Giải thích:
- Cá: động vật có xươg sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
 Có điểm khác: cá không thở bằng mang mà thở bằng phổi (cá heo, cá voi).
5/90:
- Hai thuật ngữ “thị trường” không vi pham nguyên tắc.
- Vì 2 thuật ngữ được dùng trong 2 lĩnh vực khoa học riêng biệt “Kinh tế học” – “quang học”. => có thể coi đây là một hiện tượng đồng âm do sự trùng hợp ngẫu nhiên về vỏ âm thanh của từ
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
-Tìm và sửa lỗi do sử dụng thuật ngữ không đúng trong một văn bản cụ thể.
-Đặt câu có sử dụng thuật ngữ 
- Khái quát ý cơ bản; đọc ghi nhớ 
- Học bài; hoàn thành BT còn lại
- Nắm đặc điểm thuật ngữ, sưu tầm
 I Thuật ngữ là gì?
1. Cách giải thích thứ 2.
2) a) Các từ:
- Thạch nhũ (Địa)
- Ba- dơ (Hoá)
- Ẩn dụ (Ngữ văn)
- Phân số thập phân (Toán).
b. Những từ ngữ trên chủ yếu được dùng trong văn bản khoa học
* Ghi nhớ 1: SGK/88
II. Đặc điểm của thuật ngữ
1) Không có nghĩa khác.
2) Từ “muối” ở câu b có sắc thái biểu cảm.
* Ghi nhớ 2: SGK/89
III. Luyện tập
1/89: Điền thuật ngữ, xác định thuộc lĩnh vực khoa học.
- Lực (lí) – Xâm thực (Địa)
- Hiện tượng hoá học (Hoá)
- Trường từ vựng (Ngữ văn)
- Di chỉ (Sử); Thụ phấn (Sinh)
- Lưu lượng (Địa)
- Trọng lượng (Lí)
- Khí áp (Địa); Đơn chất (Hoá)
- Thị tộc phụ hệ (Sử)
- Đường trung trực(Toán)
2/90:
- “Điểm tựa”: Không phải là thuật ngữ 
- ‘Điểm tựa” trong câu thơ này có ý
+ Chỉ nơi làm chỗ dựa chính
+ Nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ.
3/90:
- “Hỗn hợp” câu a là thuật ngữ.
- “Hỗn hợp” câu b là nghĩa thông thường.
Đặt câu: “Hỗn hợp” nghĩa thông thường thức ăn gia súc hỗn hợp.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
4/Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
-Soạn bài: Trau dồi vốn từ; chú ý các cách trau dồi vốn từ của các nhà văn; tìm hiểu trước các bài tập
-Tiết sau học bài Trả bài viết số 1
Ngày soạn:15/9/2010
Ngày dạy:
TIẾT 30
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm,sửa chữa các sai sót về các mặt: ý, từ, bố cục,câu.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm,sửa chữa các sai sót về các mặt: ý, từ, bố cục,câu.
 2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng diễn đạt sửa lỗi
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ :
3: Bài mới.
Đề: Giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam.
*Yêu cầu của đề:
-Thể loại: Văn thuyết minh kết hợp biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
-Nội dung: Giới thiệu về con trâu của làng quê Việt Nam
-Hình thức: Bố cục 3 phần rõ rang; trình bày sạch đẹp
 *Dàn ý:
Mb: Giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam.
Tb: 	-Nguồn gốc của con trâu; hình dáng của trâu
-Vai trò và tác dụng của con trâu
-Trâu gắn bó với người nông dân; với tuổi thơ; với các lễ hội
Kb: Suy nghĩ của em về con trâu
*Nhận xét:
-Ưu điểm:
+ Một số bài viết đúng thể loại, đúng kiểu bài.
+ Hình thức trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.
+ Nội dung hay, hấp dẫn. Biết đưa các yếu tố miêu tả vào bài văn
-Hạn chế:
+ Lỗi chính tả nhiều, diễn đạt lủng củng.
+ Cách dùng từ, đặt câu thiếu chính xác. Văn viết lủng củng, còn viết tắt và gạch đầu hàng trong bài.
+ Một số bài viết chưa hòan chỉnh, chưa biết đưa các các yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật vào bài văn,
+ Một số bài chưa thể hiện rõ bố cục bài văn
*Sửa lỗi sai (lên bảng).
*GV chọn một số bài viết hay đọc trước lớp ( cho chính HS viết bài đó đọc, như vậy sẽ thể hiện được những cảm xúc thật). Chọn tiếp những bài viết không tốt đọc trước lớp, nhận xét và nhắc nhở ý thức học tập ở HS.
*HS tự sửa chữa bài của mình.
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9A2
 Hướng dẫn tự học
- Phương pháp làm bài văn thuyết minh. 1 số lưu ý cần sửa
- Sửa lỗi còn lại
4 - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
-Đọc và trả lời câu hỏi bài: Miêu tả trong văn bản tự sự
-Soạn các câu hỏi đọc-hiểu văn bản của bài Mã Giám sinh mua Kiều

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_6_tiet_26_den_30.doc