Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7, 8 - GV: Đàm Thị Phượng

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7, 8 - GV: Đàm Thị Phượng

TUẦN 7

TIẾT 36

 Ngày soạn:

 Ngày dạy:

Văn bản : KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

Trích: “Truyện Kiều”- Nguyễn Du-

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

 - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

 2. Kĩ năng:

- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bả truyện thơ trung đại.

- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

 3. Thái độ:

 - Biết cảm thông ,chia sẻ trước số phận con người.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Đọc thuộc lòng đoạn trích cảnh ngày xuân ?nội dung chính đoạn trích?

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 - Ở lầu xanh , Kiều bị lừa, bị nhục, nên rút dao ra định tự tử, nhưng vì có Đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên đành thôi! Tú Bà sợ Kiều chết thì không những rắc rối mà còn mất cả chì lẫn chài nên tìm cách ngọt nhạt xoa dịu, rồi lập kế đưa Kiều ở tạm nơi lầu Ngưng Bích bên bờ biển Lâm Tri. Mụ nói chờ dịp tìm người đứng đắn sẽ gả cho, nhưng thực chất bày mưu gian hiểm buộc kiều phải tiếp khách. Ở lầu Ngưng Bích cảnh chơ vơ, vắng vẻ, cô đơn, Kiều đã bày tỏ nỗi lòng của mình.

 

doc 32 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7, 8 - GV: Đàm Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 
TIẾT 36 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Văn bản : KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Trích: “Truyện Kiều”- Nguyễn Du- 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. 
 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
 2. Kĩ năng: 
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bả truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
 3. Thái độ: 
 - Biết cảm thông ,chia sẻ trước số phận con người.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Đọc thuộc lòng đoạn trích cảnh ngày xuân ?nội dung chính đoạn trích?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Ở lầu xanh , Kiều bị lừa, bị nhục, nên rút dao ra định tự tử, nhưng vì có Đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên đành thôi! Tú Bà sợ Kiều chết thì không những rắc rối mà còn mất cả chì lẫn chài nên tìm cách ngọt nhạt xoa dịu, rồi lập kế đưa Kiều ở tạm nơi lầu Ngưng Bích bên bờ biển Lâm Tri. Mụ nói chờ dịp tìm người đứng đắn sẽ gả cho, nhưng thực chất bày mưu gian hiểm buộc kiều phải tiếp khách. Ở lầu Ngưng Bích cảnh chơ vơ, vắng vẻ, cô đơn, Kiều đã bày tỏ nỗi lòng của mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- GV: Cho HS đọc phần chú thích
- HS: Đọc 
? Đoạn trích nằm ở phần nào?
- HS: Trả lời.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản, Phân tích văn bản
- GV giới thiệu đoạn trích. Đọc mẫu Hướng dẫn đọc, gọi HS đọc tiếp?
- Kiểm tra việc hiểu 1 số từ khó?
? Bố cục đoạn trích? ND từng phần?
- HS: Tìm hiểu trả lời:
? Đại ý của đoạn trích? (nội dung)
- Đọc 6 câu đầu. Khoá xuân? (sự giả dối; thực chất giam lỏng)
? Khung cảnh TN được nhìn qua con mắt của ai? được gợi ra bằng những hình ảnh nào?
- GV: (H/a “non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng” có thể là cảnh thực, có thể là H/a ước lệ gợi sự mênh mông rợn ngợp không gian -> diễn tả tâm trạng cô đơn của TK).
? H/a “Mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của TG? H/a đó góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều như thế nào?
- HS: 6 câu đầu diễn tả hoàn cảnh Kiều ở lầu NBích trong tâm trạng cô đơn ,lẻ loi 
- Đọc 8 câu tiếp?
? Lời đoạn thơ của ai? (của Thúy Kiều - độc thoại ).
? Nghệ thật độc thoại có ý nghĩa gì?
? Kiều nhớ tới ai? Nhớ ai trước, ai sau? có hợp lý không? Vì sao?
- HS: Trả lời.
 - GV: Phù hợp tâm lý,và rất tinh tế: H/a trăng -> nhớ người yêu)
? Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào?
? Em hiểu “tấm son.. phai” như thế nào?
- HS Thảo luận trả lời
- Tiểu kết : tâm trạng và nỗi lòng của Kiều
? Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu?
- GV: (Tưởng – xót)
? Những thành ngữ? Điển cố? Thể hiện điều gì
- GV: Trong cảnh ngộ ở lầu NB, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên cảnh ngộ bản thân để nhớ thương, xót xa đến cha mẹ, người yêu ? Kiều là người như thế nào?
- Đọc đoạn cuối: Cảnh là thực hay hư?
? Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
- HS: Phân tích
- GV: Phân tích kỹ hơn để HS hiểu rõ tâm trạngThúy Kiều. (Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này) (Sắc cỏ “dầu dầu” ấy nàng đã 1 lần nhìn thấy ngày nào trên mộ Đạm Tiên: “Sè sè... dầu dầu...” (Tiếng sóng vỗ khác sóng kêu?
? Ở tám câu thơ trên biện pháp NT gì được sử dụng?
- HS : cách dùng điệp ngữ, từ láy, Câu hỏi tu từ trong đoạn cuối
? Cách dùng nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật?
- HS: Trả lời:
- GV: Chốt ý:Tác dụng nhằm diễn tả tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi -> bế tắc, tuyệt vọng của Thúy Kiều.
? Thái độ, tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào?
- HS: Đọc ghi nhớ
? Nêu những nết chính về nội dung, nghệ thuật đoạn trích.
- HS: Suy nghĩ trả lời.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Học bài ,thực hiện phần luyện tập.
- Soạn tiếp bài “Trau dồi vốn từ
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra bài 2 
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: 
2.Tác phẩm:
- Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:3 phần
- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn của Kiều
- 8 câu tiếp : Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ 
- 6 câu cuối :Tâm trạng đau buồn ,lo âu của Kiều
b. Phương thức biểu đạt:
c. Đại ý: 
- Đoạn trích miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
d. Phân tích :
*Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều:
- Cảnh: Bát ngát, cát vàng, bụi bay, dãy núi mờ xa -> không gian rộng lớn, hoang vắng, cảnh vật trơ trọi -> Lầu Ngưng Bích chơ vơ 
-> Con người càng lẻ loi.
- Thời gian: “Mây sớm đèn khuya” -> Sự tuần hoàn khép kín -> Kiều bị giam hãm, cô đơn ( ngày đêm thui thủi quê người 1 thân )
=> Nàng Kiều rơi vào cảnh cô đơn, cô độc hoàn toàn giữa không gian mênh mông hoang vắng.
*Nỗi lòng thương nhớ cha mẹ, người yêu:
Kiều nhớ Kim Trọng:
- Nhớ buổi thề nguyền đính ước
- Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng
- “Tấm son... phai” 
-> Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được
=> Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắt của mình.
-> Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được
=> Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắt của mình
Nhớ cha mẹ:
- Thương và xót cha mẹ
+ Sớm chiều tựa cửa trông con
+ Tuổi già sức yếu không người chăm sóc
- Thành ngữ, điển cố: “Quạt nồng ấp lạnh”, “Sân lai, gốc tử”
-> Tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều
=> Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo -> có lòng vị tha
* Tâm trạng buồn lo, tuyệt vọng:
- Tả cảnh ngụ tình: Buồn lo
- Mỗi cặp câu -> Một nỗi nhớ, nỗi buồn
+ “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” -> thân phận bơ vơ nơi đất khách
+ “Cánh hoa trôi... biết là về đau” -> số phận chìm nổi long đong vô định
+ “Chân mây mặt đất”, nội cỏ dầu dầu, tê tái, héo úa, mịt mờ ->đó là nỗi đau tê tái cõi lòng.
+ Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> Kiều lo âu sợ hãi
*Nghệ thuật:
- Láy:
+ Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm – nhạt; âm thanh: tĩnh - động
-> Nỗi lo âu kinh sợ của Kiều ngày 1 tăng
- Điệp: “Buồn trông” 4 lần-> điệp khúc của tâm trạng
- Câu hỏi tu từ không trả lời -> sự bế tắc, tuyệt vọng
=> Tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi -> bế tắc, tuyệt vọng
3.Tổng kết: (ghi nhớ SGK)
a. Nghệ thuật : 
- Miêu tả nội tâm nhân vật : Diễn biến tâm trạng được thể hiện rua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn các từ ngữ, dử dụng các biện pháp tu từ.
b. Nội dung :
- Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
 ************************************************
TUẦN 7 
TIẾT 37 ,38
 Ngày soạn: 28.9
 Ngày dạy: 31.9 ;4.10
 Văn bản : LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA 
 Trích truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu - 
A.MỤC TIÊU:
 - Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
 - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên .
*. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Những hiểu biết ban đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Thể thơ luc bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Khát vọng cứu người, giúp đời, của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu đoạn trích truyện thơ trung đại.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ.trong đoạn trích.
 3. Thái độ: 
 - Biết cảm thông ,chia sẻ trước số phận con người.
B.CHUẨN BỊ 
1/ GIÁO VIÊN: Soạn bài ;Chuẩn KTKN ;Tranh chân dung nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Những hiểu biết về tác giả, tư liệu và lời bình.
* PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm. 
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thuyết trình , Đọc sáng tạo 
- Vấn đáp: tái hiện ; giải thích – minh họa ; 
2. HS: Soạn bài, tóm tắt cốt truyện. Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo định hướng của gv (trả lời câu hỏi SGK& sách bài tập.) 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
. Ổn định: 
 . Kiểm tra bài cũ: 
 ? Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Nội dung chính và nghệ thuật đoạn trích?
-HS: a. Nghệ thuật : 
- Miêu tả nội tâm nhân vật : Diễn biến tâm trạng được thể hiện rua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn các từ ngữ, dử dụng các biện pháp tu từ.
b. Nội dung :
- Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều
GV nhận xét và ghi điểm .
 . Bài mới: Giới thiệu bài:
“Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, nhất là nhân dân Nam Bộ. Ngay từ năm 1864, tức là chỉ mười năm sau khi tác phẩm ra đời, một người Pháp đã dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp, mà điều thôi thúc ông ta chính là hiện tượng đặc biệt “ở Nam Kì Lục tỉnh, có lẽ không có một người chài lưới hay người lái đò nào lại không ngâm nga vài ba câu Lục Vân Tiên, trong khi đưa đẩy mái chèo”. Ông xem Truyện Lục Vân Tiên “như là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm , đạo lí của cả một dân tộc” 
Chúng ta cùng vào bài học hôm nay để hiểu một phần của tác phẩm và những nét chính nhất về T/g. 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG 
Ø HĐ 1 : Tìm hiệu chung. Tìm hiểu thể thơ, vị trí tác phẩm, tác giả - tác phẩm .
-Phương pháp: Đọc - cảm nhận ban  ...  thủ khi giải thích nghĩa của từ, 
Hoạt động 4
* Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích qui nạp, thảo luận.
? Từ nhiều nghĩa có đặc điểm gì?
? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
GV: Hướng dẫn Hs làm BT.
* Bài tập:
- GV: Cho hs đọc yêu cầu của đề bài
- HS: Thảo luận nhóm, trình bày
- Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển sang nó chỉ có nghĩa như vậy trong văn cảnh này, chưa có trong từ điển -> không được coi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- GV:Cung cấp một số bài tập
- HS: Thực hiện
- Hướng dẫn H/s làm bài
- Đầu (2) Được dùng theo nghĩa gốc
- Đầu (4) Dùng theo nghĩa tu từ
- Đầu (1), (3) Dùng theo nghĩa từ vựng
 - Đầu (1)(3),(4)-> Chuyển nghĩa
I. Từ đơn, từ phức:
1- Từ đơn: Là từ chỉ có 1 tiếng: gà, vịt, nhà, cây, xe ,trời
- Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên: 2 loại
+ Từ ghép: Được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: 
 VD: Nhà cửa,quần áo, cây cỏ
 + Từ láy: Được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào
* Bài tập 2: SGK/122
- Từ ghép: Giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn, ngặt nghèo
- Từ láy: Nho nhỏ, gật gự, lạnh lung, xa xụi, lấp lánh
II. Thành ngữ:
1. Khái niệm: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng.
2. Bài tập
* Bài tập 2: SGK/123 mục II
- Tổ hợp từ là thành ngữ: b, c, d, e
+ " Đánh trống bỏ dùi": làm việc không đến nơi, bỏ dở, thiếu trách nhiệm
+ "Chó treo mèo đậy": Muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại
+ "Được voi đòi tiên": Tham lam được cái này muốn cái khác hơn
+ "Nước mắt cá sấu": sự thông cảm thương xót, giả dối nhằm đánh lừa
- Tục ngữ: "Gần mựcthì rạng": Hoàn cảnh, môi trường XH có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.
*Bài tập 3:
- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
 + Đầu voi đuôi chuột: Công việc lúc đầu làm tốt nhưng cuối cùng lại không ra gì?
+ Như chó với mèo: Xung khắc, không hợp nhau
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
+ Cây nhà lá vườn: Những thức rau, hoa, quả do nhà trồng được (không cầu kì, bày vẽ)
+ Cưỡi ngựa xem hoa: Việc làm mang tính chất hình thức, không có hiệu quả cao
III. Nghĩa của từ:
1. Khái niệm : 
- Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị
- Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể
2. Bài tập:
*Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
- Nghĩa của từ mẹ là: "Người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con"
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;
1. Khái niệm: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc
2. Bài tập: 
*Bài tập 1: 
- Giải thích các thành ngữ sau trong "Truyện Kiều"
- "Cá chậu chim lồng": Chỉ hạng người tầm thường cam chịu sống trong vùng giam hãm, cầu thực:
- Lá thắm chỉ hồng: việc xe duyờn vợ chồng, việc nhân duyên do trời định
* Bài tập 2:
 - " Đầu súng trăng treo" (1)
- " Ngồi đầu cầu nước trong như ngọc" (2)
- " Trên đầu những rác cùng rơm" (3)
- " Đầu xanh có tội tình gì" (4)
*.Củng cố:Làm BT2/124
*Về nhà: 
- HS bổ sung vào bảng hệ thống hoá về từ vựng và hoàn chỉnh các bài tập.
- Tiếp tục lập bảng hệ thống hoá về từ vựng( tiết 44)
- Ôn tập và tìm thêm các ví dụ minh hoạ cho nội dung của tiết 43.
. RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 9 (Từ ngày 10/10 đến 15/10) 
TIẾT 45 
 Ngày soạn: 8/10
 Ngày dạy: ........../10/2011
Văn bản : TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (TT) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng.
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp , đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
*. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Các cách phát triển của từ vựng tiếng việt.
 2. Kĩ năng: 
-Nhận diện các từ mượn,từ Hán việt ;thuật ngữ ,biệt ngữ xã hội.
-Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp ,đọc -hiểu và tạo lập văn bản .
* GDKN SỐNG:- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
 3. Thái độ: 
 - Tích cực học tập trau dồi thêm kiến thức từ vựng.
B.CHUẨN BỊ:
1/GV: SGK, SGV lớp 6, 7, 8, 9 - Soạn giáo án- Thiết bị dạy học;Chuẩn KTKN
* Phương pháp, kĩ thuật.
- Phân tích qui nạp, nêu vấn đề, phát vấn đàm thoại, thực hành luyện tập.
- Động não, khăn phủ bàn, mảnh ghép.
2/HS: SGK lớp 6, 7, 8, 9 – lập bảng ôn tập.
C.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
. Ổn định: 
 . Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s(Kết hợp kiểm tra kiến thức cũ trong nội dung tiết học)
GV yêu cầu HS xác định các đơn vị kiến thức trong tiết 43- nhắc lại khái niệm...
GV kiểm tra bảng ôn tập của HS.
 . Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Để củng cố các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng , từ đó các em có thể nhận diện và vận dụng khái niệm , hiện tượng một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1: Từ đồng âm. Từ đồng nghĩa. Từ trái nghĩa. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Trường từ vựng
* Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích qui nạp, thảo luận. 
 ? Thế nào là từ đồng âm?
? Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm? Cho VD?
 - HS: Làm bài tập (mục V/SGK 124)
Hoạt động 2
* Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích qui nạp, thảo luận.
? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD?
HD H/s làm bài tập mục VI.
- Chọn cách hiểu đúng trong những cách sau đây? Giải thích vì sao lại chọn như vậy?
- Đọc yêu cầu BT 3
- Trình bày miệng trước lớp
Hoạt động3
* Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích qui nạp, thảo luận.
? Nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa? Cho VD
- HS: Đọc yêu cầu BT
- HS: Trình bày trước lớp
- GV: Diễn giảng thêm
- Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình (trái nghĩa lượng phân: biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ: Rất, hơi, lắm, quá)
- Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo (trái nghĩa thang độ: biểu thị khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quá)
Hoạt động 4
* Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích qui nạp, thảo luận.
? Nêu khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Cho VD
- HS: 1 HS lên bảng, lập bảng hệ thống
- 1 H/s trình bày miệng
- H/s: Khác bổ sung
? Nhắc lại khái niệm trường từ vựng? Cho VD?
- HD H/s làm BT
- HS: Trình bày trước lớp
* bài tập:
Hoạt động 5
* Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích qui nạp, thảo luận.
- 2 từ cùng trường từ vựng là tắm - Bể -> Tăng giá trị biểu cảm của câu nói, tăng sức tố cáo tội ác thực dân Pháp
- GV: Hướng dẫn H/s làm bài
* Bài tập 2: Tìm các từ trái nghĩa trong 6 câu đầu trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích", chỉ ra tác dụng của chúng
V.Từ đồng âm:
1. Khái niệm: 
- Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau
- Từ đồng âm: Ý nghĩa của các từ này không có mối liên hệ với nhau
- Từ nhiều nghĩa: các nghĩa khác nhau của từ có liên quan đến nhau.
2. Bài tập:
 *Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa:
- Lá 1: nghĩa gốc, Lá 2 (lá phổi): Mang nghĩa chuyển
- Đường 1: Đường ra trận, Đường 2: Như đường 
=> Từ đồng âm-> Nghĩa khác nhau, không có nghĩa
VI.Từ đồng nghĩa:
1. Khái niệm: 
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
-VD: máy bay- phi cơ
- Hi sinh- chết- bỏ mạng- mất.
2. Bài tập: 
*Bài tập 2:
- Chọn cách hiểu d: "các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng"
*Bài tập 3:
- Khi người ta đã ngoài 70 xuân-> Từ xuân thay thế cho từ tuổi
=> Xuân một mùa trong năm đồng nghĩa 1 tuổi ( Lấy bộ phận để chỉ toàn thể - hình thức chuyển nghĩa theo hình thức hoán dụ )
- Từ xuân ở đây được sử dụng để tránh lặp từ, đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả
VII. Từ trái nghĩa
1. Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó
VD: Già >< Trẻ ( độ tuổi)
2. Bài tập:
*Bài tập 1:
 - Cặp từ có quan hệ trái nghĩa:
 Xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp
*Bài tập 2:
- Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình 
- Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo 
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
Khái niệm
Từ ngữ nghĩa rộng
Từ ngữ nghĩa hẹp
VD: Động vật: chó, mèo, gà, lợn
2. Bài tập :
- Từ: Từ đơn và từ phức
- Từ phức: Từ ghép và từ láy
 + Từ ghép: Chính phụ + đẳng lập
 + Từ láy: Láy toàn bộ + láy bộ phận
 Láy bộ phận: Láy âm và láy vần
- Giải thích nghĩa của những từ trong sơ đồ 
VD: Từ láy âm là từ láy các bộ phận phụ âm đầu
IX. Trường từ vựng
1. Khái niệm. VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút
2. Bài tập:
* Bài tập 1: Tìm các từ và cụm từ đồng nghĩa với chị Dậu qua lời dẫn truyện của tác giả trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
*Hoạt động 6-Hướng dẫn HS luyện tập tổng hợp.
* Phương pháp : Nêu vấn đề, phát vấn đàm thoại.
GV treo bảng sơ đồ SGK /126<BT2 mục 8
HS lên bảng điền
BT2/126 mục 9
Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc dáo trong cách dùng từ
Gợi ý:Tác giả dùng 2 trường từ vựng:tắmvà bể
-Nơi chứa nươc:Bể , ao, hồ, sông
-Công dụng :Tắm , rửa, uống
-Hình thức của nước:xanh, trong, xanh biếc, trong vắt
-Tính chất:mềm mại, mát mẻ
 Tác dụng làm cho câu văn có hình ảnh sinh động có giá trị tố cáo mạnh mẽ
.Củng cố:- Hệ thống bài	
- Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
- Từ nhiều nghĩa: 
- Các nội dung: : Từ, đồng âm, , trường từ vựng
 + Ôn lại các nội dung đó học Làm các bài tập 
 .Dặn dò :
Dựa vào bảng hệ thống về từ vựng, học thuộc các khái niệm thuộc nội dung bài ôn tập.
Chuẩn bị tiết 45: Chữa bài để chuẩn bị cho tiết trả bài.
HD: Chữa các lỗi GV đã gạch chân trong bài viết: dùng từ, chính tả, chấm câu.
 - Về nhà ôn lại tất cả bài văn trung đại -tiết sau kiểm tra 1 tiết 
. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_7_8_gv_dam_thi_phuong.doc