Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần: 7

Tiết: 31

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1. Kiến thức:

- Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được vẽ đẹp của tấm lòng thủy chung, nhân hậu của nàng.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyên Du, diễn biến tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Qua cuộc thương lượng mua bán Kiều, hiểu biết về một loại người mới xuất hiện trong xã hội phong kiến suy tàn. Đó là bọn buôn bán trên thân xác người phụ nữ.

- Thấy được nổi đau đớn ê chề, thân phận bi kịch của Thúy Kiều khi phải bán mình chuộc cha. Đó cũng là số phận chung của vô vàn người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

2. Kỹ năng

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu.

3. Thái độ:

- Đúng đắn về lòng chung thủy trước sau như một khi nghĩ về người phụ nữ

- Đồng cảm, yêu thương, trân trọng người phụ nữ.

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29 /10/2009
Ngày dạy: 03/10/2009
Tuần: 7
Tiết: 31
Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 Nguyễn Du
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được vẽ đẹp của tấm lòng thủy chung, nhân hậu của nàng.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyên Du, diễn biến tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Qua cuộc thương lượng mua bán Kiều, hiểu biết về một loại người mới xuất hiện trong xã hội phong kiến suy tàn. Đó là bọn buôn bán trên thân xác người phụ nữ.
- Thấy được nổi đau đớn ê chề, thân phận bi kịch của Thúy Kiều khi phải bán mình chuộc cha. Đó cũng là số phận chung của vô vàn người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
2. Kỹ năng
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu.
3. Thái độ: 
- Đúng đắn về lòng chung thủy trước sau như một khi nghĩ về người phụ nữ
- Đồng cảm, yêu thương, trân trọng người phụ nữ.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Bồi dưỡng Ngữ văn 9, ảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích, bảng phụ.
-Học sinh:
Đọc văn bản, trả lời các Đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài cũ của học sinh, định hướng bài mới.
1.Kiểm tra bài cũ.
-Những từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ có giá trị gì?
a.Miêu tả cảnh vật lúc chị em ra về.
b.Bộc lộû tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến.
c.Phản ánh tình cảm yêu thiên nhiên.
d.Vừa tả cảnh, vừa bộc lộ tâm trạng. 
-Đọc thuộc lòng 10 câu thơ trong phần trích và nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của phần trích.
HS thực hiện theo yêu cầu
-Nội dung bài học.
-Chọn câu c.
2.Giới thiệu bài mới.
 Ngoài bút pháp ước lệ, nhà thơ rất thành công khi sử dụng ngôn ngữ độc thoại, tả cảnh ngụ tình để miêu tả nhân vật của mình “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn thơ sử dụng nghệ thuật như thế.
HS lắng nghe, ghi bài.
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu giới thiệu chung.(3’)
I. Giới thiệu chung. 
1. Tác giả.
ơMục tiêu: Nhận biết được vị trí của đoạn trích.
-Nguyễn Du.
-Cho biết vị trí của đoạn trích ?
-GV: Tóm tắt sơ lược để HS nắm vị trí đoạn trích.
-Cho HS giải thích từ khó.
HS trình bày :
-Đoạn trích thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc của tác phẩm Truyện Kiều.
HS đọc chú thích.
2. Tác phẩm.
-Đoạn trích thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc của tác phẩm Truyện Kiều.
HĐ3:Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.(30’)
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản.
MT: HS cảm nhận được tâm trạng và nỗi nhớ thương của Thúy Kiều; phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
-GV hướng dẫn đọc: giọng chậm, buồn, nhấn mạnh ở các từ bẽ bàng, điệp ngữ buồn trông.
-GV đọc trước đoạn 1 (6 câu đầu)
-Cho HS đọc tiếp phần còn lại. 
-Hãy nêu bố cục đoạn trích ?
-GV treo bảng phụ chốt nội dung.
+ Sáu câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều.
+ Tám câu tiếp: Nỗi thương nhớ chàng Kim, nhớ thương cha mẹ của Kiều. 
+ Tám câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
-Cho HS đọc 6 câu thơ đầu SGK 93.
-Em hiểu gì về hai chữ “khóa xuân” trong câu thơ mở đầu đoạn trích ?
-Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích được vẽ ra qua những chi tiết 
nào ? 
-Tâm trạng của Kiều lúc này được thể hiện qua chi tiết nào ?Từ tâm trạng bẽ bàng gợi cho em suy nghĩ gì ?
-Nhận xét gì về hoàn cảnh của Kiều.
-GV cho HS đọc 8 câu thơ tiếp theo
Ở 8 câu thơ vừa đọc tác giả không tả cảnh mà tả tâm trạng.
-Cho biết tâm trạng của Kiều ?
-Trong trường hợp này Kiều nhớ ai trước ? Vì sao?
-Qua từ “sân lai:, “gốc tử”, Kiều đề cập đến vấn đề gì?
-Qua nỗi nhớ của Kiều ta hiểu nàng là người như thế nào ?
-Cho HS đọc tám câu thơ cuối
-Ở đoạn cuối này tác giả tả những cảnh nổi bật nào ?
-Em có nhận xét gì về cách tả cảnh của nhà thơ ? 
- Từ ngữ tác giả sử dụng đắt nhất ở đây là từ ngữ nào ? Việc lặp lại điệp ngữ “buồn trông” như thế nhằm mục đích gì ? 
-Biểu hiện của cảnh phù hợp với trạng thái tình cảm của Kiều. Trạng thái gì ?
-GV chốt lại: Ta thấy tất cả đều có, nhưng tất cả đều thê lương mỗi cảnh đều chứa nét chung -> gợi tâm trạng. Biệt tài Nguyễn Du tả kết hợp gợi, từ cảnh gợi tình độc đáo.
-Nêu thành công và nghệ thuật nội dung đoạn cuối?
ơBình – Chốt: Tám câu thơ cuối là những cảm nhận phù du về tương lai vô vọng và vô định, vô nghĩa của kiếp người. Điều này không phải ngẫu nhiên. Vì bản thân đang là con mồi cho tạo hóa vùi dập. Vì lòng thương của nàng bất lực. Cuộc đời đó với nàng còn có nghĩa gì đâu.
HS đọc đúng giọng.
HS chia bố cục : 
-Đoạn trích chia làm ba phần.
HS đọc đoạn thơ, trả lời :
- Khóa xuân -> bị giam lỏng.
-Những chi tiết về không gian, thời gian.
HS trả lời :
- Tâm trạng bẽ bàng.
-> sự chán ngán, tủi buồn
HS nhận xét :
-Kiều rơi vào cảnh cô đơn, tuyệt đối. 
HS đọc đoạn thơ.
HS trình bày :
-Tâm trạng nhớ chàng Kim, nhớ cha mẹ -> nỗi nhớ này được diễn tả qua suy nghĩ của Kiều -> ngôn ngữ độc thoại 
HS trả lời :
-Kiều là người có hiếu và có tình.
HS đọc – trả lời :
-Tả cảnh vật xung quanh lầu Ngưng Bích.
HS nhận xét :
-Cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động.
HS trình bày :
-Việc lặp lại “buồn trông” mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn. Nó đã trở thành điệp khúc của tâm trạng.
HS khái quát – trình bày :
-Nỗi buồn tha hương, sự bàng hoàng lo sợ cho ngày sắp tới.
HS nêu ý kiến :
-Tả cảnh ngụ tình.
2. Bố cục.
+ Sáu câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều.
+ Tám câu tiếp: Nỗi thương nhớ chàng Kim, nhớ thương cha mẹ của Kiều. 
+ Tám câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
3. Tìm hiểu văn bản.
a. Hoàn cảnh Thúy Kiều nơi lầu Ngưng Bích. 
- Khóa xuân -> bị giam lỏng.
- Bẽ bàng.
-> Kiều rơi vào cảnh cô đơn, tuyệt đối. 
b. Nỗi nhớ thương của Kiều .
- Nhớ chàng Kim: nhớ lời thề đôi lứa 
- Nhớ cha mẹ: Kiều tự trách mình không chăm sóc được cho cha mẹ lúc tuổi già.
-> Ngôn ngữ độc thoại, thành ngữ, điển tích
=> Kiều là người tình chung thủy, người con hiếu thảo, giàu lòng vị tha.
c. Tâm trạng Thúy Kiều.
-Điệp từ “buồn trông”:
+Cánh buồm thấp thoáng
 xa xa -> cô đơn. 
+Hoa trôi man mác 
-> số phận lênh đênh. 
+Nội cỏ rầu rầu 
-> sự bi thương. 
+Tiếng sóng ầm ầm
 -> lo âu, hãi hùng. 
-> tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ. 
=> Nỗi buồn tha hương, sự bàng hoàng lo sợ cho ngày sắp tới.
- GV cho HS quan sát tranh Kiều ở lầu Ngưng Bích.
HS quan sát
HĐ4:Hướng dẫn HS tổng kết.(5’)
III. Tổng kết.
ơMục tiêu: Khái quát được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
1.Nội dung.
-Nêu những nét thành công về nghệ thuật nội dung đoạn trích.
ơBình chung: Cả phần trích là một bức tranh Nửa tình nửa cảnh hết sức đặc sắc qua ngòi bút miêu tả nội tâm bậc thầy của Nguyễn Du.
HS khái quát – trình bày.
HS lắng nghe
Đoạn trích thể hiện cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng chung thủy của, hiếu thảo của thúy 
Kiều.
2.Nghệ thuật.
Điệp ngữ, từ láy được sử dụng thành công; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
HĐ5:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
- Học thuộc văn bản, và nội dung phân tích.
- Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn bản tự sự.
+ Đọc ngữ liệu, tìm hiểu yếu tố miêu tả, nêu tác dụng. Thử bỏ các yếu tố miêu tả đoạn trích sẽ như thế nào?
+ Tham khảo trước bài tập 1.
Ghi nhận, thực hiện ở nhà
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 29/10/2009
Ngày dạy: 03/10/2009
Tuần: 7
Tiết: 32
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
-Giúp học sinh biết kết hợp miêu tả hành động sự việc, cảnh vật và con người trong bài văn tự sự.
2. Kỹ năng
-Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản. 
3. Thái độ: 
- Qua những văn bản tự sự hiểu thêm về xã hội, cuộc sống con người được miêu tả, được kể qua lời văn của người viết văn bản.
- Tôn trọng, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Bồi dưỡng Ngữ văn 9.
-Học sinh:
Đọc ngữ liệu, trả lời các nội dung gợi ý.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài cũ của học sinh, định hướng bài mới.
1.Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 
HS thực hiện theo yêu cầu
2.Giới thiệu bài mới.
Hiện thực cuộc sống được tái hiện có cụ thể, sinh động không ngoài phương thức tự sự còn tùy thuộc vào các yếu tố khác, trong đó có yếu tố miêu tả ® có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự ® bài mới.
HS lắng nghe, ghi bài.
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.(15’)
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
1.Tìm hiểu đoạn trích.
ơMục tiêu: Nhận biết được yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự và tác dụng của yếu tố miêu tả.
 -GV: Gọi HS đọc đoạn trích SGK 91 trả lời các câu hỏi a, b, / 2. 
-GV treo bảng phụ có nội dung 2c. Cho HS so sánh với đoạn trích trên rút ra nhận xét. 
-Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự ?
-GV cho HS đọc ghi nhớ SGK 92.
HS đọc, trả lời, bổ sung :
a. Đoạn trích kể về việc Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi 
b. Các chi tiết miêu tả 
- Quang Trung cưỡi voi
- Thái thú Sầm Nghi Đống tự tử.
HS quan sát – nhận xét :
-Nếu chỉ kể sư ... án từ.
+ Đọc ngữ liệu tìm hiểu nội dung mục I, II.
+ Xem trước nội dung luyện tập.
Ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 05/10/2009
Ngày dạy: 08/10/2009
Tuần: 7
Tiết: 33
TRAU DỒI VỐN TỪ
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
-Giúp học sinh hiểu được tầm quan trong của việc trau dồi vốn từ. Muốn trao dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ, phải biết cách làm tăng vốn từ về mặt số lượng.
2. Kỹ năng
-Rèn luyện kỹ năng mở rộng vốn từ và sử dụng vốn từ chính xác trong giao tiếp và viết văn bản.
 3. Thái độ: 
- Đúng đắn, chính xác khi sử dụng vốn từ
- Tôn trọng và tự hào ngôn ngữ Tiếng Việt
- Giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Bồi dưỡng Ngữ văn 9, bảng phụ.
-Học sinh:
Đọc ngữ liệu, trả lời các nội dung gợi ý.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài cũ của học sinh, định hướng bài mới.
1.Kiểm tra bài cũ.
1. Từ muối trong câu nào sau đây là thuật ngữ?
a. Tay bưng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
b. Muối là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
c. Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn.
d. Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. ( bảng phụ )
2. Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ? Vận dụng kiến thức về thuật ngữ để giải thích bài tập 1.
Thực hiện theo yêu cầu
-Chọn câu b
-Nội dung ghi nhớ
2.Giới thiệu bài mới.
 Như chúng ta biết, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. Muốn diễn đạt chính xác một vấn đề nào đó chúng ta phải hiểu rõ nghĩa của từ, cách dùng từ. Đó cũng chính là một trong những cách trau dồi vốn từ.
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu rèn luyện vốn từ để nắm vững nghĩa nghĩa của từ ngữ và cách dùng từ.(15’)
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. 
1. Trả lời các câu hỏi.
ơMục tiêu: HS biết đước cách trau dồi vốn từ là nắm được nghĩa của từ và sử dụng một cách đúng đắng..
Ví dụ 1
-Cho HS đọc đoạn văn SGK 99.
-Đoạn văn vừa đọc có mấy ý ? Đó là những ý nào?
-Cho HS đọc câu 2 SGK/100.
-Chỉ ra lỗi diễn đạt trong các câu trên ? Vì sao có những lỗi sai này ?
-Vậy để dùng tốt tiếng ta trước hết ta phải làm gì ?
-Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
HS đọc đoạn văn, khái quát vấn đề : có hai ý.
HS đọc và trả lời :
a.Đã dùng từ “thắng cảnh” thì không dùng từ đẹp.
b. Không dùng từ “dự đoán”(thường nói đến tương lai) nên dùng từ “phỏng đoán”.
c. Không dùng từ “đẩy mạnh qui mô” mà dùng “mở rộng qui mô”.
HS khái quát – trình bày :
-Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
HS đọc ghi nhớ
-Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu va đẹp.
-Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình, biết vận dụng vốn từ một cách nhuần nhuyễn.
Ví dụ 2.
a. Đã dùng từ “thắng cảnh” thì không dùng từ đẹp.
b. Không dùng từ “dự đoán”(thường nói đến tương lai) nên dùng từ “phỏng đoán”.
c. Không dùng từ “đẩy mạnh qui mô” mà dùng “mở rộng qui mô”.
2. Ghi nhớ: 
 Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước tiên cần trau dồi vốn từ. Rèùn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
HĐ3:Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu rèn luyện vốn từ là để tăng vốn từ .(15’)
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
ơMục tiêu: Giúp HS hiểu được trau dồi vốn từ là là học hỏi từ vốn từ của nhân dân trong cuộc sống hàng ngày.
-Cho HS đọc đoạn văn.
-Theo em nhà văn Tô Hoài đã nêu quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du như thế nào ? 
-Để làm tăng vốn từ ta phải làm như thế nào ? 
-GV chốt lại – Cho HS đọc ghi nhớ SGK 101. 
HS đọc đoạn văn
HS trình bày :
-Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
HS khái quát – trình bày:
-Cần phải học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết, thương xuyên phải trau dồi vốn từ.
HS đọc ghi nhớ
1. Tìm hiểu ví dụ.
-Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
-Cần phải học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết, thương xuyên phải trau dồi vốn từ.
2. Ghi nhớ.
Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
HĐ4:Hướng dẫn HS thực hiện nội dung luyện tập.(52’)
III. Luyện tập.
ơMục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực hành bài tập.
-Cho HS đọc – nêu yêu cầu bài tập 1, thực hiện theo cá nhân.
-Cho HS đọc – nêu yêu cầu bài tập 2.
-GV thực hiện một vài ví dụ – phần còn lại học sinh làm miệng.
-GV : Hướng dẫn HS thực hiện phần 
b. Đồng
 . Đồng (cùng nhau, giống nhau): đồng âm (âm giống nhau, đồng bào (người cùng nòi giống), đồng bộ (phối hợp tốt).
 . Đồng (trẻ em): đồng ấu (trẻ em khoảng 6 -7 tuổi), đồng thoại (truyện viết cho trẻ em).
-Cho HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 3.
 ( GV treo bảng phụ cho học sinh trực tiếp sửa)
 -Cho học sinh đọc – nêu ý kiến bài tập 5.
-GV chốt nội dung chính.
HS thực hiện cá nhân.
- Hậu quả: kết quả xấu. 
- Đạt: chiếm được phần thắng.
- Tinh tú: sao trên trời.
HS đọc thực hiện bài tập, trình bày, bổ sung :
a. Tuyệt:
- Tuyệt (dứt, không còn)
 .Tuyệt chủng: bị mất hẳn giống nòi 
 .Tuyệt tự: không người nối dõi 
- Tuyệt (cực kỳ, nhất)
 .Tuyệt đỉnh: điểm cao nhất
 .Tuyệt mật: cần được giữ bí mật tuyệt đối. 
HS đọc – sửa trực tiếp trên bảng phụ.
HS đọc – nêu ý kiến
Bài tập 1. Chọn cách giải thích đúng:
- Hậu quả: kết quả xấu. 
- Đạt: chiếm được phần thắng.
- Tinh tú: sao trên trời.
Bài tập 2. Xác định nghĩa yếu tố Hán Việt:
a. Tuyệt:
- Tuyệt (dứt, không còn)
 .Tuyệt chủng: bị mất hẳn giống nòi. 
 .Tuyệt tự: không người nối dõi. 
- Tuyệt (cực kỳ, nhất)
 .Tuyệt đỉnh: điểm cao nhất.
 .Tuyệt mật: cần được giữ bí mật tuyệt đối.
Bài tập 3. Sửa lỗi dùng từ trong câu:
a. Về khuya đường phố rất yên tĩnh.
b. Trong thời kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao
c. Những hoạt động  rất xúc động hoặc cảm phục.
Bài tập 5. Nêu cách tăng vốn từ:
- Chú ý quan sát lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin, phát thanh, truyền hình. 
- Đọc sách báo, nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
- Ghi chép lại những từ ngữ mới được nghe, được đọc, gặp từ ngữ khó tra từ điển hoặc hỏi thầy cô giáo.
HĐ5:Hướng dẫn công việc ở nhà.(3’)
-Học bài, có định hướng cụ thể trong việc trau dồi vốn từ trong giao tiếp, trong học tập, trong tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng.
-Chuẩn bị Viết bài Tập làm văn sô 2.
+Tìm hiểu đề, tìm ý cho các đề ở SGK.
+Xem lại việc vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự; định hướng sử dụng các yếu tố đó cho từng đề cụ thể.
HS ghi nhận, thực hiện.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 02 /10/2009
Ngày dạy: 05/10/2009
Tuần: 7
Tiết: 34, 35
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
-Thông qua thực hành viết bài, biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng miêu tả ( tả cảnh, tả người, tả hành động ).
2. Kỹ năng
-Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày, kỹ năng sử dụng từ ngữ.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Những bài văn mẫu lớp 9, chọn đề.
-Học sinh:
Xem lại cách thức làm văn thuyết minh, tham khảo những đề văn SGK, chuẩn bị giấy kiểm tra.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Ổ định tổ chức.( 5’)
-GV ổn định và sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh.
-Nêu yêu cầu của hai tiết hôm nay.
HS thực hiện theo yêu cầu.
HĐ2:Cho học sinh tiến hành viết bài.( 80’)
ơMục tiêu:Rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự có sử dụng yếu tố nghệ thuật và miêu tả.
-GV chép đề lên bảng, yêu cầu học sinh bắt đầu viết bài.
-GV yêu cầu học sinh làm bài nghiêm túc.
-GV theo dõi học sinh làm bài.
HS chép đề bài
HS viết bài đúng yêu cầu và nghiêm túc.
Đề: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Dàn bài
1. Mở bài:
-Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ và vị trí của mình khi viết thư cho bạn.
2. Thân bài:
-Miêu tả cảnh tượng ngôi trường và những thay đổi (chú ý gắn với hoàn cảnh ngày hè).
+Nhà trường, lớp học như thế nào.
+Cây cối ra sao.
+Cảnh thiên nhiên như thế nào?
-Tâm trạng của mình.
+Trực tiếp xúc động như thế nào.
+Kỉ niệm gợi về là gì.
+Kỉ niệm với người viết thư.
-Gặp ai (bác bảo vệ hay học sinh ngày hè)
-Kết thúc buổi thăm như thế nào.
3. Kết bài:
-Suy nghĩ gì về ngôi trường.
-Hứa hẹn với bạn bè ngày họp lớp.
-Kết thúc bức thư.
-GV thu bài nhận xét quá trình làm bài của học sinh.
HS nộp bài đúng thời gian qui định.
HĐ3:Hướng dẫn công việc ở nhà.(5’)
1. Rèn luyện thêâm kiểu bài tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
2. Chuẩn bị văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều.
+ Đọc văn bản, tìm hiểu các chú thích.
+ Thực hiện các câu hỏi đọc – hiểu văn bản (chú ý nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động).
HS ghi nhận, thực hiện.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_7_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_th.doc