Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 7 - Vũ Xuân Đông - Trường THCS Yên Bình

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 7 - Vũ Xuân Đông - Trường THCS Yên Bình

Tuần 7

Ngày soạn :1/10/2011

Ngày giảng : Tiết 28

CẢNH NGÀY XUÂN

A- Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức : HS nắm đ¬ược nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp tả, gợi, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình để tả một ngày cuối xuân với những đặc điểm riêng. Qua cảnh vật phần nào nói lên tâm trạng nhân vật.

- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng, quan sát, tưởng t¬ượng trong khi làm văn miêu tả, phân tích hình ảnh giàu chất tạo hình để tả cảnh thiên nhiên.

- Cảm nhận tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong đoạn trích

- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.

 3. Thái độ : Thấy được tài năng của Nguyễn Du trong cách miêu tả

B – Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Giao tiếp: trao đổi về vẻ đẹp mùa xuân, lễ hội

- Suy nghĩ: đánh giá vể vẻ đẹp của cảnh thiên với số phận con người

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 7 - Vũ Xuân Đông - Trường THCS Yên Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn :1/10/2011
Ngày giảng :
Tiết 28
CẢNH NGÀY XUÂN
A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : 
HS nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp tả, gợi, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình để tả một ngày cuối xuân với những đặc điểm riêng. Qua cảnh vật phần nào nói lên tâm trạng nhân vật.
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi
2. Kĩ năng : 
Rèn kĩ năng, quan sát, tưởng tượng trong khi làm văn miêu tả, phân tích hình ảnh giàu chất tạo hình để tả cảnh thiên nhiên.
- Cảm nhận tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong đoạn trích
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
 3. Thái độ : 
Thấy được tài năng của Nguyễn Du trong cách miêu tả
B – Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trao đổi về vẻ đẹp mùa xuân, lễ hội
- Suy nghĩ: đánh giá vể vẻ đẹp của cảnh thiên với số phận con người
C. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học/ Phương tiện dạy học
- Minh hoạ bằng tranh ảnh
- Động não: suy nghĩ về vẻ đẹp của mùa xuân
- Tranh ảnh minh hoạ về cảnh ngày xuân, hình ảnh Thuý Vân – Thuý Kiều
D - Tiến trình tổ chức các hoạt động
 1 Ổn định tổ chức
9A /40 9 B /35 9C /34
 2. Kiểm tra
 Đọc thuộc lòng đoạn trích
 Chân dung Thuý Kiều
 3. Bài mới
 HĐ1 KĐ: Nguyễn Du không chỉ là một bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả người mà còn tài năng trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Sau bức chân dung chị em Thuý Kiều là bức tranh mùa xuân tháng 3 tuyệt vời
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 Khám phá và kết nối
 GV cho HS đọc
? Vị trí của đoạn trích
? Đoạn trích có thể dược chia ra làm mấy phần? Nội dung từng phần
?Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân
- Không gian, thời gian
- Cảnh vật
- Màu sắc
 Cảm nhận của em qua cách miêu tả của Nguyễn Du
? Khung cảnh Lễ– hội được miêu tả như thế nào
GV gợi ý: Hoạt động, không khí của hạot động
Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội?
?Cảnh vật, không khí lễ hội lúc chị em Kiều ra về
Gv :Cái nao nao tâm trạng của con người trước cảnh vật. Tình cảm của con người cũng như sự uốn lượn của dòng nước lúc vui lúc buồn, lúc trôi chảy vô định không biết đâu là bến bờ 
 Sẽ gặp mộ Đạm Tiên
 Sẽ gặp chàng Kim 
Tổng kết
 Gv viên tóm lược về cách sử dụng từ ngữ. Cho HS đọc ghi nhớ
I.Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
- Vị trí : Sau đoạn trích Chị em Thuý Kiều
3. Bố cục
- Phần 1(4 câu thơ đầu): Khung cảnh ngày xuân
- Phần 2(8 câu thơ tiếp) Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
- Phần3(6 câu thơ cuối): Cảnh chị em Kiều du xuân trở về
II- Tìm hiểu đoạn trích
1. Bốn câu thơ đầu
- Không gian và thời gian: Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã sang tháng 3
- Cảnh vât:
+ Thảm cỏ xanh tươi trải rộng tới chân trời làm nền cho bức tranh xuân
+ Điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng
Màu sắc hài hoà gợi vẻ đẹp mới mẻ tinh khôi giàu sức sống. Chữ điểm làm cho cảnh vật sống động chứ không tĩnh lặng
2. Tám câu thơ tiếp theo
- Hoạt động:
+ Lễ Tảo mộ: viếng mộ, quét tước phần mộ
+ Hội đạp thanh: Đi chơi xuân
- Không khí lễ hội:
+ Danh từ: yến anh, tài tử, giai nhân
Gợi sự đông vui
+ Động từ: sắm sửa, dập dìu Gợi sự rộn ràng náo nhiệt
+ Tính từ: Gần xa, nô nức, Tâm trạng vui tươi náo nức của người tham gia lễ hội.
* Lễ hội mùa xuân tấp nập, nhộn nhịp. Đây là lễ hội xa xưa có sắm sửa quần áo đi vui hội đạp thanh, rắc những thoi vàng vó đốt tiền giấy tưởng nhớ người đã khuất Hoài vọng quá khứ, ước vọng về tương lai
3. Sáu câu thơ cuối
- Không khí lễ hội vẫn còn nhưng lặng dần, nhạt dần:
+ Mặt trời từ từ ngả về tây
+ Bước chân người thơ thẩn
- Từ láy: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” .. không chỉ biểu đạt sắc thái của cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng. Cảm giác xao xuyến bâng khuâng của một ngày xuân dan còn mà có sự linh cảm về một điều sắp xảy ra đã xuất hiện
 HĐ3 Vận dụng
- Củng cố: Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du: Trong cảnh có tình
- HDVN: Soạn bài Thuật ngữ
-------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 1/10/2011
Ngày giảng :
Tiết 32
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : 
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản
- Vai trò tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng phát hiện và phân tích tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3. Thái độ : 
Tích cực vận dụng kiến thức vào làm văn
B – Kĩ năng sống được giáo dục
- Kĩ năng lắng nghe tích cực: các câu trả lời của HS
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin: về việc tìm các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
- Kĩ năng hợp tác: cùng chung sức làm việc theo nhóm
C- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Động não, viết tích cực
- Phương tiện dạy học: 
D- Tổ chức các hoạt động dạy – học
 1. ổn định tổ chức
9A /40 9 B /35 9C /33
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới
 HĐ1: Khởi động: Văn bản tự sự kể về sự việc , nhân vật. Muốn cho sự việc nhân vật rõ ràng đầy đủ về hình dáng, cử chỉ thì phải sử dụng yếu tố miêu tả.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 Khám phá và kết nối
- GV cho HS đọc đoạn trích
- HS trả lời mục I – 2
? Đoạn trích kể về trận đánh nào.
 Vua Quang Trung làm gì, xuất hiện ntn?
? Chỉ ra yếu tố miêu tả
? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện đối tượng nào.
? Nếu chỉ kể lại nội dung thì có làm nổi bật được hình ảnh vua Quang Trung, trận đánh không?
 Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
 Ghi nhớ SGK(92)
HĐ3 Luyện tập
BT 1 Gv cho h/s đọc văn bản
 Tìm yếu tố miêu tả
H/s tự phân tích giá trị dựa vào bài học trên lớp
GV chia H/s làm các nhóm
Nhóm 1,2,3 làm bài tập 2
Nhóm 4,5,6 làm bài tập 3
 GV cho các nhóm trình bày
 HS nhận xét, bổ sung
I-Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
 1. Văn bản
Sgk
2. Trả lời
- Trận đánh đồn Ngọc Hồi, Vua Quang Trung là một vị tướng chỉ huy quân của mình
- Chi tiết miêu tả
+ ... lưng giắt dao ngắn...
+ Nhân có gió Bắc...... tự làm hại mình
+ Bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết
+ Quân Tây Sơn thừa thế chém giết ... thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
- Nếu chỉ kể câu chuyện khô khan, kém hấp dẫn vì mới chỉ là “việc gì xảy ra” chưa trả lời được “Việc đó xảy ra như thế nào” (Hình ảnh vua Quang Trung và trận đánh đồn Ngọc Hồi)
 *Tác dụng: Làm cho sự việc sinh động hấp dẫn
 -Vì có yếu tố miêu tả, làm rõ câu hỏi “nh thế nào?”
II – Luyện tập
1 Tìm yếu tố miêu tả trong các văn bản trích
a, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
 .............
 Làn thu thuỷ nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
 ... Ngày xuân con én đưa thoi
 ... Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
BT 2,3 Viết đoạn văn
HĐ4 Vận dụng 
- Củng cố: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
- HDVN: Hoàn chỉnh bài tập 2, 3
 Đọc trước bài Trau dồi vốn từ
----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 1/10/2011
Ngày giảng :
Tiết 33
TRAU DỒI VỐN TỪ
A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : 
Những định hướng chính để trau dồi vốn từ
2. Kĩ năng : 
Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh
3. Thái độ : 
Tích cực trau dồi vốn từ của mình
B – Kĩ năng sống được giáo dục
- Kĩ năng lắng nghe tích cực: các câu trả lời của HS
- Kĩ năng giao tiếp: qua việc rèn luyện trau dồi vốn từ ngữ
C- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Động não, viết tích cực, hỏi và trả lời, trình bày 1 phút
- Phương tiện dạy học: 
D- Tổ chức các hoạt động dạy – học
 1. Ổn định tổ chức
9A /40 9 B /35 9C /33
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới
HĐ1 Khởi động: Việc sử dụng từ ngữ trong nói và viết
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 Khám phá và kết nối
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng 
Hs đọc đoạn trích 
Trả lời câu hỏi SGK
Hs thảo luận trả lời 
Hs xác định lỗi trong các câu đã cho.
- Chữa lại cho đúng:
? Vì sao mắc lỗi ? Để biết dùng tiếng ta cần phải làm gì ?
- Cần biết chính xác nghĩa và từ mình sử dụng 
 - Muốn vậy phải biết chính xác nghĩa và cách dùng .
- Chốt lại ghi nhớ .
- Gv hướng dẫn tìm hiểu đoạn văn .
 - So sánh trau dồi vốn từ ở phần trên và trau dồi vốn từ của Nguyễn Du .
- Hệ thống kiến thức ghi nhớ.
HĐ 3 Luyện tập
Chọn cách giải thích đúng trong các trường hợp sau :
Giáo viên cho học sinh giải thích nghĩa của cách dùng từ ,sau đó cho vào các loại nghĩa .
Giáo viên giải thích .
Đồng bào : những người cùng giống nòi.
Đồng chí : người cừng chí hướng, trí tuệ .
- Sửa lỗi dùng từ ?
- Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên về Tiếng Việt là gì ?
I: Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ :
 1. Ý kiến của Phạm Văn Đồng 
 *Tiếng Việt: có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của chúng ta.
- Vì Tiếng việt rất giàu và đẹp và luôn luôn phát triển.
* Phát huy: 
- Mỗi người không ngừng trau dồi vốn từ.
- Biết vận dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt trong khi nói và viết.
* Vì : Đó là cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có hiệu quả nhất. Nó thể hiện lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, thông qua lời ăn tiếng nói hàng ngày.
2. Xác định lỗi diễn đạt 
a, Dùng thừa từ đẹp : thắng cảnh là cảnh đẹp .
b, Dùng sai từ dự đoán 
c, Dùng sai từ đẩy mạnh 
* Ghi nhớ: ( SGK ).
II/ Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
Tìm hiểu đoạn văn của Tô Hoài
- Rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ
- Biết thêm những từ mà mình chưa biết 
* Ghi nhớ (101)
III/ Luyện tập 
Bài 1.
Hậu quả : kết quả xấu 
Đoạt : Chiếm được phần thắng 
Tinh tú: sao trên trời 
Bài 2 .
a,Tuyệt : đứt , không còn .
- tuyệt chủng, tuyệt giao ,tuyệt tự , tuyệt thực .
Tuyệt : là cực kì, nhất.
- tuyệt đỉnh, tuyệt mật,tuyệt tác, tuyệt trần.
b, Đồng : cùng nhau ,giống nhau.
- đồng âm, đồng bào, đồng chí, đồng sự, đồng môn .
Đồng : trẻ em.
- đồng dao,đồng ấu
Đồng: chất đồng.
- trống đồng, dây đồng.
Bài 3. 
a, sai từ im lặng .
- chữa : tĩnh lặng, vắng lặng .
b , sai từ thành lập .
- chữa : thiết lập .
Bài 4.
Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp . Điều đó thể hiện trước hết qua ngôn ngữ người nông dân .
Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt phải học tập lời ăn tiếng nói của họ . 
 HĐ4 Vận dụng
- Củng cố: Nêu Tầm quan trọng của trau dồi tiếng Việt, tăng vốn từ.(trình bày một phút)
- HDVN: Làm bài tập về nhà . Chuẩn bị giờ sau kiểm tra bài viết số 2
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 1/10/2011
Ngày giảng :
Tiết 34
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
 Thời gian : 90 phút
A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : 
Biết vận dụng kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kết hợp miêu tả cảnh vật, con người.
2. Kĩ năng : 
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày . Nhất là kỹ năng sử dụng từ ngữ đã được rèn luyện ở bài “ Trau dồi vốn từ
3. Thái độ : 
Tích cực làm bài trong làm bài 
B – Kĩ năng sống được giáo dục
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: các vấn đề trong bài làm
- Kĩ năng tư duy sáng tạo: trong làm bài
C- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Động não, viết tích cực
- Phương tiện dạy học: 
D- Tổ chức các hoạt động dạy – học
1 Ổn định lớp: 
9A /40 9 B /35 9C /33
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Tổ chức kiểm tra GV Phát đề- HS làm bài.
A-Đề bài :
I / Trắc nghiệm khách quan :
Câu 1: Tác giả của Chuyện người con gái Nam Xương là ai ?
A. Nguyễn Du B . Nguyễn Dữ C. Nguyễn Bỉnh Khiêm D. Đoàn Thị Điểm.
Câu 2. Trong các nội dung sau ,nội dung nào là chính của “Chuyện cũ trong phủ chúa” ?
Miêu tả thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận .
Thể hiện thái độ bất bình, phê phán của tác giả trước cuộc sống xa hoa trong phủ chúa
Phản ánh đời sống xa hoa của chúa .
Phê phán hành động tác oai, tác quái của bọn quan lại .
Câu 3 : Bút pháp nghệ thuật nào được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả chị em Thuý Kiều?
 A. Bút pháp tả thực C. Bút pháp lãng mạn 
 B. Bút pháp ước lệ D. Bút pháp khoa trương 
Câu 4 : Cụm từ “Nghiêng nước nghiêng thành ”thuộc loại :
 A. Điển cố, điển tích C. Tục ngữ 
 B. Thành ngữ D. Hoán dụ 
II/ Tự luận
Câu 1; Viết một đoạn văn khoảng 10-12 dòng giới thiệu đại thi hào Nguyễn Du .
Câu 2 : Phân tích chân dung chị em Thuý Kiều qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du .
 	B- Đáp án thang điểm.
 I/ Trắc nghiệm : 
 Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: B Câu 4: B
 II/ Tự luận :
 Câu 1: 
 Tác giả Nguyễn Du .
 - Tên tuổi, quê quán, gia đình
Cuộc đời, thời đại . 
Sự nghiệp . 
Câu 2 
 Bài viết phải nêu được những ý chính sau đây :
a, Mở bài : Giới thiệu về tác giả, tác phẩm .
b, Thân bài : Giới thiệu chung về hai chị em . 
 - Cách giới thiệu giản dị ,ngắn gọn mà đầy đủ . 
 -Mỗi người có một vẻ đẹp riêng .
 *Vẻ đẹp của Thuý Vân được miêu tả:
 - Sự trang trọng khác vời .
 - Miêu tả từng nét đẹp cụ thể .
 - Vẻ đẹp của sự cao sang, phúc hậu 
 - Số phận bình lặng ,suôn sẻ.
 * Vẻ đẹp của Thuý Kiều :
 - Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà 
 - Vẻ đẹp là sự kết hợp cả sắc –tài –tình 
c, Kết luận : 
 - Thành công của Nguyễn Du trong việc miêu tả nhân vật
 - Cảm nhận của em .
4. Củng cố , HDVN:
- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra .
- Chuẩn bị bài sau: Kiều ở lầu Ngưng Bích 
Ngày tháng 10 năm 2011
Ký duyệt
Bạch Thị Hiên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_7_vu_xuan_dong_truong_thcs_yen_binh.doc