Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần: 8

Tiết: 36,37

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1. Kiến thức:

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Tả ngoại hình để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.

- Cảm nhận được hình ảnh tội nghiệp, nổi đau đớn tái tê của Kiều, thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà thơ.

2. Kỹ năng:

-Rèn luyện kỹ năng phân tích cảm thụ nghệ thuật.

3. Thái độ:

- Phân tích thơ và cảm thụ thơ lục bát.

- Phân tích nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động.

II. Chuẩn bị:

-Giáo viên: Tham khảo SGK, SGV, Bồi dưỡng Ngữ văn 9, bảng phụ.

-Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2009
Ngày dạy: 10/10/2009
Tuần: 8
Tiết: 36,37
Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
 Nguyễn Du
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Tả ngoại hình để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.
- Cảm nhận được hình ảnh tội nghiệp, nổi đau đớn tái tê của Kiều, thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà thơ.
2. Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng phân tích cảm thụ nghệ thuật. 
3. Thái độ: 
- Phân tích thơ và cảm thụ thơ lục bát.
- Phân tích nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Bồi dưỡng Ngữ văn 9, bảng phụ.
-Học sinh:
Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài cũ của học sinh, định hướng bài mới.
1.Kiểm tra bài cũ.
1. Các từ ngữ nào sau đây bộc lộ tầm lòng hiếu thảo của Kiều?
a.Chén đồng, tin sương, sân Lai, gốc tử.
b.Tin sương, sân Lai, gốc tử, tựa cửa.
c.Quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử, tựa cửa.
d.Quạt nồng ấp lạnh, chén đồng, gốc tử, tựa cửa. (bảng phụ)
2. Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc qua tám câu cuối của đoạn thơ.
Thực hiện theo yêu cầu
-Chọn câu c
-Nội dung bài học
2.Giới thiệu bài mới.
 Gia biến, Kiều quyết định trả chữ hiếu. Quyết định này dẫn đến cuộc mua bán – Vấn danh như một cảnh bi hài kịch sắp xảy ra. Khúc dạo đầu của cuộc đời 15 năm chìm nổi, bất hạnh. Qua đoạn trích hôm nay ta hiểu được phần nào cuộc mua bán đó.
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu giới thiệu chung.(3’)
I. Giới thiệu chung. 
1. Tác giả.
ơMục tiêu:Nhận biết được vị trí của đoạn trích.
-Nguyễn Du.
-Em biết gì về vị trí đoạn trích ?
-Hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó SGK.
HS trình bày, nêu ý kiến.
HS đọc từ khó.
2. Tác phẩm.
-Đoạn trích thuộc phần II : Gia biến – lưu lạc. 
HĐ3:Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản.(30’)
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản
ơMục tiêu: HS được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người,đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp bị chà đạp.
2. Bố cục
-Hướng dẫn đọc: Chú ý phân biệt hai giọng người kể và lời nhân vật, lời Mã Giám Sinh 2 lần 2 ngữ điệu khác nhau.
-GV đọc – gọi HS đọc. 
-Cho biết bố cục của đoạn trích ?
-GV chốt bằng bảng phụ.
-Cho HS đọc 7 câu thơ đầu đoạn I.
-Từ ngữ nào miêu tả ngoại hình của Mã Giám Sinh ? 
-Em có nhận xét gì về cách nói năng của Mã Giám Sinh: 
 “Hỏi tên rằng MGS
Hỏi quê, rằng huyện Lâm Thanh cũng gần”.
-Câu thơ nào diễn tả cử chỉ của Mã Giám Sinh ? 
Bình: Chỉ 4 từ đặc sắc: nhẵn nhụi, bảnh bao, tót, sỗ sàng cho ta thấy y là kẻ lưu manh, hạ lưu, vô học, cậy mình có tiền chẳng coi ai ra gì ?
-Em có nhận xét gì về lai lịch xuất thân của Mã Giám Sinh? Em có nhận xét gì về câu “Trước thầy sau tớ xôn xao” ? 
-GV cho HS đọc 6 câu “Đắn đocho tường”.
-Em hiểu cuộc mua bán này như thế nào ? 
-Trong 6 câu tả cuộc mua bán, ta thấy tác giả đã chọn lọc những từ rất đích đáng dành cho Mã Giám Sinh như thế nào ? Tại sao hắn lại nói năng văn vẻ như vậy ? Điều này có mâu thuẫn với các cử chỉ, hành động lời nói của Mã Giám Sinh trước đó không ?
Gợi ý: So đi tính lại, nhìn ngược – xuôi, cân đo, đong đếm bằng mắt, bằng tai, bằng tay. Thử Kiều: làm thơ, đánh đàn, khi hiểu Kiều y lại trở lại giọng điệu của chàng trai đi hỏi vợ -> không mâu thuẫn vì công việc mua bán là trên hết.
-Qua đó em thấy Mã Giám Sinh bộc lộ bản chất gì nữa ?
-Trong xã hội lúc bấy giờ nhân vật Mã Giám Sinh đại diện cho loại người nào ? Nguyễn Du đã thành công bởi nghệ thuật gì ?
-Trong xã hội lúc bấy giờ nhân vật Mã Giám Sinh đại diện cho loại người nào ? Nguyễn Du đã thành công bởi nghệ thuật gì ?
-Bình: Mã Giám Sinh hiện lên qua ngôn ngữ trực diện của tác giả. Hình ảnh nhân vật phản diện được miêu tả bằng nét bút hiện thực, hoàn chỉnh cả về diện mạo và tính cách. Nhân vật Mã Giám Sinh được khắc họa thật cụ thể, sinh động đồng thời lại mang ý nghĩa khái quát về một loại người giả dối, vô học, bất nhân đội lớp sinh viên giả.
-Cho HS đọc những câu trong đoạn trích nói tới Thúy Kiều. Nhận xét cử chỉ, thái độ, tâm trạng của nàng lúc ấy ?Tại sao nàng là người bán mà không hề chủ động? 
-Theo em liệu Kiều có nhận ra sự lừa bịp của Mã Gíam Sinh không ? Nếu nhận ra, sao nàng vẫn nhận
 lời ?
-GV Chốt: Kiều nhận ra nhưng do tình thế bắt buộc, không còn cách nào giải quyết đành phải nhắm mắt đưa chân mà xem con tạo xoay vần đến đâu mà thôi.
-Tìm câu thơ miêu tả tâm trạng đau đớn tái tê của Kiều. 
-Em hiểu về Kiều như thế nào qua đoạn trích ?
*Bình: Thúy Kiều tội nghiệp vì nàng là một món hàng đem bán và càng tội nghiệp hơn khi nàng ý thức 
được nhân phẩm là một một món hàng Kiều buồn rầu tủi hổ, sượng sùng trong bước đi “ngại ngùng”, ê chề trong cảm giác “thẹn” trước hoa và “mặt dày” trước gương. Là một người ý thức được nhân phẩm, Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái, đau khi nghĩ tới “nỗi mình” tình duyên dang dở, uất bởi nỗi nhà bị vu oan giá họa.
HS đọc theo yêu cầu.
HS trình bày :
-Đoạn trích chia làm hai phần.
HS đọc đoạn thơ.
HS trả lời :
-Từ ngữ miêu tả : mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
HS nhận xét :
-Cách nói thiếu chủ ngữ câu, không thèm thưa gởi, đó chỉ là lời nói của kẻ vô học hoặc hợm của cậy tiền.
HS trả lời :
-Từ ngữ : tót, sỗ sàng.
HS nhận xét :
-Là một người xuất thân mù mờ; giới thiệu khách phương xa mà lại xưng quê “cũng gần”.
- Chỉ sự lộn xộn.
HS đọc, trả lời :
-Đắn đo cân sắc, cân tài
 -> xem Kiều là món hàng.
HS nêu ý kiến.	
HS trình bày :
- Giả dối lai lịch.
- Bất nhân vì tiền.
HS lắng nghe.
HS đọc – trả lời :
-Tâm trạng buồn, nhục nhã, xót xa, ê chề.
-Kiều ngại ngùng, e thẹn.
HS trả lời :
-Kiều nhận ra sự lừa bịp.
-Vì thương cha và em.
HS tìm trả lời :
-Thêm hoa mấy hàng.
HS lắng nghe.
-Hai mươi hai câu đầu: Mã Giám Sinh đến mua Kiều với danh nghĩa hỏi nàng làm vợ lẽ. 
-Bốn câu còn lại: Những quyết định sau cuộc ngã giá. 
3. Tìm hiểu văn bản.
a. Chân dung nhân vật Mã Giám Sinh.
* Diện mạo, cử chỉ:
- Diện mạo : chải chốt mà lố lăng
-> không phù hợp tuổi ngoài bốn mươi.
- Cử chỉ: Tót, sỗ sàng.
-> chướng mắt, vô le.ã 
* Bản chất Mã Giám Sinh:
- Giả dối lai lịch.
- Bất nhân vì tiền. 
-> Giả dối, vô học, bất nhân.
=> Khắc họa tính cách nhân vật qua dáng vẻ, cử chỉ. 
b. Hình ảnh tội nghiệp của Kiều.
- Là món hàng đem bán.
- Kiều ý thức được nhân phẩm 
-> tình cảm tội nghiệp.
-Qua đoạn trích em hiểu được gì về nỗi lòng nhân đạo của Nguyễn Du ?
- Suy nghĩ của em qua nhận xét của tác giả “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”.
-Với Kiều thái độ tác giả ra sao ?
HS nêu ý kiến cá nhân, bổ sung, nhận xét.
c. Lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
- Khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người
- Tố cáo thế lực đồng tiền
- Thương cảm sâu sắc trước nỗi đau đớn, tủi hổ của Kiều.
ơBình – Chốt: Đáng kinh tởm, đáng sợ sao cái thế lực đồng tiền! Nó biến đen thành trắng, làm bể hóa nương dâu! Vì mấy trăm lạng bạc mà một con người xinh đẹp thế, tài năng thế, đáng thương thế đã phải bắt đầu cuộc đời 15 năm sóng gió của mình sau một cuộc bán mua không bình đẳng.
HS lằng nghe
HĐ4:Hướng dẫn HS tổng kết.(5’)
III. Tổng kết.
ơMục tiêu: HS khái quát được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
1.Nội dung.
-Em có nhận xét gì về nghệ thuật, nội dung đoạn trích ?
- GV nhận xét, kết luận. 
-GV cho HS đọc ghi nhớ.
ơChốt chung: Trong XH mà đồng tiền chi phối mọi việc thì cái XH đó không có chỗ dung thân cho tình người, lòng nhân đạo. Thế mới hay Mã Giám Sinh suy cho cùng cũng là một đại diện bé nhỏ cho bộ mặt thật gớm ghiếc của cái XH ấy mà thôi.
HS khái quát – trình bày:
-Đoạn trích đã phơi bày được bản chất xấu xa đê tiện của Mã Giám Sinh, lên án thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
-Đoạn trích đã phơi bày được bản chất xấu xa đê tiện của Mã Giám Sinh, lên án thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
2.Nghệ thuật.
-Miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ để khắc họa tính cách nhân vật.
HĐ5:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
-Học bài, hoàn chỉnh yêu cầu luyện tập.
-Chuẩn bị bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:
+Đọc và tóm tắt nội dung SGK phần giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+Đọc văn bản, tìm hiểu các chú thích; lưu ý ngôn ngữ bình dân, đậm chất Nam Bộ của tác phẩm.
+Thực hiện các câu hỏi đọc – hiểu văn bản.
HS ghi nhận, thực hiện.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 08/10 /2009
Ngày dạy: 12/10/2009
Tuần: 8
Tiết: 38,39
Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 Nguyễn Đình Chiểu
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp người đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Tìm hiểu được đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật truyện.
2. Kỹ năng
-Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu.
3. Thái độ: 
- Tự hào, kính phục nghị lực và quan niệm sống của Nguyễn Đình Chiểu
- Ca ngợïi và rèn luyện những phẩm chất đáng quý đó.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Bồi dưỡng Ngữ văn 9, bảng phụ.
-Học sinh:
Đọc văn bản, t ... – trình bày :
- Bẻ cây làm gậy.
- Tả đột hữu xông.
- Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.
HS nhận xét, trình bày
HS dựa vào văn bản – trình bày
HS nhận xét, trình bày
HS lắng nghe
HS đọc đoạn trích
HS dựa vào văn bản, trình bày.
HS nhận xét – trình bày.
HS lắng nghe.
2. Bố cục
-Đoạn 1: 14 câu đầu -> Lục Vân Tiên đánh tan bọn.
cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai. 
-Đoạn 2: Còn lại -> Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga sau trận đánh. 
3.Tìm hiểu văn bản
a. Nhân vật Lục Vân Tiên.
- Bẻ cây làm gậy
- Tả đột hữu xông
- Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.
-> anh hùng, tài năng, giàu lòng vì nghĩa.
- Động lòng, ta đã trừ dòng lâu la.
- Khoan khoan ngồi đó chớ ra.
- Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Þ con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu.
b. Những phẩm chất của Nguyệt Nga.
- Ngôn ngữ: thưa, tiện thiếp, quân tử, làm con...
- Cử chỉ: cúi đầu trăm lạy, thiếp đền ân cho chàng, tự nguyện gắn bó cuộc đời với Vân Tiên. 
Þ con nhà khuê các thùy mị, nết na, có học thức, coi trọng ân nghĩa.
-Em có nhận xét gì về kết cấu, diễn biến nội dung câu chuyện? (Nghệ thuật xây dựng nhân vật? Mô-típ dân gian của cốt truyện?)
[Nhận xét, kết luận.
-Những điểm riêng độc đáo về ngôn ngữ của tác phẩm thể hiện qua phần trích?
[Nhận xét, kết luận chung.
ơChốt: Do những đặc điểm đó, nhiều người ví von rằng: Truyện Lục Vân Tiên là Truyện Kiều của ngươì dân Nam Bộ.
Lần lượt khái quát những nghệ thuật chung của phần trích cũng như của toàn tác phẩm.
-Nhận xét.
-Ghi nhận
c. Nghệ thuật:
_Kết cấu gần gũi truyện dân gian:
+Miêu tả nhân vật qua hành động và ngôn ngữ.
+Mô-típ anh hùng cứu người đẹp.
_Ngôn ngữ:
+Mộc mạc, bình dị, gần gũi lời nói thường, mang màu sắc Nam Bộ.
+Phù hợp diễn biến tâm trạng, tình cảm nhân vật.
ơBình – Chốt: Với những lời nói văn vả nhưng chân thành, ngay phút gặp gỡ đầu tiên với Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga đã thể hiện tấm lòng trung hậu, một tâm hồn nết na, thùy mị. Tâm hồn ấy bắt nguồn từ đâu, nếu không phải từ đạo lí của nhân dân ta, nhất là nhân dân Nam Bộ nơi quê hương của Nguyễn Đình Chiểu.
HS lắng nghe
HĐ4:Hướng dẫn HS tổng kết.(10’)
III. Tổng kết.
ơMục tiêu: Khái quát được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
-Qua phân tích em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích ?
-Nêu ý nghĩa của đoạn trích ? 
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
HS nêu chi tiết ngôn ngữ, cử chỉ :
-Ngôn ngữ: thưa, tiện thiếp, quân tử, làm con...
-Cử chỉ: cúi đầu trăm lạy
Thiếp đền ân cho chàng
Tự nguyện gắn bó cuộc đời với Vân Tiên
HS khái quát – trình bày
1.Nội dung.
- Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo, giúp đời của tác giả và những phẩm chất cao đẹp của Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga.
2.Nghệ thuật.
- Nhân vật được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị. 
HĐ5:Hướng dẫn công việc ở nhà.(3’)
-Thực hiện phần luyện tập ở nhà.
-Tóm tắt lại văn bản.
-Soạn bài : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
+Đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trả lời các câu hỏi gợi ý.
* Tóm tắt tắc phẩm
Lục Vân Tiên là con nhà thường dân, tài kiêm văn võ. Trên đường đi thi thì gặp cướp, chàng đámh tan chúng và cứu được Kiều Nguyệt Nga. Cảm ân đức, Kiều Nguyệt Nga thầm thề nguyện suốt đời thuỷ chung với Lục Vân Tiên và tự tay hoạ một bức hoạ của chàng và mang theo bên mình.
Trên đường, Lục Vân Tiên ghé thăm Võ Công, người trước đây hứa gả con gái cho chàng. Tại đây chàng gặp một số người bạn, trong số đó, có cả tốt (Hớn Minh, Tử Trực), lẫn xấu (Bùi Kiệm, Trịnh Hâm). Chưa kịp đến trường thi thì hay tin mẹ mất, chàng khóc thương đến mù mắt và tai hoạ liên tục xảy đến: lang băm lừa lấy hết tiền, Trịnh Hâm đẩy xuống sông, Võ Công lừa bỏ vào hang sâu nhưng may sao chàng gặp Hớn Minh và hai người cùng nương náu trong một ngôi chùa.
Kiều Nguyệt Nga từ chối cuộc hôn nhân với con trai thái sư nên bị đưa đi cống Phiên. Trên đường, nàng ôm bức hoạ Lục Vân Tiên nhảy xuống sông và được Phật Bà cứu. Nàng nương nhờ nhà Bùi Oâng, bị ép duyên với Bùi Kiệm nên nàng bỏ trốn.
Được thuốc tiên làm sáng mắt, Lục Vân Tiên đi thi đỗ trạng và đánh thắng giặc Ô Qua, trên đường về chàng lạc vào rừng và gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Hai người đưa nhau về báo ân báo oán.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 12/10/2009
Ngày dạy: 15/10 /2009
Tuần: 8
Tiết: 40
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
-Qua bài học cung cấp cho học sinh những hiểu biết về miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kỹ năng
-Rèn luyện kĩ năng kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Bồi dưỡng Ngữ văn 9, bảng phụ.
-Học sinh:
Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trả lời các câu hỏi gợi ý.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài cũ của học sinh, định hướng bài mới.
1.Kiểm tra bài cũ.	
- Trình bày vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kiểm tra bài tập 2 của học sinh.
Thực hiện các yêu cầu :
-Nội dung bài học.
2.Giới thiệu bài mới.
 Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục rèn luyện thêm về miêu tả nhưng có nâng cao và phát triển thêm: miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến tâm trạng của nhân vật
HS lắng nghe, ghi bài.
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tậm trong văn bản tự sự.(15’)
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tậm trong văn bản tự sự. 
1. Tìm hiểu đoạn trích.
ơMục tiêu: Hiểu và có kĩ năng phân tích vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong kể chuyện
-GV yêu cầu HS đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” SGK/ 93.
- Hãy tìm những câu thơ miêu tả cảnh và tả tâm trạng Thúy Kiều ? Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu tả cảnh, đoạn sau tả nội tâm ?
-Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào trong việc thể hiện, nội tâm nhân vật ?
-Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự ? 
-GV yêu cầu HS liên hệ đoạn văn 2 SGK 117. Hãy nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của Nam Cao.
-Phân biệt thế nào là miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm -> có mấy cách miêu tả nội tâm nhân vật ? 
-Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Có mấy cách để miêu tả nội tâm nhân vật ?
-Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
HS đọc theo yêu cầu	
HS dựa vào văn bản – trình bày
HS nêu ý kiến :
-Cảnh vật nhuốm màu tâm trạng, có khả năng gợi tả cảm xúc, tâm trạng của con người.
HS trình bày :
-Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa “chân dung tinh thần” của nhân vật, tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật.
HS đọc đoạn văn, rút ra kết luận :
-Tân trạng ân hận day dứt, đau đớn của lão Hạc được miêu tả qua các chi tiết thể hiện trê khôn mặt.
HS trình bày :
-Miêu tả bên ngoài, ta có thể quan sát trực tiếp.
-Miêu tả nội tâm không thể quan sát, là những suy nghĩ diễn biến tâm trạng của nhân vật.
HS khái quát – trình bày.
HS đọc ghi nhớ
Những câu thơ
A. Tả cảnh 
- “Trước lầu Ngưng
..
Cát vàng cồn nọ .”
- Buồn trông ngồi.
->Miêu tả cảnh vật. 
B. Tả nội tâm nhân vật 
“Bên trời gốc bể bơ vơ 
Có khi gốc tử .. người ôm.
->Miêu tả nội tâm.
2. Ghi nhớ.(SGK /117)
_Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
_Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục.
HĐ3:Hướng dẫn HS thực hiện nội dung luyện tập.(22’)
II. Luyện tập.
ơMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong VB tự sự dựa vào nội dung có sẵn.
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2 SGK 117.
-Cho học sinh thực hiện theo cá nhân.
-GV theo dõi hỗ trợ cho HS.
-Bài tập 2 – tương tự bài tập 1
HS đọc – thực hiện :
Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha có một mụ mối đã đánh hơi thấy món tiền lời, liền nhanh chân đưa gã đàn ông đến nhà Vương Ông. Gã đàn ông ấy trạc ngoài tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao ăn nói cộc lốc thuộc loại vô học, hiện thân con buôn đến giở trò vén tóc, bắt tay để kiểm tra nàng Kiều như một món hàng ngoài chợ. Trong khi đó thì nàng Kiều đáng thương – chết lặng đi trong nỗi đau tủi nhục ê chề  Nàng đâu ngờ cuộc đời nàng đến nông nỗi này ? Chao ôi ! Một người con gái tài sắc vẹn toàn mà cuối cùng được định giá “Vàng ngoài bốn trăm” thôi ư ? 
HS thực hiện tương tự bài tập 2
Bài tập 1. Thuật lại đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” bằng văn xuôi.(người kể có thể dùng ngôi thứ nhất hoặc thứ ba)
Bài tập 2. Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn báo ân, báo oán 
(miêu tả nội tâm của Kiều lúc gặp Hoạn Thư).
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(3’)
1. Học bài, hoàn chỉnh các yêu cầu luyện tập.
2. Chuẩn bị bài Lục Vân Tiên gặp nạn:
+Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
+Thực hiện các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản. (chú ý tìm hiểu nhân vật ông Ngư; phân tích cái hay của những câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên)
HS ghi nhận, thực hiện.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_8_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_th.doc